WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con đường hội họa

Bài III: Vài cảm nhận khi xem tranh Phái

Để quý độc vị nắm được về cơ bản phong cách của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, dưới đây chúng tôi đưa ra những nét đặc trưng trong các mảng đề tài của ông.

Phố Phái

Khám phá đầu tiên của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái về phố là bức sơn dầu “Phố Hàng Phèn” (năm 1940), được vẽ trước khi ông vào học trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Sau đó bức này được gửi tham dự triển lãm Tokyo – Nhật Bản, và có người mua ngay lập tức.

Giai Đoạn Khởi Đầu 1950 đến 1960:

Từ năm 1950 đến năm 1960, Bùi Xuân Phái chưa định hình rõ phong cách và cũng chưa chuyên sâu hẳn vào một đề tài nào, ông thường có vẽ những bức mang tính thể nghiệm, đột phá theo trường phái hiện đại lúc bấy giờ, tiêu biểu như những bức khỏa thân và tĩnh vật được thể hiện theo trường phái lập thể. Ông cũng có một số bức vẽ phố cổ, được thể hiện kỹ lưỡng và nhiều chi tiết nhưng chưa độc đáo (giai đoạn về sau này là tranh phố của ông luôn được khái quát và lược bỏ đi nhiều chi tiết trong thực tế). Bức phố Hàng Thiếc (sơn dầu), được Bùi Xuân Phái vẽ năm 1952, chữ ký bên góc phải cho thấy lúc đó họa sĩ ký cả họ và tên. Bức này được nhà văn Nguyễn Tuân bày tại phòng khách rất lâu.

Có thể chia ra mảng đề tài vẽ phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ra ba giai đoạn:

- Từ 1960 đến 1970 : Thời Kỳ Nâu
- Từ 1970 đến 1980 : Thời Kỳ Ghi Xám
- Từ 1980 đến 1988 : Thời Kỳ Lam

Thời Kỳ Nâu 1960 đến 1970:

Có thể nói Thời Kỳ Nâu mang dấu ấn đặc trưng nhất về phong cách, tinh thần của Vua phố cổ. Những bức vẽ trong thời kỳ này phản ánh khung cảnh của phố cổ Hà Nội nguyên chất nhất. Cũng không lấy làm lạ khi phần nhiều những người Hà Nội có tuổi và am hiểu mỹ thuật thường yêu thích thời kỳ này hơn cả, trong khi giới trẻ và người ngoại quốc lại nồng nhiệt yêu thích Thời Kỳ Lam.

Tranh ông trong giai đoạn này thường bàng bạc nỗi buồn da diết, cô đơn, hoài cổ, như tiếc nuối một thời tuổi trẻ đã mất, phố thường vắng bóng người qua, các căn nhà có cửa mặt tiền luôn đóng chặt với dáng vẻ trầm mặc, những mái nhà thâm nâu của khu phố cổ im lìm dưới sức nặng của bầu trời xám như dự báo một cơn giông sắp ập xuống. Điều đặc biệt là các ô cửa chỉ được mô tả bằng một vệt mầu thẫm.

Đây là thời kỳ sung sức và cũng khốn khó nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của Bùi Xuân Phái. Ông bước vào cuộc chơi với hình và mầu trong giai đoạn lịch sử trầm luân của đất nước, nên các tác phẩm của ông nhuốm vẻ trầm buồn sâu xa, nét bi ai, sự cô đơn khốn khổ. Tranh tựa như một phương tiện giải tỏa ẩn ức nội tâm cũng như ý thức về sự bất lực của ông trước thời cuộc.

Hiện nay, những bức tranh được các nhà sưu tập đặt giá cao nhất vẫn thuộc về những tác phẩm được vẽ trong Thời Kỳ Nâu. Thí dụ như bức “Hà Nội kháng chiến” (vẽ năm 1966) thuộc sưu tập của Trần Hậu Tuấn đã được khởi giá là 200.000 USD trên trường quốc tế.

Thời Kỳ Xám 1970 đến 1980:

Không nên hiểu là hễ thấy bức mang tông mầu nào là xếp nó vào thời kỳ đó. Thường thì các chuyên gia chỉ cần thoáng nhìn đã biết ngay bức tranh đó được vẽ vào thập niên nào, bởi ngoài gam mầu và bút pháp, người ta còn căn cứ vào cảnh và người trong tranh của ông.

Thời kỳ xám có điểm nổi bật nhất là trên phố không còn người đàn ông mặc áo dài và cầm ô đi trên hè phố nữa. Những người bán dong cũng có trang phục khác, các ô cửa sổ được vẽ kỹ lưỡng và chi tiết hơn, xe bò không được phép đi vào thành phố nữa nwn không hiện diện trong tranh ông.

