WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về đạo luật bảo hiểm y tế mới

SỰ CHỐNG ĐỐI ĐẠO LUẬT

Có thể nói rằng quá trình thông qua đạo luật cải cách y tế đã bộc lộ mức độ phân hoá chính trị trầm trọng của xã hội Mỹ, được phản ảnh rõ nét không những trên các diễn đàn truyền thông công cộng mà ngay cả tại cơ quan lập pháp tối cao là Quốc Hội. Dự luật PPACA đã được thông qua tại Hạ Viện với một tỉ số rất khít khao 219/212; toàn bộ 178 dân biểu đảng Cộng Hoà đã cùng 34 dân biểu khác của đảng Dân Chủ bỏ phiếu chống lại Dự luật.

Ngay khi chữ ký của Tổng Thống Obama chưa ráo mực, thì đã có 14 bộ trưởng Tư pháp thuộc đảng Cộng Hoà của 14 bang tuyên bố sẽ kiện về tính chất vi hiến (unconstitutionality) của Đạo Luật. Lập luận chính của những người đứng kiện đặt trọng tâm quanh sự cưỡng bách cá nhân (individual mandate) do Đạo Luật ấn định; đó là các công dân và người cư trú hợp pháp phải có bảo hiểm, nếu không thì sẽ phải nộp phạt. Theo họ sự cưỡng bách đó là vi hiến vì trong Hiến Pháp không nơi nào ban cho Quốc Hội quyền để áp đặt công dân phải mua bảo hiểm hay một món hàng nào cả.

Cơ sở pháp lý của những người chống đối là dựa vào một mệnh đề nổi tiếng, gọi là Commerce Clause, được ghi ở khoản 8 (section 8), điều 1 (Article 1) của Hiến Pháp [7], theo đó thì Quốc Hội được quyền “regulate commerce” (điều tiết thương mãi) giữa các tiểu bang; nghĩa là bất kỳ hoạt động nào dính dáng đến thương mãi thì đều thuộc thẩm quyền can thiệp của Quốc Hội. Từ ngày lập quốc cho đến nay, Tối Cao Pháp Viện đã dựa vào Commerce Clause này để đưa ra các phán quyết liên quan đến mối tương quan giữa Liên Bang và Tiểu bang. Những người đứng kiện cho rằng Commerce clause không hề ban cho Quốc Hội quyền để buộc cá nhân phải mua bất kỳ thứ gì, kể cả bảo hiểm y tế cho bản thân. Như vậy thì, theo họ, Đạo Luật là vi hiến, xâm phạm đến tự do cá nhân đã được công nhận trong 10 Tu chính án đầu tiên của Hiến Pháp (gọi là Bill of Rights). Bộ trưởng Tư pháp bang Virginia, ông Ken Cuccinelli, đã nói rằng: “Just being alive is not interstate commerce” (Chỉ để sống còn không là vấn đề thương mãi giữa các tiểu bang).

Nhiều chuyên gia pháp lý của một số trường đại học danh tiếng đã đồng ý với nhau rằng cơ hội thắng kiện của các vị bộ trưởng tư pháp thuộc 14 bang trên là rất thấp, trước hết là vì Hiến Pháp Mỹ đã được soạn thảo với mức uyển chuyển cao nhằm thích nghi với những biến chuyển của xã hội qua từng thời kỳ, trong một quốc gia rộng lớn và đa chủng. Tối Cao Pháp Viện, trong suốt lịch sử hai trăm năm qua, đã tuỳ theo các biến đổi và nhu cầu của từng thời đại để tìm cách giải thích Hiến Pháp cho phù hợp. Chính vì vậy mà, chẳng hạn, luật bắt buộc mọi người lái xe phải mua bảo hiểm xe hơi đã không hề bị xem là vi hiến. Tuy nhiên, bất kể là thắng hay thua, thì vụ kiện, nếu được tiến hành, chắc chắn sẽ gây tổn hại công quỹ, làm sâu sắc thêm sự phân hoá trong xã hội, và có những tác động chính trị bất lợi không nhỏ đối với việc thực thi Đạo Luật.

