35 năm đã qua thử nhìn lại: Đạo đức, Tự do và Nhân quyền
“Si tu ne viens pas à Lagardère,
Lagardère viendra à toi !”
Le Bossu – Paul Féval.
“Các anh không có Đạo đức ư?
Chúng tôi sẽ mang Đạo đức đến các anh”.
Chúng tôi xin phép nhái lại câu nói bất hủ của nhân vật Lagardère trong một cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp Le Bossu, của văn hào Pháp Paul Féval (1816-1887). Le Bossu được đạo diễn André Hunebelle quay thành phim với các tài tử Jean Marais và Bourvil năm 1959, chúng tôi được xem phim ấy ở Rạp Ngọc Lan Đà lạt năm 1961, phim ấy được đạo diễn Philippe de Broca quay lại năm 1997 với Daniel Auteuil trong vai chánh.
Ở Pháp những Luật sư chuyên nghiệp về Luật quốc tế, Luật thương mại, họp nhau thành một Hiệp hội chuyên tố cáo các Xí nghiệp đa quốc gia để các chi nhánh địa phương ở những quốc gia chậm tiến tàn phá môi sanh, môi trường và bóc lột nhơn công. Thành trì của sự thực tế, của sự bất nhẫn và vô liêm sỉ của thế giới tư bản thương mại đang bị phá vỡ. .
Sherpa? Sherpa là một Hiệp hội các tay hiệp sĩ đầy bằng cấp xuất thân từ những Trường Đại học Luật khoa nổi tiếng ở Pháp. Tất cả đều tự nguyện, họ quyết tâm đánh thẳng vào thành trì tư bản của thế kỷ thứ XXI: buộc các Thương nghiệp và kỹ nghệ đa quốc gia phải kính trọng môi sinh và công nhân các nước chậm tiến. Phương châm của các Sherpaboys là: “Các Xí nghiệp đa quốc gia … khi ra làm việc ở những quốc gia chậm tiến dù là xa xăm cũng phải biết tôn trọng và đối xử với công nhân và môi sinh ở các nước ấy, cũng như ở tại Pháp”. Và vừa qua, tại Paris, Pháp, Toà hòa giải công nhân Paris (Le conseil des prud’hommes de Paris) đã xét xử vụ kiện của 868 công nhân người Congo, bị đuổi sở không được thông báo trước (licenciés sans préavis) năm 1992, bởi một xí nghiệp Pháp, “Hãng hầm mỏ của tỉnh Ogooué” (La Compagnie minière de l’Ogooué – la Comilog).
Để điều tra, nhà báo Anne Crignon đã điện thoại qua Pointe-Noire (Cộng hòa Congo), và đã được Gaston Kalimbé, một cựu công nhân kể, rằng “Anh ta là một công nhân sở Hỏa xa của Công ty Camilog trong vòng 27 năm. Một hôm đẹp trời các ông chủ da trắng bảo rằng, hết việc rồi. Họ bỏ về xứ, và công nhân tụi tui không được trả tiền và chẳng nhận bồi thường gì cả. Chúng tôi bị bỏ rơi, không tiền bạc bồi thường hay công ăn việc làm gì cà. Cá nhân tôi quá già để đi tìm một việc mới, vì không ai mướn những người quá lớn tuổi như tôi.” Đã từ lâu nay, các xí nghiệp đa quốc gia lơ là không cần đếm xỉa đến ai cả, công nhân hay luật lệ lao động địa phương, nếu có cũng xem như…“nơ pa”, chỉ …“chi địa” là xong cả, nói tóm lại dưới con mắt của tư bản quốc tế, tham nhũng các nước chậm tiến là một khía cạnh tốt cho vấn đề là làm ăn và lợi nhuận của xí nghiệp.
