WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biên Giới Việt Nam và Trung Quốc qua Các Triều Đại Quân Chủ Việt Nam

Do thực tại địa lý, do hoàn cảnh nhân văn và lịch sử và do những quan niệm về chính trị, vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề vô cùng  phức tạp và tế nhị. Vấn đề này đã được đặt ra ngay từ những ngày đầu của lịch sử dân tộc ta và luôn tuôn tồn tại cho đến tận ngày nay.  Trong bài này người viết trình bày một  cách tổng quát vấn đề biên giới  Việt – Trung qua các triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, với nội dung gồm có ba phần: phần thứ nhất nói về tính cách phức tạp của  biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc phần thứ hai  nói về chủ trương và sách lược bảo vệ lãnh thổ của các triều đại Việt Nam ở miền biên giới này và phần thứ ba dành cho một số những cuộc tranh chấp điển hình.

Tính cách phức tạp của vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

Khi tìm hiểu vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhận xét đầu tiên người ta có thể đưa ra là cho đến thời kỳ Pháp thuộc, giữa hai nước không có đường biên giới như người ta quan niệm ngày nay mà chỉ có những vùng biên giới mà thôi. Đặc tính này bắt nguồn không những từ thực tại địa lý ở nơi tiếp giáp giữa hai quốc gia mà còn do những yếu tố nhân văn, lịch sử và quan niệm về chính trị của các triều đại trị vì nữa.

Trước hết là về địa lý. Giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc không có núi cao hay sông lớn có thể dùng làm ranh giới thiên nhiên. Những sông hay những núi được viện dẫn như những đường phân thủy chỉ là những đồi hay sông nhỏ, có khi chỉ được biết tới một cách mơ hồ và đã trở thành đầu mối của những tranh chấp. Điển hình  là sự  lẫn lộn hay cố tình lẫn lộn giữa sông Đổ Chú và một sông nhỏ khác ở thượng nguồn của sông Chảy trong vụ tranh chấp về biên dưới giữa hai châu  Vị Xuyên và Thủy Vĩ thuộc trấn Tuyên Quang của Việt Nam và phủ Khai Hóa thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào năm 1728. Cũng vậy, với các núi Xưởng Chì hay Diên Xưởng, núi Tụ Long mà người viết dám chắc là ngay cả các giáo sư sử địa hiếm người biết đến. Các rặng núi lớn có hình cánh cung ở phía đông của sông Hồng thay vì nằm ngang theo hướng tây – đông để làm ranh giới giữa hai nước lại xòe ra theo hình nan quạt  và mở rộng về phía bắc cho sự xâm nhập từ phương bắc xuống. Nhiều sông của Trung Quốc lại có nguồn từ trên đất Việt Nam hay ngược lại. Tính cách núi liền núi, sông liền sông của địa lý chính trị ở biên giới Hoa Việt này không những đã làm cho việc ngăn chặn các cuộc xâm lăng qui mô của người Tàu từ phương bắc xuống  trở thành vô cùng  khó khăn cho người Việt, mà còn làm cho ranh giới giữa hai nước không bao giờ ổn định.  Sự dời bỏ kinh đô Thăng Long của các vua Nhà Trần và của Ngô Văn Sở thời Tây Sơn trước sức tiến ban đầu của quân Mông Cổ và quân Nhà Thanh một ộ phần là do yếu tố này.

Về phương diện nhân văn, miền biên giới Việt – Trung không phải là nơi cư trú của người Việt hay người Tàu mà là của nhiều sắc dân thiểu số của các miền núi như  Tày, Nùng, Thổ, Mán… Những dân này đã ở cả hai phía, nhiều  khi ranh giới cư trú không rõ ràng. Nhiều nhóm đã từ Trung Quốc di cư xuống Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Những con số được ghi trong tác phẩm Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ  của các soạn giả Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn và Phạm Văn Thư, xuất bản năm 1930 ở Hà Nội, dưới thời Pháp thuộc, có thể cho ta  một khái niệm về tính cách thiểu số  của người Việt cư ngụ ở miền này so với các dân miền thượng khác. Trước hết là ở tỉnh Lạng Sơn. Trong số  85.300 dân  của tỉnh này, người Kinh hay người Việt chỉ có 3.120 người tức 4%, trong khi con số  người Thổ  là 38.900 người hay 36%, người Nùng là 37.500 người hay 44%, và người Hoa là 3.800 hay 4%. Ở Cao Bằng, trên tổng số dân là 87.000 người, số người Kinh  chỉ có 1.200 người hay 1,4%, còn người Thổ là 39.930 người hay 46%, người Nùng 38. 750 người hay 44%, còn lại là người Tàu. Còn ở Hà Giang thì trong tổng số dân là 69.600 người, người Kinh chỉ có 1.000 người, tức 1,4%, so với 20.600 người Thổ hay 31%, còn lại là người Lô Lô, 30%, người Mán, 14%… Các miền giáp ranh giữa các tỉnh này và các tỉnh miền Nam Trung Quốc do đó đã trở thành những vùng biên giới giữa hai nước. Sự tùy thuộc vào nước này hay nước kia một phần nằm trong tay các thổ tù trưởng tức các lãnh tụ của các dân địa phương và sự trung thành của họ từ đó tùy theo chính sách của chính quyền trung ương đối với họ.