Ngoài toan tính pháp lý trên, nhiều vị dân cử thuộc đảng Cộng Hoà, đứng đầu là lãnh tụ thiểu số của Thượng Viện, TNS Mitch McConnell, đã bắt đầu hô hào cho một chiến dịch để chuẩn bị cho việc “repeal and replace” (thủ tiêu và thay thế) Đạo Luật, một khi đảng này giành lại được đa số tại Quốc Hội trong kỳ bầu cử tháng 11 tới đây. Ngay cả TNS John McCain, cựu ứng cử viên TT của đảng Cộng hoà, cũng tuyên bố từ nay cho đến hết năm 2010 sẽ không hợp tác với phiá Dân chủ trong bất cứ vấn đề nào! [8] Đó thật sự là một thái độ rất đáng ngạc nhiên trong một quốc gia được xem là mẫu mực của nền Dân Chủ, nơi mà nguyên tắc đầu phiếu theo đa số luôn được xem là căn bản cho mọi chung quyết trong việc hình thành các chính sách xã hội.

Ngoài những phản ứng mang tính chất đối nghịch chính trị, hơn là đối lập, tại nghị trường Quốc Hội, sự phản đối của một vài bộ phận công chúng ở bên ngoài cũng không kém phần mạnh mẽ, với nhiều biểu hiện rất cực đoan, tuy chưa mang màu sắc bạo động, nhưng đã có dấu hiệu đi quá đà. Chẳng hạn như một số biểu ngữ đòi vị đương kim Tổng Thống phải trở về Kenya, hoặc la ó dữ dội trước Hạ Viện khi các Dân biểu Dân chủ đi qua, và tệ hơn nữa là gởi e-mail hay gọi điện thoại đe doạ tính mạng của những Dân biểu đã bỏ phiếu cho Đạo Luật, kể cả đe doạ đối với Chủ tịch Hạ Viện, v.v…Những biểu hiện quá đà này đến từ một phong trào nổi tiếng hiện nay được gọi là Tea Party.

Tea Party là một phong trào dân tuý (populist movement) cổ động cho các chủ trương tài chánh bảo thủ, xuất hiện vào năm 2008, lúc đầu phản đối lại việc “chuộc” các ngân hàng đầu tư lớn ra khỏi cảnh phá sản gây ra do cuộc khủng hoảng tài chánh. Qua năm 2009 Tea Party tập trung sự công kích vào kế hoạch Kích thích kinh tế (stimulus package) của chính phủ Obama. Phong trào đã tận dụng các phương tiện tin học mới như Facebook, Twitter, Myspace, các blogs và đài TV Fox News để hình thành mạng lưới của mình và huy động nhân sự cho các cuộc biểu tình.

Danh xưng Tea Party lấy từ biến cố lịch sử của Boston Tea Party năm 1773 khi những người dân thuộc địa thời đó đứng lên biểu tình chống lại sự thu thuế của chính phủ Anh Quốc với lý do rằng người dân thuôc điạ không có đại biểu trong chính phủ nên chính phủ không được quyền đánh thuế họ (nghĩa là Thuế và Quyền đại biểu phải đi đôi với nhau). Biến cố Boston Tea Party của giới bình dân đã khơi nguồn cho cuộc Cách Mạng Mỹ về sau. Những người trong phong trào Tea Party ngày nay muốn so sánh họ với hình ảnh ngày xưa của Boston Tea Party. Lập trường căn bản của Phong Trào là giới hạn quyền của chính phủ Liên Bang, chống lại sự khiếm hụt ngân sách và, đặc biệt nhất là, chống lại chủ trương cải cách y tế của đảng Dân Chủ. Chủ trương hạn chế quyền lực của chính phủ Liên Bang phản ảnh tính chất bảo thủ truyền thống; vì ngay từ những ngày đầu lập quốc, những người công dân tiên khởi của Mỹ, do bối cảnh lịch sử đặc biệt của họ, đã luôn luôn hoài nghi chính quyền, nghĩ rằng hễ chính quyền càng mạnh thì tự do cá nhân càng bị đe dọa và giới hạn; họ quan niệm rằng Quyền lực đi liền với sự thối nát ( Power is corrupt) và thường dẩn đến độc tài. (Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely. Great men are almost always bad men, said Lord Acton in 1887).

