Chernobyl Nhật Bản: Fukushima đánh dấu kết thúc kỷ nguyên hạt nhân
www.spiegel.de
14/3/2011
BBT Spiegel: Nhật Bản vẫn còn đang quay cuồng trong trận động đất lớn nhất từng biết, thì một vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima hôm thứ Bẩy, tiếp theo là một giây thảm họa vào hôm thứ Hai. Mặc dù chính phủ bảo đảm, vẫn có một nỗi lo sợ về một Chernobyl khác. Tai nạn này đã làm bật lên một cuộc tranh cãi chính trị sôi sục ở Đức, và trông có vẻ như chấm dứt giấc mơ về năng lượng hạt nhân rẻ và an toàn.
Truyền hình Nhật Bản đưa những hình ảnh thảm họa đến hàng triệu phòng khách trên khắp đất nước, nơi những người xem kinh hoàng nhìn thấy một vụ nổ ở một lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima.
Vụ nổ hôm thứ Bẩy thổi bay mái của tòa nhà lò phản ứng, đẩy một đám khói trắng dầy đặc lên trời. Khi khói tan, trong số bốn tòa nhà lò phản ứng màu trắng, chỉ còn nhìn thấy có ba.
Tòa nhà thứ tư chẳng còn lại gì ngoài cái vỏ trông ma quái.
Những bức tường ngoài của toà nhà lò phản ứng đã nổ tung. Lớp vỏ thép chứa các thanh nhiên liệu nóng đỏ hình như chịu được vụ nổ, nhưng thảm hoạ chính còn có thể ngăn ngừa được hay không vẫn còn là điều chưa rõ. Ngoài ra, bốn lò phản ứng hạt nhân nằm trong hai khu liên hợp phát điện Fukushima không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.
Vụ nổ thứ hai
Rồi sau đó, hôm thứ Hai, một vụ nổ thứ hai diễn ra ở nhà máy Daiichi, lần này liên quan đến lò phản ứng 3 của nhà máy. Vụ nổ làm bị thương 11 công nhân và và đẩy một cột khói khổng lồ lên không trung. Vẫn chưa rõ bức xạ rò rỉ trong vụ nổ này có vẻ như gây ra bởi sự tích tụ hydrogen, một nhân viên vận hành nhà máy nói rằng mức phóng xạ tại lò phản ứng vẫn còn thấp hơn các giới hạn cho phép. Hoa Kỳ phản ứng với vụ nổ ngày thứ Hai bằng cách di dời một trong những hàng không mẫu hạm của nó đang ở 100 dặm (160 km) ngoài khơi, ra khỏi khu vực này, sau khi phát hiện mức phóng xạ thấp trong vùng lân cận.
Ngay sau đó, chính phủ loan báo rằng hệ thống làm mát cho lò phản ứng số 2 của nhà máy cũng đã hư hỏng. Các vụ nổ ở các lò phản ứng 1 và 3 đã được báo trước bởi những sự cố tương tự. Hãng tin Jiji hôm thứ Hai báo cáo rằng mức nước ở lò phản ứng số 2 đã tụt xuống sâu đến mức đủ để lộ ra một phần các thanh nhiên liệu.
Các hình ảnh trên ti vi vào dịp cuối tuần qua không để cho ai nghi ngờ gì nữa: quốc đảo tiên tiến này rõ ràng đã trải qua thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất cho đến ngày hôm nay trong thế kỷ 21, do trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản gây ra.
Một thời gian ngắn sau vụ nổ ngày thứ Bẩy, Chánh Thư ký Nội các Yukio Edano xuất hiện trên kênh truyền hình chính để nói về tai nạn này – theo cách một thầy giáo nói với học trò của mình trong một chuyến đi của lớp về những việc họ sẽ làm sau đó. Rồi một chuyên gia về nhà máy điện hạt nhân, tóc hoa râm cùng với Edano kêu gọi dân chúng duy trì “reisei”, hãy yên tâm và bình tĩnh.
Reisei, reisei: Cứ như thể chính phủ lo lắng về việc làm nguội những cái đầu của các công dân Nhật Bản hơn là những thanh nhiên liệu hạt nhân đã nóng chảy một phần.
Được khuyên ở trong nhà
Khi lò phản ứng nổ ở Chernobyl cách đây một phần tư thế kỷ, Liên Xô ngay lập tức đưa hàng nghìn công nhân đến để lấp cát và bọc chì các lõi lò phản ứng bị quá nhiệt. Cuối cùng gần như cả một triệu người tham gia vào đảm bảo an toàn cho lò phản ứng này. Nhưng lúc đó Liên Xô không phải đồng thời đối phó với các hậu quả của một trận động đất và một cơn sóng thần.
Những cố gắng của cảnh sát Nhật Bản sơ tán một khu vực rộng lớn xung quanh lò phản ứng có vẻ điên rồ hơn là bình tĩnh. Hàng ngàn người chạy xuống miền nam bằng ô tô riêng.
