WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chết mới được ra lời

Đặng Tiểu Bình và Triệu Tử Dương. Ảnh: Getty

(Bài viết nhân đọc cuốn Hồi ký xuất bản năm 2009 của Cố Thủ tướng Triệu Tử Dương. Bản Anh ngữ nhan đề:

“Prisoner of the State – The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang”

do nhà xuất bản Simon & Schuster New York ấn hành)

Sau biến cố Thiên An Môn vào đầu tháng 6 năm 1989, ông Triệu Tử Dương bị tước đoạt mọi chức vụ lãnh đạo và bị đặt trong tình trạng quản chế nghiêm ngặt tại nhà riêng ở Bắc kinh. Vào khoảng năm 1999-2000, ông tìm cách tường thuật lại sự việc liên hệ đến biến cố này trong khỏang 30 băng ghi âm cỡ nhỏ, rồi hết sức kín đáo chuyển được ra bên ngoài, phân tán tại nhiều nơi khác nhau để tránh bị phát hiện và bị tịch thu. Ông lìa đời vào năm 2005, ở tuổi 86 (1919 – 2005).

Mãi đến năm 2009, nhân dịp tưởng niệm năm thứ 20 các nạn nhân bị thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, thì cuốn Hồi ký này mới đươc công bố với công chúng tại Trung Hoa và khắp nơi trên thế giới, tức là phải đến 4 năm sau khi tác giả đã từ trần. Vì thế mà bài viết này mới có nhan đề là: “Chết mới được ra lời”.

Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, người viết xin bắt đầu bằng việc lược thuật về thân thế và sự nghiệp của tác giả, sau đó sẽ giới thiệu chi tiết về cuốn Hồi ký rất có giá trị này của vị cố Thủ tướng được nhiều người dân Trung quốc mến mộ và thương tiếc.

I – Sơ lược tiểu sử của Thủ tướng Triệu Tử Dương (1919-2005)

Sinh năm 1919 tại tỉnh Hồ Nam, năm 1932 Triệu Tử Dương gia nhập Liên Đòan Thanh niên Công sản. Năm 1936, theo học trường trung học Vũ Xương ở tỉnh Hồ Bắc. Năm 1937, sau khi quân đội Nhật bản xâm lăng Trung quốc thì Triệu bỏ học, trở về quê nhà tại Hồ Nam và tham gia hàng ngũ kháng chiến chống quân xâm lược do đảng cộng sản tổ chức. Năm 1938, gia nhập đảng cộng sản.

Năm 1949, làm Bí thư đảng tại khu vực Nam Dương tỉnh Hồ Nam. Năm 1951 di chuyển đến tỉnh Quảng Đông, bắt đầu một sự nghiệp thành công của nhà quản lý cấp tỉnh hạt. Năm 1962, được thăng chức Bí thư thứ hai của tỉnh Quảng Đông. Năm 1965 vào độ tuổi 46, Triệu là một nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất với cương vị Bí thư thứ nhất của tỉnh Quảng Đông.

Năm 1967, trong giai đọan cách mạng văn hóa, ông bị tạm giam ở bộ chỉ huy quân sự tại Quảng châu. Năm 1971, được chuyển đi làm Bí thư tại khu tự trị Nội Mông.

Năm 1972, được trở về Quảng Đông, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Cách mạng. Năm 1973, được bầu vào chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Trung quốc và năm 1979 trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.

Năm 1975, làm Bí thư Tỉnh Tứ Xuyên. Với chủ trương cải cách nông nghiệp bạo dạn, Triệu đã đem lại sự phồn thịnh cho nhân dân địa phương này, và sự thành công của ông đã được nhiều giới thức giả Trung hoa, cũng như ngoại quốc đánh giá cao. Điển hình như kinh tế gia lỗi lạc người Mỹ là Milton Friedman, thì ông này đã từng ca ngợi “Triệu Tử Dương là nhà kinh tế xuất sắc nhất mà tôi đã gặp trong một nước theo xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt ông còn được nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Trung quốc Đặng Tiểu Bình chú ý và đề bạt lên giữ chức vụ cao hơn ở cấp trung ương.

Năm 1980, giữ chức vụ Thủ tướng của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc. Năm 1984, với cương vị này, tại thủ đô Bắc kinh họ Triệu cùng với Thủ tướng Margaret Thatcher của Anh quốc đã ký Bản Tuyên bố chung về việc trao trả chủ quyền của Hongkong về lại cho Trung quốc vào ngày 1 tháng Bảy năm 1997.

