WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con đường hội họa

Bài IV: Sự kiện Sotheby’s trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam

Để chuẩn bị cho phiên đấu giá ngày 6.10 tại Hồng Koong, trên trang web chính thức của hãng đấu giá danh tiếng Sotheby’s (tên trang web) đăng tải 5 bức tranh của Bùi Xuân Phá, với mức giá dự kiến giao động trong khoảng 120.000- 200.000 HKD.

Nhận được thông tin trên, họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai của cố họa sĩ Bùi Xuân Pháo ngay lấp tức hồi âm tới hãng đấu giá Sotheby’s với hy vọng báo động cho họ biết rằng: 4 trong 5 bức tranh họ đưa ra đấu giá là đồ giả. Tuy nhiên cố gắng trên của họa sĩ rơi vào im lặng hoàn toàn . Sotheby’s chỉ phản ứng sau khi một loạt các tờ báo và phương tiện thong tin đại chúng ở Việt Nam bắt đầu lên tiếng về sự thực này. Ngày 5.10.2008, Sotheby’s rút cả 5 bức tranh xuống, sau đó phiên đấu giá diễn ra mà không có tác phẩm nào của danh họa Bùi Xuân Phái. Tuy nhiên, đến ngày 9.10.2008, thong tin trên web của Sotheby’s cho thấy họ đã bán được 3 trong 5 bức tranh trên: 2 bức Chèo giả bột màu và bức mèo Đỏ, riêng 2 bức giả Phố là còn lại.

Nguyên gốc bức "Trước giờ biểu diễn"

 

Và bức tranh giả được Sotheby's mang ra đấu giá hôm 8/4/2008.

Sự việc chưa dừng ở đó, ngày 20.10.2008, trong thư trả lời phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam tại Hồng Kông, người phát ngôn của Sotheby’s đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của họa sĩ Bùi Thanh Phương. Họ cho rằng những nhận định của ông Phương là “không công bằng và thiếu phân tích kỹ thuật”. Nhà đấu giá này cam đoan, tất cả số tranh của Bùi Xuân Phái mà họ bán trong năm nay đều là tranh thật.

Tuy khẳng định như vậy, nhưng trên thực tế Sotheby’s đã không hồi đáp các bức thư cảnh báo của họa sĩ Bùi Thanh Phương một cách bất lịch sự, rút tranh xuống như cố tình xóa bằng chứng và không tỏ ra một chút thiện chí hợp tác nào.

Như giọt nước làm tràn ly, sự kiện trên gợi lại vết thương chưa liền miệng của hội họa Việt Nam: nạn làm tranh giả, tranh nhái, nhất là khi một hãng đấu giá danh tiếng như Sotheby’s, với đội ngũ chuyên gia thẩm định giỏi, am tường hội họa, đầy kinh nghiệm, nhưng vẫn bị qua mặt, để lọt vào phòng đấu giá rất nhiều tranh “dởm”, nhái theo tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Thực tế cho thấy, với tên tuổi và sự nổi tiếng của Bùi Xuân Phái, thì người mộ điệu cần phải cảnh giác đối với việc lưu hành một cách rộng rãi, dễ dàng các hoạ phẩm của ông trên thị trường. Suy nghĩ rằng mình bước vào một gallery nhỏ nào đấy và vô tình phát hiện ra tranh Phái là một điều không tưởng. Ngay cả việc tham dự những buổi đấu giá quy mô lớn, mua một bức tranh đầy giá trị với giá rẻ, cũng là chuyện đáng ngờ. Các nhà sưu tập không thể bỗng dưng đem tranh đi bán, và tại thời điểm này thì chỉ có “vào” chứ không còn đầu “ra” nào cho tranh nữa. Chính vì vậy, một sự cẩn trọng, kiểm tra tỉ mỉ người rao bán là một việc làm không thừa.

Quanh vấn đề này, một số các tờ báo lớn của Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng trên với hy vọng một tương lai tươi sáng hơn cho Mỹ thuật Việt Nam.

Thanh Niên:

Con trai Bùi Xuân Phái muốn kiện Sotheby’s

Hãng đấu giá Sotheby’s danh tiếng thế giới vừa quyết định đem 5 tác phẩm của họa sĩ Bùi Xuân Phái đặt lên kệ đấu giá vào ngày 6.10 tại Hồng Kông, với mức giá 120.000 – 200.000 HKD (khoảng 252-420 triệu đồng). Tuy nhiên họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai Bùi Xuân Phái, tuyên bố sẽ kiện ra tòa án Pháp nếu Sotheby’s tiến hành đấu giá.
Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương, nguyên nhân là do 4 trong số 5 bức dự kiến đấu giá là tranh giả. Hai chuyên gia sưu tầm tranh Phái là Trần Hậu Tuấn và Gerard Chapuis cũng khẳng định chúng được vẽ theo kiểu mô phỏng phong cách một cách rất vụng về.

