WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Uy tín nhà nước VN sẽ gia tăng trong vụ xử CHHV sắp tới đây?

Uy tín nhà nước Việt Nam sẽ được gia tăng với thế giới trong vụ xử CHHV sắp tới đây?

Nguyễn-Khoa Thái Anh phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Phước sau khi vụ án của Cù Huy Hà Vũ được nhà nước hoãn lại 10 ngày.

Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ…!

Vừa rồi, nhiều người rất cảm kích chuyện anh đại diện cho gia đình CHHV đệ đơn khởi tố nhà nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc. Bài phỏng vấn của anh trên Người Việt và nhất là sau đó được thông tin trên BôxitViệtNam là một chuyện đáng ghi nhớ. Anh có nghĩ rằng tác dụng của nó (về việc đưa vụ án này ra công pháp quốc tế) có ảnh hưởng tích cực cho vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ không? Và nếu có thì anh nghĩ sao về vụ nhà nước Việt Nam đình chỉ vụ này. Có phải họ đang nao núng, tìm cách đối phó với phản ứng của công luận? Theo anh vụ đình hoãn 10 ngày này lợi hại ra sao?

LS Nguyễn Xuân Phước: Cảm ơn Thái Anh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một số suy nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Nhưng Thái Anh tham quá.  Hỏi một câu mà thành 3, 4 câu làm cho tôi bội thực.  Hơn nữa Thái Anh đặt những vấn đề rất chuyên môn và phức tạp của hệ thống luật quốc tế rất khó để trình bày ngắn gọn và đầy đủ.  Do đó, tôi xin trả lời từng luận điểm và tìm cách làm đơn giản từng vấn đề một để mọi người dễ theo dõi.

LS Nguyễn Xuân Phước

Vấn đề đưa hồ sơ của Cù Huy Hà Vũ ra Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thật ra chỉ là thủ tục chính thức để HĐNQ xét trường hợp bắt giam tùy tiện.  Nếu chúng ta lên website của HĐNQ thì chúng ta đã thấy thông tin về Cù Huy Hà Vũ đã có trên đó trước rồi.  Điều nầy có nghĩa Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã có mối quan tâm đặc biệt về trường hợp Cù Huy Hà Vũ trước khi chúng tôi chính thức đệ trình hồ sơ của ông ta.

Về tác dụng của đơn khiếu tố của Cù Huy Hà Vũ lên HĐNQ thì ở một chừng mực nào đó nó có ảnh hưởng tích cực cho vụ án chứ.  Chúng ta nên nhớ là đây là vụ án chính trị.  Và có lẽ vụ án chính trị lớn nhất từ khi Việt Nam đổi mới, và do đó, nó là vụ án chính trị lớn nhất từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế thủ tướng.

Tôi nhấn mạnh đến giai đoạn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đây là giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vấn đề tư tưởng Mác Lê vô địch muôn năm, hay chủ nghĩa xã hội sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản, thì ĐCS và nhà nước chỉ nói với nhau nho nhỏ trong nhà, chứ ra ngoài thế giới thì tuyệt đối không hề nói tới vấn đề nầy.

Tôi nói vụ án Cù Huy Hà Vũ là vụ án chính trị lớn nhất từ xưa đến nay vì “tội ác” của ông ta là đặt lại giá trị chủ nghĩa Mác-Lê, sự độc quyền lãnh đạo của đảng CS, đồng thời ông yêu cầu phải có dân chủ, đa đảng và xây dựng cơ chế pháp trị tam quyền phân lập.  Quan điểm của ông Hà Vũ về Dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập lại là những tiêu chí và nguyên lý chính trị căn bản của Liên Hiệp Quốc.

Thành ra vụ án Cù Huy Hà Vũ không những đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận của người dân mà trở thành phiên toà do nhà nước Việt Nam xét xử tiêu chí và nguyên lý tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Trong đơn khiếu tố hồ sơ Cù Huy Hà Vũ lên Hội Đồng Nhân Quyền tôi đã trích dẫn tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân chủ, đa đảng và độc lập toà án.

Thời kỳ trước nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các vụ án chính trị chỉ là một họp mặt xử lấy lệ để tuyên án theo quyết định của … “bề trên.”  Nhưng hiện nay Việt nam đã hoàn toàn hội nhập thế giới, và cả thế giới đang theo dõi xem Việt Nam có tôn trọng luật chơi chung không qua vụ án nầy.

Như vậy thì sự quan tâm của quốc tế đối với vụ án chắc chắn phải làm cho nhà nước và Đảng Cộng Sản (ĐCS) phải vô cùng thận trọng.

Tình hình nhân dân Bắc Phi và Trung Đông nổi dậy đòi tự do dân chủ và Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết bảo vệ dân chúng nổi dậy chống độc tài cho thấy khi dân đã hết sợ độc tài thì “cái hết sợ” của họ làm cho các chế độ độc tài “rất sợ”.  Ước vọng tự do dân chủ của người dân dưới chế độ độc tài ngày nay có cả một thế giới yêu tự do dân chủ đứng đàng sau họ.

Do đó, tôi cho rằng việc hoãn lại ngày xử Cù Huy Hà Vũ phản ảnh sự do dự của nhà nước.  Hoặc Việt Nam phải để cho ông Hà Vũ được tự do để mua “tín dụng nhân quyền” với thế giới, để chứng tỏ với thế giới là Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng nhân loại; hoặc nhà nước Việt Nam cho ông đi tù và ‘xù’ giá trị tín dụng nhân quyền, và hành xử như một Gaddafi của Libya.  10 ngày là thời gian dài đủ đề bộ chính trị có thì giờ cân nhắc sự chọn lựa phương thức giải quyết vụ án và hậu quả nghiêm trọng của nó.

Nói chung, tôi cho rằng hoãn ngày xử Cù Huy Hà Vũ là sách lược mua giờ khôn ngoan.  Nó có lợi cho cả hai bên bị cáo và nhà nước.

Hỏi: Nếu anh nghĩ rằng công luận hay dư luận quốc tế làm cho nhà nước (hệ thống tòa án) Việt Nam chùn chân phải xét lại thủ tục và bước đi sắp tới của mình, thì có phải pháp luật Việt Nam đã có tiến bộ hơn so với khi trước, vì họ bớt chai mặt, tự ý hay cố tình chà đạp một cách trắng trợn lên quy trình/trình tự pháp lý của một cá nhân mà Anh-Mỹ gọi là due process?

LS Nguyễn Xuân Phước: Đúng như thế.  Pháp luật Việt Nam dù chưa hoàn chỉnh nhưng có những tiến bộ đáng kể.  Tiến bộ là do quá trình hội nhập vào cộng đồng văn minh của nhân loại. Chúng ta đi từ một nền “pháp luật rừng sâu” ở thời kỳ đấu tranh giai cấp, đánh tư sản, tịch thu tài sản của giai cấp tư sản, bỏ tù các nhà tư sản một cách an nhiên tự tại, đến nền “pháp luật rừng xanh” khi bắt đầu đổi mới, và đến nền “pháp luật rừng thưa” khi hội nhập vào cộng đồng thế giới.

Có nghĩa rằng chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống pháp luật tôn trọng công lý và lẽ phải.  Điều nầy được xác định bởi cựu bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, và cựu chánh án toà ánh nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện, chứ không phải do cá nhân tôi võ đoán.

Hướng tiến tới của xã hội văn minh là tiếp tục kiện toàn nền toà án độc lập và bảo vệ người dân khi họ hành xử các quyền tự do căn bản của con người trong xã hội. Các quyền căn bản nầy được Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế công nhận và được hiến pháp Việt Nam thừa nhận.  Do đó, Việt Nam phải cho thế giới thấy sự tiến bộ của mình qua vụ án lớn nầy.

Hỏi: Yếu tố gì đã làm cho nhà nước Việt Nam phải xét lại cách xử sự luật rừng của mình? Có phải vì chuyện bất xứng của luật pháp Việt Nam so với luật pháp  quốc tế hoặc do luật pháp quốc tế có ràng buộc với vấn đề luật lệ kinh doanh, đầu tư của quốc tế vào Việt Nam?

