WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Uy tín nhà nước VN sẽ gia tăng trong vụ xử CHHV sắp tới đây?

Uy tín nhà nước Việt Nam sẽ được gia tăng với thế giới trong vụ xử CHHV sắp tới đây?

Nguyễn-Khoa Thái Anh phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Phước sau khi vụ án của Cù Huy Hà Vũ được nhà nước hoãn lại 10 ngày.

Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ…!

Vừa rồi, nhiều người rất cảm kích chuyện anh đại diện cho gia đình CHHV đệ đơn khởi tố nhà nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc. Bài phỏng vấn của anh trên Người Việt và nhất là sau đó được thông tin trên BôxitViệtNam là một chuyện đáng ghi nhớ. Anh có nghĩ rằng tác dụng của nó (về việc đưa vụ án này ra công pháp quốc tế) có ảnh hưởng tích cực cho vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ không? Và nếu có thì anh nghĩ sao về vụ nhà nước Việt Nam đình chỉ vụ này. Có phải họ đang nao núng, tìm cách đối phó với phản ứng của công luận? Theo anh vụ đình hoãn 10 ngày này lợi hại ra sao?

LS Nguyễn Xuân Phước: Cảm ơn Thái Anh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một số suy nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Nhưng Thái Anh tham quá.  Hỏi một câu mà thành 3, 4 câu làm cho tôi bội thực.  Hơn nữa Thái Anh đặt những vấn đề rất chuyên môn và phức tạp của hệ thống luật quốc tế rất khó để trình bày ngắn gọn và đầy đủ.  Do đó, tôi xin trả lời từng luận điểm và tìm cách làm đơn giản từng vấn đề một để mọi người dễ theo dõi.

LS Nguyễn Xuân Phước

Vấn đề đưa hồ sơ của Cù Huy Hà Vũ ra Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thật ra chỉ là thủ tục chính thức để HĐNQ xét trường hợp bắt giam tùy tiện.  Nếu chúng ta lên website của HĐNQ thì chúng ta đã thấy thông tin về Cù Huy Hà Vũ đã có trên đó trước rồi.  Điều nầy có nghĩa Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã có mối quan tâm đặc biệt về trường hợp Cù Huy Hà Vũ trước khi chúng tôi chính thức đệ trình hồ sơ của ông ta.

Về tác dụng của đơn khiếu tố của Cù Huy Hà Vũ lên HĐNQ thì ở một chừng mực nào đó nó có ảnh hưởng tích cực cho vụ án chứ.  Chúng ta nên nhớ là đây là vụ án chính trị.  Và có lẽ vụ án chính trị lớn nhất từ khi Việt Nam đổi mới, và do đó, nó là vụ án chính trị lớn nhất từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế thủ tướng.

Tôi nhấn mạnh đến giai đoạn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đây là giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vấn đề tư tưởng Mác Lê vô địch muôn năm, hay chủ nghĩa xã hội sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản, thì ĐCS và nhà nước chỉ nói với nhau nho nhỏ trong nhà, chứ ra ngoài thế giới thì tuyệt đối không hề nói tới vấn đề nầy.

Tôi nói vụ án Cù Huy Hà Vũ là vụ án chính trị lớn nhất từ xưa đến nay vì “tội ác” của ông ta là đặt lại giá trị chủ nghĩa Mác-Lê, sự độc quyền lãnh đạo của đảng CS, đồng thời ông yêu cầu phải có dân chủ, đa đảng và xây dựng cơ chế pháp trị tam quyền phân lập.  Quan điểm của ông Hà Vũ về Dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập lại là những tiêu chí và nguyên lý chính trị căn bản của Liên Hiệp Quốc.

Thành ra vụ án Cù Huy Hà Vũ không những đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận của người dân mà trở thành phiên toà do nhà nước Việt Nam xét xử tiêu chí và nguyên lý tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Trong đơn khiếu tố hồ sơ Cù Huy Hà Vũ lên Hội Đồng Nhân Quyền tôi đã trích dẫn tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân chủ, đa đảng và độc lập toà án.