Việc khởi kiện một hãng đấu giá danh tiếng ở ngoại quốc là vô cùng khó khăn, chưa kể việc thuê luật sư rất tốn kém, nhưng Bùi Thanh Phương khẳng định sẽ theo kiện đến cùng. Điều này không chỉ vì danh tiếng của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái, mà còn vì rất nhiều tranh của các danh họa Việt Nam bị làm giả và đem đi đấu giá trên trường quốc tế, gây mất lòng tin cho khách hàng.

Ngọc Lương

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200840/20081005231459.aspx

Tuổi trẻ:

Tìm thấy bằng chứng tranh giả Bùi Xuân Phái

Một số bức tranh được cho là của họa sĩ Bùi Xuân Phái do nhà Sotheby’s (hãng đấu giá hàng đầu thế giới, có lịch sử thành lập bắt đầu từ giữa thế kỷ 18) bán đấu giá tại Hong Kong vào đầu tháng mười chỉ là tranh chép lại của những bản gốc đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN.

Các bức chép lại do nhà Sotheby’s bán được mà phóng viên Tuổi Trẻ tìm thấy trong Bảo tàng Mỹ thuật là bức Cảnh phố Nguyên Bình, (nhà Sotheby’s rao bán dưới tên Village – Làng), bức Trước giờ biểu diễn (Sotheby’s rao bán dưới tên Cheo actors – Các diễn viên chèo). Cả hai bức tranh giả này đều nằm trong bộ sưu tập quan trọng của hội họa VN của người rao bán là Philip Ng.Trên trang web tổng kết về các cuộc đấu giá nghệ thuật Artvalue.com, trong năm qua đã có 13 tranh của Bùi Xuân Phái được Sotheby’s đem bán đấu giá. Họa sĩ Bùi Thanh Phương cho biết chỉ hai bức trong số đó là tranh thật, đó là bức Phố Ðà Nẵng (tên đấu giá là Street scene) và Mèo đỏ.

Vào năm 1997, bức tranh giả tên Sông Ðà của họa sĩ Bùi Xuân Phái đã từng được nhà đấu giá Christie’s rao bán và sau đó đã bị một họa sĩ VN phát hiện. Nhà Christie’s đã phải trả lại tiền và xin lỗi người mua. Nhiều họa sĩ VN và một số nhà sưu tập nước ngoài cho biết nạn nhân VN số một trên thị trường tranh giả thế giới là những tác phẩm của danh họa Bùi Xuân Phái.
U.LY

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=284935&ChannelID=10

Phụ Nữ Online:

Chưa kiện… đã thắng?

HS Bùi Thanh Phương cho biết: “Tranh giả không những làm giảm uy tín của HS, mà còn khiến giá tranh của HS đó giảm giá đáng kể trên thị trường tranh. Nếu tranh cụ Phái được bảo vệ và có chiến lược về bản quyền như nước ngoài thì giá đã khác… Tranh giả gây thiệt hại cho các nhà sưu tập có tranh thật. Từ lâu, nhiều nhà sưu tập nước ngoài đã lên tiếng phản đối việc tranh giả lũng đoạn thị trường. Trước việc tôi đánh tiếng kiện Sotheby’s, một nhà sưu tập ở Pháp sở hữu nhiều tranh của cụ Phái đã ngỏ ý rằng ông cũng muốn kiện Sotheby’s, vì các nhà đấu giá bán tranh giả khiến các bức tranh thật của cụ Phái mà ông đang sở hữu sụt giá thê thảm.

Hiện nay, ở VN, nhiều nhà sưu tập đã mua nhầm phải tranh giả của cụ Phái. Nhận ra sự thật bẽ bàng này nhưng không ai đủ “dũng cảm” hủy tranh mà… tìm cách bán cho người khác. Vì đây là vấn đề nhạy cảm nên các nhà sưu tập trong nước khi nghe tôi nói kiện Sotheyby’s đã… lảng. Trong khi đó, nhiều nhà sưu tập nước ngoài lại ủng hộ tôi. Việc tôi lên tiếng về vụ kiện sẽ khuấy động cả những người mua tranh trong khu vực. Họ biết đã mua phải tranh giả thì sẽ trả lại tranh và đòi lại tiền. Nếu rắc rối, họ sẽ kiện nhà đấu giá, vì họ căn cứ vào khẳng định của gia đình với bức tranh đó. Đó cũng là chứng cứ có lợi để tôi kiện Sotheby’s vi phạm tác quyền”.