Năm 1987, ông giữ chức vụ Quyền Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung quốc, thay thế ông Hồ Diệu Bang. Trong cương vị mới này, ông Triệu đã tìm cách hạn chế việc Bộ chính trị can thiệp vào các vụ kiện do phiên tòa xét xử, và ngưng việc kiểm sóat trong các sinh họat văn học nghệ thuật. Hành động này đã gây bất bình cho giới bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản.

Tháng 4 năm 1989, sau khi Hồ Diệu Bang qua đời, sinh viên khởi sự biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn. Quan điểm của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương là tìm cách đối thoại với sinh viên để giải quyết êm thắm vụ việc đòi hỏi cải cách chính trị này. Nhưng Đặng Tiểu Bình lại có chủ trương cứng rắn là: phải ban hành thiết quân luật để đàn áp cuộc “nổi loạn” này. Họ Triệu bày tỏ sự bất đồng với lối giải quyết tàn bạo đó. Ông thuật lại: “Tôi từ chối không chịu là một vị Tổng Bí thư mà lại huy động quân đội để đàn áp sinh viên”.

Do đó mà ông bị giới lãnh đạo cứng rắn bảo thủ giáo điều trong Bộ Chính trị phê phán và tước đoạt khỏi mọi chức vụ lãnh đạo trong guồng máy nhà nước. Và từ sau ngày thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989 đó, họ Triệu hoàn toàn bị cô lập và quản chế tại gia, cho đến khi lìa đời vào năm 2005, ở tuổi thọ 86.

II – Những nét chính yếu trong cuốn Hồi ký.

Cuốn Hồi ký dài cỡ 300 trang, chưa kể bài tựa và bài giới thiệu của nhà xuất bản, tổng cộng gần 20 trang. Nhan đề ấn bản tiếng Anh là “Prisoner of the State” (Người tù của Nhà nước), kèm theo phụ đề là  “the secret journal of Zhao Ziyang “ (Nhật ký bí mật của Triệu Tử Dương).

Nhóm chủ trương phổ biến tài liệu này đã phải làm việc rất thận trọng để khai thác các băng ghi âm, và rồi công phu sắp xếp, biên tập và dịch thuật để có thể trao được tới người đọc khắp thế giới cuốn sách thật quý giá này qua ấn bản Anh ngữ, mà người viết đã có trong tay từ mùa hè năm 2009, vào lúc tôi đang viếng thăm thành phố New York. Và tuy không được biết đến ấn bản Hoa ngữ, nhưng tôi tin rằng với lối làm việc nghiêm túc, cẩn thận như đối với bản Anh ngữ, thì chắc chắn là độc giả người Hoa cũng sẽ được hài lòng với tác phẩm trong chính ngôn ngữ nguyên gốc của vị Thủ tướng thật đáng quý trọng của họ vậy.

Sách được chia thành 6 phần, mỗi phần gồm nhiều chương nhỏ với tiêu đề riêng biệt. Xin liệt kê nhan đề của 6 phần như sau :

Phần 1: Cuộc thảm sát Thiên An Môn.

Phần 2: Quản chế tại gia.

Phần 3: Gốc rễ của cuộc bùng nổ kinh tế của Trung quốc.

Phần 4: Chiến sự bên trong Bộ Chính trị.

Phần 5: Một năm xáo trộn.

Phần 6: Trung quốc phải thay đổi như thế nào.

Nói chung, thì tác giả đã tìm cách trình bày diễn giải về sự xáo trộn của Trung quốc trong mấy năm tháng dẫn đến biến cố đẫm máu Thiên An Môn vào tháng Sáu năm 1989, cũng như những mâu thuẫn đối nghịch trong nội bộ giới lãnh đạo của đảng cộng sản hồi đó.  Bằng lối tường thuật bình tĩnh, trung thực họ Triệu đã góp phần làm sáng tỏ những sự việc phức tạp mà nhà nước cộng sản đương quyền ở Trung quốc đã cố tình dấu nhẹm, hay bóp méo sự thật đi. Do vậy mà tài liệu này được giới thức giả quốc tế đánh giá là có độ khả tín và chính xác rất cao, phù hợp với nhân cách của một bậc “chính nhân quân tử” như trong truyền thống ngàn xưa của dân tộc Trung quốc.