Trong thập niên 70, họa sĩ rơi và cảnh khó khăn, ngặt nghèo cả về kinh tế lẫn tinh thần. Trong nhật ký, ông từng viết: “Cuộc sống nào thấy gì vui? Chỉ thấy kinh khủng và kinh khủng”. …. Thời kỳ này Bùi Xuân Phái vẽ tranh phố cổ Hà Nội bằng bột mầu, nhiều bức được vẽ trên giấy báo, được thể hiện với gam mầu ghi xám. Phố trong tranh ông đã bớt đi vẻ cô liêu, trầm mặc, nét vẽ tung tẩy, nhẹ nhàng, nhiều bức phố của ông ngả dần theo hướng trừu tượng, nhiều bức mang tính chất thể nghiệm… Đây là giai đoạn hưng phấn và được sáng tác nhiều tranh cùng các đề tài khác trong sự nghiệp của ông

Thời Kỳ Lam 1980 đến 1988:

8 năm cuối cùng của cuộc đời, tác phẩm của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được mời đi triển lãm ở nhiều nước, nên công chúng Việt và thế giới biết đến tên tuổi ông nhiều hơn. Lúc này tranh phố của ông mới nhẹ nhõm hơn, xuất hiện những gam mầu ấm của nắng, của tà áo đỏ qua đường…

Giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Bùi Xuân Phái cũng đã từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có “màu thời gian”. Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị ,từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà phê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài theo qui luật “giá trị thặng dư của thời gian”. Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân BXPhái, hay nói cách khác là ông đã không ở lại trần thế để thụ hưởng thành quả lao động nghệ thuật của mình.

Chèo

Năm 1961, Bùi Xuân Phái bắt đầu làm thiết kế sân khấu, phục trang, hoá trang cho từng nhân vật Chèo, và vở đầu tiên là “Sợi tơ vàng”. Đây chính là cơ duyên để ông gặp gỡ và gần gũi với sân khấu Chèo, nắm bắt nhuần nhuyễn nhịp điệu, hình ảnh của Chèo, từ đấy phát lộ ra cái hay, cái đẹp của chèo, và tạo ra một góc nhìn riêng bằng ngôn ngữ hội họa.

Ngoài đề tài phố “công đã thành, danh đã toại”, đã làm giới mộ điệu trong nước và quốc tế yêu thích đến cuồng nhiệt,Bùi Xuân Phái còn có đề tài “búa bổ” khác nữa là đề tài Chèo. Đề tài này của ông cũng đã chiếm một vị thế tuyệt đối trong làng hội họa Việt Nam, khi nói đến tranh vẽ về tài Chèo, bắt buộc người ta phải kể đến Bùi Xuân Phái trước nhất với những tác phẩm xuất sắc về mảng đề tài này và không ai phủ định được là Chèo Phái đã chiếm độc tôn và đạt tới một đỉnh cao về cái đẹp trong hội họa với cái nhìn về mảng nghệ thuật sân khấu dân gian này. Có thể nói,những tác phẩm xuất sắc về Chèo của Bùi Xuân Phái đã làm nản lòng bất kỳ họa sĩ nào nếu có ý muốn cầm cọ để thể hiện mảng đề tài Chèo.Người ta chưa có được một thống kê chính xác là BXP đã vẽ bao nhiêu bức lớn nhỏ về đề tài Chèo,nhưng người ta biết được là bức vẽ đầu tiên của ông về đề tài này được ký đát tê năm 1961.Ở mảng đề tài này,tranh của ông bớt trầm tư,cô liêu hơn mảng tranh phố,những bức chèo của Bùi Xuân Phái chứa đựng cái thẩm mỹ dân gian hóm hỉnh của làng xã Bắc kỳ . Những chàng hề say, hề gậy, những đào lệch, đào thương,những cô gái soi gương chải tóc,những cảnh sinh hoạt sau hậu trường sân khấu của diễn viên khi họ thay trang phục trước giờ biểu diễn… được làm sống động bằng một ngôn ngữ hội họa cũng nôm na, ước lệ như diễn xuất chèo. Các nhà phê bình cho rằng ứng xử thẩm mỹ của Bùi Xuân Phái với cái sân khấu chèo của mình là thân thiện và nhân ái. ông tự nhập thể vào cuộc hội hè với những âm thanh và nhịp điệu của làng xã đồng bằng Bắc bộ với ý thức khám phá thêm một sắc màu hội họa dân tộc. Bùi Xuân Phái đã làm nên một ngôn ngữ riêng cho chèo bằng ngôn ngữ của hình và mầu . Nhân vật của ông, những biến thiên ngàn năm của người thôn quê xuất hiện đầy chất thơ, sâu lắng và ý nhị. Khác hẳn với phố cổ,ở mảng tranh chèo,cùng những minh họa cho tập sách về Hề chèo năm 1981, và những minh họa cho Thơ Hồ Xuân Hương . khiến người ta phát hiện ra một Bùi Xuân Phái trẻ trung, dí dỏm, đầy chất “chơi nghịch”.