Ngày nay Tea Party chống lại tất cả những gì họ xem là biểu hiện của nỗ lực muốn tăng cường quyền lực của chính phủ Liên Bang. Việc chính phủ Liên Bang chi tiêu nhiều, gây khiếm hụt ngân sách là mục tiêu công kích đầu tiên. ( Điều đáng thắc mắc là Tea Party đã không chống đối chính phủ của TT Bush, là người đã gây ra hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan, cùng cắt giảm thuế có lợi cho giới thượng lưu, gây tổn phí lớn cho công quỹ, và là nguồn gốc của món quốc trái khổng lồ gần 12 ngàn tỉ dollars [9] ngày nay). Kế đến là biện pháp bảo vệ cho các ngân hàng lớn tránh khỏi phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 là mục tiêu thứ hai; các thành viên Tea Party cho rằng đó là hình thức giới bình dân phải nai lưng gánh chịu tai hoạ do giới tài phiệt tạo ra. Cải cách y tế, nhất là với chủ trương lúc đầu của phiá Dân Chủ về Public Option, được những người trong phong trào Tea Party xem như là cố gắng để mở rộng quyền hạn của chính phủ, tạo điều kiện để chính phủ xâm phạm vào lãnh vực riêng tư của công dân, gây nguy hại cho kinh tế thị trường và tự do cạnh tranh. Họ ngay cả gán cho việc cải cách y tế là sự xã hội hoá y tế, hay xa hơn nữa là “xã hội chủ nghĩa “(socialism), là để cho hệ thống quan liêu ở Washington thay thế bác sĩ trong việc giữ gìn sức khỏe cho công dân, v.v…!Điều công kích quan trọng hơn nữa là cho rằng kế hoạch cải tổ y tế quá tốn kém, làm trầm trọng thêm sự thâm thủng ngân sách và nợ nần lớn lao cho các thế hệ tương lai.

Ủng hộ mạnh mẽ cho Tea Party là các nhà bình luận cực hữu tiếng tăm như Rush Limbaugh, Ann Coutler, Bill O’Reilly, Glenn Beck, William Kristol, v.v… và các chính trị gia tầm cỡ của đảng Cộng Hoà như Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện; Rick Perry, thống đốc Texas; Scott Brown, người vừa đắc cử Thượng Nghị sĩ từ bang Massachusettes; John Boehner, lãnh tụ thiểu số ở Hạ Viện, v.v…

Nhưng một số sự kiện khiến nhiều người ngờ rằng dường như sự chống đối của phiá Cộng Hoà không phải là sự chống đối về chủ trương hay quan điểm của sự cải cách y tế, mà chính ra là sự chống đối lại đảng Dân chủ và cách hoạt động của đảng đó mà thôi. Nghĩa là một sự đối địch về chính trị, mang tính chất đảng tranh, nhiều hơn là một sự đối lập về quan điểm hay chính sách.

Trước hết là trong nhiều thập niên qua, nhiều chính khách và tư tưởng gia của đảng Cộng Hoà đều đồng ý về việc cần phải cải cách đối với tình trạng tệ hại của nền y tế Mỹ. Đã có nhiều Dân biểu, Nghị sĩ Cộng Hoà bỏ phiếu cho đạo luật về Medicare và Medicaid, những chương trình do chính phủ tài trợ và điều hành, vào thập niên những năm 1960. Hai mươi năm trước, Heritage Foundation, một think tank của phe bảo thủ, tức phe Cộng hoà, đã từng đưa ra đề nghị về một kế hoạch bảo hiểm phổ quát tài trợ bởi chính phủ Liên bang bằng một loại tín dụng thuế lũy tiến (progressive tax credits). Kế đến, năm 1993, TNS Bob Dole, lãnh tụ Cộng hoà tại Thượng Viện, cũng đã đưa ra một đề nghị về một kế hoạch cải cách y tế mà sau này đã trở thành căn bản trong kế hoạch y tế phổ quát của bang Massachusettes được thống đốc Mitt Romney, từng là ứng viên Tổng Thống thuộc đảng Cộng Hoà, thông qua vào năm 2006. Có thể so sánh để thấy rằng kế hoạch y tế phổ quát hiện nay của bang Massachusettes là một dạng thu nhỏ của đạo luật cải cách y tế Liên Bang mà TT Obama vừa mới ký mà thôi; bởi vì cả hai có cùng chung nét căn bản.

Người ta cũng nhớ lại năm 1993, William Kristol, nhà phân tích và bình luận nổi tiếng của nhóm tân bảo thủ (neoconservatives) thuộc đảng Cộng Hoà, đã viết trong một memorandum thúc dục các đảng viên Cộng Hoà đừng hợp tác với TT Bill Clinton trong vấn đề cải cách y tế, bởi vì, theo Kristol, kế hoạch đó là một đe doạ chính trị nghiêm trọng đối với đảng CH (a serious political threat to the Republican party)[10] . Một số không ít các chính khách và bình luận gia của đảng Cộng Hòa trong thời gian gần đây, như Rush Limbaugh, Tom Delay, Jonah Goldberg, v.v… cũng công khai bày tỏ sự mong ước được thấy TT Obama, vị đương kim Tổng Thống, bị thất bại trong các chính sách của Ông!

Rõ ràng đó không phải là thái độ đối lập chính trị đúng đắn, với tinh thần xây dựng, trong một quốc gia dân chủ.