LS Nguyễn Xuân Phước: Khi chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh thì chúng ta cũng phải sống sao cho có vẻ văn minh với thiên hạ. Giống như một anh nhà quê khi ở quê còn chân lấm tay bùn, nhưng khi đã lên đến tỉnh thành thì anh phải hành xử như một người thành phố.

Nói một cách khác, cuộc chơi nầy không khác gì cuộc chơi quanh bàn tiệc giữa bạn bè.  Người ta cho anh ngồi chung bàn thì anh cũng phải có cách hành xử đẹp với anh em.  Người ta bao anh một chầu bia nầy, thì anh cũng phải biết mời anh em một chầu bia khác.  Anh không thể nào ì mặt ngồi vào bàn nhậu hết ngày nầy qua ngày khác rồi phủi đít đứng dậy ra về.  Anh chơi như thế thì anh em sẽ khinh anh. Và từ từ người ta không chơi với anh nữa.

Bang giao quốc tế nghe có vẻ to lớn, nhưng cũng chỉ là một sân chơi như thế thôi. Khi vào sân chơi thế giới ở LHQ thì người ta có luật chơi chung.

Hiện nay LHQ có 3 hội đồng là Hội Đồng Bảo An, Hội Đồng Nhân Quyền và Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội để giải quyết ba (3) vấn đề lớn của thế giới đó là vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, vấn đề nhân quyền, và vấn đề kinh tế xã hội.  Ba vấn đề nầy được điều tiết bởi những công ước quốc tế.  Những công ước quốc tế là luật chơi chung.  Ba vấn đề đó có giá trị ngang nhau trong sân chơi nầy.

Một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền mà cứ hay quịt nợ thì là một quốc gia xấu.

Một quốc gia giàu có mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì cũng là một quốc gia xấu.

Nhưng một quốc gia vừa nghèo, vừa nợ nhiều mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì là một quốc gia rất xấu.  Dân chơi thứ thiệt không muốn chơi với hạng nầy.

Trong ba vấn đề lớn của thế giới, nhân quyền thuộc phạm vi đạo đức.  Nó nói lên nhân cách của một quốc gia. Môt quốc gia tôn trọng nhân quyền là một quốc gia có nhân cách lớn, bạn bè trên thế giới quí trọng anh.  Khi anh hoạn nạn các nước xúm lại giúp đỡ anh với sự quí mến, tôn trọng.  Như khi Nhật Bản bị nạn động đất tàn phá hiện nay, cả thế giới xót thương chạy đến giúp đỡ.  Khác với thái độ của thế giới đối với một Nhật Bản thời kỳ đệ nhị thế chiến.  Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đội đồng minh năm 1945, những kẻ gây tội ác chiến tranh bị xử tử hình.

Do đó, nếu một quốc gia sống không có nhân cách, chà đạp nhân quyền người dân của họ, khi bị hoạn nạn, người ta cũng có thể sẽ giúp đỡ, nhưng bố thí cho nước này như cho một người ăn mày. Tất nhiên họ cũng sẽ sống, nhưng sống trong sự tủi nhục.

Hỏi: Nhân đây cũng xin anh cho biết ý kiến về sự bất cập giữa luật quốc tế và luật quốc gia? Nhất là đối với Việt Nam, trong lúc tình trạng kinh tế suy đồi như hiện nay, thì sự bất cập này có ý nghĩa gì với giới cầm quyền nếu họ còn muốn duy trì được sự tin tưởng của quốc tế?

LS Nguyễn Xuân Phước: Như đã trình bày trên, khi chơi trên sân chơi quốc tế chúng ta phải biết tôn trọng luật chơi và chơi cho đẹp.  Không ai muốn chơi với người chơi bẩn.

Ba vấn đề lớn của thế giới là hòa bình, nhân quyền, và kinh tế xã hội đều liên quan mật thiết với nhau.  Trong ba vấn đề nầy vấn đề an ninh và kinh tế xã hội là những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nước nầy và nước khác.  Nhưng vấn đề nhân quyền là vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nhà nước sở tại và chính người dân của mình.

Tự bản chất, nhân quyền là vấn đề quan hệ nội bộ của một quốc gia. Nhưng khi một quốc gia trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc thì vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề riêng của quốc gia đó, mà là vấn đề chung của thế giới.  Do đó, khi một quốc gia không muốn thế giới dòm ngó vi phạm nhân quyền của mình, coi vấn đề nhân quyền là vấn đề riêng, quốc gia đó tự phủ định những giá trị chung của cộng đồng quốc tế.

Vấn đề vi phạm nhân quyền của một quốc gia cũng giống như vấn đề bạo hành trong gia đình. Người đàn ông trong gia đình không thể lấy quyền gia trưởng đánh đập vợ con tàn nhẫn được.  Khi ông ta hành hung vợ con ông ta đã vi phạm luật hình sự.  Ông ta không thể lý sự càn rằng tôi đánh đập vợ con là chuyện riêng của gia đình tôi, nhà nước không có quyền xía vào.

Hồ sơ nhân quyền của một quốc gia trở thành một thứ mà trên đây tôi gọi là “tín dụng nhân quyền”.  Cách nhà nước ứng xử với người dân của mình tạo thành một thứ uy tín để ảnh hưởng đến các vấn đề quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới về vấn đề an ninh và kinh tế xã hội.  Như tôi đã trình bày trước đây, khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế, thế giới sẽ nhìn và tín dụng nhân quyền của Việt Nam để xem có nên giúp Việt Nam hay không.  Ngân HàngThế Giới (World Bank) hay Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) sẽ nhìn vào cách Việt Nam tôn trọng luật nhân quyền quốc tế để đánh giá tín dụng tài chánh của Việt Nam.

Chúng ta có thể tự hỏi tại sao 10 năm trước các tổ chức thế giới không quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khi cho vay hay viện trợ mà bây giờ họ mới quan tâm?

Xin thưa, mười năm trước Việt Nam mới chập chững hội nhập thế giới.  Nợ nước ngoài chưa nhiều.  Giá nhà đất ở Hà Nội Sài Gòn còn thấp.  Các đại gia chưa có xe Rolls Royce Phantom 1 triệu rưỡi USD, chưa biết ăn tô phở 35 đô, các mệnh phụ phu nhân chưa biết đeo ví Louis Vuitton, mặc áo quần Versace, Ralph Lauren v.v.  Ngày nay chúng ta đã có tất cả.  Như một tay chơi mới ngày nào tập tễnh bén mảng tới bàn nhậu với người lớn, ngày nay Việt Nam đã trở thành một tay chơi sành điệu, có thể nói là siêu đẳng.

Khi Việt Nam đã có mọi thứ vật chất rồi thì Việt Nam phải biết chơi đẹp theo luật chơi chung.  Mà thế giới chỉ yêu cầu Việt Nam chơi đẹp với người dân của mình trước cái đã.

Các tổ chức kinh tế của Liên Hiệp Quốc sẽ nhìn cách Việt Nam tôn trọng luật quốc tế để đánh giá tín dụng tài chính.  Và hệ thống luật về nhân quyền, gồm Công Ước Quốc Tế về Chính Trị và Dân Sự, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập, Công Ước về Tự Do Lập Hội v.v. là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống Công Pháp Quốc Tế về an ninh và kinh tế.

Hỏi: Lâu nay Việt Nam vẫn không tuân thủ những gì họ ký kết với Liên Hiệp Quốc, như vậy Liên Hiệp Quốc có thể cưỡng ép nhà nước Việt Nam thi hành những gì họ đã ký kết không, ví dụ như luật Nhân quyền, và bằng cách nào?

