Ảnh “nude” 100%: Dù có đẹp…
Sự việc người mẫu Ngọc Quyên đưa lên mạng những tấm hình nude toàn thân của mình đã thực sự gây ra nhiều luồng ý kiến trái ngược…
Dù có đẹp nhưng…
Chị Phương – một phụ huynh trường trung học phổ thông Đống Đa, Hà Nội đã trao đổi: “Tôi đã rất thích cô người mẫu kiêm diễn viên điện ảnh Ngọc Quyên khi xem bộ phim “Có lẽ nào ta yêu nhau.” Nhưng đến khi xem bộ ảnh của cô người mẫu này tôi thấy thật sự choáng. Tôi bỗng sợ nếu con cái mình lấy đó để theo thì… nguy hiểm.
Nếu hỏi tôi có đẹp không thì tôi sẽ trả lời là đẹp nhưng là cái đẹp vẫn chưa thể quen được. Có lẽ vì mình là người Á Đông, nên nếu ngắm người đẹp khỏa thân mà là người Việt lại thấy cứ tiêng tiếc. Giá như cô ấy chỉ vào những vai cá tính ấn tượng như Nam Mai trong bộ phim truyền hình kia. Giá như…”
Ông Vương Duy Biên – Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra quan điểm: “Tôi thấy bộ ảnh đẹp. Nên hiểu ảnh nude cũng là nghệ thuật. Nhưng mà để làm ngôn ngữ của báo chí thì không ổn. Chưa chuẩn về mặt ý thức xã hội. Cần phải biết tùy nơi. Với tranh ảnh nude nên quan tâm đến hình thức và quy mô trưng bày. Vì với những thể loại không thể “đại chúng hóa” dễ gây ảnh hưởng không tốt đến thuần phong mỹ tục, tạo lệch lạc. Cách công bố tác phẩm rất quan trọng.”
Những phản ứng và lo ngại
Bà Bùi Ngọc Diệp – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: “Là người làm chuyên môn nghiên cứu tâm lý giáo dục học sinh, tôi thấy những bức ảnh nude toàn thân, cho dù chụp xa thì cũng vẫn tạo những hiệu ứng không hay cho các em.
Ngọc Quyên cũng là một gương mặt khả ái nhưng với giới tuổi teen thì cô chưa phải là một “thần tượng,” chúng tôi lo ngại rằng với một số tên tuổi mà các em học sinh hâm mộ lại có việc chụp ảnh khỏa thân như thế thì khó có thể trách được việc các em sẽ bắt chước theo.
Theo tôi, đây không thể để trở thành một “mốt” vì nếu vậy sẽ có những hậu quả khôn lường với giới trẻ. Các nhà quản lý nên đặt ra những quy định rõ ràng và cảnh báo giới hạn. Đặc biệt là hạn chế việc công khai phô bày cơ thể trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên Internet được học sinh thời nay “lang thang hàng ngày.” Mà Internet thì từ gia đình đến các cơ quan chuyên môn đều khó quản lý như chúng ta đã biết,”- bà Diệp nói.
Ông Chu Thơm – Phó Trưởng Phòng Nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn tỏ thái độ không đồng tình: “Tôi thấy mặt của cô người mẫu này lãnh đạm quá, không thuần Việt, không mang dáng dấp Việt Nam, tôi quen với hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt nên thấy cô gái này không đẹp.”
Ông Thơm nói rõ: “Điểm không đồng tình nữa của tôi là cô người mẫu lại cho rằng bộ ảnh nude này lại góp phần bảo vệ môi trường. Môi trường làm khung cảnh cho cô ấy đứng tươi đẹp thế cần gì cô ấy bảo vệ theo cách đó. Tôi cho rằng ý nghĩa bảo vệ môi trường của một bức ảnh là phải chạm vào trái tim người xem bởi những cảm thương cho người bị đói rét vì lũ lụt, thiên tai, bị ung thư chứ không thể theo cách cô Ngọc Quyên đã tạo dáng.”
Luật sư Lê Đăng Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Trường Giang (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nêu ý kiến: “Vẫn biết đẹp thì nên phô ra nhưng cơ thể đẹp thì theo quan niệm chung của xã hội Việt Nam lại là riêng tư không nên đưa ra rộng rãi. Những hình ảnh khỏa thân không truyền bá đồi trụy thì không vi phạm pháp luật. Chỉ có thể điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức. Tôi nghĩ cơ thể đẹp khi để lộ ra cho nhiều người cùng nhìn thì cũng nên có mức độ. Cái đẹp đúng nghĩa là cái đẹp được mọi người công nhận, phù hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại”.
