WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới

Những binh lính-công dân “yếu ớt” của Đức

SPIEGEL: Bundeswehr hiện nay vẫn còn bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí thông thường. Ông có nghĩ binh lính Đức đã được chuẩn bị về mặt tinh thần cho việc này. Họ có phải học lại cách giết người hay không?

Ewald von Kleist: Rõ ràng là anh phải giết khi anh vào cuộc chiến tranh. Nếu anh có khẩu súng máy và tôi có gây gậy gỗ, và anh là một người nhu nhược ủy mị; nói rằng anh không muốn làm tổn thương tôi, tôi sẽ ở thế thượng phong vì tôi chỉ muốn đập vỡ sọ anh.

SPIEGEL: Người ta có ấn tượng rằng Bundeswehr đang gặp khó khăn hơn các quân đội khác.

Ewald von Kleist: Tôi đồng ý. Với quá khứ của chúng ta, chúng ta đặc biệt thận trọng và kết quả là, chúng ta cũng huấn luyện binh lính của chúng ta với quá nhiều dịu dàng ôn hậu.

SPIEGEL: với quá nhiều dịu dàng?

Ewald von Kleist: Tôi hầu như sẽ nói: đúng, chúng ta thế đấy. Mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn với họ nếu xảy ra đụng chạm mạnh. Nếu có thể, một người lính nên được đặt trong một tình huống trong đó anh ta có khả năng xử lý các sự việc khủng khiếp mà anh ta trải nghiệm.

SPIEGEL: Nhưng Bundeswekr dựa trên lý tưởng binh lính – công dân, tức là, một người công dân mặc quân phục.

Ewald von Kleist: chúng ta muốn người lính có suy nghĩ, về nguyên tắc điều đó là tốt. Nhưng nếu dựa quá nhiều vào người lính có suy nghĩ, thì rốt cuộc người lính sẽ có vấn đề. Khi anh ta tiếp cận kẻ thù độc ác mà lại suy nghĩ quá nhiều, anh ta sẽ nói: “Ô kê, mình càng đến gần, thì càng nguy hiểm.”  Điều này không phải bao giờ cũng có lợi

SPIEGEL: chúng ta có cần phục hồi các thuật ngữ như “chủ nghĩa anh hùng” và “can đảm” không?

Ewald von Kleist: Chắc chắn không phải chủ nghĩa anh hùng. Tôi chưa bao giờ hiểu câu cách ngôn “”Dulce et decorum est pro patria mori.”[1]” Phải chăng chết cho tổ quốc thật sự là  vinh dự và ngọt ngào? Đây là một sự ngu ngốc đẫm máu, và chúng ta thật sự không cần nó. Là một người lính, bạn nhất định phải can đảm để có thể khắc phục nỗi sợ hãi.

SPIEGEL: Ông là người thành viên cuối cùng còn sống của mưu đồ 20 tháng Bẩy. Ông có sợ không khi ông quyết định tham gia vào một kế hoạch mưu sát Hitler?

Ewald von Kleist: Tôi nghĩ sợ là rất hợp lý; nỗi sợ kéo dài cuộc sống. Nhưng đôi khi, khi tuyệt đối cần thiết, bạn phải khắc phục nỗi sợ

SPIEGEL: Và có phải hồi đó là một trong những tình huống như thế?

Ewald von Kleist: Khi bạn gặp phải một tình huống như thế và nó là một quyết định tự nguyện, thì bạn đã trả lời khẳng định cho câu hỏi đó rồi.

SPIEGEL: Ông có hỏi cha ông liệu ông ấy có đồng ý không.

Ewald von Kleist: Ông ấy nói “Con phải làm việc đó. Một người thất bại trong một thời điểm như thế này thì trong đời sẽ không bao giờ còn có hạnh phúc được nữa”

SPIEGEL: Ông có thể kể lại hoàn cảnh hồi đó? Các ông đã lập kế hoạch giết Hitler như thế nào.