LS Nguyễn Xuân Phước: Trong sân chơi quốc tế uy tín đạo đức quốc gia rất quan trọng.  Khi một nước tham gia vào một công ước quốc tế có nghĩa nước đó chấp nhận qui luật chơi chung. Nhưng nếu nước đó không tôn trọng qui ước chung thì tùy mức độ vi phạm mà Liên Hiệp Quốc ứng phó.  Ở mức độ nặng thì Liên Hiệp Quốc sẽ xử lý bằng vũ lực như Libya hiện nay, hay Serbia trước đây.  Ở mức độ nhẹ hơn thì người ta sẽ phong toả kinh tế như đối với Iran, hay với Miến Điện.  Ở mức độ nhẹ hơn nữa thì người ta sẽ cho vay cắt cổ, hoặc hạn chế tín dụng vay vốn v.v.

Chúng ta nên nhớ khi Việt Nam được vào WTO là Việt Nam đã được thế giới chấp nhận vào sân chơi chung. Một trong những điều kiện của WTO là Việt nam phải tôn trọng luật chơi quốc tế.

Do đó, năm 2005 Việt Nam đã ban hành Luật Ký Kết, Gia Nhập và Thực Hiện Điều Ước Quốc Tế xác định mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước;  Theo đó, trong trường hợp các văn bản Việt Nam khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó (Ðiều 6 khoản 1).

Như vậy là Việt Nam đã chấp nhận luật chơi chung. Luật Ký Kết không những áp dụng cho luật về an ninh hay kinh tế, mà cho cả luật nhân quyền.  Việt Nam tham gia công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự từ năm 1982.  Với Luật Ký Kết nầy thì tất cả luật pháp Việt Nam vi phạm quyền căn bản của con người được ghi trong điều 19 của công ước và cũng điều 19 của tuyên ngôn nhân quyền đều vô hiệu lực. Cụ thể là điều 88 bộ luật hình sự hạn chế các quyền được nói, phát biểu ý kiến và lưu hành tài liệu chính trị.

Liên Hiệp Quốc sẽ theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ như là một trường hợp điển hình xem nhà nước Việt Nam có đáng tin cậy khi tham gia WTO hay không.

Như đã trình bày trên, khả năng cưỡng chế thi hành hiệp ước quốc tế của LHQ tùy theo trường hợp.  Liên Hiệp Quốc có thể dùng vũ lực hay các biện pháp chế tài như phong toả kinh tế, giới hạn tín dụng vay vốn, ngưng các chương trình viện trợ xã hội, hay những biện pháp chế tài nhẹ hơn v.v..

Hỏi: Từ sau hai trận thế chiến và nhất là những sự đàn áp và tàn sát thảm khốc dân chúng của Gadaffi ở Libya gần đây, thì hai quốc gia, như Libya hay Việt Nam có thể coi vấn đề nhân quyền là phạm vi nội bộ của họ được không?

LS Nguyễn Xuân Phước: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 xác định những giá trị phổ quát về quyền làm người.  Nhưng tuyên ngôn ra đời trong thời kỳ chiến tranh lạnh.  Các nước Cộng Sản đứng đầu là Liên Xô miễn cưỡng tham gia tuyên ngôn, nhưng trong thâm tâm họ vẫn mơ một ngày chôn vùi thế giới tư bản như khi tổng bí thư Nikita Kruschev tuyên bố “chúng tôi sẽ chôn vùi các ông” (Мы вас похороним!) trong buối tiếp tân với các đại sứ Tây phương tại Mạc Tư Khoa năm 1956.  Người Cộng Sản luôn luôn chủ trương đấu tranh giai cấp để giành miếng ăn của đồng loại như động vật chưa được thuần hoá.  Do đó, nhân quyền không phù hợp với với cách mạng vô sản.  Nhưng từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ thì một số nước Cộng Sản trước đây như Ba Lan, Tiệp Khắc trở thành những quán quân về nhân quyền.  Các nước lớn như Nga, Ukraine và các nước Trung Á cũng đi vào quĩ đạo nhân quyền thế giới.

Từ khi đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nâng cấp Ủy Hội Nhân Quyền thành Hội Đồng Nhân Quyền năm 2006, thì vấn đề nhân quyền trở thành vấn đề quan trọng ngang hàng với vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, vấn đề kinh tế thế giới.

Như thế thì vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề nội bộ của môt quốc gia nào hết.  Ngay cả các nước văn minh Tây phương cũng luôn luôn bị Hội Đồng Nhân Quyền giám sát chặt chẽ.  Hoa Kỳ là nước vẫn bị chất vấn về vấn đề đối xử tù binh Al Quaeda tại Guatanamo Bay. Thành ra vấn đề nhân quyền, dù là vấn đề nội bộ của một quốc gia, trở thành vấn đề chung của nhân loại.  Nói một cách khác, người dân không những là công dân của một quốc gia, mà đồng thời là công dân quốc tế của Liên Hiệp Quốc.  Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình, cũng như hình luật của một quốc gia bảo vệ nạn nhân bạo hành trong gia đình.

Nhìn cách Hoa Kỳ và các nước Tây Phương xử lý Gaddafi thì cũng hiểu.  Khi những thường dân Libya vô tội biểu tình chống độc tài bị đàn áp thì Hội Đồng bảo An LHQ đã  biểu quyết phạt Gaddafi.  Trong khi Việt Nam hấp tấp tuyên bố là không nên can thiệp vào nội bộ của nước khác, thì Trung Quốc đã lặng lẽ bỏ phiếu trắng, thay vì phủ quyết, cho phép LHQ dùng vũ lực can thiệp vào Libya để bảo vệ người dân.

Hỏi: Theo anh thì nhà nước Việt Nam phải xử vụ án CHHV thế nào để gỡ lại thế đứng và uy tín (nếu có) của mình đối với thế giới?

LS Nguyễn Xuân Phước: Trở lại vụ án Cù Huy Hà Vũ, chúng ta thấy vụ án nầy không còn là vụ án xử Cù Huy Hà Vũ mà là vụ án ĐCS Việt Nam tự xử mình trước toà án công luận thế giới. Đặc biệt là Việt Nam sẽ đưa các tiêu chí và nguyên lý chính trị về dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập của Liên Hiệp Quốc ra xử theo luật pháp Việt Nam.

Cách thức bộ chính trị xử lý Cù Huy Hà Vũ trong vụ án nầy quyết định giá trị của ĐCSVN trước con mắt của thế giới.

Khi nghiên cứu hoạt động của Hội Đồng Nhân Quyền tôi rất kinh ngạc là trên website của họ đã có thông tin về vụ án Cù Huy Hà Vũ.  Điều nầy cho thấy thế giới đang quan tâm sâu sắc vụ án nầy. Đơn khởi tố của Cù Huy Hà Vũ gởi lên Liên Hiệp Quốc càng giúp làm sáng tỏ trường hợp Cù Huy Hà Vũ dưới ánh sáng của luật nhân quyền.

Nhà nước Việt Nam có sự lựa chọn.  Bóng đang ở trong chân ĐCSVN.  Đá đẹp theo luật chơi quốc tế sẽ được thế giới hoan hô, tán thưởng.

Tôi tin là lãnh đạo Việt Nam có sự khôn ngoan bắt kịp luật chơi nầy trong bối cảnh cách mạng dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông hiện nay.  Đồng thời trong bối cảnh của một nền kinh tế xuống dốc không phanh, dự trữ đô la thiếu hụt, và khả năng chi trả các món nợ khổng lồ không có, nếu nhà nước Việt Nam xử lý Cù Huy Hà Vũ theo luật rừng thì cái giá phải trả sẽ rất lớn.  Điều chắc chắn là uy tín Việt Nam mất đi trước mắt của thế giới. Điều nầy ảnh hưởng đến những dự án kinh tế của World Bank và những viện trợ khác của Liên Hiệp Quốc. Đó là chưa kể tình huống một khủng hoảng kinh tế xảy ra, với nạn lạm phát leo thang nghiêm trọng làm cho đời sống người dân cơ cực, và kinh tế quốc gia phá sản.  Lúc ấy ai sẽ đưa tay cứu vớt Việt Nam?  Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên ư, hay World Bank và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF)?  Những hậu quả khác thì không thể lường được. Bài học nhãn tiền của các nước Bắc Phi, Trung Đông cũng không thể không xảy ra.  Nói chung không ai biết chuyện gì có thể xảy ra.  Cái không chắc chắn đó làm cho tương lai của chế độ rất bấp bênh.