Thời kỳ trước nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các vụ án chính trị chỉ là một họp mặt xử lấy lệ để tuyên án theo quyết định của … “bề trên.”  Nhưng hiện nay Việt nam đã hoàn toàn hội nhập thế giới, và cả thế giới đang theo dõi xem Việt Nam có tôn trọng luật chơi chung không qua vụ án nầy.

Như vậy thì sự quan tâm của quốc tế đối với vụ án chắc chắn phải làm cho nhà nước và Đảng Cộng Sản (ĐCS) phải vô cùng thận trọng.

Tình hình nhân dân Bắc Phi và Trung Đông nổi dậy đòi tự do dân chủ và Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết bảo vệ dân chúng nổi dậy chống độc tài cho thấy khi dân đã hết sợ độc tài thì “cái hết sợ” của họ làm cho các chế độ độc tài “rất sợ”.  Ước vọng tự do dân chủ của người dân dưới chế độ độc tài ngày nay có cả một thế giới yêu tự do dân chủ đứng đàng sau họ.

Do đó, tôi cho rằng việc hoãn lại ngày xử Cù Huy Hà Vũ phản ảnh sự do dự của nhà nước.  Hoặc Việt Nam phải để cho ông Hà Vũ được tự do để mua “tín dụng nhân quyền” với thế giới, để chứng tỏ với thế giới là Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng nhân loại; hoặc nhà nước Việt Nam cho ông đi tù và ‘xù’ giá trị tín dụng nhân quyền, và hành xử như một Gaddafi của Libya.  10 ngày là thời gian dài đủ đề bộ chính trị có thì giờ cân nhắc sự chọn lựa phương thức giải quyết vụ án và hậu quả nghiêm trọng của nó.

Nói chung, tôi cho rằng hoãn ngày xử Cù Huy Hà Vũ là sách lược mua giờ khôn ngoan.  Nó có lợi cho cả hai bên bị cáo và nhà nước.

Hỏi: Nếu anh nghĩ rằng công luận hay dư luận quốc tế làm cho nhà nước (hệ thống tòa án) Việt Nam chùn chân phải xét lại thủ tục và bước đi sắp tới của mình, thì có phải pháp luật Việt Nam đã có tiến bộ hơn so với khi trước, vì họ bớt chai mặt, tự ý hay cố tình chà đạp một cách trắng trợn lên quy trình/trình tự pháp lý của một cá nhân mà Anh-Mỹ gọi là due process?

LS Nguyễn Xuân Phước: Đúng như thế.  Pháp luật Việt Nam dù chưa hoàn chỉnh nhưng có những tiến bộ đáng kể.  Tiến bộ là do quá trình hội nhập vào cộng đồng văn minh của nhân loại. Chúng ta đi từ một nền “pháp luật rừng sâu” ở thời kỳ đấu tranh giai cấp, đánh tư sản, tịch thu tài sản của giai cấp tư sản, bỏ tù các nhà tư sản một cách an nhiên tự tại, đến nền “pháp luật rừng xanh” khi bắt đầu đổi mới, và đến nền “pháp luật rừng thưa” khi hội nhập vào cộng đồng thế giới.

Có nghĩa rằng chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống pháp luật tôn trọng công lý và lẽ phải.  Điều nầy được xác định bởi cựu bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, và cựu chánh án toà ánh nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện, chứ không phải do cá nhân tôi võ đoán.

Hướng tiến tới của xã hội văn minh là tiếp tục kiện toàn nền toà án độc lập và bảo vệ người dân khi họ hành xử các quyền tự do căn bản của con người trong xã hội. Các quyền căn bản nầy được Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế công nhận và được hiến pháp Việt Nam thừa nhận.  Do đó, Việt Nam phải cho thế giới thấy sự tiến bộ của mình qua vụ án lớn nầy.