Người Việt Nam hải ngoại chúng ta thói thường, vì là nạn nhân của chế độ cộng sản nên rất ghét những từ ngữ gồm có chữ xã hội, và vô tình chúng ta ngưởng mộ cái xấu của tư bản chủ nghĩa, cái “làm cho được việc”, “lấy lợi nhuận làm chính” quên cả tình “con người”. Vì vậy ngày nay ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, mượn danh nghĩa Xã hội chủ nghĩa, để tạo dựng một chế độ lai căng, kiểu mafia, để cầm đầu đất nước, chỉ biết lợi nhuận, làm giàu cho cá nhân, cho tập đoàn, cho đồng bọn, không cần biết nhân phẩm, không còn biết “con người” là gì, tham nhũng tràn đầy, mua quan bán tước, làm cho được việc thôi: những cái gì xấu xa nhứt của phong kiến, thực dân, tư bản đều có cả, cọng với cái độc tài tàn bạo của cộng sản chủ nghĩa và chế độ công an trị đang hoành hành, đang trị vì trên đầu trên cổ của nhân dân Việt Nam! Thế nhưng, vì người Việt hải ngoại chúng ta quá ghét Cộng sản nên chỉ thấy cái xấu của họ, không nhìn thấy cái “đồng lõa” của tư bản ngoại quốc.
Bổn phận người hải ngoại chúng ta phải tố cáo cả hai, nếu chúng ta không đánh được, hay gặp khó khăn khi đánh vào thành trì Cộng sản, thì chúng ta có thể đánh vào thành trì của tư bản, đồng lõa, tòng phạm, đang cùng với “tay cặp rằng cộng sản Hà nội” bóc lột người dân Việt Nam. Vì các trụ sở chính của tư bản ở ngay những nước chúng ta cư ngụ, và vì những nước chúng ta đang cư ngụ là những quốc gia có dân chủ và đặc biệt có Luật có Lệ, chúng ta phải mở trận chiến với Luật lệ, buộc các xí nghiệp tư bản phải tôn trọng Luật lệ Lao động và Nhân quyền, Công bằng và Công lý, tôn trọng môi sinh và môi trường nơi xí nghiệp đang có mặt khai thác làm việc. Có làm như vậy, Luật lệ mới có mặt được ở những nước chậm tiến, có mặt được ở Việt Nam, bảo vệ được môi trường và công nhân các nước chậm tiến, bảo vệ được môi trường, môi sinh và công nhân lẫn người dân Việt Nam .
Cộng sản biết rõ vấn đề ấy, ra tay đánh trước, nên vừa qua Hà nội đã và đang mở trở lại cuộc kiện Mỹ và Monsanto về Chất Độc màu Da Cam. Vẫn biết là sẽ không thắng được, vì thiếu dữ kiện, tài liệu và nhân chứng, nhưng hy vọng mình là nạn nhân, vốn là một quốc gia chậm tiến, đi kiện một cường quốc và một đại công ty, đang bị khó khăn về vấn đề môi trường, sẽ chiếm đoạt sân khấu và dư luận cảm tình của thế giới về mình. Ở Pháp, bọn phái tả cựu phản chiến, thân cộng và ngày nay thân Hồi giáo, vẫn tiếp tục sử dụng “bài hát chất độc” nầy. Chất độc trong phân bón, chất độc trong điện nguyên tử, chất độc trong luồng sóng các máy vi tính, luồng sóng các điện thoại di động …. Chất độc, hóa học, môi trường, môi sinh rất “hạp thời, ăn khách”, “hút thuốc lá nhiều”, chết vì cancer, nên đi kiện Philippe Morris vì đã sản xuất thuốc lá giết người. Đúng sai? tùy đối tượng, vì cũng chính bọn thiên tả đòi cho “hút cần sa tự do”, vì cần sa “không độc”, và hôm nay cũng chính bọn phái tả thân cộng Pháp đã xúi dục Hà nội mở vụ kiện nầy *, để làm nhẹ bớt gánh nặng “không khí tiếng tăm bất hảo” của Hà nội. Cũng vào thời điểm này, thêm vào cái không khí ‘tiếng xấu ấy’ cho các vị ‘anh hùng dân tộc” của phái tả là Tàu cộng, Cộng sản Hồi giáo quá khích: Al Quéda, Iran, Hesbollah…; vừa qua ở Âu châu có vụ Tòa án Tây ban Nha chấp nhận đơn tố cáo của nhóm Phá luân Công kiện các tay cầm quyền Trung Cộng (đứng đầu là Hu Jin Tao) về tội Diệt chủng và Tội Ác Nhân loại. Tiếp theo nữa, là những sự đàn áp các nhà Dân chủ và đấu tranh cho Tự do Tôn giáo ở Việt Nam trong năm vừa qua (hãy vinh danh các truyền thông đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại chúng ta) đã làm sứt mẻ ít nhiều cái cảm tình đặc biệt và cố hữu của nhân dân Pháp đã dành cho Việt Nam (nhân dân thế giới và đặc biệt Pháp vẫn còn lẫn lộn nhân dân Việt Nam và Nhà nước Việt Nam).