Xưa nay các chế độ độc tài bị sụp đổ đều do những những tính toán chủ quan vì người ta ảo tưởng rằng chỉ có bạo lực là chỗ dựa vững chắc cho chế độ. Nhưng một chế độ không tôn trọng nhân quyền là tự mình chặt một chân ghế đang củng cố chế độ. Bạo lực chỉ như một cái chân giả chống đỡ cho chế độ tạm thời.  Chỉ có sự tôn trọng nhân quyền, công lý và lẽ phải mới là nền tảng đạo đức và tinh thần làm cho chế độ bền vững.

Hỏi: Cám ơn anh Phước đã bỏ thì giờ trả lời và dẫn giải tường tận cuộc phỏng vấn này  Như anh và nhiều người Việt Nam khác, tôi cũng hy vọng Luật sư Cù Huy Hà Vũ sẽ được nhà nước xử vô tội trong vụ án này.

Cám ơn Thái Anh, chúng ta sẽ chờ xem.

 

© NKTA

© Đàn Chim Việt

—————————————————

52 Phản hồi cho “Uy tín nhà nước VN sẽ gia tăng trong vụ xử CHHV sắp tới đây?”

  1. Trung Kiên says:

    Theo tôi thì comment của ông VHT không phải là “MỘT GỢI Ý BÊN LỀ CHO BẢN BÀO CHỮA ĐỐI VỚI BỊ CÁO CÙ HUY HÀ VŨ” mà là một bản “CÁO TRẠNG PHỤ”.

    VHT viết…”Ngay cả như điều 4 của Hiến pháp chẳng hạn. Ông Vũ là luật gia, chắc ông cũng hiểu, đó tuy là ý nghĩa chính trị, nhưng thủ tục sửa nó không hoàn toàn chỉ là chính trị đơn giản, thuần túy, mà thực chất còn đòi hỏi cả quy trình về pháp lý, về thủ tục, mà không phải chỉ nói là có thể có liền ngay được. “!

    Xin được hỏi LS, ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị… “xoá bỏ điều 4 HP” là có tội?

    Như thế thì còn ai dám đề xuất ý kiến nữa? Nói như ông VHT, nhà nước nói sao thì QH và nhân dân cứ phải cắm đầu chấp nhận, không được phát biểu ý kiến?

    Cám ơn ông Vũ đã can đảm đề xướng những ý kiến hết sức thẳng thắn và xây dựng! Chỉ có những người giầu lòng yêu nước như Ông mới dám thố lộ tâm tình của mình trong lúc này.

    Nếu ông VHT thực sự là một luật sư, tôi chân tình đề nghị Ông hãy suy nghĩ và học hỏi sự can đảm và trung thực nơi ông Vũ để người dân được nhờ!