Xin trích dẫn một số đọan văn điển hình tiêu biểu như sau:

A – Vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 (trang 33 – 34): … “ Đêm ngày 3, lúc ngồi trong sân với gia đình, tôi nghe tiếng súng nổ dữ dội. Tấn bi kịch làm rung động thế giới đã không thể tránh được, và cuối cùng đã diễn ra… Đã nhiều năm trôi qua. Trong số các sinh viên liên hệ đến vụ này, trừ một số nhỏ đi thóat ra nước ngòai, đa số bị bắt giữ, bị kết án và liên tục bị thẩm vấn. Lúc này cần phải làm sáng tỏ sự thực… Trước đó, tôi đã nói rằng đa số sinh viên chỉ đòi hỏi chúng ta phải sửa chữa những sai trái, chứ họ không nhằm lật đổ hệ thống chính trị của chúng ta…”

B – Đi tìm đường lối thích hợp (trang 112 – 113): …” Dĩ nhiên lúc đầu tôi cũng chỉ hiểu nông cạn, mù mờ về cách thức tiến hành cuộc cải cách… Tôi khởi sự với ý muốn duy nhất là cải thiện hiệu năng kinh tế…, để người dân thấy được những thành quả rõ rệt…  Và lần hồi, chúng tôi đã tạo ra được lối đi đúng hướng”.

C – Con đường tiến tới (trang 270):  “ Dĩ nhiên, có thể trong tương lai một hệ thống chính trị tiến bộ hơn nền dân chủ đại nghị sẽ xuất hiện. Vào lúc này, thì chưa thể có con đường nào khác.

Căn cứ vào đó, ta có thể nói rằng nếu một quốc gia muốn hiện đại hóa, thì không những nó phải áp dụng nền kinh tế thị trường, mà còn phải chấp nhận nền dân chủ đại nghị như là hệ thống chính trị của mình…”

III – Thay lời kết luận.

Như đã trình bày ở trên, cuốn hồi ký này chỉ được xuất hiện với công chúng vào năm 2009, tức là 4 năm sau khi tác giả là Thủ tướng Triệu Tử Dương lìa bỏ cõi đời vào đầu năm 2005. Người viết lấy nhan đề bài này là “Chết mới được ra lời”, đó là mượn lời trong bài thơ của người Phật tử Nhất Chi Mai viết để lại trước khi tự thiêu để cầu nguyện cho Hòa bình, tại sân chùa Từ Nghiêm ở đường Bà Hạt Chợ Lớn vào Mùa Phật Đản năm 1967. Câu thơ đó như sau :

Sống mình không thể nói

Chết mới được ra lời”.

Năm 2008, nhân kỷ niệm năm thứ 60 ngày công bố Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, hàng mấy trăm sĩ phu trí thức ở Trung quốc đã cùng ký tên vào bản “Linh Bát Hiến Chương” (Charter 08) kêu gọi đảng cộng sản phải cải cách hệ thống chính trị và mở rộng tự do phát biểu và xây dựng nền tư pháp độc lập. Thế mà nhà cầm quyền Bắc kinh đã thẳng tay đàn áp bằng cách bắt giữ nhiều nhân vật đã ký tên vào văn kiện lịch sử này. Điển hình là nhà đối lập Lưu Hiểu Ba bị kết án tù nhiều năm, mà lại vừa được cấp phát Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2010 vừa đây. Hành động can đảm bất khuất đó của giới sĩ phu trí thức Trung quốc rõ ràng là đã theo tấm gương kiên cường tiến bộ của những bậc đàn anh như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương.

Vào năm 2011 này, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng Hoa Lài đang vũ bão diễn ra tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, chúng ta cầu mong cho người dân Trung quốc cũng sẽ thực hiện được một cuộc cách mạng mới như cha ông của họ đã làm được cách đây đúng một thế kỷ, đó là cuộc Cách mạng năm Tân Hợi 1911, lật đổ vương triều phong kiến nhà Mãn Thanh để thành lập được một nền Cộng hòa đầu tiên tại xứ này.

Và chúng ta cũng quyết tâm góp phần vào công cuộc tranh đấu của  tòan thể bà con tại quê nhà Việt nam để xóa bỏ hẳn được cái chế độ độc tài phản động thối nát, mà lại tàn bạo sắt máu do đảng cộng sản đã áp đặt từ lâu trên đất nước thân yêu của chúng ta nữa vậy.