Kênh VTV1:

… Ngày 7/10/08, VTV1 đã đến phỏng vấn và ghi lại trang Blog 360 của Phương, gợi mở thêm nhiều vấn đề và chỉ ra những bất cập như: thị trường quốc tế bán đấu giá những di sản văn hóa của Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay người ngoại quốc và Việt kiều thao túng. Từ nguồn này (tác phẩm nghệ thuật, cổ vật của Việt Nam), người ta thu lợi hàng chục triệu USD mỗi năm, trong khi đó các tác giả người Việt Nam (tác phẩm của họ được đem rao bán với giá cao ngất ngưởng thì lại không hề được thụ hưởng gì, thậm chí cũng không hề hay biết). Đơn giản chỉ bởi vì trước đó họ đã lỡ… bán cho người ngoại quốc với giá thấp hơn nhiều.

Ở Việt Nam tuy đã có vài tổ chức, công ty đứng ra thực hiện những phiên đấu giá, nhưng chưa thu được hiệu quả ấn tượng, một phần vì người Việt chưa có khả năng mua và chưa trả giá cao cho những tác phẩm nghệ thuật; mặt khác, các cuộc đấu giá ở nước ta thường chỉ xoay quanh mấy loại hàng như, xe hơi, căn hộ, mảnh đất… là chính. Tuy nhiên người nước ngoài (vốn rất sẵn lòng trả giá cao để mua những tác phẩm có giá trị lớn) lại khó đem những tài sản này ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, do quy định ràng buộc về xuất nhập cảnh. Đó cũng là lý do vì sao Việt Nam đã nhường hẳn sân chơi đấu giá nghệ thuật cho nước ngoài, và cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam đến với các cuộc bán đấu giá ở nước ngoài một cách lặng lẽ…
(http://buithanhphuong.com/tulieu/sotheby.html)

Công an nhân dân:

“Tôi vẫn khởi kiện bảo vệ tranh của cha tôi Bùi Xuân Phái”

Trao đổi với PV Báo CAND, họa sỹ Bùi Thanh Phương khẳng định, ông vẫn giữ nguyên ý định khởi kiện hãng đấu giá danh tiếng Sotheby’s vì đã đấu giá tranh giả của cha mình, danh họa Bùi Xuân Phái. Họa sỹ Bùi Thanh Phương cho rằng, ông buộc phải làm điều đó để thể hiện tư chất của một “kẻ sỹ Bắc Hà”.

PV: Ông đã chính thức phát đơn kiện?

Họa sỹ Bùi Thanh Phương: Chưa, vì tôi còn đợi luật sư tới để bàn bạc.

PV: Ông có chắc là mình sẽ theo vụ này đến cùng không ạ?

Họa sỹ Bùi Thanh Phương: Mới đây đại diện Sotheby’s cho rằng tôi không công bằng và thiếu phân tích về kỹ thuật. Điều này tôi thấy hơi nực cười và khôi hài. Do đó tôi càng phải tỏ ra cho họ thấy, họ cần có cách nhìn thận trọng hơn về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Nếu họ trưng bày tranh giả thì coi như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do đó tôi sẽ theo vụ này tới cùng. Đấy còn vì tư chất của một “Kẻ sỹ Bắc Hà”.

PV: Vậy theo ông, nguồn tranh giả này từ đâu ra?

Họa sỹ Bùi Thanh Phương: Thật ra đây là vấn để rất nhiều người quan tâm. Nhưng để nói mà không có minh định rõ ràng thì mình là người có lỗi. Tuy nhiên vẫn có thể nói được khái quát, dòng tranh giả này tôi đã thấy ở Việt Nam và có thể khẳng định rằng nó ở trong bộ sưu tập của Hà Thúc Cần. Hà Thúc Cần là một Việt kiều, từ những năm 1985-1986, ông đã là một nhà sưu tập Việt kiều, sang Việt Nam mua tranh. Từ năm 1987, tôi theo dõi đã thấy trên thế giới đấu giá tranh của cụ Phái. Có những bức nếu họa sĩ nhìn sẽ phải bịt mũi cười vì vẽ giả quá thô thiển, điều này khiến tôi cảm thấy đau lòng.