Trước hết, khó mà đánh giá mức độ nguy hiểm của phóng xạ trong vùng kế cận với lò phản ứng. Các chuyên gia tại chỗ báo cáo rằng mức phóng xạ đo được gần lò phản ứng là một sievert[1] trên giờ. Đây là một mức cao, nhưng không thể so sánh với mức 200 sievert trên giờ mà một số công nhân trực sự cố ở Chernobyl bị phơi nhiễm.
Trong một vụ phóng xạ phát ra từ lõi lò phản ứng bị chảy tan, nhiều chất phóng xạ khác nhau trong đó có plutonium và uranium, và các chất nguy hiểm iodine 131 và cesium 137, cũng làm ô nhiễm môi trường xung quanh Chernobyl. Đã có xác nhận rằng ít nhất một lượng nhỏ cesium cũng đã thoát ra ở Fukushima. Vào thứ Bẩy, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Guido Westerwelle, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (FDP) đã khuyên những người Đức nên rời khỏi các vùng bị ảnh hưởng của sóng thần và sự cố hạt nhân.
Một người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản khuyên các công dân nên ở trong nhà, tắt máy điều hòa nhiệt độ và nếu cần, áp một chiếc khăn mặt ướt lên miệng. Tất cả những cái đó là dấu hiệu cho thấy phản ứng của một đất nước công nghiệp hóa đã vô vọng đến mức nào vào những giờ đầu tiên sau sự cố.
Thái độ ngạo mạn
Sự kiện là Nhật Bản, nước đã có thời được coi là thần kỳ kinh tế, đang đứng trên bờ vực của một thảm họa hạt nhân có thể phá hủy nền công nghiệp hạt nhân nhiều hơn so với thảm họa lò từ phản ứng của Liên Xô ở Chernobyl cách đây một phần tư thế kỷ.
Mọi người đều biết, nước Nhật nằm trong khu vực có động đất, khiến nó dễ gặp nguy cơ hơn nhiều so với các nước như Đức và Pháp. Nhưng Nhật bản tình cờ cũng là nước công nghiệp hàng đầu, một nước mà các kỹ sư được đào tạo tốt, nghiêm cẩn đến mức mô phạm đã chế tạo ra những chiếc xe hơi tối tân nhất và có độ tin cậy cao nhất thế giới.
Khi sự cố Chernobyl xảy ra, công nghiệp hạt nhân Đức cố gắng tự thuyết phục mình và các công dân Đức, rằng đó là tại các lò phản ứng già nua và các kỹ sư kém cỏi, cẩu thả của Đông Âu. Các lò phản ứng của Tây Âu, hay là nền công nghiệp khẳng định thế, là hiện đại hơn, được bảo dưỡng tốt hơn và đơn giản là an toàn hơn.
Bây giờ đã rõ cái thái độ tự tin ấy ngạo mạn như thế nào. Nếu một tai họa tầm cỡ ấy có thể xảy ra ở Nhật Bản, thì nó cũng có thể xảy ra dễ dàng như thế ở Đức. Chỉ cần có một chuỗi những tình huống tai hại thích hợp. Fukushima là bất cứ nơi nào.
[1] sievert (ký hiệu: Sv) là đơn vị SI dẫn xuất của lượng tương đương. Nó nhằm đánh gia về lượng các tác động sinh học của phóng xạ, tương phản với các tác động vật lý được đăc trưng bởi lượng hấp thụ, đo bằng gray. Đơn vị này được đặt theo tên nhà vật lý y khoa Thụy Điển Rolf Sievert, nổi tiếng với những công trình về đo lượng phóng xạ và nghiên cứu về các tác động sinh học của phóng xạ.
Ai nói “Fukushima đánh dấu kết thúc kỷ nguyên hạt nhân?”
Ontario (Canada) nói “no change” “no back down”; Sask (Canada) nói: “no stall”
Sự dốt nát của quan chức VN
Hãy nghe ông PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện Trưởng Viện Năng Lượng Nguyên Tử VN, tuyên bố trong một buổi họp báo long trọng của Bộ Khoa Học-Công Nghệ ngày 16/03/2011, rằng:
…”Ông Tấn cho biết, bài học quan trọng từ Nhật là cách tổ chức rất bài bản trong việc ứng cứu và di dân sau động đất. Tuy nhiên khi ở lò số 4 có nổ không hiểu tại sao Nhật không tổ chức khắc phục, mà họ chỉ tập trung vào 3 lò nổ trước đó. “Đây là bài học để Việt Nam áp dụng trong xây dựng kịch bản ứng phó sự cố, hình thành hệ thống thông tin kịp thời người dân trong phòng chống như thế nào”, ông Tấn nói”…
_________________________
Ông đứng trên cương vị một Viện Trưởng quan trọng ở thời điểm này, lại tuyên bố rằng …”Tôi không hiểu tại sao …”. Thế thì ông học được bài học gì từ sự cố ĐNH Nhật Bản? Tại sao ông liên lạc với nhà thầu Nhật (trong dự án ĐNH Ninh Thuận) để tìm hiểu cho rõ sự kiện trước khi công khai tuyên bố trước truyền thông ? Chẳng lẽ ông chỉ học được một bài học về cách ứng xử của người dân Nhật (bình tĩnh, quả cảm) sau cơn động đất kinh hoàng? Có nghĩa rằng bài học quý giá nhất liên hệ đến tính an toàn tuyệt đối của nhà máy ĐNH ông vẫn còn i tờ, và ông chỉ biết rao giọng tuyên truyền quảng cáo rẻ tiền rằng “nhà máy ĐNH của VN sẽ an toàn hơn Nhật”, thế thôi!