Về quan niệm chính trị của các triều đình liên hệ, vì là những miền đất ở xa kinh đô của cả hai nước Hoa, Việt, các vùng biên giới này được coi như những miền đất cơ my hay ky my là những miền đất làm phên giậu cho triều đình trung ương, một hình thức cai trị lỏng lẻo nhằm liên kết những miền đất xa xôi thay vì cai trị trực tiếp trong chế độ hành chánh thời cổ, ít nhất từ thời nhà Đường của Trung Quốc mà Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã tả rõ trong câu “Cơ mi các bộ man hoang ở ngoài”. Các thổ tù trưởng do đó được cha truyền con nối cai trị lãnh thổ riêng của mình với điều kiện tuân phục triều đình trung ương. Vượt lên trên các địa phương, quan hệ giữa các triều đình Trung Quốc và các triều đình Việt Nam cũng mang tính cách phong kiến của Á Đông theo đó Việt Nam chỉ là một chư hầu của Trung Quốc, lãnh thổ Việt Nam cũng là lãnh thổ Trung Quốc. Điều này thường được thể hiện qua lời nói hay các thơ văn của các sứ giả Trung Quốc khi được các vua Việt Nam hỏi thăm về sức khỏe sau những cuộc hành trình tới kinh đô Việt Nam. Việt Nam thường được người Tàu gọi là Giao Chỉ, hiểu ngầm là Giao Chỉ Quận, là một quận của nước Tàu qua tước phong các vua Tàu phong cho các vua Việt Nam là Giao Chỉ Quận Vương kể từ thời Vương Liễn nhà Đinh, kèm theo với danh vị Tiết Độ Sứ là một chức quan của người Tàu, kể cả sau khi tước vị An Nam quốc vương đã được phong cho vua Lý vào năm 1174 và Việt Nam chính thức trở thành An Nam Quốc và kéo dài rất lâu về sau này.

Thái độ phong kiến luôn luôn coi Việt Nam là Giao Chỉ quận này đã giúp cho các hoàng đế Trung Quốc giữ được thể diện mỗi khi phải nhượng bộ và trao trả lại những đất mà họ đã chiếm của Việt Nam, vì theo họ, trong thiên hạ đất nào chẳng là đất của thiên tử. Rõ rệt nhất và gần với ta nhất là trong sắc văn của vua nhà Thanh viết vào năm Ung Chính thứ sáu, năm Bảo Thái thời Vua Dụ Tông nhà Lê (1728), gửi cho vua Việt Nam về việc trả lại vùng mỏ đồng Tụ Long cho Việt Nam, đoạn chính có viết: “Mới đây Ngạc Nhĩ Thái (Tổng Đốc Vân Nam và Quý Châu thời đó) đem bản tâu của quốc vương ( vua Việt Nam thời đó) tiến trình, lời lẽ ý tứ trong bản tâu tỏ lòng cung kính, trẫm (vua Thanh) rất vui lòng khen ngợi. Vả lại, 40 dặm ấy nếu thuộc vào Vân Nam thì là nội địa của trẫm, nếu thuộc vào An Nam thì vẫn là ngoại vi của trẫm, không có chút gì phân biệt cả. Vậy chuẩn cho đem đất ấy ban thưởng cho quốc vương (vua Việt Nam) được đời đời giữ lấy.”

Nói cách khác sự phân chia biên giới giữa hai nước Hoa, Việt mang nặng tính cách lịch sử  và quan niệm chính trị cổ thời. Đó là những giới hạn có tính cách hành chánh nhiều hơn là phân ranh quốc tế.

Chủ trương và sách lược bảo vệ lãnh thổ ở các miền biên giới của các triều đại quân chủ Việt Nam

Chủ trương này được xác định rất rõ ngay từ thời nhà Lý qua bài thơ Nam Quốc Sơn Hà được truyền tụng là của Lý Thường Kiệt trong đó vị danh tướng này đã khẳng định sự cương quyết của triều đình nhà Lý là sẽ không dung tha bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vào lãnh thổ nước mình. Nhưng đó là một thứ tuyên ngôn nói với người ngoài, với kẻ địch, một kẻ địch lớn hơn và mạnh hơn gấp bội nước Việt Nam thời đó.  Lê Thánh Tông, bốn thế kỷ sau, năm 1474, khi dụ Thái Bảo Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy là người ở trong nước đã nghiêm khắc khẳng định: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương bắc trình bày cho rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di.” Lời dụ này vừa là một nghiêm lệnh, vừa là một sách lược. Đó là không được nhượng bộ dù là nhượng một thước núi, một tấc sông, vì đó là của cha ông để lại, phải cương quyết  tranh biện bảo vệ đến cùng không cho kẻ địch lấn dần ngay tự bước đầu tức là ở mức độ địa phương. Nếu kẻ địch không nghe thì triều đình sẽ sai sứ sang biện bạch phải trái theo phương thức ngoại giao. Còn kẻ nào dám đem dù là một tấc đất dâng cho giặc thì không phải chỉ là bị tử hình mà thôi, mà còn  bị tru di nghĩa là giết ba họ nữa. Đây là hình phạt nặng nhất của thời quân chủ, một tội dành cho những kẻ khi quân, phản quốc.

Pages: 1 2

Phản hồi