Ewald von Kleist: Chúng tôi dự tính trình bày cho Hitler những bộ quân phục mới đã được mặc thử ngoài mặt trận. Tôi là lãnh đạo của nhóm. Tôi muốn mang theo một quả mìn hay chất nổ plastic trong chiếc cặp của tôi, mà tôi định cho nổ khi tôi đứng gần Hitler.

SPIEGEL: Và sau đó cuộc trình bầy bị bãi bỏ. Lúc đó ông đã sẵn sàng chờ chết trong mưu đồ ám sát Hitler?

Ewald von Kleist: Nếu anh biết anh đang làm gì, anh có thể vẫn sống khi một chiếc cặp nổ tung trong tay anh. Nhưng anh nhất định phải biết anh đang làm gì.

SPIEGEL: Ông có thể đặt chiếc cặp xuống. Khi Claus Schenk Graf von Stauffenberg đang họp với Hitler và các sĩ quan khác vào ngày 20 tháng Bẩy, 1944, ông ấy để chiếc cặp xuống bên dưới bàn họp và lấy cớ ra khỏi phòng.

Ewald von Kleist: Stauffenberg luôn muốn ở lại đó và hy sinh thân mình, ông ấy rất sắt đá trong chuyện ấy. Nhưng tướng Ludwig Beck đã cấm ông ấy làm thế, theo ý tôi là có lý do chính đáng. Stauffenberg là người kiểm soát mọi sự ở Berlin. Ông ấy là nhân vật chủ chốt.

Sự ghê sợ chiến tranh

SPIEGEL: Ông có nghĩ rằng động cơ trở thành một người lính hồi đó với bây giờ khác nhau không?

Ewald von Kleist: Tất nhiên. Thời đó người lính được hết sức kính trọng, và nhiều người xuất hiện ở nơi giao tiếp trong bộ quân phục. Bây giờ bạn hiếm khi thấy điều đó. Do quá khứ của chúng ta, chúng ta có một thái độ hoàn toàn khác đối với người lính. Trong một số trường hợp, thái độ này đi quá xa theo chiều ngược lại.

SPIEGEL: Ông có nghĩ xã hội ngày nay quá ít tôn trọng đối với người lính?

Ewald von Kleist: Tôi tin rằng xã hội nói chung giúp đỡ không đủ cho Bundeswehr, nó cũng tình cờ là Bundeswehr của họ và phần nào là trách nhiệm đối với hòa bình và thịnh vượng của chúng ta. Trong khía cạnh này, xã hội hiện nay đã xử sự không tốt lắm.

SPIEGEL: Ông ở mặt trận nào khi là một đại đội trưởng trẻ tuổi?

Ewald von Kleist: Ở Hồ Ladoga, cái hồ đáng ghê tởm ấy ở Nga.

SPIEGEL: Chắc phải là một kinh nghiệm

Ewald von Kleist: Chắc chắn là thế. Anh có trách nhiệm thật sự. Có câu ngạn ngữ ngu xuẩn rằng “người sĩ quan là người làm chủ cả sống và chết” Cái ấy rõ ràng là vô nghĩa bởi vì anh ta đâu phải như thế. Nhưng anh ta có trách nhiệm đối với cuộc sống của những người dưới quyền chỉ huy của anh ta. Mọi mệnh lệnh anh ta phát ra nếu không đúng hay không cần thiết, có thể gây những hậu quả thảm khốc cho những con người tội nghiệp ấy. Nó là như thế đấy.

SPIEGEL: Nhưng đó là vấn đề sống và chết.

Ewald von Kleist: Giá mà những người nói về chiến tranh và ra những quyết định ngày hôm nay thật sự trải nghiệm những gì đã xảy ra. Giữa chỉ huy và binh lính có mối quan hệ cha-con, thậm chí ngay cả khi người sĩ quan trẻ hơn nhiều. Và rồi những gì phải xảy ra đã xảy ra trong chiến tranh. Một ai đó trúng đạn và nằm lại đó, và anh phải đến với anh ta và nhìn anh ta chết, nhìn một trong những đứa con của anh chết. Và anh ta đã tin rằng anh ta hy sinh cuộc đời cho một cái gì đó chính đáng và cần thiết. Điều ấy thật khủng khiếp, bạn hiểu không.