KẾT LUẬN:

Đối với nước Mỹ, việc cải cách nền y tế theo hướng tiến đến một hệ thống y tế phổ quát (universal healthcare), với dịch vụ y tế có hiệu năng cao, giúp công dân tăng tuổi thọ và đạt tiêu chuẩn khang kiện cao nhất trong hàng ngũ các quốc gia đứng đầu thế giới, là một nhu cầu lớn lao đã được ấp ủ qua nhiều thế hệ. Đạo luật về Y tế mới do TT Obama vừa ký là một bước khởi đầu quan trọng đáp ứng lại nhu cầu đó, nối tiếp những đạo luật có tính cách lịch sử khác của Mỹ đã được đưa ra trước kia, như Social Security Act ký bởi TT Franklin D. Roosevelt năm 1935, hoặc Medicare and Medicaid do TT Lyndon B. Johnson ký năm 1965.

Hai đạo luật vừa kể của TT Roosevelt và Johnson lúc đầu cũng đã gặp phải những phản đối mạnh mẽ từ các phiá đối lập. TT Roosevelt đã bị các công ty dược và giới y sĩ chống đối kịch liệt; còn luật Medicare của TT Johnson thì bị các chính khách của đảng Cộng Hoà, vào thời đó, chống đối cũng với cùng luận điệu giống như hôm nay rằng Medicare là “ socialized medicine” (xã hội hoá y tế). Lúc đó, phía chống đối cũng dọa mọi người rằng các chương trình y tế do chính phủ điều hành sẽ dẫn đến “socialism” (xã hội chủ nghĩa). Những nhân vật Cộng Hoà như Ronald Reagan, George H. Bush, Bob Dole, Bary Goldwater,v.v…đều đã công khai tuyên bố chống lại đạo luật Medicare[11]. Thời gian tồn tại của chương trình Medicare từ đó đến nay đã trả lời cho các vị ấy.

Tất nhiên, không thể có một đạo luật nào hoàn hảo ngay từ đầu, thỏa mãn được lập tức một cách đồng đều yêu cầu của tất cả các thành phần, các lực lượng với quyền lợi trái ngược nhau, trong xã hội. Ngay cả văn bản luật pháp cao nhất của mỗi quốc gia là hiến pháp cũng mang chứa trong nó những khuyết tật, thiếu sót, và luôn cần phải được cập nhật hay tu chính để ngày càng tiến gần về phía hoàn thiện.

Đạo luật về cải cách y tế vừa được ký ban hành, vì vậy, chưa phải đã là giải pháp trọn vẹn sau cùng cho tất cả các nhược điểm của nền y tế Mỹ. Nhiều lắm nó chỉ là cơ sở pháp lý khởi đầu, đặt nền móng cho những cải cách quan trọng hơn về sau. Một trong những khởi sự căn bản, đáng chú ý mà Đạo Luật đã đề ra; đó là sự chuyển hướng từ một nền y tế nặng về chữa trị (disease/curative care) qua nền y tế về phòng bệnh (preventive care). Sự chuyển hướng này, cũng tương tự như sự thay đổi đang xảy ra trong lãnh vực kinh tế là từ tiêu thụ quay sang sản xuất, sẽ tạo ra những thay đổi căn để trong cơ cấu của nền y tế Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề đào tạo đội ngũ nhân sự cho lãnh vực y học, cũng như những đổi thay trong cấu trúc hạ tầng cơ sở của nền y tế.

Điểm khởi đầu đáng chú ý khác là nỗ lực để giảm thiểu mức độ độc quyền của các hãng bảo hiểm tư nhân, tăng cường điều tiết, và giúp gia tăng sự cạnh tranh trong một thị trường mở rộng với gần 200 triệu khách hàng. Từ khi các chương trình Medicare và Medicaid, do chính phủ điều hành, ra đời chiếm lĩnh thị trường người già, và trẻ em nghèo đến nay, thị trường còn lại của những người trong hạng tuổi lao động gần 200 triệu đó hầu như bị các hảng bảo hiểm độc chiếm. Với sự xuất hiện của các Health Benefit Exchanges và các Co-Op Y tế ở các cộng đồng địa phương, do luật mới quy định, người mua bảo hiểm, trong thị trường đông đúc này, sẽ có được nhiều lựa chọn hơn, nhờ đó bảo hiểm phí có thể trở nên ổn định với giá phải chăng hơn.