Thế giới Âu châu và đặc biệt ở Pháp đầy rẫy những Lỗ Túc ( cf: Bài viết cuối tháng tư của anh Nguyễn Xuân Nghĩa về hiện tượng Lỗ Túc và Trọng Thủy): văn hóa mea culpa (lỗi tại tôi) của Thiên Chúa Giáo tạo một nhóm Trí thức Tây phương (cả tả lẫn hữu) đầy mặc cảm tội lỗi đối với các nước chậm tiến, đối với các tôn giáo khác: với một mặc cảm tự cao, xem mình là rốn của vũ trụ, họ chấp nhận tất cả mọi tội lỗi, từ lủng đoạn luân lý, xáo trộn xã hội, đến phá hoại môi trường đều do con người, và đặc biệt do con người da trắng Âu mỹ judéo-chrétiens. Tất cả sự chậm tiến nghèo nàn tụt hậu của thế giới đều do lỗi của người da trắng Âu mỹ Thiên Chúa giáo: thuộc địa, tân thuộc địa, đế quốc, nạn nô lệ đều do lỗi của văn minh “da trắng – judéo chrétienne”. Thời gian ngày nay là thời gian của “Xin lỗi, xin lỗi và xin lỗi” (ba lần xin lỗi: mea culpa, meaculpa, mea maxima culpa… Thời nay là thời của trí thức phái tả âu mỹ, làm thân phận Lỗ Túc, viết bài xin lỗi, làm lành, bênh vực người da đen, người Á rập, người Arméniens, người hồi giáo, … quên rằng những tội lỗi ấy đã có từ thời khi đã có con người, nạn nô lệ đã có từ thời Thành cát Tư hãn, có từ thời các lái buôn người Á rập, nạn đế quốc và thuộc địa đã có từ thời La mã, thời Tần thủy Hoàng. Trước Nguyên kỷ Thiên Chúa, khi Tàu xâm chiếm Việt Nam trong vòng gần một ngàn năm, với cái tên An Nam đô hộ phủ, có phải là An Nam ta là thuộc địa Tàu không?
Nhưng thiên hạ đều quên cả, hay cố tình quên, vì politically correct, vì theo ngọn gió, theo thời, vì hiện nay, vẫn còn những người Việt viết những bài hằn học về chế độ thuộc địa, vẫn viết hằn học về chế độ nô lệ, đổ tội, phiền trách lịch sử, đổ tội cho quá khứ, khi thì chế độ phong kiến, lúc thì thuộc địa Pháp cả đế quốc Mỹ, trăm tội đổ đầu tằm, nghèo tại Mỹ, ngu tại Tây, quên rằng chính vì nạn độc tài, cái không có dân chủ mới làm ngu dân hại nước. Ngày nay nạn độc tài, nạn phi dân chủ vẫn còn có mặt trên ba phần tư tổng số các quốc gia trên thế giới. Có người biện chứng rằng nhân dân những quốc gia chậm tiến vì không “biết” dân chủ là gì, nên khó áp dụng dân chủ, để quản trị tốt một đất nước chỉ phải bắt buộc có một thể chế lãnh đạo “ độc tài hay độc đoán” thôi, và nên thành lập một chế độ “độc tài tốt”. Không, không các nhà ngụy biện ơi! Không có độc tài “tốt”, và độc tài “xấu”. Không có “dân chủ ta” và “dân chủ họ”. Dân chủ là chế độ “đa đảng”, là bầu phiếu tự do, là đối lập và là đối lập kiểm soát; và phải biết thay nhau cầm quyền. Không như anh chàng nào ở Việt Nam vừa qua viết bài ngụy biện rằng phải rời bỏ Đảng Cộng sản và Chủ nghĩa Mác-LêNin, vì không hợp thời nữa! Nhưng không được đa đảng, vì đa đảng sẽ có cãi cọ, và e rằng sẽ có nội chiến (sic). Sao cái não trạng của thời tiền chiến chống thực bài phong vẫn còn tàn dư đến ngày nay? Hay anh chàng này viết