Cần có những quy định rõ ràng
Được biết, từ năm 2007, “Xuân thì” – cuốn sách tập hợp 71 bức ảnh nude của nhiếp ảnh gia Thái Phiên đã được Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt. Đó là cuốn sách ảnh khỏa thân nghệ thuật đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam.
Và nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên, người nổi tiếng về ảnh nude cũng đã luôn giữ quan điểm: “Một ranh giới vô hình giữa hai loại ảnh khỏa thân: ‘Naked’ là trần trụi, dung tục, phơi bày ra một cách tự nhiên (không bao hàm nghĩa nghệ thuật). ‘Nude’ cũng là thoát y, nhưng phải qua xử lý của người nghệ sĩ bằng kỹ thuật ánh sáng, góc độ, sắc độ, bố cục, đường nét… kể từ khi bấm máy cho đến khi tráng phim, rọi ảnh xong, để bức ảnh toát lên được vẻ đẹp thánh thiện, trong sáng mà Tạo hóa đã ban tặng cho con người, nhất là người phụ nữ.”
Cũng theo nghệ sĩ Thái Phiên: “Đã đến lúc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần phải chủ động phối hợp với Vụ Mỹ Thuật – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cùng các cơ quan ban ngành chức năng khác để có những văn bản quy định phù hợp với truyền thống dân tộc, bên cạnh việc dung nạp quan niệm thẩm mỹ của thế giới một cách hài hòa, hợp lý, không tránh né, không cực đoan; đồng thời cũng để có cái nhìn về nhiếp ảnh nghệ thuật một cách cởi mở và công bằng hơn so với những bộ môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn học”.
Theo TTXVN – Việt Nam
Phụ nữ vô tư cách ,người ta khinh mang là chuyện thường tình có gì mà bác cay cú với bác Viện.
Kay chi boác Vẹn mà kay?!,
Vongthân, mấtgốc, cái boác này cờ tây!
Chỉ toàn ăn nói thàylay
Hồngmao bạchkwỷ dườngnhư ”laigiống” người!!!
Báo chí lề phải VN thì có gì mang lên ngòai những thứ này .Bạn hãy mở xem thử có 1 số bài báo (vnexpress, dân tri,…) kéo dài mấy kỳ xoay quanh chuyện các ca sĩ già khoe …vòng 1 !!! Nói chung là đào sâu ca sĩ, người mẫu , diễn viên, post hình hở hang để rửa mắt đọc giả hay sao. Họ không viềt những vấn đề này họ cũng chả có cái gì để viết. Nội dung báo cũng …thiếu vải như cái cô Ngọc Quyên vậy.
Chụp ảnh nghệ thuật đâu phải dễ ,ý tưởng , ánh sáng góc độ và thân hình nó phải hòa trộn với nhau , làm cho ngừoi xem thấy đuợc sự sống và chiều sâu của bức ảnh ,tôi thấy những bức ảnh này như ảnh nghép làn da và cảnh thiên nhiên không phù hợp, chông nó nguợng ngạo cứng và thô ,không sống động
Báo chí ở Việt Nam rất ” Tự Do” khi đưa những hình ảnh như trong bài viết, nhưng nếu bài viết có những chữ ” Thác Bản Giốc, Aỉ Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa,…” hay vấn đề cướp đất, tham nhũng thì bị công an đến nhà hỏi thăm để bắt đi!
Đây có phải là ” TIÊU CHÍ” của cái gọi là Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN) hay không?
Kém thẩm mỹ!
Xin không bàn về những tác động xã hội lên những lớp khác giả khác nhau. Chỉ xem kỷ thuật cũng thấy khiếm khuyết thẩm mỹ:
1. Bó cục không thể hiện nội dung: Ảnh 1 chẳng hạn, đối tượng ở vị trí chông chênh, trung tâm ảnh không phản ánh nội dung „tôn vinh môi trường“; Ảnh 2 thì trung tâm điểm vẫn „lồ lộ“, phản lại quan điểm nhiếp ảnh gia. Ảnh 3 có thể đẹp về bố cục, nhưng đối tượng cho thấy đang „diễn“ để đeo bám vào cảnh quan.
