WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thiên tài quân sự Trần Nhân Tông

II. Tổng phản công:

Quân Toa Đô từ Chiêm Thành kéo về, cướp bóc ở dọc đường, trèo non xuống dốc ở khoảng châu Ô, châu Lý, châu Hoan, châu Ái, nay về trấn đóng ở Tây Kết.

Các vị Chiêu Thành Vương (khuyết danh), Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái được lịnh của Đức Hoàng đế Trần đem các binh sĩ tinh nhuệ vây đánh quân giặc ở bến Tây-Kết (ở ven sông Hồng, khoảng thôn Đông Kết, xã Đông Bình, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Ngày nay, thôn này cách sông Hồng 3 cây số, đất bãi (tức bãi Mạn-Trù, nay thuộc xã Tân Châu), nhưng xưa kia sông kề thôn).

Thừa thắng xông lên sau khi đã chiếm được bến Tây-Kết, các vị Chiêu Thành Vương (khuyết danh), Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đã thẳng đường tiến đánh Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử: ở bãi Hàm Tử, huyện Động Yên tỉnh Hưng Yên).

Như vậy là suốt trong tháng 4 sau khi lịnh tổng phản công được ban hành thì quân dân Đại Việt đã tái chiếm lại các cứ điểm đã bị mất trước đây. Đó là A-Lỗ, Tây-Kết, Hàm Tử Quan và nó đã mở rộng cửa cho đường về giải phóng Thăng Long.

Trận phản công diễn ra tại cứ điểm A-Lỗ hay Hải-Thị do Hưng Đạo Vương chỉ huy. Đây là một trận đánh lớn không kém phần gay go quyết liệt. Quân nhà Trần đã tấn công hai hướng An-Lỗ và Giang-Khẩu. Ở tại Giang-Khẩu dưới sự chỉ huy của Trung Thành Vương đã kịch chiến với tướng nhà Nguyên là Thiên Hộ Mã Vinh. Binh sĩ Nguyên bị quân ta sát hại rất nhiều phải tháo lui. Sau đó hai cánh quân thủy bộ của nhà Trần đã tập trung toàn bộ lực lượng đánh vào đại doanh của chúng. Đại doanh đây chính là kinh thành Thăng Long. Mặc dù quân giặc cố gắng chống trả, quân ta thiệt hại không ít, nhưng nhờ chiến lược «đánh cầm chừng» trước đây nên ta đã bảo toàn được lực lượng do đó ta có đủ lực lượng để bủa vây quân địch đến mấy lớp và viện quân được điều đến liên tục để dứt điểm chiến trường quan trọng này. Quân Mông-cổ vì bị vây hãm nhiều ngày, người ngựa thiệt hại, lương thực thiếu thốn, khí giới mất mát, không có viện binh cũng chẳng có khí cụ thay thế nên chúng buộc phải rút bỏ thành Thăng Long. Trận đánh từ A-Lỗ qua Giang-Khẩu đến Thăng Long ắt hẳn phải kéo dài đến cả tháng trời từ đầu tháng 4 cho đến thượng tuần tháng 5 mới hoàn tất.

Sang tháng 5 vào ngày mùng 3 năm Ất Dậu (1285) Thượng hoàng Thánh Tông và Hoàng đế Nhân Tông từ Thanh Hóa tiến ra cùng thân chinh đánh chiếm lại Trường-Yên (hay Tràng An theo Việt Sử Tiêu Án), ở đây quân ta đã thắng lớn, bắt được vô số địch quân cũng như giết được nhiều quân giặc.

Chương Dương (tên bến đò, ở xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Nội ngày nay-thuộc huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ) là một cứ điểm phòng ngự lớn của giặc trước khi về tới Thăng Long. Có thể nói đây là tiền đồn xa để phòng thủ kinh thành Thăng Long mà giặc Nguyên gọi là đại doanh. Tại đây quân ta và Mông-cổ đánh nhau một trận rất lớn và kẻ thù đã bị thiệt hại nặng. Có thể vì lý do đó chúng đã không ghi một dòng chữ nào trong các quyển sử Mông-cổ, ngoại trừ An-Nam Chí-Lược của Lê Tắc ghi vắn tắt: «Trong tháng 4, mùa hạ, An-Nam thừa cơ quân ta chỉnh mãng, đánh lấy lại La-thành». Chương Dương là tiền đồn xa như đã nói, khi quân ta chiếm được địa điểm tức nhiên Thăng Long chắc chắn phải lọt vào tay ta thôi. Nếu Chương Dương không mất thì Thăng Long không bị đe dọa và cũng không bị ta chiếm. Cho nên ở đây Lê Tắc viết: «An-Nam đánh lấy lại La-thành». La-thành tức thành Đại-La mà Đại-La là tên cũ của thành Thăng Long, thành này lại là đại doanh (tổng hành dinh đạo quân miền Bắc của Thoát Hoan) như trong Kinh thế đại điển tự lục Nguyên văn loại đã ghi. Chúng ta có thể biết được rằng kinh thành Thăng Long đã được quân ta giải phóng từ tháng 4 nhưng mãi đến 10 tháng 5 mới có người lính của ta bị giặc bắt ở Chương Dương trốn chạy về báo cho hai vua đang chỉ huy trận đánh ở Trường-Yên được biết tin trên. Như vậy kinh thành Thăng Long được quân ta giải phóng vào cuối tháng 4 và tháng 10 tháng 5 có người chạy về Trường-Yên để báo là điều hợp lý là vì trận đánh tái chiếm Thăng Long thành diễn ra rất gay go nên nó đã kéo dài hơn cả tháng trời. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà Cương Mục và Việt Sử Tiêu Án lại không đề cập đến trận đánh tái chiếm Chương Dương độ?