theo đơn đặt hàng, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn làm con cắc-kè, đổi màu, muốn lập một Đảng “không phải Cộng sản Mác-Lê, nhưng vẫn muốn độc đảng trị vì, cũng nhưng có lúc nào đó, cũng có người nói đến “Dân chủ đa nguyên nhưng độc đảng”. Ở Âu mỹ, người xuống đường được gọi là biểu tình, là một biểu tượng của tư do tư tưởng, ở nước chậm tiến, và đặc biệt ở Việt Nam xuống đường là làm “loạn” phải đưa Công An đi dẹp. Vì vậy, Tư bản thích đầu tư ở các nước độc tài, ở Tàu, ở Việt Nam, vì sẽ không có đình công bãi khóa, yên ổn, không có nghiệp đoàn công nhân, Nhà nước và Đảng độc tài kiểm soát cả, các nhà đầu tư tư bản sẽ “dễ làm ăn”, cái “ công nhơn giá rẻ”, cái “dễ làm ăn”, không bị những “ràng buộc xã hội” là những điểm son cho tư bản ngoại quốc nhào vô đầu tư!. Lạ nhỉ, cũng chính tại những nước tư bản ấy, cũng chính những nhà tư bản ấy là những thầy về những bài học quản trị kinh doanh với dân chủ, công bằng, công lý, luật lệ lao động. Cũng chính những nhà vừa tư bản, vừa trí thức ấy là những thầy giáo nói nhiều về đạo đức, nhân quyền, công lý. Nhưng đạo đức, nhân quyền, công lý ngay tại xứ sở các vị ấy, nhưng khi đến các nước chậm tiến, dưới danh nghĩa là “tôn trọng tự do ý kiến, tôn trọng tập tục tập quán văn hóa địa phương”, sẵn sàng nhắm mắt, chấp nhận bóc lột công nhân, hủy hoại môi sinh và môi trường. Ánh sáng và sức nóng mặt trời của những nước nhiệt đới đã làm tan những tư tưởng đạo đức, của tôn trọng nhân phẩm, tôn trọng quyền con người, của các vị ấy hay sao? Giá trị của một công nhân vùng nhiệt đới không bằng một phần mười giá trị một công nhân một nước tiên tiến Âu mỹ. Công nhơn Âu mỹ ra ngoại quốc phục vụ được gọi là “chuyên viên” là “expert”, hay là “cố vấn”, công nhân nước chậm tiến ra ngoại quốc phục vụ chỉ được gọi là “phu” hay “xuất khẩu lao động”…. Mỉa mai thật! ngày nay từ ngữ “coolie” không còn được sử dụng nữa, nhưng người coolie vẫn còn.
Ở trên thế giới đến ngày hôm nay, các xí nghiệp đa quốc gia đang đang khai thác, làm ăn trên các quốc gia chậm tiến không đoái hoài gì đến tình trạng môi sinh, môi trường của các địa phương ấy. Các con trẻ sanh ra bị tật nguyền do các bà mẹ uống nước các giếng nước hay các nguồn nước bị nhiểm độc bởi các chất thải từ những nhà máy, những bàn tay lao động nhỏ bé chẳng may bị tai nạn, chẳng có một hãng bảo hiểm nào lo, chẳng có ông chủ nào ngó ngàng đến…Nhưng ngày hôm nay, có những thay đổi đang diễn đến. Chánh phủ Congo không giúp đỡ gì được cho các cựu công nhân của Hãng hầm mỏ tỉnh Ogooué ư? Khỏi lo. Đã có các luật sư của nhóm Sherpa tranh đấu lo cho. Nhóm luật sư Sherpa đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhơn cho trên căn bản những luật lệ quốc tế thuộc thẩm quyền các tòa án quốc gia Pháp. Và như thế, “lý tưởng” của năm 2009 đang mang một khuôn mặt mới.