PV: Nhưng thưa ông, ngay ở trong nước, dư luận cho rằng, trong bộ sưu tập của một số nhà sưu tầm nổi tiếng chuyên về tranh Bùi Xuân Phái cũng có lẫn cả tranh giả?

Họa sỹ Bùi Thanh Phương: Về vấn đề này, nói đến nhà sưu tầm Trần Hậu Tuấn hay bất kỳ ai thì cần phải có dẫn chứng. Ngay cả quyển sách mà tôi và Trần Hậu Tuấn làm chung cũng bị đồn đại này nọ. Còn ví dụ nói Tuấn có sử dụng tranh giả thì phải chỉ rõ đó là bức nào, nếu đúng thì tôi cũng không khoan nhượng. Nhưng nói mà không có dẫn chứng là phủ nhận công sức, sự cố gắng của người ta. Chuyện tranh giả ở Việt Nam là có thật, nhưng với những người có quá nhiều thứ để mất thì người ta không dại gì mà làm.

H. Sen – T. Huyền

http://ca.cand.com.vn/vi-VN/vanhoathethao/tintucSK/2008/12/138468.cand

Tuổi trẻ:

Họa sĩ Bùi Thanh Phương: Vác đơn đi kiện thay cha

Sau sự kiện lùm xùm vụ một số hãng đấu giá nước ngoài bán tranh giả của danh họa Bùi Xuân Phái, họa sĩ Bùi Thanh Phương có cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ về những dự định, quyết tâm của anh trên hành trình đi tìm công lý cho những bức tranh của bố anh…

* Sau sự kiện ồn ào về việc anh sẽ vác đơn đi kiện tổ chức đã bán tranh giả của cụ Phái, làm giảm uy tín của bố anh, nhiều người trong giới tranh tỏ ra ngại và góp ý với anh bàn lùi. Tại sao anh vẫn một mực đưa họ ra tòa, đòi công lý cho những bức tranh?

- Tôi hơi ngạc nhiên trước sự bàn lùi và nhận định của một số người, đặc biệt là của các họa sĩ.

Việc mỗi năm vài kỳ, các hãng đấu giá Sotheby’s và Christie’s thay nhau tổ chức bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu tại hai nơi là Hong Kong và Singapore, đó là dịp thuận lợi cho các họa sĩ và nhà sưu tập trong khu vực xác lập những thành tích về thang giá bán cho từng nghệ sĩ. Các nước Ðông Nam Á đều có những đại diện họa sĩ có tên tuổi chia nhau các kỷ lục về giá bán mỗi năm trong khu vực này. Tình hình hiện tại là thang giá của tranh VN bị tụt dốc từ vài năm qua, nguyên nhân chủ yếu là đang dần mất lòng tin nơi khách mua và tình trạng không kiểm soát được cũng như thái độ vô trách nhiệm của các nhà tổ chức.

Việc tôi cáo buộc Sotheby’s bán tranh giả không phải chỉ là phản ứng bộc phát, nhất thời mà thực tế tôi đã theo dõi việc bán tranh giả Bùi Xuân Phái của tổ chức này từ vài năm qua. Từ sự gian lận, đánh cắp tên tuổi của các danh họa VN, họ đã thu lợi nhuận lên tới vài triệu USD. Tỉ lệ tranh nguyên gốc của danh họa Bùi Xuân Phái trong các cuộc đấu giá này chỉ là 2/10. Nghĩa là nếu bán ra mười bức thì cơ may có tranh thật là hai bức. Và hai bức nguyên gốc thường nhỏ xíu và có vẻ chúng chỉ được dùng làm mồi nhử, vì thế giá bán bao giờ cũng thấp hơn tranh giả. Hiện tôi đang lập hồ sơ, dữ liệu thu thập được trên Internet về các giao dịch mua bán của Sotheby’s liên quan đến tranh giả Bùi Xuân Phái kể từ năm 1987.

* Mức phí cho việc theo kiện đến cùng này sẽ “ngốn” kha khá số tiền trong hầu bao của anh?

- Cho dù là người cũng khá giàu trí tưởng tượng, tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình phải vác đơn đi kiện ai hay tổ chức nào. Việc phải đội đơn ra hầu tòa, với tôi, là một cái hạn, nó buộc mình phải xử lý thôi chứ chẳng chút hào hứng, thú vị gì. Ðáng nhẽ sự việc đã dừng lại khi Sotheby’s tiếp nhận bức thư tôi đã khuyến cáo và xác định những bức tranh giả Bùi Xuân Phái mà họ toan đem ra bán đấu giá. Khi đó, theo lẽ thường họ cần có sự hồi âm và điều chỉnh lại việc làm của mình.

