WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chernobyl Nhật Bản: Fukushima đánh dấu kết thúc kỷ nguyên hạt nhân

Ngày 11/9 của công nghiệp hạt nhân

Có vẻ như từ nay trở đi các nhà chính trị và các nhà khoa học sẽ có cái nhìn hoài nghi hơn về năng lượng hạt nhân. Đây là bằng chứng theo cách tranh luận công khai Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Röttgen, một thành viên của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel, phản ứng khi ông nghe nói về vụ nổ tại một lò phản ứng owr đầu bên kia của thế giới. Hôm thứ Bẩy, Röttgen nói với vợ ông rằng đây là “một sự kiện làm thay đổi tất cả.” Họ cảm thấy nhớ lại ngày 11/9, ngày khủng bố tấn công New York và Washington.

Một mối nguy trực tiếp đối với Đức có thể “được loại trừ trên thực tế,” Röttgen nói thêm rằng điều quan trọng nhất bây giờ là “thể hiện thông cảm với Nhật Bản, làm rõ tình hình và giúp đỡ.” Thủ tướng Merkel đã triệu tập một cuộc họp khủng hoảng tối thứ Bẩy.

Röttgen phản ứng giận dữ với cuộc tranh luận mới về hạt nhân diễn ra ở Đức vào cuối tuần qua. “Tôi cảm thấy đây là việc không cần thiết trong tình hình này, và thật sự là không đúng lúc,” ông nói. Bản thân Röttgen không muốn bình luận về những hậu quả đối với kế hoạch kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân ở Đức, gọi nó là một “cuộc thảo luận chính trị vào thời gian khác.”

Vấn đề các nhà máy điện hạt nhân của Đức nên duy trì hoạt động bao lâu nữa đã là chủ đề của một cuộc tranh cãi sôi nổi mấy năm gần đây. Tháng Mười năm ngoái, quốc hội Đức đã nhất trí kéo dài tuổi thọ của 17 nhà máy điện hạt nhân của đất nước, thật sự lật ngược kế hoạch loại bỏ từng bước điện hạt nhân đã được nhất trí dưới thời chính phủ Gerhard Schröder, người tiền nhiệm của Merkel. Theo luật mới, các nhà máy này sẽ tiếp tục hoạt động thêm một thời gian trung bình 12 năm mỗi cái, có nghĩa là nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức nay sẽ được trù tính đóng cửa vào năm 2035, chứ không phải năm 2021 là hạn chót như chính quyền Schröder dự kiến.

Tuy nhiên đạo luật này cũng có thể bị lật lại: năm bang do đảng Dân chủ Xã hội trung tả kiểm soát gần đây đã đưa ra khiếu nại với Tòa án Hiến pháp Đức chống lại việc kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy này.

Vận động trên một hành lang Chống-Hạt nhân

Đảng Xanh tất nhiên không đồng ý với đánh giá của Röttgen rằng đây không phải lúc nói về năng lượng hạt nhân ỏ Đức. Họ thấy thảm họa hạt nhân Nhật Bản là một dịp để thảo luận một trong những vấn đề cốt lõi truyền thống của họ với độ mãnh liệt mới. Những cuộc bầu cử quan trọng sắp diễn ra tại các bang tây nam Baden-Württemberg và Rhineland-Palatinate. Gần đây, Đảng Xanh đã không thành công lắm trong các cuộc điều tra dư luận. Bây giờ nó sẽ vận động trên một hành lang chống hạt nhân, đặc biệt khi Stefan Mappus (CDU) Thống đốc bang Baden-Württemberg là một người ủng hộ mạnh mẽ điện hạt nhân. Thomas Strobl, tổng thư ký CDU ở bang này, đã sẵn sàng lập kế hoạch tiến lên, nói rằng “Chúng ta không nên tiến hành một chiến dịch bầu cử trên sự đau khổ của người Nhật.”

Đảng Xanh không bị ấn tượng với những lời nói hoa mỹ đó. Jürgen Trittin, cựu bộ trưởng môi trường và là nghị sĩ lãnh đạo của đảng Xanh ở Bundestag, cảm thấy chính đáng trong nỗi hoài nghi của ông về điện hạt nhân. “Ngay cả một nước có công nghệ tiên tiến hiện đại như Nhật Bản cũng không miễn nhiễm với nguy cơ phóng xạ. Điều này cũng áp dụng đối với Đức, tại đây chúng ta thậm chí còn kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân cực kỳ mất an toàn như Neckarwestheim,” Trittin nói. Ông chỉ ra rằng tai nạn ở Nhật Bản cũng chứng tỏ rằng việc kéo dài tuổi thọ [các lò phản ứng] là vô trách nhiệm.