Tôi biết có bức chèo của BXP đã được giới đại gia sưu tập Quốc tế đặt giá tới 50.000 USD,nhưng người sở hữu tác phẩm đã từ chối không bán.Vẫn biết rằng giá cả ,kim tiền , thời nào cũng chỉ nằm ngoài giá trị của nghệ thuật,bởi các con số sẽ không thể nói được gì nhiều và cũng không phải luôn chính xác, có thể có những tác phẩm của họa sĩ Việt Nam khác đã và sẽ vượt qua ngưỡng giá tranh của BXP, nhưng xét ở góc độ cống hiến cho gia tài văn hóa dân tộc với nhiều chủ đề và xuất sắc như di sản của Phái đã để lại cho đời,thì trước và sau ông, chưa có ai làm được như vậy. Bùi Xuân Phái, nhân cách và tài năng đó đến ngày nay vẫn là một đỉnh dốc thách thức các họa sĩ Việt Nam khác,và người ta cũng nhận thấy rằng ,thật khó có thể vượt qua.

Tranh chân dung

Họa sĩ Bùi Xuân Phái được bạn hữu và đồng nghiệp thán phục sự điêu luyện,tinh tế ở đề tài chân dung chứ không phải ở đề tài Phố cổ Hà Nội, cho dù ở chủ đề này ông được mệnh danh là “Vua Phố Cổ” . Ông vẽ rất nhiều chân dung,ở tất cả chân dung của ông,người ta thấy người mẫu thường là những người rất thân với họa sĩ,được ông dành tất cả tình cảm như vợ con,anh em,người hàng xóm,bạn bè đồng nghiệp…

Ở mỗi bức chân dung của ông,người ta nhận thấy, bức họa được vẽ nên bởi nét bút của bậc thầy, sắc sảo, tinh tế, dường như hiểu thấu tâm hồn hoặc tâm địa sâu kín, phơi bày tính cách của từng con người, từ một bác nông dân mù chữ, một cô gái dân quân mập mạp, một bà bán rau toét mắt bên hè phố, một ông sưu tập tranh,một nhà văn…tất cả những bức chân dung ấy,người xem không cần phải xem tựa đề tên bức tranh cũng đã có thể nhận ra từng nhân vật ông đã miêu tả.Những người sống cùng thời với Bùi Xuân Phái vẫn còn nhớ những kỷ niệm về những bữa tiệc rượu có sự hiện diện của họa sĩ Bùi Xuân Phái,như đã thành thói quen,bao giờ người ta cũng sẽ đẩy ra trước mặt ông tấm toile trắng hoặc tờ giấy trắng với cây bút vẽ,lúc đó chính là lúc vui nhất của bữa tiệc,mọi người ,hầu như đều là họa sĩ,(điều này bây giờ thật là hiếm và không còn thấy xẩy ra nữa) xúm lại quanh ông, xem ông vẽ chân dung tại chỗ. Bùi Xuân Phái vẽ chân dung rất nhanh và làm người ta ngạc nhiên vì rất giống và sống động. Nếu ai đó được chọn làm model (mẫu để vẽ) ,sẽ rất phấn khởi và vinh dự. Sau cùng ,khi bức họa chân dung đã hoàn thành, thường thì tác phẩm đó được dành tặng cho chủ nhân của bữa tiệc.Nhưng nếu bữa tiệc đó xảy ra tại nhà họa sĩ, ông sẽ dành tặng nó cho phụ nữ trong đám khách đến dự tiệc.

Tranh khỏa thân

Đề tài tranh khỏa thân cũng được họa sĩ Bùi Xuân Phái yêu thích và vẽ nhiều từ những năm 1960 trở đi, đó cũng là lúc ông đạt được phong độ về năng lượng sáng tác cũng như niềm đam mê vẻ đẹp thân thể nữ. Thời đó, ông và các đồng nghiệp có xưởng vẽ thường chung tiền để thuê người mẫu. Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những người cùng thời với ông vẫn còn nhớ đến mấy model: cô Hòa, cô Thơm…

Có vẻ như là một nghịch lý khi ông họa sĩ già hiền lành dụt dè Bùi Xuân Phái làm kinh ngạc mọi người vì những bức khoả thân mini của ông . Các tư thế mà ông vẽ bằng nhập tâm đã trở thành những dáng đặc biệt Phái và rất đặc trưng đàn bà Việt Nam : Những cái lưng khom, quần tụt xuống dưới mông trong lúc chuẩn bị tắm, những cô nàng của thơ Hồ Xuân Hương với các dáng nằm khiến “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt…” Ông nói vui : những khoả thân của mình chỉ là ý niệm đã qua,của một thời đã mất .Song,xem tranh ông, ta thấy rằng Bùi Xuân Phái là một người khổ công tu luyện hình hoạ, người ta khẳng định ông là người vẽ hình hoạ giỏi nhất nước. Cho nên sự tưởng tượng của ông là do ông đã quá ngấm và quá thuộc từng nhịp điệu,đường nét. Và ta cũng biết rằng sự ẩn ức là năng lượng dồn nén mạnh ghê gớm thế nào. Càng cao tuổi càng vẽ “erotic” là điều không lạ, quái kiệt Picasso cũng tiêu biểu về điều này.