Ngày hôm nay nó mang bộ mặt của một Yann Queinnec, Yann là người đứng đầu của Hiệp hội luật sư nầy từ ba năm nay. Quê quán anh ở Rennes, thủ phủ của xứ Bretagne, miền Tây nườc Pháp (Nguyễn Tiến Trung là một cựu sinh viên trường kỹ sư INSA của thành phố Rennes). Là một Luật sư nổi tiếng trong một tổ hợp luật sư quôc tế, với 37 tuổi đời anh thành công mọi mặt, tiền tài, địa vị. Nhưng anh không toại nguyện, mất hẳn thú vị làm việc và làm tiền cho những gì ngược với lý tưởng của anh. Anh bỏ cả, nhà cửa sang trọng, tiền thưởng cuối năm, địa vị xã hội. Với một mức lương chưa bằng một phần năm thuở trước, anh đi gặp những người chủ lớn của những đại xí nghiệp để đề nghị với họ làm sao “đạo đức hóa”, “lành mạnh hóa” được những chi nhánh kỹ nghệ của họ trong những quốc gia chậm tiến.
“Sức mạnh của chúng tôi là chúng tôi nói cùng ngôn ngữ với họ” Yann nói với chúng tôi.
Với những nhà tranh đấu cho lẽ phải, nhân quyền, kiểu bình thường, chỉ biết ký tên vào những kêu gọi, kiến nghị, tuyên bố, hay xuống đường biểu tình, phản đối đòi hỏi đem đạo đức công bằng cho công nhân các nước chậm tiến; họ chỉ nhận được sự trả lời, hoặc bằng một câu “ghi nhận” lạnh lùng, hoặc là bằng một sự im lặng khinh bỉ, hay một vài câu trả lời khô khan, “để xem”, hay can gián “đúng lắm, nhưng không hợp thời”, hoặc hứa cuội “sẽ để các nhà nghiên cứu xem”. Các sherpaboys chỉ dùng lời lẽ của Tòa án, không sử dụng tiếng nói của lẽ phải, hay lương tâm, họ chỉ dùng Luật lệ. Luật Pháp.Và chỉ có Luật lệ, Luật Pháp thôi, và trước mặt họ, các vị đối thủ đâm ra lúng túng.
Pages: 1 2
Đúng như ông Hai Lúa đã nói trong: “Khen thực hay chửi đểu Mỹ ?” Tôi thấy lạ là tại sao ông Bùi Tín nay lại đổ đốn như vậy? trước chê bậy nói xấu Đại tướng vÕ Nguyên Giáp giờ lại viết bài “Nhân 35 năm Ngày 30-4, thế này mới là tình nghĩa dân tộc » trên báo Đàn Chim Việt khen lố Mỹ. Có phải là già lẩm cẩm hay vì uống rượu rẻ tiền nấu lậu ở Vencovơ mà nói chuyện chuyên ngược đời không? Đúng như ông Hai Lúa nói rất chí tình: “Tại sao ông Bùi Tín lại có thể hôm nay khen Mỹ tức tưởi thế nhỉ khi mà chính họ đã gây ra chiến tranh ở Việt nam, thả bom giết hại người Việt nam, chất độc mầu da cam còn đó bao trẻ bị tật nguyền, rồi phản bạn, tội bỏ đồng minh Việt nam Cộng hoà chạy thoát thân một mình? Thật là khen bậy rồi. Đúng với bạn đọc góp ý, kiểu khen này dễ chết lắm, người Việt nam gọi đây là khen đểu chứ đâu thực lòng khen? CIA Mẽo khôn lắm, nó biết hết, nó vả không còn răng đấy ông Bùi Tín à? Đừng làm vậy cà? Giờ thơi gian không có lại phải mấy ông tàng tàng làm thơ đểu nữa, khó tỷ ti cho cái thây ma đã chết từ 35 năm nay. Tôi và bà con ở đồng bằng nam bộ này đã khổ vì mấy ổng chuyên đi hiếp phụ nữ, ăn chặn bà con,tham nhũng thấy mồ nên thua là phải rồi mà hãy còn kẻ khóc nó. Thật là hủ bại quá.