Renate Künast, người cùng với Trittin là lãnh đạo nhóm nghị sĩ của Đảng Xanh, bổ sung: “Các nhà máy điện hạt nhân không nên đặt tại những vùng đông dân cư, và phải chắc chắn không nằm trong vùng động đất. Điều này cũng áp dụng cho cả Đức nữa. Neckarwestheim chẳng hạn, không chịu được động đất.”

Volker Kauder, lãnh đạo đảng CDU và đảng anh em Bavarian của nó là Liên minh xã hội Thiên chúa giáo (CSU) – trong quốc hội ở Bundestag, đã nói rõ rằng hai đảng sẽ tiếp tục ủng hộ kéo dài tuổi thọ, bất chấp tai nạn ở Fukushima. Phó trưởng đoàn nghị sĩ của đảng Michael Fuchs đồng ý: “Nhật bản có kiến tạo địa chất hoàn toàn khác Đức. Tai nạn ở đó không gieo nghi ngờ lên việc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân ở đây.”

Vấn đề then chốt ở Đức

Đây là một lý lẽ cũ nhưng liệu nó có thể được duy trì liên tục không thì còn phải xem. Cho đến nay, ngành công nghiệp này, CDU/CSUvà FDP đã khăng năng nói rằng các nhà máy điện hạt nhân của Đức an toàn và Đức có thể tin cậy ở các kỹ sư của mình. Nhưng cũng chính điều này đã luôn là đúng ở Nhật Bản. Các kỹ sư của nó có tiếng là giỏi ngang với kỹ sư Đức, khi nó chế tạo mọi thứ, từ ô tô đến nhà máy điện hạt nhân. Như vậy nếu Nhật Bản không thể tin tưởng vào việc xây dựng các lò phản ứng có thể hoạt động một cách an toàn, thì nói gì đến Đức?”

Ít có vấn đề nào khác có tác động mạnh đến lịch sử nước Đức sau chiến tranh như vấn đè điện hạt nhân. Và hiếm có nước nào khác phản ứng nhậy bén như thế với nguy cơ ô nhiễm hạt nhân. Đây là một trong những lý do mà Đức phải thành lập một đảng chống hạt nhân, Đảng Xanh, từ đó đã cắm rễ vững chắc vào hệ thống chính trị.

Đức cũng có địa lý chống đối với điện hạt nhân trong đó có các vị trí như Brokdorf, Kalkar, Wackersdorf và Gorleben, tên của chúng đã trở thành biểu tượng của cuộc tranh luận này. Xã hội công dân Đức đã phát động những trận đánh lớn chống lại vũ khí hạt nhân, bình thường bằng lời lẽ nhưng đôi khi bằng cả dùi cui, đá, súng phun nước và lựu đạn.

Chống đối thậm chí đã trở thành cách sống của một số người, giống như những nhà hoạt động đã lập nên “nước Cộng hòa Tự do Wendland” vắn số vào năm 1980 gần một bãi chôn chất thải ở Gorleben ở Bắc Đức. Phong trào này thậm chí đã đặt ra khẩu hiệu “schottern” nhắc đến hành động phá hoại chống việc vận chuyển chất thải hạt nhân.”

Khởi động lại phong trào chống hạt nhân

Khi Đảng Xanh hình thành một chính phủ liên minh với đảng Xã hội Dân chủ (SPD) trung tả năm 1998, nó đã đặt việc loại bỏ từng phần hạt nhân thành ưu tiên cao nhất, với mục tiêu ngừng hoạt động tất cả các lò phản ứng vào năm 2021. Nhưng khi liên minh CDU/CSU/FDP lên nắm quyền năm 2009, nó bắt đầu bàn đến việc kéo dài tuổi thọ các nhà máy đó. Chính phủ sợ thiếu điện nghiêm trọng nếu các lò phản ứng bị ngừng, và gánh nặng chuyển sang các nguồn năng lượng tái sinh. Ngoài ra, các chính khách trong chính phủ mới lo sợ khả năng đảo ngược đạo luật bị ghét mà SPD/Đảng Xanh đã ban hành trước khi rời chức vụ.

Nhưng chính sự quay ngoắt này đã tạo ra sự ủng hộ mới cho phong trào chống hạt nhân. Khoảng 12.000 người đã tham gia vào chuỗi xích kết bằng người giữa Brunsbüttel và các nhà máy điện hạt nhân Krümmel gần Hamburg. Những mối lo cũ về sự thiếu kiểm soát nguồn năng lượng này đã nổi lên lại.