Hỏi: Yếu tố gì đã làm cho nhà nước Việt Nam phải xét lại cách xử sự luật rừng của mình? Có phải vì chuyện bất xứng của luật pháp Việt Nam so với luật pháp  quốc tế hoặc do luật pháp quốc tế có ràng buộc với vấn đề luật lệ kinh doanh, đầu tư của quốc tế vào Việt Nam?

LS Nguyễn Xuân Phước: Khi chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh thì chúng ta cũng phải sống sao cho có vẻ văn minh với thiên hạ. Giống như một anh nhà quê khi ở quê còn chân lấm tay bùn, nhưng khi đã lên đến tỉnh thành thì anh phải hành xử như một người thành phố.

Nói một cách khác, cuộc chơi nầy không khác gì cuộc chơi quanh bàn tiệc giữa bạn bè.  Người ta cho anh ngồi chung bàn thì anh cũng phải có cách hành xử đẹp với anh em.  Người ta bao anh một chầu bia nầy, thì anh cũng phải biết mời anh em một chầu bia khác.  Anh không thể nào ì mặt ngồi vào bàn nhậu hết ngày nầy qua ngày khác rồi phủi đít đứng dậy ra về.  Anh chơi như thế thì anh em sẽ khinh anh. Và từ từ người ta không chơi với anh nữa.

Bang giao quốc tế nghe có vẻ to lớn, nhưng cũng chỉ là một sân chơi như thế thôi. Khi vào sân chơi thế giới ở LHQ thì người ta có luật chơi chung.

Hiện nay LHQ có 3 hội đồng là Hội Đồng Bảo An, Hội Đồng Nhân Quyền và Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội để giải quyết ba (3) vấn đề lớn của thế giới đó là vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, vấn đề nhân quyền, và vấn đề kinh tế xã hội.  Ba vấn đề nầy được điều tiết bởi những công ước quốc tế.  Những công ước quốc tế là luật chơi chung.  Ba vấn đề đó có giá trị ngang nhau trong sân chơi nầy.

Một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền mà cứ hay quịt nợ thì là một quốc gia xấu.

Một quốc gia giàu có mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì cũng là một quốc gia xấu.

Nhưng một quốc gia vừa nghèo, vừa nợ nhiều mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì là một quốc gia rất xấu.  Dân chơi thứ thiệt không muốn chơi với hạng nầy.

Trong ba vấn đề lớn của thế giới, nhân quyền thuộc phạm vi đạo đức.  Nó nói lên nhân cách của một quốc gia. Môt quốc gia tôn trọng nhân quyền là một quốc gia có nhân cách lớn, bạn bè trên thế giới quí trọng anh.  Khi anh hoạn nạn các nước xúm lại giúp đỡ anh với sự quí mến, tôn trọng.  Như khi Nhật Bản bị nạn động đất tàn phá hiện nay, cả thế giới xót thương chạy đến giúp đỡ.  Khác với thái độ của thế giới đối với một Nhật Bản thời kỳ đệ nhị thế chiến.  Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đội đồng minh năm 1945, những kẻ gây tội ác chiến tranh bị xử tử hình.

Do đó, nếu một quốc gia sống không có nhân cách, chà đạp nhân quyền người dân của họ, khi bị hoạn nạn, người ta cũng có thể sẽ giúp đỡ, nhưng bố thí cho nước này như cho một người ăn mày. Tất nhiên họ cũng sẽ sống, nhưng sống trong sự tủi nhục.

Hỏi: Nhân đây cũng xin anh cho biết ý kiến về sự bất cập giữa luật quốc tế và luật quốc gia? Nhất là đối với Việt Nam, trong lúc tình trạng kinh tế suy đồi như hiện nay, thì sự bất cập này có ý nghĩa gì với giới cầm quyền nếu họ còn muốn duy trì được sự tin tưởng của quốc tế?

LS Nguyễn Xuân Phước: Như đã trình bày trên, khi chơi trên sân chơi quốc tế chúng ta phải biết tôn trọng luật chơi và chơi cho đẹp.  Không ai muốn chơi với người chơi bẩn.