  2. Võ Hưng Thanh says:

    MỘT GỢI Ý BÊN LỀ CHO BẢN BÀO CHỮA
    ĐỐI VỚI BỊ CÁO CÙ HUY HÀ VŨ

    Sở dĩ nói một bản gợi ý bào chữa, vì biết đâu vài hôm nữa tới ngày xử án sẽ còn có các bài đăng gợi ý bào chữa khác. Cũng như một bào chữa bên lề, có nghĩa là bào chữa không chính thức, nằm ở ngoài phạm vi tòa án. Mặc dầu bất cứ người chân đất nào, vẫn có thể tham gia bào chữa được cho bị cáo trước tòa, nếu bị cáo đó yêu cầu, và được tòa án cho phép. Đó là nguyên tắc bào chữa viên nhân dân mà luật VN đã có quy định. Ở đây cũng xin lược đi hết mọi quy cách về hình thức phải có trước tòa, để chỉ đi thẳng vào ngay nội dung. Cũng theo nguyên tắc quy định, yêu cầu bào chữa luôn phải dựa chính vào Cáo trạng. Nhưng Cáo trạng thì thường không cần phổ biến rộng rãi, nên chỉ có bị can mới có thể được đọc trước. Song trường hợp này, đặc biệt vì vụ án chính trị, do đó điều này có thể được phá lệ. Tức nhằm cho dư luận được minh bạch, vẫn có thể dựa vào nguồn cung cấp từ trên mạng điện tử nếu có, như mọi người đã đều đọc thấy đó. Và sau đây là nội dung cáo trạng mà Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội đã truy tố bị cáo Vũ.
    Đương nhiên tòa sẽ không quan tâm trước hết đến các yếu tố nhân thân của ông Vũ, như ông Vũ có bằng tiến sĩ luật tại Pháp, nếu đúng như thế, hay quá trình của bản thân và gia đình bị cáo thế nào, vì đó là chuyện để xem xét sau, như ông vũ là con trai của nhà thơ danh tiếng Huy Cận chẳng hạn. Mà yếu tố trước hết theo Cáo trạng, chính là bị cáo Vũ phạm vào “Tội tuyên truyền chống Nhà nước” (cụ thể điểm c, khoản I, điều 88) của Bộ luật hình sự hiện hành trong nước. Nói chính xác, Cơ quan công an có phát hiện trên mạng Internet một số bài trả lời phỏng vấn của ông Vũ có nội dung đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi đa nguyên, đa đảng, xuyên tạc cuộc kháng chiến”. Và Cáo trạng cũng nêu việc kiểm tra hành chính việc phát hiện có một đôi nam nữ ở trong phòng không có đăng ký kết hôn, có tên Cù Huy Hà Vũ và Hồ Lê Như Quỳnh, kiểm tra tài vật tìm thấy có 212.231.000 đồng, 1 máy tính xách tay và 2 USB.
    Qua đó, thấy có chứa 40 đầu tài liệu, trong đó có một số bài do ông Vũ viết, trả lời phỏng vấn có nội dung đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi đa nguyên, đa đảng, xuyên tạc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Từ đó, khám xét chỗ ở của ông Vũ, cũng thu giữ được nhiều tài liệu, trong đó có tài liệu có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời tại Cơ quan điều tra ông Vũ cũng đã khai nhận trong các tài liệu bị thu giữ có các bài viết, trả lời phỏng vấn từ nước ngoài với nội dung kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp. Cáo trạng cũng nêu ra chi tiết các nội dung, với chất giọng câu văn cụ thể của ông Vũ được thể hiện ra trong các bài phỏng vấn và bài viết đó.
    Cáo trạng cũng nhấn mạnh ý nghĩa của ông Vũ là phỉ báng chính quyền, thể chế nhà nước, xuyên tạc cuộc kháng chiến, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng, tạo điều kiện để các đối tượng phản động lợi dụng chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với các bài viết, bài trả lời phỏng vấn khác của Cù Huy Hà Vũ, cũng có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của công dân. Kết luận của Cáo Trạng, là trong thời gian từ năm 2009 đến tháng 10 năm 2010, ông Vũ đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn từ nước ngoài đăng tải trên mạng Internet, có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước. Mặt khác, Cáo trạng cũng ghi rõ nghề nghiệp của ông Vũ là tư vấn pháp luật, trình độ văn hóa lớp 10/10, tiền án tiền sự không có. Đồng thời, cũng xác định hành vi của ông Vũ đã phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước, với tội danh và hình phạt quy định tại Điều 88, khoản 1, điểm c của Bộ luật hình sự. Theo đó, các hành vi như làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Ngoài ra, Cáo trạng cũng nói rõ là hồ sơ vụ án được đánh số bút lục từ 01 đến 1299, và tang vật vụ án gồm một máy vi tính xách tay, USB, điện thoại di động, ổ cứng máy vi tính.
    Trên cơ sở Cáo trạng như thế, đương nhiên mọi luật sư nào bào chữa chính thức tại tòa cho bị cáo Vũ cũng chỉ phải xoay quanh cốt yếu ở các điểm : Tuyên truyền chống nhà nước / Đòi xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp / Đòi đa nguyên đa đảng / Xuyên tạc cuộc kháng chiến / Kết quả việc kiểm tra hành chánh / Tính chất câu văn phát biểu / Ý nghĩa phỉ báng / Tạo điều kiện để cho các đối tượng lợi dụng chống phá Nhà nước / Xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của công dân. Trong các điểm nêu trên, việc kiểm tra hành chánh không mấy quan trọng, nhưng chính ý nghĩa của tính chất lời lẽ phát biểu là quan trọng nhất. Ý nghĩa này quyết định cả các yếu tố khác còn lại như tuyên truyền chống phá, xuyên tạc. Tức hành vi của ông Vũ thật sự không quan trọng bằng chính thái độ của ông Vũ mà Nhà nước hay tòa án luôn chú trọng tới. Đây chính là điều mà các luật sự cần phải hết sức quan tâm lưu ý. Bởi việc bào chữa trước tòa nhất thiết phải tranh luận về cái tình cái lý, cái thực chất và cái hình thức, cái biểu kiến và cái nội dung, ý nghĩa. Đã ra tòa thì dù muốn dù không phải công nhận thẩm quyền của tòa án, nước nào cũng vậy, thời nào cũng vậy, vì nếu không thì tại sao anh cần hay chấp nhận phải ra tòa ?
    Cho nên các luận điểm chưởi bới, xem nhẹ tòa án hoàn toàn vô bổ, không cần thiết và hết sức vô lý. Bởi vì như thế là nhầm lẫn giữa chính trị và pháp lý. Bởi hành vi chính trị là hành vi chủ động, chủ quan riêng của mọi người, làm điều gì mình tự cho là cần thiết hay đúng đắn, miễn là không hay chưa bị truy tố, tức không thể bắt được, ít ra trước mắt. Nhưng khi đã bị ra tòa, tức đó là sự kiện khách quan. Hoặc anh không cần bào chữa, cứ làm thinh, hoặc anh cần tự bào chữa hay có nhờ người khác bào chữa, cũng luôn luôn phải là chính xác, đầy đủ, nghiêm túc, không phải xin xỏ hay phớt lờ pháp luật đang điều chỉnh điều đó, mà dầu muốn dầu không bắt buộc anh đã phải thừa nhận. Do đó cơ sở bào chữa hay biện hộ cho ông Vũ chính là căn cứ vào ý nghĩa nội dung và ý nghĩa hình thức về những điều ông bị Cáo trạng buộc tội. Ý nghĩa nội dung là nội hàm của những gì mà ý nghĩa hình thức đó chuyên chở hay chứa đựng. Các ý nghĩa nội hàm này thì ai cũng đã thấy rõ, vấn đề bảo chữa chỉ là chỉ ra các khía cạnh của những tính cách riêng của chúng, tức cái dụng, cái động cơ, hay cả đến cái mục đích nhắm đến của chúng mà thôi.
    Song chính cái ý nghĩa hình thức của nó mới là điều chính yếu hay quyết định nhất, đó là cách trình bày, diễn đạt, cách thể hiện hay cách phát biểu về những điều nội dung ấy. Rõ ràng ở đây Cáo trạng quy vào tội phỉ báng, chống phá, xuyên tạc chính quyền, chế độ, thể chế, Nhà nước. Luật sư có biện hộ được thành công hay không cũng chính là biện hộ ở các phương diện này. Tức ông Vũ quả có cố tình hay vô tình, tức có ý thức hay không có ý thức để làm những điều như thế. Bởi tục ngữ cũng thường nói cách cho hơn của đem cho. Anh phê phán người ta mà thiếu tinh thần xây dựng, thiếu trách nhiệm thì ai lại chịu nghe anh. Huống hồ anh lại còn chưởi bởi, mạ lỵ, nhục mạ người khác, thì làm sao ai chấp nhận hay chịu được. Cho dầu có đổi ngược đi vị trí thì vẫn cứ như vậy. Đấy cái đạt được được của luật sư hay không chính là ở chỗ nhằm giải tỏa cho được một cách hữu lý về các điều đó. Bởi thành công cuối cùng của luật sư là kết quả của bản án nhẹ nhất đối với bị cáo mà không là gì khác.
    Vậy nên, nội dung ý nghĩa của hành vi cho dù có quan trọng bao nhiêu, cũng chưa bằng cách thức thể hiện, cũng như mục đích thực hiện về những hành vi ấy. Có nghĩa nội dung những điều ông vũ bị truy tố, quan trọng nhất chính là ở các cách thức thể hiện của ông như Cáo trạng đã nêu. Có thể ông là người đi quá sớm đối với lịch sử hay với thời gian, nhưng chính ở thời điểm ông đi, thì cái cách đi cũng là tính cách quyết định nhất mà ông vấp phải. Cho nên người luật sư muốn bào chữa tốt cũng không thể không tập trung làm sáng tỏ điều này. Có nghĩa người luật sư trước tòa không thể là người làm chính trị, mà chỉ là một chuyên gia luật pháp, và tranh cãi với tòa chỉ là xoáy quanh khả năng thuyết phục, lý giải về mặt pháp lý trong các khía cạnh liên quan này để nhằm bảo vệ hay cứu thân chủ của mình. Việc đơn giản chỉ có thế thôi, không thể đá lộn sân, mà một số người nào đó không có chuyên môn lại chỉ cố chấp không muốn hiểu nên chỉ thường la ó vô công đủ thứ một cách lãng mãn, hay chẳng ăn nhằm gì về tính cách của xét xử cả. Ngay cả như điều 4 của Hiến pháp chẳng hạn. Ông Vũ là luật gia, chắc ông cũng hiểu, đó tuy là ý nghĩa chính trị, nhưng thủ tục sửa nó không hoàn toàn chỉ là chính trị đơn giản, thuần túy, mà thực chất còn đòi hỏi cả quy trình về pháp lý, về thủ tục, mà không phải chỉ nói là có thể có liền ngay được.
    Có nghĩa, có nhiều cái đưa vào hiến pháp một nước, một chế độ thì dễ, nhưng một khi đã đưa vào rồi, thì khi muốn đưa ra lại không hoàn toàn dễ, bởi vì nó cần đòi hỏi những thủ tục pháp quy nào đó nhất định, nếu không thì lại không hội đủ các ý nghĩa và giá trị pháp lý nào đó nhất định. Ở đây chính là mối quan hệ giữa chính trị, xã hội, và pháp luật, mà chắc chắn mọi luật sư, nhất là ông Vũ không thể không biết. Cho nên, mọi sự việc, nếu chỉ nhìn ở khía cạnh chính trị thuần túy, nó là khác. Nếu chỉ nhìn ở khía cạnh thuần túy pháp lý, nó là khác. Còn nếu chỉ nhìn ở khía cạnh thuần túy xã hội, nó lại khác. Bởi vậy, cách chơi nào hay trò chơi nào cũng có các quy tắc riêng, huống hồ những điều có liên quan đến rất nhiều người khác nhau, nhiều phương diện khác nhau, kể cả có liên quan đến lịch sử hay đời sống xã hội nhiều mặt nói chung nữa. Có nghĩa, trước khi chơi anh phải dòm trước ngó sau, coi nó có phù hợp với mục đích và năng lực của mình không, và nếu quyết chơi thì phải chịu thách đố, và cũng tùy đó mà chính đương sự cũng như luật sư phải có quan điểm biện hộ phù hợp, thích đáng nhất đối với các việc làm đã có của mình.
    Tôi biết khi viết như vậy, chắc chắn sẽ có số nhiều người đó nhao nhao lên mạ lỵ, sỉ nhục, chưởi bới, hay phản đối. Họ sẽ nhân danh tự do dân chủ, nhân quyền, đa nguyên đa đảng để lý luận kiểu hình thức theo một chiều. Nhưng họ quên rằng như vậy cũng lại đã chính tự mình tự phủ nhận tự do dân chủ và nhân quyền. Đó cũng là lý do tại sao không thể nại hoặc nhân danh tự do dân chủ, nhân quyền theo cách một chiều, để nhằm biện hộ, bảo vệ cho ông Vũ. Bởi làm như thế có khác gì cũng lại chỉ con đường một chiều nào đó mà chính mình phản đối. Ý nghĩa của con đường hữu lý với điều kiện khách quan cho phép, bao giờ cũng là con đường hai chiều thật sự, mà không phải cũng chỉ mỗi con đường một chiều nào đó, với động tác đơn giản là quay ngược lại tấm bảng chỉ đường đã có. Cho nên, người luật sư bảo vệ ông Vũ cần chú ý đến khía cạnh của câu nói trong bản Cáo trạng, “tạo điều kiện để các đối tượng lợi dụng”, cũng như “xâm phạm lợi ích Nhà nước và của công dân”. Luật sư bào chữa giỏi cho ông Vũ cũng chính là luật sư nào xở ra được, hay giải tỏa được những gì có lý có tình hay phù hợp nhất đối với mục đích, ý đồ của bị cáo Cù Huy Hà Vũ về tất cả những điều đó.
    Bởi vậy, để kết luận, cũng xin được có thơ rằng :