Tranh cắt, xé giấy

Cắt giấy – là một trong những thể nghiệm hiếm hoi của Bùi Xuân Phái về đề tài Phố Cổ, Tết Trung Thu, Thiệp Chúc Mừng Năm Mới, Thiếu nữ áo dài bên hồ Gươm, Tĩnh Vật… Ngoài ra, vào những ngày cuối đời, ông có bức xé giấy tự họa chân dung chính mình rất độc đáo. Trong dịp tới chơi, một người bạn đã chụp cho hoạ sĩ bức ảnh chân dung và phóng to ra tặng, sau đó ông đã dùng móng tay bóc lớp giấy trên bề mặt bức ảnh, chỉ để lại phần mà ông cho là cần thiết. Bức tự họa xé giấy này làm cho người xem rất xúc động vì nó đẹp bởi chất kinh dị và… tàn phá.

Pages: 1 2 3 4 5

3 Phản hồi cho “Con đường hội họa”

  1. Mạc phi Đăng says:

    Nhìn gương mặt hằn những nét sợ hãi của ông Phái, tôi thấy ông Phái có tấm lòng; nhưng ông Phái cũng nên chấp nhận ông ta là một trong số những thằng hèn của dân VN Bắc Việt thời bấy giờ!

  2. Đạo Nhân says:

    Qủa thật cụ Phái rất xứng đáng được ngưỡng mộ,tôn vinh và khắc tên trong bảng vàng của DANH HỌA cùng vài danh họa thế giới.Danh Họa Bùi Xuân Phái.Ngoài việc những bức họa vô giá đã được giới sưu tầm đã và đang làm chủ,không biết hiện nay trên toàn thế giới,đặc biệt các nước thuộc Châu Âu như Pháp,Anh cùng số ít vài quốc gia nhiều tiền lắm của như Mỹ,Canada liệu có được mấy đại gia bản xứ các nước trên, đã và đang treo các họa phẩm của cụ nơi phòng khách.? Chân thành cảm ơn HS BTP ,con trai của danh họa VN BXP ,đã có bài viết dài rất giá trị, nhưng hình như vẫn còn quá ngắn cho người đọc luôn mong mỏi được biết thật nhiều về tất cả những gì có thể lúc danh họa sinh thời…Là người VN đang lưu lạc khắp 4 phương ,rất nhiều chúng ta đã được cái quyền tự hào về danh họa VN BXP.Cái đẹp của tranh do danh họa vẽ không phải ai cũng cảm ,và nhìn được bằng đôi mắt có nghệ thuật.Nhưng cái vĩnh cửu và đi vào hồn người VN là những điều khi sinh thời,danh họa VN BXP đã sống giản dị ,khiêm cung,đầy tình người với mọi người và sáng tạo dưới một chế độ ban phát tem phiếu,đói khổ cùng cực và luôn phải sống,vẽ,viết bằng nhiều áp đặt một chiều do lệnh,nghị quyết từ những con người bất trí ,luôn dùng sự khủng bố : sổ gạo và trại cải tạo để lãnh đạo toàn dân,đến nỗi nhà văn lớn là cụ Nguyễn Tuân phải thốt lên: tao sống được là do biết sợ.chúng (ĐCSVN)….Trong bài viết trên,HS BTP có đề cập đến sự quan hệ thân thiết giữa danh họa và nhà văn lớn NT đi cùng những cái Tết có chất đạm do NT biếu tết. Danh họa BXP đã vượt qua được rất nhiều thứ tạm gọi man rợ nhất do ĐCSVN áp đặt ,mà tiêu biểu nhất là tay giết người bằng thơ là Tố Hữu làm thủ lãnh trong lãnh vực VHNT thời ấy. Rất mong đựơc đón đọc thêm như hồi ký của danh họa BXP cùng những gì có thể viết về cụ.Xin chân thành cảm ơn BBT của ĐCV đã cung cấp các bài hay để độc giả bên ngoài VN có thêm cái hay lạ của Hà Nội nhân kiệt .Trân Trọng kính chào

  3. Lữ Út says:

    Xem ra 15 năm của Kiều đâu có thấm vào đâu!
    “Bắt phanh trần phải phanh trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
    We have to spit to the face of those commi.

Phản hồi