California, tháng Ba 2011

© Đòan Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

 

4 Phản hồi cho “Chết mới được ra lời”

  1. Nguyen Nguyet Anh says:

    Anh đã nói với em hàng trăm ngàn lần rồi. Tự viết một bài để chư quần hùng thưởng lãm, đừng theo đóm ăn tàn… ý kiến, ý ruồi. (BBT cắt bỏ câu cuối)

    • D.Nhật Lệ says:

      Xin góp ý với Nguyen Nguyet Anh (tên thì nữ mà xưng anh ?)
      Không nên khích tướng như thế ! Mỗi người một sở trường,sở thích khác nhau.Cụ Tản Đà hay ông Lưu Trọng Lư làm thơ thì tuyệt nhưng viết văn dở
      ẹt ! Tôi không hiểu sao ông cứ bám đuôi theo anh bạn NHV.vậy nhỉ ? Bám
      đuôi đã khó coi còn bị BBT.cắt bỏ góp ý thì nên im lặng tốt hơn.
      Biết đâu NHV.viết văn với bút danh khác như một số văn nghệ sĩ thường làm.

  2. Vũ duy Giang says:

    Ở VN thì: “Tại chức,không thể nói.Về hưu mới ra lời” như cựu TT Võ văn Kiệt,và gần đây là Nguyễn văn An,cựu CT.Quốc hội.Như vậy cũng tiến bộ hơn TQ chăng?!Ông Triệu tử Dương hình như sinh ra tại vùng có nhân dân TQ theo đạo Hồi(Muslim), nên có lẽ ông có tư duy chính trị “thông thoáng”hơn bọn giáo điều Đạng tiểu Bình? Ở VN thì có Nguyễn cơ Thạch(tên kháng chiến,không phải tên thật!),cựu Phó TT,và ngoại trưởng,cũng đã bị bọn bảo thủ buộc tội thân Âu Mỹ,nên cho”về vườn”;bây giờ con ông là thứ trưởng ngoại giao Phạm bỉnh Minh(có bà vợ đẹp tên Nga,làm phát ngôn cho bộ ngoại giao!)chuyên trách về vấn đề”Nhân quyền”!mà ít có hy vọng lên chức bộ trưởng,vì Phó tt Nguyễn thiện Nhân muốn kiêm nhiệm,khi Phạm gia Khiêm nghỉ hưu từ tháng 5.2011.

    Muốn”thay đổi”chế độ độc đảng CSVN(chớ không thay thế” bằng”loạn đảng”như ở miền nam trước 1975!)thì chỉ có cách tìm kiếm để hỗ trợ những Gorbachev ở VN như Nguyễn cơ Thạch,Nguyễn văn An(do KS.Nguyễn thanh Giang bầu làm Gorbachev VN!),chớ đừng mất công nhập cảng Hoa Nhài Ả Rạp về đến VN thì thành”hoa ôi”rồi!!!

  3. Người VC ngông cuồng chỉ trích Tàu nhưng Tàu có những nhân vật dám nói dám làm như Triệu tử Dương, Lưu hiểu Ba, VN toàn là tên nghị gật. Có những người này, nước Trung Hoa mới dám mở cửa và phong trào chống tham nhũng rầm rộ phát khởi, Tàu đã cắt chức bộ trưởng bộ đường sắt vì tội tham nhũng. VC có dám cắt chức Nguyễn Tấn Dũng không? trong khi tên này ăn cắp của công và dập tắt vụ tham nhũng tày trời Vinashin.

    Ông Triệu tử Dương dám nói trong khi cầm quyền trong khi đó nghị gật VC bị Nguyễn Tấn Dũng xúi đàn em tố cáo nhân vật như ông Trương Tấn Sang về tội cưởng dâm bà Hồng v..v thì những ông nàykhông dám hó hé phản công trở lại, Dũng cũng đang bày trò qua lão tướng Nguyễn sinh Hùng là làm mọi cách để dật tắt vụ vinashin. Như thế, ông Trọng cũng thứ tổng bí thư gật.

    Nói một cách khách quan, Tàu có những nhân vật dám nói, dám làm, hy sinh một đời cho dân tộc, thành quả kinh tế mà Tàu có ngày hôm nay là do lòng can đảm của những nhà lãnh đạo Tàu. VC khi tuyên bố cái gì cũng rào trước đón sau, không dám lật đổ bọn kìm chế sức đi lên của dân tộc. Nhìn như thế cũng đủ thấy trong tương lai, Tàu đủ sức bóp cổ bọn phản VC.

    Theo BBC, VC đang thử nghiệm tên lửa để chống Tàu nhưng VC không thử sức yêu nước của người dân VN.Có súng đạn mà không có lòng yêu nước thì làm sao mà chơi trò đánh đấm. VC chỉ biết chơi trò hù dọa Tàu nhưng khi chạm trán với Tàu thì sợ sễt và run như con gà bị luột. Kẻ nào còn mơ VC chiến thắng Tàu thì kẻ ấy đang còn mơ ngũ mà không biết mình bị VC đưa vào lửa như những tên đánh thuê của tên độc tài xứ Libya.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