Chỉ cần đọc qua bản tin đó thôi là đủ biết rõ nhà cầm quyền Hà Nội đã coi thường sinh mạng người dân VN đến mức độ nào, biết rõ thêm tinh thần trách nhiệm giả dối, cung cách làm việc yếu ớt và trình độ kiến thức thấp kém của quan chức Nhà Nước đứng đầu cơ quan năng lượng nguyên tử của VN.
Đó là lý do chính yếu mà người dân VN không thể tin tưởng vào dự án ĐNH tại Ninh Thuận. Hãy yêu cầu Nhà Nước huỷ bỏ chương trình nguy hại này càng sớm càng tốt.
“Khi sự cố Chernobyl xảy ra, công nghiệp hạt nhân Đức cố gắng tự thuyết phục mình và các công dân Đức, rằng đó là tại các lò phản ứng già nua và các kỹ sư kém cỏi, cẩu thả của Đông Âu.”
Đúng vậy. Kô thể lấy thảm hoạ hạt nhân ở Chernobyl mà đi so sánh với thảm hoạ hạt nhân ở Fukushima.
1. Các lò hạt nhân ở Fukushima được bảo quản (và thiết kế) với mức độ an toàn rất cao. Các lò hạt nhân ở Chernobyl thì kô được như vậy. Các nhân viên và kĩ sư ở Chernobyl kô đạt tiêu chuẩn an toàn của lò hạt nhân. Người Nhật theo đúng các quy định đặt ra, và họ đã bảo quản các lò này vô cùng nghiêm nhặt.
2. Câu hỏi là, tại sao với 1 mức bảo quản an toàn như vậy, hiện tượng rò rỉ vẫn xảy ra ở Fukushima? Khi động đất xảy ra, các lò ở Fukushima tự động ngừng chạy, đúng như đã thiết kế. Khi lò hạt nhân ngừng chạy, phải cần có 1 thời gian để các lõi nguội đi. Để làm nguội các lõi, các máy bơm nước phải liên tục bơm nước vào. Nhưng tsunami lại làm hỏng máy bơm. Máy bơm phụ liền hoạt động thay, nhưng sau 1 thời gian ngắn (khoảng 8 tiếng), nó cũng lại ngừng vì nó chỉ là máy phụ (kô chịu nổi công suất quá tải). Kô có nước, các lõi có nguy cơ bị chảy (meltdown) và phóng các chất phóng xạ vào không khí.
3. Bạn có thể gúc trên mạng để thấy sự khác biệt giữa vụ Chernobyl và Fukushima.
4. Vậy, thảm hoạ này có phải là chương cuối (final chapter) của nguyên tử năng kô? Tôi nghĩ rằng kô. Nếu ai cũng “chạy làng” khi vấp ngã, nhân loại sẽ kô được như ngày nay. Nói 1 thí dụ sương sương cho bạn hiểu, cái màn quang cảm (sensor) trong các máy ảnh (kĩ thuật) số ngày nay là kết quả của bao nhiêu “dò dẫm”, thành công lẫn thất bại, trong nghiên cứu, trước khi ra “hầu toà”. Người ta học hỏi được nhiều nhất trong sự thất bại. “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hung hào kiệt có hơn ai?”
5. Vậy, có nên tiếp tục chương trình xây các nhà máy điện hạt nhân ở VN kô? Tôi nghĩ rằng khoan. Chưa phải lúc. Tại sao vậy? Tại vì VN kô có cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho nguyên tử năng. Người Việt vẫn còn theo phong cách mackeno. Người lãnh đạo 1 cơ sở nào đó thì sợ chịu trách nhiệm. Tham nhũng thì tràn lan. Ai dám bảo đảm rằng, khi có 1 thế lực nào đó “mua”, họ bèn đưa tin giả về nhà máy lên cấp trên, etc. Người Nhật kỉ luật, dân trí cao như vậy, mà còn bị khốn đốn, VN thì tới cửa nào? Nếu bị TQ “dạy cho một bài học”, chỉ cần dội bom vào các lò nguyên tử, liệu VN chịu nổi như Nhật kô?