Ba vấn đề lớn của thế giới là hòa bình, nhân quyền, và kinh tế xã hội đều liên quan mật thiết với nhau.  Trong ba vấn đề nầy vấn đề an ninh và kinh tế xã hội là những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nước nầy và nước khác.  Nhưng vấn đề nhân quyền là vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nhà nước sở tại và chính người dân của mình.

Tự bản chất, nhân quyền là vấn đề quan hệ nội bộ của một quốc gia. Nhưng khi một quốc gia trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc thì vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề riêng của quốc gia đó, mà là vấn đề chung của thế giới.  Do đó, khi một quốc gia không muốn thế giới dòm ngó vi phạm nhân quyền của mình, coi vấn đề nhân quyền là vấn đề riêng, quốc gia đó tự phủ định những giá trị chung của cộng đồng quốc tế.

Vấn đề vi phạm nhân quyền của một quốc gia cũng giống như vấn đề bạo hành trong gia đình. Người đàn ông trong gia đình không thể lấy quyền gia trưởng đánh đập vợ con tàn nhẫn được.  Khi ông ta hành hung vợ con ông ta đã vi phạm luật hình sự.  Ông ta không thể lý sự càn rằng tôi đánh đập vợ con là chuyện riêng của gia đình tôi, nhà nước không có quyền xía vào.

Hồ sơ nhân quyền của một quốc gia trở thành một thứ mà trên đây tôi gọi là “tín dụng nhân quyền”.  Cách nhà nước ứng xử với người dân của mình tạo thành một thứ uy tín để ảnh hưởng đến các vấn đề quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới về vấn đề an ninh và kinh tế xã hội.  Như tôi đã trình bày trước đây, khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế, thế giới sẽ nhìn và tín dụng nhân quyền của Việt Nam để xem có nên giúp Việt Nam hay không.  Ngân HàngThế Giới (World Bank) hay Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) sẽ nhìn vào cách Việt Nam tôn trọng luật nhân quyền quốc tế để đánh giá tín dụng tài chánh của Việt Nam.

Chúng ta có thể tự hỏi tại sao 10 năm trước các tổ chức thế giới không quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khi cho vay hay viện trợ mà bây giờ họ mới quan tâm?

Xin thưa, mười năm trước Việt Nam mới chập chững hội nhập thế giới.  Nợ nước ngoài chưa nhiều.  Giá nhà đất ở Hà Nội Sài Gòn còn thấp.  Các đại gia chưa có xe Rolls Royce Phantom 1 triệu rưỡi USD, chưa biết ăn tô phở 35 đô, các mệnh phụ phu nhân chưa biết đeo ví Louis Vuitton, mặc áo quần Versace, Ralph Lauren v.v.  Ngày nay chúng ta đã có tất cả.  Như một tay chơi mới ngày nào tập tễnh bén mảng tới bàn nhậu với người lớn, ngày nay Việt Nam đã trở thành một tay chơi sành điệu, có thể nói là siêu đẳng.

Khi Việt Nam đã có mọi thứ vật chất rồi thì Việt Nam phải biết chơi đẹp theo luật chơi chung.  Mà thế giới chỉ yêu cầu Việt Nam chơi đẹp với người dân của mình trước cái đã.

Các tổ chức kinh tế của Liên Hiệp Quốc sẽ nhìn cách Việt Nam tôn trọng luật quốc tế để đánh giá tín dụng tài chính.  Và hệ thống luật về nhân quyền, gồm Công Ước Quốc Tế về Chính Trị và Dân Sự, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập, Công Ước về Tự Do Lập Hội v.v. là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống Công Pháp Quốc Tế về an ninh và kinh tế.