    Lê Công Định đã định rồi
    Ra tòa mới nói thôi rồi tôi sai
    Cù Huy Hà Vũ nay mai
    Ra tòa chưa biết nói sai đúng gì
    Chờ xem chớ vội thị phi
    Để coi kẻ sĩ nói gì mai đây
    Chuyện mình đã thấy rằng hay
    Thì nên tự biện cong ngay tỏ tường
    Thênh thang đã bước trên đường
    Chưa nên thì chớ có thương phận mình !

    Một người chân đất
    VHT
    (29/3/2011)

    • Người Khách Quan says:

      Lại lồng lộn lên nữa rồi, khổ thân ông Võ Thành Hưng quá ! Chứng bệnh hoang tưởng, vĩ cuồng nó hành hạ ông quá ! Thôi mọi người thông cảm cho ông Hưng, ông có bệnh, nên nhiều khi không làm chủ được mình, đừng thảo luận với ông ta nữa, làm quá ông ta đứt mạch máu não thì khổ cho ông ta lắm.
      Mà nè, ông Hưng ơi, tới giờ uống thuốc rồi đó, uống trễ có hại lắm đó.

      • Võ Hưng Thanh says:

        TRẢ LỜI ÔNG NGƯỜI-CHỦ-QUAN-NÀO ĐÓ

        Đời bây giờ sao tầm thường quá tệ
        Biết làm sao nâng đặng nổi lên đây
        Xem dân chủ tự do như trò trẻ
        Vậy mà luôn vỗ ngực kiểu ta vầy
        Người đứng đắn thật ngán ngao quá lẽ
        Than ôi thôi sao thế sự với đầy
        Dân trí ấy biết bao giờ mới khá
        Dân tộc ơi không lẽ lại chào thua !

        VHT

    • Hwy Tse says:

      VỤ ÁN / CHHV

      ” The predictions for future have been considered as the strongest and the rarest.”

      1) CÓ THỂ là bị cáo CHHV bị truyền vào cơ thể một hoạt chất mà sẽ làm tê liệt ý chí đối kháng của Ông !

      2) Tòa án CÓ THỂ sử dụng cặp phạm trù ” Bản chất và Hiện tượng” ( trong triết học Duy vật biện chứng ) để thẩm định vụ án này.

      3) LS/ CHHV CÓ THỂ sẽ bị kết án “4 năm tù giam”.
      (còn tiếp)

      Hwy Tse, S&FR,…

    • THANH says:

      Người dân cũng mong sao các nhà dân chủ biết bảo vệ sinh mạng của mình. Họ có nhận điều gì đó thì người dân cũng hiểu và thông cảm. Rất cần họ khôn khéo để không phải bị án lâu năm. Nhân dân đang rất cần họ trở về để tiếp nối con đường đấu tranh cho Dân chủ , tức là đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân !!
      LS CHHV làm điều gì cho đất nước, cho dân Việt, 1 kẻ thất phu cũng hiểu , lý nào ông không hiểu ??? Nghe nói ông là LS ở Đà Nẵng ?? Ông có dám ra bào chữa cho giáo dân CỒN DẦU hay chính vị LS xứ Hà Thành này bảo vệ cho giáo dân Cồn Dầu Đà Nẵng ??? Ông có thể viết 1 bài thơ BỈ ỔI như thế để công kích những người đã biết sống vì dân vì nước ? Tôi không tưởng tượng được !!!
      GIÁO DÂN CỒN DẦU, GIÁO DÂN ĐỒNG CHIÊM , THÁI HÀ CÙNG DÂN OAN KHẮP NƠI NGÀY 4/4 PHẢI BIẾT LÀM GÌ CHO LS CÙ HUY HÀ VŨ !!!

      • Võ Hưng Thanh says:

        Này ông miệng tỉ tì ti
        Ông đâu có biết là gì luật sư ?
        Biết thì mới nói tỏ tường
        Còn như không biết dựa tường mà nghe !
        ………………………………………………….
        VHT

  3. giang says:

    bai viet that xuat sac , cam on luat su nguyen xuan phuoc ,nho bai phong van nay ma toi duoc hoc hoi nhieu tu the gioi benh ngoai.
    (BBT nhắc bạn đánh dấu tiếng Việt)

  4. Cù Huy Cụ says:

    Theo tôi thì lời góp y của ông Trần Công Bình và bài thơ của ông ” Tap Lam Van”là thực tế và hay. Đúng là như vậy. Ông Trần công Bình chúng tôi hay thấy những nhận xét của ông trên các bài viết. Ông nhận xét sắc xảo và minh bạch có lý đạt tình. Xin ông viết bàI CHO BẠN ĐỌC NGHE THÌ HAY BIẾT MẤY.
    Còn chúng tôi mong ông Tap Lam Van hãy tho cho cac bài quan trong để nhận xét vừa hay vừa đỡ căng thẳng quá. chính trị bao giờ cũng nhức đầu.
    Cù Huy Cụ

  5. Phan Đông Hoài says:

    Kính chị Dương Hà, Xuân Bích và gia đình họ VŨ

    Mấy hôm nay trên nhiều trang web đã viết về ông Cù Huy Hà Vũ, đa phần đều cho rằng TS Cù Huy Hà Vũ là người chân chính, yêu nước và thương dân, những lời phát biểu và kiến nghị của ông Vũ trong sáng, phát xuất từ tấm lòng vì TỔ QUỐC VIỆT NAM và với tất cả thiện chí xây dựng!
    Chỉ trừ một vài ba người vì suy nghĩ nông cạn hay thiếu thông tin bên ngoài, họ chỉ dựa vào báo chỉ nhà nước để kết tội ông Vũ, nhưng tôi tin là ông Hà Vũ sẽ được trả tự do vào ngày 4.4 tới đây, vì những người yêu nước và có lương tâm sẽ ủng hộ ông Vũ mạnh mẽ. Sự thật và Công lý sẽ được tôn trọng. Xin ơn trên phù hộ cho ông Vũ và cho đất nước Việt Nam.
    Kính chào trong sự hiệp thông!

  6. Tập Làm Văn says:

    Luật sư biện hộ trước tòa
    Vai trò chính thức mới là chính danh
    Trước tòa không nói loanh quanh
    Nói vào điều luật mà tranh cãi tòa
    Hơn thua là cái tinh hoa
    Cãi cho thân chủ thoát qua nạn này
    Luật sư như thế mới hay
    Chứ còn qụy lụy khác gì kiếm ăn
    Hỏi thăm ông Luật Hưng Thanh
    Đầu cúi, mặt úp hỏi danh nỗi gì
    Thưa toà thân chủ tội chi
    Nếu lỡ phạm lỗi ấy thì giảm khinh?