Nhưng họ đã phớt lờ tất cả và tự cho mình quyền dùng cái mác tên tuổi của danh họa VN Bùi Xuân Phái để đưa ra chào bán những thứ của giả, tồi tệ về chất lượng nghệ thuật. Họ đã lừa dối khách hàng nhằm thu lợi nhuận cho hãng…

Trần Văn Lâm

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=286217&ChannelID=10

VNexpress.net:

Sotheby’s phủ nhận cáo buộc của con trai Bùi Xuân Phái

Tiếp tục im lặng trước các bức thư cảnh báo của họa sĩ Bùi Thanh Phương, nhưng trả lời báo giới, đại diện nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong khẳng định, họ không bán tranh giả của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Trong thư trả lời phóng viên TTXVN tại Hong Kong, người phát ngôn của Sotheby’s bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của họa sĩ Bùi Thanh Phương – con trai cụ Phái. Họ cho rằng, những nhận định của Bùi Thanh Phương là “không công bằng và thiếu phân tích kỹ thuật”. Nhà đấu giá này cam đoan, tất cả số tranh của Bùi Xuân Phái mà họ bán trong năm nay đều là tranh thật. Trước đó, qua tìm hiểu từ các nguồn tin riêng, họa sĩ Bùi Thanh Phương nhận thấy, trong hai phiên đấu giá vào 8/4 và 6/10, Sotheby’s Hong Kong đã rao bán 13 bức tranh của Bùi Xuân Phái, trong đó chỉ có bức Mèo đỏ là tranh gốc. Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam – cũng cung cấp thông tin, bức Trước giờ biểu diễn của Bùi Xuân Phái được bán trong phiên 8/4 nhiều khả năng là giả, vì bức tranh thật hiện do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ.

Bùi Thanh Phương cho biết, động thái này của Sotheby’s đã đẩy anh vào tình thế “không thể không kiện”. “Chuyện phủ nhận là phản ứng dễ hiểu của họ. Bất cứ ai bị buộc tội ban đầu cũng lên tiếng thanh minh như mình là nạn nhân. Nếu họ đúng, tại sao họ không trả lời những bức thư của tôi. Tôi không thể im lặng. Nếu mình không tiếp tục có phản ứng, năm sau, họ sẽ lại bán ra những lô tranh giả khác”, anh nói.

Hà Linh

http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/My-thuat/2008/11/3BA08AB8/

Vietimes:

Việt Nam chưa biết “làm giá” cho các hoạ sỹ!Đầu tháng 10 vừa qua, 5 bức tranh của danh hoạ Bùi Xuân Phái do Sotheby’s – một hãng đấu giá lớn trên thế giới, rao bán đã bị hoạ sỹ Bùi Thanh Phương, con trai Bùi Xuân Phái, phát hiện 4 trong 5 bức tranh nói trên là giả. Trước phản ứng của Bùi Thanh Phương, Sotheby’s chỉ có phản ứng duy nhất là gỡ xuống một vài bức tranh giả xuống mà chưa có hồi âm gì với Bùi Thanh Phương. Điều đáng nói, một bức tranh giả trong số đó đã được bán với giá hơn 20.000USD, một con số không hề nhỏ so với giá của những bức tranh do các hoạ sỹ đương đại Việt Nam bán được ở thời điểm hiện tại. Chưa bàn đến vấn đề chép tranh, nhái tranh của các danh hoạ – một thực tế mà không phải chỉ mỗi tranh của Bùi Xuân Phái mới bị chép, điều đặt ra, đó là những tên tuổi nghệ sỹ làm rạng danh nền nghệ thuật Việt Nam như thế, dường như chưa được đặt đúng vị thế xứng tầm với tài năng của họ, và một sự thực khác, mà theo hoạ sỹ Bùi Thanh Phưong, là chúng ta vẫn chưa biết “làm giá” cho các hoạ sỹ Việt Nam nói chung! Vietimes đã có cuộc trao đổi với hoạ sỹ Bùi Thanh Phương về vấn đề này.

Đối với những danh hoạ nổi tiếng như Bùi Xuân Phái, những đóng góp của ông không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một cá nhân, mà đó còn là sự rạng danh cho cả một nền nghệ thuật quốc gia và vị thế đất nước trên quốc tế. Những con người như thế, xã hội cần có một sự trân trọng bảo tồn, vì đó thực sự là một tài sản vô giá của xã hội. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa làm được điều đó. Toàn bộ những nỗ lực của cá nhân anh và gia đình trong việc lưu giữ và hệ thống hoá những tư liệu về cụ, là một điều may mắn và hiếm người làm được điều đó. Đó là một quá trình không dễ?