Cuối cùng, việc cố gắng cung cấp bảo hiểm thêm cho hơn 32 triệu người và việc cưỡng bách mọi người phải có bảo hiểm y tế (individual mandate) là một điểm mới mẻ khác của Đạo Luật, đánh dấu bước đầu trong nỗ lực nhằm biến bảo hiểm y tế trở nên một quyền khác của con người, được xã hội bảo vệ bằng luật pháp. Đây là điều mà nước Mỹ, tuy là cường quốc đứng đầu thế giới, đã tụt hậu so với nhiều quốc gia khác ở Âu Châu.

Nhưng dù sao Đạo luật, đúng như TT Obama đã nói, chỉ mới là một sự khởi đầu thôi. Bởi vì từ việc thông qua và ban hành luật cho đến việc thực thi luật là cả một quãng đường dài hứa hẹn không ít chông gai. Dấu hiệu thành công đầu tiên cần được nhìn thấy là việc chận đứng đà gia tăng chi phí y tế và bảo hiểm phí; và chắc phải mất một thời gian khá lâu trước khi dấu chỉ đó xuất hiện.

Sunnyvale, ngày 4/2010

© Trương Đình Trung

© Đàn Chim Việt Online

[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Public_option

[2] http://www.guardian.co.uk/world/2009/oct/01/lobbyists-millions-obama-healthcare-reform

[3] http://dpc.senate.gov/dpcdoc-sen_health_care_bill.cfm

[4] http://dpc.senate.gov/healthreformbill/healthbill63.pdf

[5] http://www.kff.org/healthreform/upload/finalhcr.pdf

[6] http://dpc.senate.gov/healthreformbill/healthbill61.pdf

[7] Mason, Alpheus & Stephenson Donald, Constitutional law, Prentice Hall, p.708.

[8] http://countmeblue.blogspot.com/2010/03/mccains-no-maverick-but-bitter-partisan.html

[9] http://useconomy.about.com/od/fiscalpolicy/p/US_Debt.htm

[10] Joe Klein, Time Magazine April, 5 2010, p. 22

[11] http://thinkprogress.org/2009/07/29/medicare-flashback/

Pages: 1 2 3

3 Phản hồi cho “Về đạo luật bảo hiểm y tế mới”

  1. Hwy Tse says:

    THÀNH PHẦN NGHÈO
    “A customer is always a King.”
    Các nhà kinh doanh thành công trên thương trường (với sự cạnh tranh công bằng) đều nắm vững: “Our customers are always our Kings or Queens.” Thật vậy, đối với mọi khách hàng, những nhà kinh doanh này không chỉ cư xử thân thiện, quý mến,… mà còn phục vụ tận tụy qua các nhân viên vừa dịu dàng vừa trẻ đẹp nữa,…; tất cả chỉ vì họ nhận biết được rằng: ” chính khách hàng (hầu hết thuộc GIỚI NGHÈO CHIẾM ĐA SỐ) đã nuôi sống và làm giàu cho họ…”
    Ghi chú: Các nhà kinh doanh đại loại như trên hẳn là không đời nào hiện hữu ở các nước XHCN và ngay cả USA đang tha hóa hướng theo đường lối và chính sách của vị tân Marxist (The 44th US President is a neo-Marxist).
    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

  2. TaTon says:

    Chính nhờ cái thànhphần nghèo chiếm đasố nầy làm ra mọi thứ cho một nhóm nhỏ được giàucó! Nếu
    ai không biết cái điềuđó, thì đúng là những kẻ khốnkhó và đáng thương nhất trên cõi đời này!!!

  3. Hwy Tse says:

    DỰ LUẬT !
    “The less said the better.” English Proverb
    Chúng ta nên gọi là “Dự luật bảo hiểm y tế” bởi vì chưa hoàn chỉnh và chưa thực hiện,…
    Rồi đây chả biết có thêm “Dự luật di trú” nữa hay không?
    Mới đây có một số Tiểu bang, các nghị sĩ Dân chủ cùng với hàng chục nghìn người – chưa hợp pháp hóa cư trú – đã biểu tình rầm rộ ĐÒI HỎI LUẬT DI TRÚ !
    Kế tiếp chả biết có thêm “Dự luật xã hội” cho giai cấp vô sản nữa hay không?
    CHÍNH TRỊ THƯỜNG MỊ DÂN ! Các chính khách mị dân thường khích động thành phần nghèo khó chiếm đa số mà chả cần biết đến QUY LUẬT PHÁT TRIỂN XÃ HỘI: (…)
    Chúng ta có thể gọi; “The 44th US President is a neo-socialist”.
    “It is the individual American who creates PROPERITY and GOOD JOBS, not the Government.” etc.
    -Senator Gregg, the top Republican on the Senate Budget Committee.
    (còn tiếp)
    Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

Phản hồi