Hỏi: Lâu nay Việt Nam vẫn không tuân thủ những gì họ ký kết với Liên Hiệp Quốc, như vậy Liên Hiệp Quốc có thể cưỡng ép nhà nước Việt Nam thi hành những gì họ đã ký kết không, ví dụ như luật Nhân quyền, và bằng cách nào?

LS Nguyễn Xuân Phước: Trong sân chơi quốc tế uy tín đạo đức quốc gia rất quan trọng.  Khi một nước tham gia vào một công ước quốc tế có nghĩa nước đó chấp nhận qui luật chơi chung. Nhưng nếu nước đó không tôn trọng qui ước chung thì tùy mức độ vi phạm mà Liên Hiệp Quốc ứng phó.  Ở mức độ nặng thì Liên Hiệp Quốc sẽ xử lý bằng vũ lực như Libya hiện nay, hay Serbia trước đây.  Ở mức độ nhẹ hơn thì người ta sẽ phong toả kinh tế như đối với Iran, hay với Miến Điện.  Ở mức độ nhẹ hơn nữa thì người ta sẽ cho vay cắt cổ, hoặc hạn chế tín dụng vay vốn v.v.

Chúng ta nên nhớ khi Việt Nam được vào WTO là Việt Nam đã được thế giới chấp nhận vào sân chơi chung. Một trong những điều kiện của WTO là Việt nam phải tôn trọng luật chơi quốc tế.

Do đó, năm 2005 Việt Nam đã ban hành Luật Ký Kết, Gia Nhập và Thực Hiện Điều Ước Quốc Tế xác định mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước;  Theo đó, trong trường hợp các văn bản Việt Nam khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó (Ðiều 6 khoản 1).

Như vậy là Việt Nam đã chấp nhận luật chơi chung. Luật Ký Kết không những áp dụng cho luật về an ninh hay kinh tế, mà cho cả luật nhân quyền.  Việt Nam tham gia công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự từ năm 1982.  Với Luật Ký Kết nầy thì tất cả luật pháp Việt Nam vi phạm quyền căn bản của con người được ghi trong điều 19 của công ước và cũng điều 19 của tuyên ngôn nhân quyền đều vô hiệu lực. Cụ thể là điều 88 bộ luật hình sự hạn chế các quyền được nói, phát biểu ý kiến và lưu hành tài liệu chính trị.

Liên Hiệp Quốc sẽ theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ như là một trường hợp điển hình xem nhà nước Việt Nam có đáng tin cậy khi tham gia WTO hay không.

Như đã trình bày trên, khả năng cưỡng chế thi hành hiệp ước quốc tế của LHQ tùy theo trường hợp.  Liên Hiệp Quốc có thể dùng vũ lực hay các biện pháp chế tài như phong toả kinh tế, giới hạn tín dụng vay vốn, ngưng các chương trình viện trợ xã hội, hay những biện pháp chế tài nhẹ hơn v.v..

Hỏi: Từ sau hai trận thế chiến và nhất là những sự đàn áp và tàn sát thảm khốc dân chúng của Gadaffi ở Libya gần đây, thì hai quốc gia, như Libya hay Việt Nam có thể coi vấn đề nhân quyền là phạm vi nội bộ của họ được không?

LS Nguyễn Xuân Phước: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 xác định những giá trị phổ quát về quyền làm người.  Nhưng tuyên ngôn ra đời trong thời kỳ chiến tranh lạnh.  Các nước Cộng Sản đứng đầu là Liên Xô miễn cưỡng tham gia tuyên ngôn, nhưng trong thâm tâm họ vẫn mơ một ngày chôn vùi thế giới tư bản như khi tổng bí thư Nikita Kruschev tuyên bố “chúng tôi sẽ chôn vùi các ông” (Мы вас похороним!) trong buối tiếp tân với các đại sứ Tây phương tại Mạc Tư Khoa năm 1956.  Người Cộng Sản luôn luôn chủ trương đấu tranh giai cấp để giành miếng ăn của đồng loại như động vật chưa được thuần hoá.  Do đó, nhân quyền không phù hợp với với cách mạng vô sản.  Nhưng từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ thì một số nước Cộng Sản trước đây như Ba Lan, Tiệp Khắc trở thành những quán quân về nhân quyền.  Các nước lớn như Nga, Ukraine và các nước Trung Á cũng đi vào quĩ đạo nhân quyền thế giới.