Liên minh CDU/CSU bị chia rẽ trên chủ đề này. Một bộ phận lớn của nhóm nghị sĩ quốc hội do Volker Kauder ủng hộ việc kéo dài tuổi thọ thêm 15 năm hoặc hơn, trong khi Bộ trưởng Môi trường Röttgen muốn dừng ở 10. Hai phe thỏa thuận 12 năm. Chính phủ quyết định đẩy sang luật mà không dính đến Thượng viện (Bundesrat), bởi vì các đảng liên minh thiếu một đa số ở đó. (Bình thường Bundesrat phải thông qua bất kỳ luật nào tác động đến thẩm quyền của 16 bang nước Đức) Tòa Hiến pháp Liên bang Đức nay đang chờ để xét xem liệu quan điểm của chính phủ có phù hợp với hiến pháp Đức hay không. Cả quá trình này cũng mới được tiếp thêm sinh lực để đối phó với áp lực do thảm họa ở Nhật Bản gây ra.

Trong quá khứ, một đa số người Đức có thể được động viên nhanh chóng để chống năng lượng hạt nhân tại bất cứ nơi nào có lý do để làm thế. Fukushima là một lý do quan trọng, và nó sẽ tạo ra một ấn tượng sâu sắc lên cuộc tranh cãi của Đức. Các đảng ủng hộ hạt nhân, CDU, CSU và FDP sẽ phải đương đầu với những lý lẽ mới để biện hộ cho việc kéo dài tuổi thọ các lò phản ứng. Đảng Xanh có thể tăng thêm thanh thế, và SPD trước đây đã có lần ủng hộ điện hạt nhân nhưng sau đó đã quay ngược chính sách của mình, có thể sẽ tách ra khỏi cuộc tranh cãi mà nó thiếu khả năng thuyết phục.

Thủ tướng Merkel cũng thấy trong vấn đề này bản thân bà hơi thiếu tính quyết đoán mà bà đã có trong nhiều cuộc tranh luận khác. Là một nhà vật lý, bà có niềm tin tự nhiên vào khoa học hạt nhân, và do đó, vào công nghiệp hạt nhân. Nhưng là một chính khách bà biết rằng ủng hộ điện hạt nhân là một lập trường không được lòng dân ở Đức. Kết quả, bà sẽ giữ một lập trường khiêm tốn, và để một con mắt vào cuộc chống đối mạnh trong dân chúng, thận trọng mô tả điện hạt nhân như một “công nghệ bắc cầu” đến tương lai dựa trên năng lượng tái sinh, một công nghệ hiện tại được chấp nhận nhưng ít có ý nghĩa lâu dài.

Pages: 1 2 3 4

3 Phản hồi cho “Chernobyl Nhật Bản: Fukushima đánh dấu kết thúc kỷ nguyên hạt nhân”

  1. tui đó says:

    Ai nói “Fukushima đánh dấu kết thúc kỷ nguyên hạt nhân?”

    Ontario (Canada) nói “no change” “no back down”; Sask (Canada) nói: “no stall”

  2. LeQuocTrinh says:

    Sự dốt nát của quan chức VN

    Hãy nghe ông PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện Trưởng Viện Năng Lượng Nguyên Tử VN, tuyên bố trong một buổi họp báo long trọng của Bộ Khoa Học-Công Nghệ ngày 16/03/2011, rằng:

    …”Ông Tấn cho biết, bài học quan trọng từ Nhật là cách tổ chức rất bài bản trong việc ứng cứu và di dân sau động đất. Tuy nhiên khi ở lò số 4 có nổ không hiểu tại sao Nhật không tổ chức khắc phục, mà họ chỉ tập trung vào 3 lò nổ trước đó. “Đây là bài học để Việt Nam áp dụng trong xây dựng kịch bản ứng phó sự cố, hình thành hệ thống thông tin kịp thời người dân trong phòng chống như thế nào”, ông Tấn nói”…

    _________________________

    Ông đứng trên cương vị một Viện Trưởng quan trọng ở thời điểm này, lại tuyên bố rằng …”Tôi không hiểu tại sao …”. Thế thì ông học được bài học gì từ sự cố ĐNH Nhật Bản? Tại sao ông liên lạc với nhà thầu Nhật (trong dự án ĐNH Ninh Thuận) để tìm hiểu cho rõ sự kiện trước khi công khai tuyên bố trước truyền thông ? Chẳng lẽ ông chỉ học được một bài học về cách ứng xử của người dân Nhật (bình tĩnh, quả cảm) sau cơn động đất kinh hoàng? Có nghĩa rằng bài học quý giá nhất liên hệ đến tính an toàn tuyệt đối của nhà máy ĐNH ông vẫn còn i tờ, và ông chỉ biết rao giọng tuyên truyền quảng cáo rẻ tiền rằng “nhà máy ĐNH của VN sẽ an toàn hơn Nhật”, thế thôi!