Hiểu, thuộc, và đánh giá đúng mức về nghệ thuật của Bùi Xuân Phái, theo tôi, hầu như chỉ ở những người họa sĩ, những nhà sưu tập và bạn hữu cùng thời với cụ Phái. Lớp người này, ngày nay đã thưa vắng đi rất nhiều, ở vào cỡ tuổi như tôi (U50), cũng đã có thể bị xếp hàng cuối cùng, nghĩa là người “trẻ” nhất, hiểu và thuộc được tranh cụ Phái. Điều này với tôi thực sự là mối lo ngại. Ngày nay, tôi thấy rất nhiều người xem tranh Phái qua… báo chí, hay nói cách khác, xem tranh Phái bằng… tai! Họ ngồi ở bàn giấy, đọc vài ba bài báo, và cũng cho là mình hiểu nghệ thuật Bùi Xuân Phái, gồm có Phố, Chèo… và họ còn xem tranh Phái cộng với huyền thoại nữa. Thế nên, Bùi Xuân Phái trong mắt người đương thời khác hẳn với một Bùi Xuân Phái trong cái nhìn và cảm nhận của thế hệ chúng tôi.
Cũng là một bức tranh vẽ phố cổ Hà Nội của Phái, nhưng trong cảm nhận của thế hệ chúng tôi, đầy xúc động, vì nó dội về bao kỷ niệm của một thời đã mất. Ở mỗi bức tranh phố của ông, chúng được họa sĩ miêu tả từ nguyên mẫu phố cổ Hà Nội khi nó vẫn còn nguyên và lặng lẽ.

Thế hệ trẻ ngày nay, xem tranh phố của Phái như xem câu chuyện cổ tích về một Hà Nội xa xưa, mơ hồ và cũ kỹ, như thể có một thành phố đã biến mất trong cơn lốc xây cất. Hẳn nhiên họ cũng rất thích tranh phố Phái, nhưng cảm nhận của họ đã khác với thế hệ chúng tôi. Đó là tôi nói đối tượng trong nước, gần gũi với người và cảnh đã được nhà danh họa thể hiện qua mỗi tác phẩm, mà còn hạn chế với cái nhìn về hội họa của Phái, huống hồ người nước ngoài.Bạn cũng biết là, muốn hiểu về một họa sĩ, nếu chỉ xem một hoặc hai tác phẩm của họ, cho dù đó là tác phẩm xuất sắc nhất, cũng không đủ sức thuyết phục. Nó chỉ thực sự có ý nghĩa trong một chuỗi tác phẩm, một bề dầy trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của anh ta thì mới có thể có những đánh giá đúng mức. Từ suy nghĩ trên, Trần Hậu Tuấn và tôi, trong nhiều năm đã thu thập dữ liệu, hệ thống hóa những chủ đề đã sáng tác của Bùi Xuân Phái, xuất bản tới 10 cuốn sách về Bùi Xuân Phái, mà vẫn thấy chưa nói được nhiều, được hết.

Chúng tôi nhận thấy điều kỳ lạ và thú vị khi làm sách về Bùi Xuân Phái là, cứ cuốn sách sau lại hay hơn, hào hứng hơn cuốn sách trước và bỗng nhiên nhận thấy khó mà có thể khai thác hết phần chìm của tảng băng sự nghiệp Bùi Xuân Phái, cho dù từ nhiều năm nay, Trần Hậu Tuấn đã cho người đi khắp thế giới, thu thập tin tức và mua những tác phẩm của Bùi Xuân Phái đem về Việt Nam.

Mỹ thuật Việt Nam nói riêng và xã hội nói chung, dường như chưa có được sự trân trọng cần thiết và chưa có những đánh giá đúng đắn về tài năng và đóng góp lớn lao của những tài năng như thế, bởi dường như, sự thẩm định về nghệ thuật của người nước ngoài và “sự đối xử” của họ đối với những danh hoạ Việt Nam luôn cao hơn dân mình. Đó là do trình độ thẩm định hội hoạ có sự chênh lệch?