Từ khi đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nâng cấp Ủy Hội Nhân Quyền thành Hội Đồng Nhân Quyền năm 2006, thì vấn đề nhân quyền trở thành vấn đề quan trọng ngang hàng với vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, vấn đề kinh tế thế giới.

Như thế thì vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề nội bộ của môt quốc gia nào hết.  Ngay cả các nước văn minh Tây phương cũng luôn luôn bị Hội Đồng Nhân Quyền giám sát chặt chẽ.  Hoa Kỳ là nước vẫn bị chất vấn về vấn đề đối xử tù binh Al Quaeda tại Guatanamo Bay. Thành ra vấn đề nhân quyền, dù là vấn đề nội bộ của một quốc gia, trở thành vấn đề chung của nhân loại.  Nói một cách khác, người dân không những là công dân của một quốc gia, mà đồng thời là công dân quốc tế của Liên Hiệp Quốc.  Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình, cũng như hình luật của một quốc gia bảo vệ nạn nhân bạo hành trong gia đình.

Nhìn cách Hoa Kỳ và các nước Tây Phương xử lý Gaddafi thì cũng hiểu.  Khi những thường dân Libya vô tội biểu tình chống độc tài bị đàn áp thì Hội Đồng bảo An LHQ đã  biểu quyết phạt Gaddafi.  Trong khi Việt Nam hấp tấp tuyên bố là không nên can thiệp vào nội bộ của nước khác, thì Trung Quốc đã lặng lẽ bỏ phiếu trắng, thay vì phủ quyết, cho phép LHQ dùng vũ lực can thiệp vào Libya để bảo vệ người dân.

Hỏi: Theo anh thì nhà nước Việt Nam phải xử vụ án CHHV thế nào để gỡ lại thế đứng và uy tín (nếu có) của mình đối với thế giới?

LS Nguyễn Xuân Phước: Trở lại vụ án Cù Huy Hà Vũ, chúng ta thấy vụ án nầy không còn là vụ án xử Cù Huy Hà Vũ mà là vụ án ĐCS Việt Nam tự xử mình trước toà án công luận thế giới. Đặc biệt là Việt Nam sẽ đưa các tiêu chí và nguyên lý chính trị về dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập của Liên Hiệp Quốc ra xử theo luật pháp Việt Nam.

Cách thức bộ chính trị xử lý Cù Huy Hà Vũ trong vụ án nầy quyết định giá trị của ĐCSVN trước con mắt của thế giới.

Khi nghiên cứu hoạt động của Hội Đồng Nhân Quyền tôi rất kinh ngạc là trên website của họ đã có thông tin về vụ án Cù Huy Hà Vũ.  Điều nầy cho thấy thế giới đang quan tâm sâu sắc vụ án nầy. Đơn khởi tố của Cù Huy Hà Vũ gởi lên Liên Hiệp Quốc càng giúp làm sáng tỏ trường hợp Cù Huy Hà Vũ dưới ánh sáng của luật nhân quyền.

Nhà nước Việt Nam có sự lựa chọn.  Bóng đang ở trong chân ĐCSVN.  Đá đẹp theo luật chơi quốc tế sẽ được thế giới hoan hô, tán thưởng.