SPIEGEL: Rồi sau một thời gian ông cũng quen với chuyện đó chứ?

Ewald von Kleist: Nhiều người quen với chuyện đó, nhưng tôi không bao giờ quen được. Tôi đến tận hôm nay vẫn cảm thấy như thế, đó là lý do tại sao chính sách an ninh làm tôi quan tâm. Và đó là lý do tại sao đôi khi tôi lo rằng chúng ta đôi khi xử lý những vấn đề này hết sức liều lĩnh.

SPIEGEL: Ông có nghĩ rằng đó là vì nhiều người ngày nay không qua những trải nghiệm sống-và -chết như ông mô tả không?

Ewald von Kleist: Đó là một điều tốt. Nhưng công việc của một chính khách chuyên về các vấn đề an ninh là bảo vệ máu và sinh mạng của những người giao phó cho ông ta chăm lo. Không có gì quý hơn máu của những người mà anh chịu trách nhiệm. Cần phải làm cho nhân dân hiểu rõ điều đó.

SPIEGEL: Bằng cách nào?

Ewald von Kleist: Tôi nghĩ rằng truyền thông nên báo cáo nhiều hơn về những vấn đề này. Khi đó nhân dân sẽ hiểu.

SPIEGEL: Chẳng phải là người dân ngày nay được thông tin tốt hơn nhiều về chiến tranh Afghanistan so với các cuộc chiến tranh trước đó sao? Chúng ta đôi khi có ấn tượng rằng người đọc chỉ có một sức chú ý có hạn.

Ewald von Kleist: Goebbels có lần đã nói với tôi rằng, khi nói về tuyên truyền, anh chỉ cần nhắc đi nhắc lại thật nhiều lần cùng một vấn đề cho đến khi người ta không thể chịu nổi nghe nó thêm nữa, và khi đó anh nói thêm một lần nữa.

SPIEGEL: Đó là những gì mà các chính khách ra tranh cử ngày nay nói. Thậm chí chẳng cần nhắc lời Goebbels về chuyện này.

Ewald von Kleist:Đúng, nhưng hắn ta thật thông minh, thông minh một cách quỷ quyệt

SPIEGEL: Xin cám ơn ông von Kleist về cuộc phỏng vấn này

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Ralf Neukirch và  Martin Doerry.

[1] “Dulce et decorum est pro patria mori.” Một câu thơ của nhà thơ La mã Horace, nghĩa là: “Chết cho tổ quốc là cái chết vinh quang và ngọt ngào”

© Hiếu Tân

Pages: 1 2

1 Phản hồi cho “Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới”

  1. Vũ duy Giang says:

    “Hãy nhìn vào Pakistan.Điều gì sẽ xẩy ra nếu có sự thay đổi chế độ,và bọn Islamist rờ tay được đến bom hạt nhân?Sẽ có một ngày có một HITLER mới”.Ông E.Von Kleist vẫn giữ phản ứng của”rằn ri”dù
    là nhà quý tộc(noble có tên”Von”=De,như De Gaulle),và chống Hitler.Nhớ lại thuở xưa,trước 1975, khi
    “rằn ri” Nguyễn cao Kỳ tuyên bố với báo Mỹ(Newsweek)là”Tôi ngưỡng mộ Hitler”,có lẽ vì Hitler đã dẹp được đảng CS Đức.
    Như vậy trong số những”rằn ri”chống”VC,chết bỏ”,nhưng còn sống đến nay,thì cần nhốt loại rằn ri”này vào chuồng”rằn ri”như bác Hồ cẩm Đào đã phải làm,từ thời Mao,Đặng tiểu Bình,để tránh rằn ri loại Hitler xổng chuồng,giống như khi”rằn ri”Khadafi(đại tá Lybia)muốn mua bom nguyên tử,thì đã bị Âu Mỹ “cấm vận”trong nhiều năm,cho tới khi hắn phải từ bỏ ý định này,mà bây giờ hắn vẫn có thể cản”mùi hoa nhài”từ Tunisia,Ai cập,lan sang nước hắn?!

Leave a Reply to Vũ duy Giang