    Chỉ cần đọc qua bản tin đó thôi là đủ biết rõ nhà cầm quyền Hà Nội đã coi thường sinh mạng người dân VN đến mức độ nào, biết rõ thêm tinh thần trách nhiệm giả dối, cung cách làm việc yếu ớt và trình độ kiến thức thấp kém của quan chức Nhà Nước đứng đầu cơ quan năng lượng nguyên tử của VN.

    Đó là lý do chính yếu mà người dân VN không thể tin tưởng vào dự án ĐNH tại Ninh Thuận. Hãy yêu cầu Nhà Nước huỷ bỏ chương trình nguy hại này càng sớm càng tốt.

  3. Tien Pham says:

    “Khi sự cố Chernobyl xảy ra, công nghiệp hạt nhân Đức cố gắng tự thuyết phục mình và các công dân Đức, rằng đó là tại các lò phản ứng già nua và các kỹ sư kém cỏi, cẩu thả của Đông Âu.”

    Đúng vậy. Kô thể lấy thảm hoạ hạt nhân ở Chernobyl mà đi so sánh với thảm hoạ hạt nhân ở Fukushima.

    1. Các lò hạt nhân ở Fukushima được bảo quản (và thiết kế) với mức độ an toàn rất cao. Các lò hạt nhân ở Chernobyl thì kô được như vậy. Các nhân viên và kĩ sư ở Chernobyl kô đạt tiêu chuẩn an toàn của lò hạt nhân. Người Nhật theo đúng các quy định đặt ra, và họ đã bảo quản các lò này vô cùng nghiêm nhặt.

    2. Câu hỏi là, tại sao với 1 mức bảo quản an toàn như vậy, hiện tượng rò rỉ vẫn xảy ra ở Fukushima? Khi động đất xảy ra, các lò ở Fukushima tự động ngừng chạy, đúng như đã thiết kế. Khi lò hạt nhân ngừng chạy, phải cần có 1 thời gian để các lõi nguội đi. Để làm nguội các lõi, các máy bơm nước phải liên tục bơm nước vào. Nhưng tsunami lại làm hỏng máy bơm. Máy bơm phụ liền hoạt động thay, nhưng sau 1 thời gian ngắn (khoảng 8 tiếng), nó cũng lại ngừng vì nó chỉ là máy phụ (kô chịu nổi công suất quá tải). Kô có nước, các lõi có nguy cơ bị chảy (meltdown) và phóng các chất phóng xạ vào không khí.

    3. Bạn có thể gúc trên mạng để thấy sự khác biệt giữa vụ Chernobyl và Fukushima.

    4. Vậy, thảm hoạ này có phải là chương cuối (final chapter) của nguyên tử năng kô? Tôi nghĩ rằng kô. Nếu ai cũng “chạy làng” khi vấp ngã, nhân loại sẽ kô được như ngày nay. Nói 1 thí dụ sương sương cho bạn hiểu, cái màn quang cảm (sensor) trong các máy ảnh (kĩ thuật) số ngày nay là kết quả của bao nhiêu “dò dẫm”, thành công lẫn thất bại, trong nghiên cứu, trước khi ra “hầu toà”. Người ta học hỏi được nhiều nhất trong sự thất bại. “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hung hào kiệt có hơn ai?”

    5. Vậy, có nên tiếp tục chương trình xây các nhà máy điện hạt nhân ở VN kô? Tôi nghĩ rằng khoan. Chưa phải lúc. Tại sao vậy? Tại vì VN kô có cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho nguyên tử năng. Người Việt vẫn còn theo phong cách mackeno. Người lãnh đạo 1 cơ sở nào đó thì sợ chịu trách nhiệm. Tham nhũng thì tràn lan. Ai dám bảo đảm rằng, khi có 1 thế lực nào đó “mua”, họ bèn đưa tin giả về nhà máy lên cấp trên, etc. Người Nhật kỉ luật, dân trí cao như vậy, mà còn bị khốn đốn, VN thì tới cửa nào? Nếu bị TQ “dạy cho một bài học”, chỉ cần dội bom vào các lò nguyên tử, liệu VN chịu nổi như Nhật kô?

Leave a Reply to tui đó