Tôi tin là lãnh đạo Việt Nam có sự khôn ngoan bắt kịp luật chơi nầy trong bối cảnh cách mạng dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông hiện nay.  Đồng thời trong bối cảnh của một nền kinh tế xuống dốc không phanh, dự trữ đô la thiếu hụt, và khả năng chi trả các món nợ khổng lồ không có, nếu nhà nước Việt Nam xử lý Cù Huy Hà Vũ theo luật rừng thì cái giá phải trả sẽ rất lớn.  Điều chắc chắn là uy tín Việt Nam mất đi trước mắt của thế giới. Điều nầy ảnh hưởng đến những dự án kinh tế của World Bank và những viện trợ khác của Liên Hiệp Quốc. Đó là chưa kể tình huống một khủng hoảng kinh tế xảy ra, với nạn lạm phát leo thang nghiêm trọng làm cho đời sống người dân cơ cực, và kinh tế quốc gia phá sản.  Lúc ấy ai sẽ đưa tay cứu vớt Việt Nam?  Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên ư, hay World Bank và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF)?  Những hậu quả khác thì không thể lường được. Bài học nhãn tiền của các nước Bắc Phi, Trung Đông cũng không thể không xảy ra.  Nói chung không ai biết chuyện gì có thể xảy ra.  Cái không chắc chắn đó làm cho tương lai của chế độ rất bấp bênh.

Xưa nay các chế độ độc tài bị sụp đổ đều do những những tính toán chủ quan vì người ta ảo tưởng rằng chỉ có bạo lực là chỗ dựa vững chắc cho chế độ. Nhưng một chế độ không tôn trọng nhân quyền là tự mình chặt một chân ghế đang củng cố chế độ. Bạo lực chỉ như một cái chân giả chống đỡ cho chế độ tạm thời.  Chỉ có sự tôn trọng nhân quyền, công lý và lẽ phải mới là nền tảng đạo đức và tinh thần làm cho chế độ bền vững.

Hỏi: Cám ơn anh Phước đã bỏ thì giờ trả lời và dẫn giải tường tận cuộc phỏng vấn này  Như anh và nhiều người Việt Nam khác, tôi cũng hy vọng Luật sư Cù Huy Hà Vũ sẽ được nhà nước xử vô tội trong vụ án này.

Cám ơn Thái Anh, chúng ta sẽ chờ xem.

 

© NKTA

© Đàn Chim Việt

—————————————————

52 Phản hồi cho “Uy tín nhà nước VN sẽ gia tăng trong vụ xử CHHV sắp tới đây?”

  1. khach vang lai says:

    toi ghe tham ma thay ong vht dung van tho de da kich nguoi khac ko vay . Neu la nguoi goi thi dem tai nang cua minh ma phuc vu nhan dan dung vo cong roi nghe o day ma bem mep nua nha vht.

    (BBT cắt vì lý do không đánh dấu tiếng Việt)

  2. Nguyen Quan says:

    VHT = Viet Hay That

  3. Công Tâm says:

    Nhà giáo Phạm Toàn nói với Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    “Cù Huy Hà Vũ dù không là cố vấn pháp luật cho bauxite thì tôi cũng nghĩ dù anh chỉ là người bình thường, về bản tính anh có đặc điểm là tin người. Vì tin người nên có ý kiến thì phát biểu luôn anh không có mưu mẹo và không có ý kiếm chác một cái gì cả. Tôi cho đó là người tử tế. Ở nước ta thông tin nó hạn hẹp cho nên có bao nhiêu người biết Cù Huy Hà Vũ tôi nghĩ là không nhiều đâu, thông tin hạn hẹp lắm.

    Thế trong những người anh hỏi là trí thức thì nó có nhiều dạng lắm, nó không thuần nhất đâu. Phải nói là đại bộ phận người ta không thích dây dưa. Người ta có thể có thiện cảm với Hà Vũ nhưng người ta để mặc đấy! Trí thức Việt Nam có cái đặc điểm như thế và ai cũng có một cái cớ để biện hộ cho mình.”

    Trong khi gia đình và những người quan tâm đến vụ án đang chạy đua với thời gian để có một phiên tòa minh bạch và công bằng cho TS luật Cù Huy Hà Vũ thì nhận xét của nhà giáo Phạm Toàn nghe quá xót xa. Phải chăng xã hội cần rất nhiều Cù Huy Hà Vũ nữa mới khiến cho chiếc kén đang ràng buộc sĩ phu Việt Nam có thể vỡ ra được!