Giờ thời gian không có phải mần ruộng, có chút giờ đọc báo lại phải mấy ông tàng tàng Lu Cà, Lu Hà, HoDâmChật, Nguyễn Hiền v.v…làm thơ viết bài khen đểu Mỹ, dựng chuyện chẳng đâu vào đâu, ba láp quá, đây cũng là viết đểu nữa. Đã vậy ngày ngày vào báo khóc tỷ ti cho cái thây ma đã chết từ 35 năm nay. Tôi và bà con ở đồng bằng nam bộ này đã khổ vì mấy ổng chuyên đi hiếp phụ nữ, ăn chặn bà con,tham nhũng thấy mồ nên thua là phải rồi mà hãy còn kẻ khóc nó. Thật là hủ bại quá. Tại sao ông Bùi Tín lại có thể hôm nay khen Mỹ tức tưởi thế nhỉ khi mà chính họ đã gây ra chiến tranh ở Việt nam, thả bom giết hại người Việt nam , bỏ đồng minh Việt nam Cộng hoà chạy thoát thân một mình? Thật là khen bậy rồi. Đúng vói bạn đọc góp ý, kiểu khen này dễ chết lắm, người Việt nam gọi đây là khen đểu chứ đâu thực lòng khen? CIA Mẽo khôn lắm, nó biết hết, nó vả không còn răng đấy ông Bùi Tín à? Đừng làm vậy cà? Mà lạ thật ông Bùi Tín nay lẩn thẩn vậy cà? Toàn làm chuyện ngược đời thôi. Trẻ con những việc này còn biết phải trái huống là ông Bùi Tín? Theoi tôi chắc là uông rượu với bọn lũ ranh Lu-Cà và HoĐâmchật, Nguyễn Hiền nào đó thành ra mất trí viết càn rồi. Thật khổ thân ông, nhục nhã quá! Ê chề quá!”
Riêng tôi thì tôi thấy làm người phải giữ cái đức, giữ chữ tín làm đầu. Già không nên viết ẩu, làm trò cho thiên hạ cười. Chỉ có mấy cậu trẻ LU-Cà ( hay Lu Hà gì đó) và HoĐamChật, Nguyễn Hiền vô công rồi nghề nói bậy thì bạn đọc quá chán, chẳng muốn nói làm gì còn ông, giờ sao tiều tuỵ và lẩn thẩn quá vậy. Vơ con ông đâu lại để ông ra nông nỗi này? Thôi về Hàng chiếu Hà nội ở lúc cuối đời, ăn uống đâu có đáng bao nhiêu mà ăn trợ cấp xứ người vậy cho khổ. Nhà nước nay cũng chẳng để ý chấp ông đâu. Ông cứ về cố gắng trồng vài lứa cần sa lấy tiền về mua nhà mà ở . Ấy tôi nói vui vậy thôi đừng nhé.
Thân:
Phạm Hữu Tình
Cháu không biết bác (cụ) Pham Huu Tinh trình độ nào mà đọc bài của Bùi Tín lại không lĩnh hội hết ý của người ta.
Với đại tướng VNG, Bùi Tín chỉ muốn nhắc nhở báo QDND rằng đừng tâng bốc quá mức. Quá mức sẽ thành lố bịch. Người VN nào chẳng tự hào nếu nước ta có hai vị tướng được xếp hạng? Nhưng sẽ là lố bịch nếu chúng ta phịa ra chuyện này. Không có chuyện các nhà sử học quốc tế xếp loại các vị tướng từ cổ chí kim.
Hình như cụ Pham Huu Tinh rất ghét Mỹ? Mỹ cũng có dăm bảy thứ. Có thứ đáng khen và học, có thứ đáng chê. Điều sơ đẳng này thì cháu cũng biết, huống hồ các bậc cao niên như cụ Pham Huu Tinh.
Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc vừa qua, người dân làm sao có thể đứng ngoài? Ai mà chẳng bị cưỡng bức, do tuyên truyền hoặc do áp lực? Bên thắng gọi bên thua là “nguỵ” là chuyện đã có từ cuộc chiến giữa Trịnh-Nguyễn và giữa đức vua Gia Long với đức vua Quang Trung. Chỉ bên thắng mới có quyền viết Sử và trả thù bên thua.