Đối với giới Mỹ thuật Việt Nam nói riêng, thì Bùi Xuân Phái là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật. Mọi người trong giới, hết thẩy đều quí mến ông, bởi tính chân thành và độc lập suy nghĩ trong sáng tác và nhất là phẩm chất khiêm nhường, ông luôn cổ vũ lòng say mê và cái mới trong nghệ thuật cho các đồng nghiệp. Nhiều họa sĩ sau khi đi nước ngoài về, tận mắt xem các nguyên bản của các danh họa thế giới thường có chung một nhận định: Nếu so sánh tác phẩm của ông với các maitre thế giới, mới thấy Bùi Xuân Phái mang tầm vóc của một danh họa thế giới. Còn với xã hội nói chung, thì cuộc sống cũng đã dành cho ông sự trọng thị xứng đáng. Khắp trong Nam ngoài Bắc, Bùi Xuân Phái đã nức tiếng và ai cũng biết đến phố Phái. Điều mà lúc sinh thời, ông không thể ngờ tới, và nếu biết, có thể “làm ông sợ” như trong Nhật ký “Viết dưới ánh đèn dầu”, ông viết: “Tôi thích một vẻ đẹp chân thật và kín đáo. Cái lộng lẫy, huy hoàng, chói lọi hình như làm tôi sợ!”.Có khi tôi cứ nghĩ, thời của ông, các họa sĩ sáng tác hồn nhiên trong sự bình lặng và sức sáng tác được câu thúc cả bằng tình yêu lẫn sự túng bấn. Các ông sáng tác nhiều và đẹp nhưng không hề bị các phương tiện media gây sức ép. Cứ hình dung, nếu thời này Bùi Xuân Phái mới xuất hiện, với độ tuổi 30 hay 40 thì chưa chắc nền mỹ thuật nước nhà đã có một Bùi Xuân Phái tài danh như thế.Tôi không nghĩ rằng người nước ngoài đã có sự thẩm định nghệ thuật đối với các danh họa cao hơn người trong nước. Người nước ngoài, nhưng mà là người nước nào mới là vấn đề đáng quan tâm. Theo tôi, khu vực Châu Âu và Bắc Âu là những đối tượng tuyệt vời khi xem tranh và cảm nhận hội họa, rất bon goût. Còn người nước ngoài, nghiên cứu và viết các bài về mỹ thuật Việt Nam, nói chung chỉ đưa ra một cái nhìn về khuôn mặt mỹ thuật người Việt với góc nhìn nghiêng. Họ cũng có vẻ khoái “nổ” chữ là chính. Thoáng nghe có vẻ hay đấy, nhưng cũng không thấy phát hiện được điều gì mới và cũng không phải là luôn đúng.

Một thực tế, các tác phẩm hội hoạ sau khi cụ mất đi xuất hiện nhiều hơn khi cụ còn sống. Vấn đề ăn cắp thương hiệu đó, ngoài động cơ kiếm tìm lợi nhuận, đặt ra một vấn đề, đó là nhân cách và tài năng của các hoạ sỹ Việt Nam. Rất nhiều hoạ sỹ Việt Nam có tài, nhưng tài năng của họ chỉ được thừa nhận ở ngoài nước. Đó là một sự thiệt thòi rất lớn cho cá nhân họ và cho chính đất nước, bởi như thế, hội hoạ Việt Nam so với mặt bằng chung của hội hoạ thế giới, sẽ mãi bị mờ nhạt. Và công chúng VN sẽ rất ít cơ hội để tiếp cận với hội hoạ?

Đó là câu hài hước của một người nước ngoài, khi nói về tình trạng chung của các danh họa sau khi chết: “Khi còn sống, ông vẽ đã nhiều, nhưng sau khi ông chết, ông còn vẽ nhiều hơn, và cả những người bạn thân của ông cũng xuất hiện nhiều hơn”.

Lấy thí dụ như tranh của Vincent VanGogh, sau khi ông chết đến nay, người ta chép lại tranh của họa sĩ này mỗi ngày trên khắp thế giới, như thế, rõ ràng sau khi Van Gogh chết, tranh của ông được “vẽ nhiều hơn”. Nhưng những bức tranh chép đó chẳng hề làm phương hại gì tới tranh thật của Van Gogh, nó vẫn giữ nguyên giá trị, không những thế, còn giá trị hơn.

Còn nói về tranh chép của họa sĩ Bùi Xuân Phái, hành trình tiêu thụ cho những bức tranh giả, tranh chép này bây giờ có xu hướng tìm đến các gallery hay các sàn bán đấu giá ở nước ngoài, nơi khả dĩ có thể lường gạt được những người không am tường, nơi không có sự kiểm chứng của người mộ điệu trong nước.