  4. Công Bình says:

    Kính thưa BBT DanChimViet.Info

    Lúc này đây rất cần những thông tin liên quan đến TS Cù Huy Hà Vũ, một người trí thức thời đại của nhân dân, một người khẳng khái, can đảm nói lên sự thật để xây dưng đất nước. Xin BBt vui lòng cho chúng tôi đưa link hướng dẫn. Chân thành cám ơn Quý Vị

    Khánh An phỏng vấn LM. Vũ Khởi Phụng, chánh xứ giáo xứ Thái Hà và được linh mục cho biết về lý do tổ chức buổi cầu nguyện:

    Giáo xứ Thái Hà cũng nhận thấy trong vụ anh Cù Huy Hà Vũ có nhiều điều khuất tất, nhiều điều không được rõ ràng, có những cái xem ra vi phạm nghiêm trọng vấn đề công bình và nhân phẩm, có những cách hành xử không được trong sáng trong vụ bắt và xử anh Cù Huy Hà Vũ. Vì thế, không phải chỉ vì cá nhân của anh Cù Huy Hà Vũ nhưng mà vì cái vấn đề chung của xã hội là cần sự trong sáng, cần quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, cần một sự thẳng thắn về mặt pháp lý.

  5. lotxac says:

    Mỗi ngày; nếu ta chỉ: ăn; uống; lo cho cái thân VÔ-THƯỜNG này thì; cuộc đời sống như :” La VIE COMME La MORTE” và trở thành VÔ NGHĨA ” the meaningless ‘”.CHI BẰNG ĐÓNG GÓP MỘT VÀI LỜI NÓI CÓ Ý NGHĨA CHO DÂN CHO NƯỚC; ĐỂ MAI SAU; DÙ MÌNH CÓ MẤT ĐI…THẾ HỆ KẾ TIẾP HỌ RÚT RA KINH NGHIỆM CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC, VÀ NHỚ LẠI TỔ TÔNG.
    TỚ KHÔNG CÓ MỘT Ý NÀO CỦA MỖI CÁ NHÂN, VÀ NGAY ĐẾN Ý KIẾN CỦA TỚ CŨNG THẾ; KHÔNG DÙNG CÁI TA (EGO) CỦA MÌNH GÂY HIỂU LẦM ĐẾN KẺ KHÁC.
    NGƯỢC LẠI ĐEM CÁI (TÂM) CỦA MÌNH ĐẾN VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐỂ CHIA SẺ MỘT PHẦN KHỔ ĐAU CỦA HỌ ĐÃ ĐAU QUÁ NHIỀU TỪ CHIẾN TRANH ĐẾN BỊ TRỊ CỦA CSVN.
    ĐỌC NGÀY “ĐẦU ĐỀ” CHỮ: uy tín nhà nước vn. TỚ ĐÃ BẤT BÌNH RỒI; VÌ : csvn từ ngày chiếm trọn miền nam;đã ký kết với mỹ tại hiệp định Paris/ Frane…. CHO ĐẾN NGÀY HÔM NAY; họ có một chút uy tín nào với DÂN và QUỐC TÊ ?
    CÂU TRẢ LỜI LÀ không.
    Nó không có uy tín thì chúng ta cần gì phải NOÍ; chửi nó thì dơ miệng;thúi mồm là phải rồi. VỤ NÓ XỬ; HOẶC DỜI NGÀY XỬ ÁN VỤ TS CÙ HUY chỉ là một THỦ-ĐOẠN NHƯ CÁC THỦ ĐỌAN csvn ĐÃ LÀM TRƯỚC ĐÂY.
    KHIẾN VỤ CÙ HUY HÀ VŨ TO LỚN GẤP NGÀN LẦN; MÀ csvn nó nhỏ xuống thành những con rệp(arab) dế-mèn (yemen) chí (đồng chí tq)

Leave a Reply to lotxac