Thế thì, VN rất nên học cách xoá bỏ hận thù trong cuộc nội chiến Nam-Bắc ở Mỹ.
Một bài viết hay ,có nhiều ý tưởng mới giúp mở mang thêm kiến thúc cho những nhà đấu tranh dân chủ , đặc biệt là tầm nhìn rộng cùng sự nhận diện một loại vũ khí khác cho cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay . Đó là “vũ khí pháp lý.”
Trước khi bàn về thứ “vũ khí ” này , người đọc muốn nói thêm về một đoạn trong bài viết chưa rõ ràng cho lắm, khi ông Phan Văn Song nói rằng :
“Người Việt Nam hải ngoại chúng ta thói thường, vì là nạn nhân của chế độ cộng sản nên rất ghét những từ ngữ gồm có chữ xã hội, và vô tình chúng ta ngưởng mộ cái xấu của tư bản chủ nghĩa, cái “làm cho được việc”, “lấy lợi nhuận làm chính” quên cả tình con người.”
Nói chủ nghiã tư bản “xấu” , làm cho được việc,lấy lợi nhuận làm chính , quên cả tình người , là chưa được chính xác lắm . Nếu nhận xét trên là đúng , sẽ không có Betty Tisdale mang hơn hai trăm trẻ mồ côi ra khỏi VN vào những ngày cuối của chiến tranh VN và con tàu ánh sáng đi cứu người vượt biển sau năm 1975 …gần nhất là những Sherpaboys,girls, một hiệp hội gồm những thiện nguyện viên , những hiệp sĩ thời đại xuất thân từ những trường đại học nổi tiếng của Pháp quốc ,buộc những tên :
” Các anh không có đạo đức ư?
Chúng tôi sẽ đem đạo đức đến cho anh .”
Còn nhiều và nhiều nữa. Họ bước từ đâu ra ? Có phải từ các nước theo tư bản chũ nghiã ? Thật ra , ” lấy quyền lợi làm chính , quên đi tình người ” là bản tính tự nhiên của con nguời và hiện tượng thành phần tư bản ” xấu ” được ông PVS chỉ mặt , chính là những tên tài phiệt , là bọn gian thương do không thể tồn tại đuợc ở những quốc gia có môi trường cạnh tranh lành mạnh ,nên tìm đến những xứ sở , độc tài ,vô luật để làm điều bất chính mà không bị trừng phạt.
Trở lại vũ khí pháp lý đã đề cặp ở trên , ngoài nhóm Sherpa đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân , còn có tổ chức minh bạch quốc tế [Transparence International ] , liên minh bài trừ nô lệ mới ở Châu Á [CAMSA] … và ý tưởng dùng pháp lý của các nước dân chủ tấn công vào thành trì độc tài CSVN , sẽ là một trong nhiều phương cách góp phần vào tiến trình dân chủ hoá VN .
Có nhiều mục tiêu trước mắt cho kế hoạch này :
_ Nguồn viện trợ của quốc tế cho VN đã được sử dụng như thế nào ?
_ Tiền ăn cắp ,ăn cướp của đân ,của nước mang đi đâu ?
_ Mang đạo đức đến các doanh nhân làm ăn hoặc đầu tư vào VN .
_ Dạy các công ty trong nước làm ăn với nước ngoài cách cạnh tranh lành mạnh .
Ông Phan Văn Song ,một trong những nhân sự chủ chốt của một nhánh ‘Đại Việt” [ Xin lỗi nếu không đúng về ông] , chắc đã có kế hoạch hành động này. VŨ KHÍ PHÁP LÝ .
Hy vọng ông đã có và không nên chờ thế hệ thư 2, thứ 3 mà hãy bắt tay vào việc , rồi sẽ nhận đưọc sự hổ trợ từ lớp trẻ đó.
Toi rat kham phuc cac vi luat su da dem kien thuc cminh de giup cac cong nhan ngheo khap the gioi.
Mong cac vi luat su nay lay kien thuc cua minh de gioa hoa va day cho bon tu ban quoc te va bon doc tai nhu bon Con San Viet Nam mot bai hoc thich dang de ho thay doi nao trang cua ho.
Cam on