2. Mâu thuẫn đường nét và hình khối: Tay vắt vẻo ngang dọc chống phá nhau; Sự „chống phá“ đó làm rách sự hài hòa của cây-suối-bờ đá trong ảnh 2. Mái tóc xù trong ảnh 1 làm khuôn mặt biến thành tam giác, rất (Tôn) ngộ (không). :-)!
Chế độ diet làm mất vẻ đẹp nữ tính mà Tố Như đã tả nhẹ và khéo: Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.
- Etc.
Tôi quan niệm: Đẹp – Là sự hài hòa từ bản chất. Chỉ phô diễn mà không dụng công thì rất khó đạt mục đích tôn vinh cái „đẹp“.
Dù sao, „vạn sự khởi đầu nan“ – Mong sự thẩm mỹ tự nhiên và con người được nâng cao hơn.
Thân mến.
Hahahaha !! Lam tinh bao gioi thiet , cung biet dem ( gai dep coi truong ) ra de phan tam ba con , hihihi khong biet chung nao dem $$$$$ cho ba con day hehehe
Thich xem gai !!
Con Ngọc Quyên này bị điên thì phải. Nhìn mà ngứa mắt.
KHỎA THÂN
Thân xác đẹp tại sao ai chẳng muốn
Nên cần che giữ mỹ tục ấy mà
Giống ăn mắm phải nơi nào kín đáo
Cớ gì đâu mà trống trải phơi ra
Ai chẳng biết mỹ nhân là trái cấm
Ngon bao nhiêu cũng để hưởng tại nhà
Phô pha thế giữa bàng dân thiên hạ
Chỉ làm đời thành điên đảo tà ma
Trời sinh sắc cốt đàn bà thêm đẹp
Vốn là nhằm để dụ đẻ con ra
Đơn giản thế có gì đâu chả hiểu
Có gì đâu mà trách lỗi đàn bà
Bởi sắc đẹp đúng mồi câu quá đã
Đàn ông nào có thể dễ bước qua
Nên khỏa thân quả mồi câu dới sẳn
Khiến đàn ông rơi xuống cỏi ta bà
Vài câu vậy để người đời vỡ lẽ
Đừng trách người mà phải trách chính ta !
VHT
Ngam than hinh tran truong cua co gai NQ nay con gia tri va hoc hoi rat nhieu dieu ve triet ly cuoc song hon ca tram ngan bai viet cua ong VHT .
mong em dep lam sao ay !! :•)
Đời mộng ảo, doi mong khong ao,
Trời đầy sao, ai nào thấy có sao?!
Biết được thế, có – không, nào khác biệt?
Có từ không, không mới có, phải không nào???
Ôi dào ! Các Bác phàn nàn cái gì không biết nữa ! Người ta cởi cho các Bác rữa mắt cho
đã bây giờ lại kiện cáo ! ĐẸP hay KHÔNG là tự nơi thằng ” Cu Tí ” của mình ! Bác Hồ Công Tâm còn
đòi coi cái hang PẮCBÓ nữa thì kẹt quá! Cái hang đó cũng có cây cỏ, suối chảy le te và hòn ĐÁ cho
Bác Hồ dịch Sử đảng nữa mà ! Cho nên Bác Hồ cứ ra vào Hang liên tục ! Sướng nhá Bác ! Cha bù cho
Tiger ! Khi Bà Xã của Tiger nói : ” Đang có Đại Hội Đảng ! Hang treo Cờ Đỏ Sao Vàng ” là Tiger buồn
chết đi được ! BÁC HỒ ơi ! ……….THÈM !
Tôi đồng ý với ông Chu Thơm . Khoe thân mà gọi là bảo vệ môi trường cái nỗi gì ! qua những bức ảnh, tôi thấy cô đang làm BẨN môi trường và làm BẨN cả tên tuổi của cô.
Nét đẹp silicon. Cô này ngày chưa bơm thân hình xẹp như cá khô, mặt choắt vùng cằm. Nói chung cô chỉ đẹp ở chiều cao và tuổi trẻ mà thôi. Nếu so hiện tại và ngày trước là 1 trời một vực. Tại sao phụ nữ lại phải đi phô trương thân hình của mình ??? Người ta xem xong có cảm giác xem thường và tởm.
Khi chưa bơm theo bạn thì cô ấy xẹp như cá khô. Còn bây giờ, theo tôi cô ấy trông giống… con nhái hơn!