Nếu tranh của danh họa Việt Nam mà bày bán ở gallery nào đó cho khách vãng lai, thì người ta sẽ nghĩ ngay đó là tranh chép mà không cần quan tâm nhiều. Bởi vì mấy vị chủ gallery đó sẽ rất khó có thể thuyết phục được lòng tin của khách bỏ ra cả chục ngàn USD để mua (trong khi mình đang vật vã đi thuê cửa hàng để kinh doanh thì vốn liếng đâu mà bỏ ra vài chục ngàn đô để đem về cửa hàng một hai tấm tranh của danh họa ?).

Giờ đây, tranh của các danh họa Việt Nam thường nằm trong tay các đại gia sưu tập chuyên nghiệp và cũng chỉ có các đại gia sưu tập chuyên nghiệp nước ngoài mới có khả năng nói chuyện giao dịch mua bán được với họ. Tôi chưa thấy ai đang lưu giữ tranh nguyên gốc của Bùi Xuân Phái mà lại tỏ ra lo lắng vì tệ nạn tranh giả cả, bởi vì tranh của Bùi Xuân Phái mộc mạc, chân tình, bình dị như thế thôi nhưng nó kỳ diệu ở chỗ người ta không làm giả được. Minh chứng là càng ngày tranh của ông càng lên giá, nếu làm giả được, và người ta không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, thì chắc chắn các tác phẩm của ông đã bị lạm phát rồi.

http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/5826/index.viet

Pages: 1 2 3 4 5

3 Phản hồi cho “Con đường hội họa”

  1. Mạc phi Đăng says:

    Nhìn gương mặt hằn những nét sợ hãi của ông Phái, tôi thấy ông Phái có tấm lòng; nhưng ông Phái cũng nên chấp nhận ông ta là một trong số những thằng hèn của dân VN Bắc Việt thời bấy giờ!

  2. Đạo Nhân says:

    Qủa thật cụ Phái rất xứng đáng được ngưỡng mộ,tôn vinh và khắc tên trong bảng vàng của DANH HỌA cùng vài danh họa thế giới.Danh Họa Bùi Xuân Phái.Ngoài việc những bức họa vô giá đã được giới sưu tầm đã và đang làm chủ,không biết hiện nay trên toàn thế giới,đặc biệt các nước thuộc Châu Âu như Pháp,Anh cùng số ít vài quốc gia nhiều tiền lắm của như Mỹ,Canada liệu có được mấy đại gia bản xứ các nước trên, đã và đang treo các họa phẩm của cụ nơi phòng khách.? Chân thành cảm ơn HS BTP ,con trai của danh họa VN BXP ,đã có bài viết dài rất giá trị, nhưng hình như vẫn còn quá ngắn cho người đọc luôn mong mỏi được biết thật nhiều về tất cả những gì có thể lúc danh họa sinh thời…Là người VN đang lưu lạc khắp 4 phương ,rất nhiều chúng ta đã được cái quyền tự hào về danh họa VN BXP.Cái đẹp của tranh do danh họa vẽ không phải ai cũng cảm ,và nhìn được bằng đôi mắt có nghệ thuật.Nhưng cái vĩnh cửu và đi vào hồn người VN là những điều khi sinh thời,danh họa VN BXP đã sống giản dị ,khiêm cung,đầy tình người với mọi người và sáng tạo dưới một chế độ ban phát tem phiếu,đói khổ cùng cực và luôn phải sống,vẽ,viết bằng nhiều áp đặt một chiều do lệnh,nghị quyết từ những con người bất trí ,luôn dùng sự khủng bố : sổ gạo và trại cải tạo để lãnh đạo toàn dân,đến nỗi nhà văn lớn là cụ Nguyễn Tuân phải thốt lên: tao sống được là do biết sợ.chúng (ĐCSVN)….Trong bài viết trên,HS BTP có đề cập đến sự quan hệ thân thiết giữa danh họa và nhà văn lớn NT đi cùng những cái Tết có chất đạm do NT biếu tết. Danh họa BXP đã vượt qua được rất nhiều thứ tạm gọi man rợ nhất do ĐCSVN áp đặt ,mà tiêu biểu nhất là tay giết người bằng thơ là Tố Hữu làm thủ lãnh trong lãnh vực VHNT thời ấy. Rất mong đựơc đón đọc thêm như hồi ký của danh họa BXP cùng những gì có thể viết về cụ.Xin chân thành cảm ơn BBT của ĐCV đã cung cấp các bài hay để độc giả bên ngoài VN có thêm cái hay lạ của Hà Nội nhân kiệt .Trân Trọng kính chào

  3. Lữ Út says:

    Xem ra 15 năm của Kiều đâu có thấm vào đâu!
    “Bắt phanh trần phải phanh trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
    We have to spit to the face of those commi.

Phản hồi