    Biết rằng toà sẽ đóng đinh
    Vì theo lệnh đảng pháp đình đã treo
    Dẫu rằng vô tội cũng hèo
    Đảng bán thịt chó treo đầu nai tơ
    Hưng Thanh ông luật quá khờ
    Hà Vũ vì thế mà sờ án chăng
    Không không có Tập Làm Văn
    Hà Vũ vô tội, án căn đã trình
    Mong toà phân xử phân minh
    Lý, Tình, Luật, Lệ, án đình đã ghi
    Cù Vũ chẳng có tội chi
    Vì lòng yêu nước và vì thương dân
    Quan toà công lý cái cân
    Phán rằng vô tội chủ nhân ông CÙ
    Xét rằng hai cái cao su
    Chẳng thể chống đảng mút cu nhà mình
    Xin mời ông Vũ dời đình
    Phiên toà chấm dứt dân tình cũng vui

    • Võ Hưng Thanh says:

      Ông bán đứng hay cứu Cù Huy Vũ ?
      Kiểu khôn ranh mà bày đặt làm thơ
      Thơ con cóc thúi ình trong hủ nút
      Ông cứu người hay chấm mút thêm đây ?

      VHT

      • Tập Làm Văn says:

        Nè ông Võ Hưng Thanh

        Yêu cầu Ông nên ăn nói nghiêm chỉnh đàng hoàng!
        Không biết Ông có phải là luật sư hay không, nhưng văn ngôn của Ông chỉ là thứ cúi đầu khòm lưng! Tôi nói ông Cù Huy Hà Vũ không có tội là quyền của tôi! Còn Ông cho là “có tội” là quyền của Ông! Hành động của nhà nước VN quá tiểu nhân bỉ ổi, bắt ông Vũ trong khách sạn với lý do “gái gú với bằng chứng 2 bao su đã sử dụng”, rồi sau đó khép tội hình sự theo điều 88! Là một LS Ông có thấy xấu hổ khi a dua với nhà nước không?

        1) Chuyện “Khách sạn” là chuyện cá nhân, không liên quan đến nhà nước!
        2) Ai dám khẳng định 2 cái bao cao su ấy (giả định nếu có) là của ông Vũ?
        3) Từ chồ 2 bao cao xu biến thành điều 88 (quá trẻ con)

        Đứa trẻ nên 8 cũng phải phì cười khi đọc cáo trạng, còn Ông là một LS lại tin bản cáo trạng bố láo?

        Làm Văn, tôi, tôi Tập Làm Văn
        Còn Ông, Ông thích thích ăn cái gì?
        Chấm mút? Ông cứ mút đi
        Cứu người? Ông đã vạ oan cho người?

      • Võ Hưng Thanh says:

        KÍNH GỞI ÔNG TẬP-LÀM-VĂN

        Ông chưởi trước rồi bảo người đừng chưởi
        Bất công ôi mà lại muốn công bằng
        Cái giống đó chỉ đồ trên khóe miệng
        Đừng làm văn mà nên trước làm người
        Đừng tập nữa có nên đâu để tập
        Phải trọng người rồi người mới trọng ta
        Ồng chưởi bới giống như kiểu đồ đểu càng
        Lại còn đòi người khác phải trọng ông !
        Ngô nghê thế ăn cái gì ông tự biết
        Cớ làm sao tôi phải biết thay ông !

        VHT

      • Võ Hưng Thanh says:

        Ông hổn láo bảo đàng hoàng sao được
        Sờ gáy xem ông đáng thế hay sao
        Tấn công trước giả nai là dối trá
        Đánh người xong người đánh lại phủ đầu
        Nước sông giếng cớ sao xâm hại trước
        Làm như ngu chẳng biết quả là sao ?

        VHT

      • Tập Làm Văn says:

        Cái tên rất đẹp Hưng Thanh
        Mà khi mở miệng hôi tanh thế này
        Có chăng là gã dân cày
        Luật sư, trí thức miệng tày sao nên
        Bán văn để kiếm đồng tiền
        Làm tôi cho đảng chẳng phiền lương tâm!

      • TUẤN says:

        Chào ông Võ …CAM.
        LS CHHV là vị LS của nhân dân. Một người đã biết nói lên tiếng nói của ngàn người dân VN. Vị luật sư khả kính !! Một hiệp sĩ của thời đại !!
        LS CHHV là LS của nhân dân ắt trở thành kẻ thù của cái gọi là chính quyền CSVN ! Thế ông là ai hở ông LS họ VÕ ???

      • Võ Hưng Thanh says:

        Lời ông nói như vịt kêu chí chóe
        Chỉ nhìn vào thiên hạ thấy ra sao
        Ông hãy học cách làm người lợi ích
        Đứng có ham kiểu cách nói tào lao
        Lời nói ấy giống ễnh ương kêu đại
        Sánh làm sao tiếng gió non cao !

        VHT

  7. Le Nguyen says:

    Chào các ông Nói Leo, Trung Kiên ,
    Trên diễn đàn DCVinfo các ông có thắc mắc ” hiện tượng” Võ Hưng Thanh :” Có phải Võ Hưng Thanh sinh năm 1944, Quảng Nam ….Tiến Sĩ Triết Học và hành nghề Luật Sư tại SaìGòn?” Nhưng không được xác nhận hoặc đính chính về thông tin đó!
    Người đọc xin mở ra những nút thắt để cùng nhau suy luận và định nghiệm :
    _ Những ai sinh năm 1944, đat được thành tích Tiến Sĩ và Luật Sư thật đáng khâm phục,nhưng chính nó cũng chỉ ra rằng , những người ở lứa tuổi này , đã được trưởng thành , được hấp thụ,đào tạo từ nền giáo dục của Miền Nam VN. Cách mà VHT biểu lộ trên diễn đàn này, thật không giống với cái cách mà đa phần trí thức Miền Nam sống và ứng xử. Ngay như Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu ,Trần Vàng Sao…Dù đã bước hẳn sang phía “bên kia”, đã từng bị phản đối là:” ăn cơm quốc gia,thờ ma CS; đâm sau lưng chiến sĩ “,vẫn được cư xử cách đúng mực của một trí thức có tri thức.
    _ Trong các bài viết ,các comments của hiện tượng VHT luôn ” hở sườn” có chủ ý hoặc cố tình sử dụng ngôn ngữ có tính khiêu khích , manh động và dùng thơ như là thứ vũ khí tấn công mọi phản biện , bất chấp lý lẽ đúng sai ,nhưng không “phô diễn “được triết luận của triết học , kiến văn của luật học, ngoài những con chữ , đống chữ được lặp đi ,lặp laị như: chủ quan ,khách quan ,tiêu cực, tích cực, vĩ mô ,bản lề…cứ theo điều luật để mà giảm khinh, luật cần nhân đạo …Như thế không thể là Tiến Sĩ Triết Học, không thể nào là Luật Sư được!
    _ Một điểm khác trong giọng văn của VHT , từ văn xuôi đến văn vần có vài khác biệt nhỏ , từ cách dụng từ đến cách diễn ý. Sự khác biệt đó nói lên điều gì ,có nhiều “cá thể” ( chữ của báo lề trái thường dùng) trong” tác nghiệp” của VHT. Điển hình là bài thơ:”Gởi Nhà Thơ Trần Đăng Khoa.” trong phần comment của bài chủ :” Trần Đăng Khoa Và Thơ Văn Bỏ Mả ” của tay phiếm luận có hạng Tưởng Năng Tiến .Bài thơ ngũ ngôn ,36 câu, 9 tiểu đoạn . Đoạn 6 có viết:

    ” Hồi trẻ tôi đọc ông
    Nghĩ ông là thần đồng
    Đến sau tôi vỡ lẽ
    Nên thấy hoài nghi ông .”
    Thú thật , trong các bài thơ mang tên VHT đăng trên DCV info ,đây là bài thơ làm người đọc , có lại được cảm giác một thời sôi nổi của thơ.Cũng từ đó ,chỉ cho người đọc thấy được sự khác biệt,sự lạ của nhóm thơ ,văn VHT. Sự lạ đó là , VHT sinh 1944 ở Nam VN và Trần Đăng Khoa sinh 1958 ở phiá bắc VN , hai người chênh lệch tuổi rất nhiều, Thế thì , bằng cách nào khi còn trẻ mà VTH đọc được thơ của Trần Đăng Khoa, lại nghĩ Trần Đăng Khoa là thần đồng ? Với lại , nếu VHT sinh năm 1944, khi đọc được thơ của TĐK , theo “chủ quan ” của VHT là chưa già , nhưng theo “khách quan” của người đọc và nhiều người khác có đầu óc hơi tỉnh táo thì lúc đó VHT không phải là trẻ nữa. Vậy mà khi “còn trẻ” đọc thơ TĐK, lại nghĩ ông ấy là thần đồng , nhưng theo người đọc thì thấy chất vè đè bẹp chất thơ của TĐK khá rõ, không cần vận dụng trí óc nhiều.Chịu, miễn bàn!
    Tóm lại , Võ Hưng Thanh,sinh 1944, Quảng Nam …Tiến Sĩ Triết Học và hành nghề luật sư tại Sàigòn , không phải là Võ Hưng Thanh mà các ông Nói Leo ,Trung Kiên thắc mắc , nếu đúng thì đã bị “nhuộm” hoặc không còn là Võ Hưng Thanh ,một trí thức đã được giáo dục và trưởng thành ở Miền Nam Việt Nam .Thân.

    • D.Nhật Lệ says:

      Tôi cho rằng ông VHT.có thể là luật sư hay tiến sĩ triết
      học,cũng là chuyện thường,không có gì lạ cả.
      Ở VN.hiện nay,ra ngõ là gặp tiến sĩ chạy đầy đường !
      Ông VHT.có lẽ là tiến sĩ triết học Mác Lê,biết đâu là
      tiến sĩ Bảo vệ…ghế ngồi cho Đảng chẳng hạn.Còn luật
      sư thì chỉ chuyên biện hộ bằng luật…rừng xanh !
      Xin lỗi trước ông VHT đấy nhé ! Nếu sai cũng xin lỗi luôn.

      • Võ Hưng Thanh says:

        Thôi thôi đừng có nói mò
        Kiểu người ăn ốc để cho người đời …
        Phải tìm đổ vỏ có nơi
        Nơi nào hơn chỗ đổ vào miệng ông !

        VHT

    • Trung Kiên says:

      Cám ơn bạn Le Nguyen đã cho biết nhận định của mình và thông tin về ông Võ Hưng Thanh! Cũng có thể như Bạn nói, có thể trùng tên chăng, còn văn thì mọi người đã thấy.

      Chúc Bạn sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực!

      • Võ Hưng Thanh says:

        Tôi như mây nổi trên ngàn
        Cho dù ông có đoán quàng đoán xiên
        Cuộc đời bao chuyện đảo điên
        Cũng là bởi kẻ nói xiên nói quàng !

        VHT

    • Võ Hưng Thanh says:

      Eo ôi suy luận làng nhàng
      75 tôi đọc cứ càng trẻ khô
      Óc ông sao giống như đồ …
      Đồ gì ông biết có sao nói vầy
      Tôi đây thì vẫn tôi đây
      Ông càng cố chưởi chỉ vầy thân ông
      Lúa ngô khoai thóc ngoài đồng
      Còn ông như thể con nhông rình mồi
      Cuộc đời đến thế mà thôi
      Cần người hảo hán sá gì tiểu yêu !

      VHT

  8. Võ Hưng Thanh says:

    Luật sư biện hộ trước tòa
    Vai trò chính thức mới là chính danh
    Trước tòa không nói loanh quanh
    Nói vào điều luật mà tranh cãi tòa
    Hơn thua là cái tinh hoa
    Hiểu sao cho đáng mới là hơn thua
    Còn như nói kiểu con cua
    Bò qua bò lại kiểu chùa thắng ai
    Tôi đây tuy chẳng có tài
    Cũng bàn lề trái ngoài đài mà thôi
    Chớ khi có dịp lên đài
    Nói sao chí lý mọi người cùng nghe
    Mặt trời nào thể tay che
    Nói câu gì cũng tai nghe mọi người
    Chỉ anh mít đặt mới cười
    Những điều tôi nói cho người lợi thôi
    Chớ đâu như kiểu nổi trôi
    Thấy người bị nạn tưởng xôi phần mình
    Ôi thôi đời quả bất bình
    Bọn chuyên phá thối có tình chi đâu
    Người khôn nói có đuôi đầu
    Còn như đám dốt lộn đầu lộn đuôi
    Thế sao thuyết phục được người
    Trước tòa nghiêm túc chuyện cười sao nên
    Than ôi chẳng biết phận hèn
    Cứu người không cứu còn thêm hại người !
    Cứ đem chính trị mà hươi
    Kiểu này chính trị bằng mười chính em
    Chính em dốt quá anh à
    Để lòi trôn đít ta ma rợn người !

    VHT

    • Người Khách Quan says:

      Đọc thơ con cóc của Võ Thành Hưng chỉ thấy rõ bản chất của một người nhỏ nhen, hèn hạ tiểu nhân. Chỉ vì ghanh ghét cái tài của người khác, mà sẵn sàng chửi rũa, lẽo lự, ăn thêm nói bớt.
      Tôi nghĩ ông nên vào chùa, nhờ các vị sư phụ chỉ điểm để giảm bớt bản chất sân si, đố kỵ nhỏ nhen của ông đi, có như thế thì ông mới có một cuộc sống cân bằng, chứ như bây giờ, tôi thấy ông tội nghiệp quá, khi thấy người khác có tài, ông lại lồng lộn lên, thật là khổ cho ông quá.

      • Võ Hưng Thanh says:

        Ha ha lâu mới gặp người
        Cái anh xỏ lá trên đời hay sao
        Thấp lùn tịt nói cầu cao
        Như con dế mén kêu gào hang sâu
        Biết chi mọi sự trên đời
        Tưởng mình cao cở đầu đanh mới kỳ !
        ………………………………………………..
        VHT

      • Võ Hưng Thanh says:

        Thơ tôi con cóc bằng vàng
        Làm thơ như thể trên đàng dạo chơi
        Còn ông như hạt bời lời
        Nổ nghe lách tách để đời coi vui
        …………………………………………
        VHT

      • Võ Hưng Thanh says:

        Tôi rất khoái mỗi khi vào bàn phiếm
        Thoăn thoắt thôi thơ đã có ra rồi
        Như ông bảo thơ tôi là con cóc
        Cóc nhảy nhanh như gió cuốn ngoài khơi
        Ông biết đấy mỗi giờ ba trang giấy
        Làm thơ chơi A4 chốc đầy rồi
        Thơ như kiểu nói chơi nhằm thư giản
        Đâu như ông cứ rị mọ trên đời !
        Ông cứ nghĩ ông to đùng con kiếng
        Tôi thì xem mình nhỏ giống đại bàng !

        VHT

  9. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Người dân VN nào mà đọc xong bài phỏng vấn dưới đây, khi có dịp xuất ngoại tay cầm hộ chiếu VN, tay kia nên cầm …..QUẦN để che mặt!!! Mắc cỡ quá trời!!!!

  10. Vinh says:

    “Các tiêu chí và nguyên lý chính trị về dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập của Liên Hiệp Quốc “, mấy thứ này Nguyễn Tấn Dũng và đàn em không hiểu đâu. Họ bắt bớ tù đày nhiều nhà dân chủ, đàn áp dân oan khiếu kiện đất đai có thấy LHQ lên tiếng đâu, nên họ làm tới. Ai nói thì gân cổ ” khg được xen vào chuyện nội bộ”. Họ ngồi trên đầu dân VN, no cơm ấm cật, tiền đầy túi đến mờ cả mắt. Còn bảo họ là đầy tớ của dân là nói dóc. Gặp dân thì quắc mắt, đập bàn đập ghế. Dân thường gởi một cái đơn thắc mắc về hành chính đến 3 tháng chưa thấy trả lời.

Leave a Reply to THANH