Về mặt trận Trường-Yên, Cương Mục ghi tiếp: «Về phần quân Nguyên: quân của Toa Đô và quân của Thoát Hoan đóng cách nhau đến hai trăm dặm, lúc Thoát Hoan phải rút lui quân, Toa Đô vẫn chưa biết, nên Toa Đô và Ô Mã Nhi đem quân từ đường biển ra đánh ở sông Thiên Mạc, định phối hợp với cánh quân Thoát Hoan để nương tựa lẫn nhau».

Tại mặt trận Trường-Yên do Thoát Hoan chống giữ. Thoát Hoan đã bị hai vua Trần thống lãnh quân sĩ đánh bại nên phải rút lui và cũng không kịp báo cho Toa Đô và Ô Mã Nhi cùng biết vì chúng đóng quân cách nhau đến hai trăm dặm.

Trong chiến dịch tổng phản công tái chiếm kinh thành Thăng-Long quân đội nhà Trần được tổ chức làm hai cánh quân:

Cánh quân thứ nhất do Thượng tướng Trần Quang Khải cùng chư vị tướng lãnh như Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Trần thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền thống lãnh quân lính rầm rộ tiến về Thăng-Long sau chiến thắng Chương Dương Tử;

Cánh quân thứ hai do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung cầm đầu.

Tại mặt trận thành Thăng Long, An-Nam Chí-Lược ghi: «Ngày Đinh Sửu mồng 5 tháng 5, Giảo Kỳ cùng Vạn-Hộ phục binh đánh vào cung điện vua Trần, đánh tan rồi, đến sông Lư-giang hội họp với Trấn-Nam-Vương». Bên trong thành Thăng Long, quân ta truy đuổi gắt gao kẻ thù, Giảo-Kỳ và Vạn-Hộ rút lui sau chót (sau khi Thoát Hoan đã chạy) phải dùng kế mai phục chận đánh quân ta bằng nỏ mới thoát được khỏi sông Cái để họp với Thoát Hoan.

Sau khi Thăng Long đã sạch bóng quân thù, ngày 15 tháng 3 năm Ất Dậu (1285) hai vua đã về lại kinh thành trong tiếng khải hoàn và hai vị đã đi bái yết lăng tẩm của tổ tiên ở Long Hưng. Thượng tướng Trần Quang Khải cảm khái làm một bài thơ bất hủ để đánh dấu cuộc chiến đấu vô cùng dũng liệt của mọi con dân Đại Việt đồng thời khuyến khích mọi người hãy cố gắng giữ gìn nền thái bình đã được đánh đổi bằng sinh mạng của cả dân tộc, nội dung như sau:

Đoạt sáu Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử Quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.

Nghĩa

Chương Dương cướp dáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng giữ
Nước non ấy muôn đời.

III. Quân Sử Trận Bạch Đằng:

Tượng Trần Nhân Tông bằng đá trong vườn tháp Huệ Quang (Hoa Yên, Yên Tử)

Sau khi đuổi giặc xong, vua Trần Nhân Tông đã gấp rút tổ chức lại đất nước để đối phó với cuộc chiến mới có thể xảy ra từ triều đình Mông-cổ. Ngài đã phóng thích tất cả người Chiêm Thành bị quân ta bắt được lúc giao tranh với quân Nguyên. Phụng ngự Đặng Du Chi vâng mệnh vua đưa về Chiêm Thành Ba Lậu Ke, Na Liên cùng 30 người khác đi theo Toa Đô khi tên này tấn công nước láng giềng phương Nam của ta.

Tháng 8 mùa thu năm Ất Dậu (1285), thưởng cho những người có công đánh giặc Nguyên, và tùy theo cấp bậc mà phong cấp cao thấp khác nhau. Đồng thời Ngài đã trị tội những kẻ đã đầu hàng quân thù.

Tháng 9 năm Ất Dậu (1285), đổi niên hiệu là Trùng Hưng năm thứ nhất. Đức vua ra lịnh ân xá lớn cho trong cả nước. Ngày 12 gia tôn huy hiệu chi các vị tiên đế và tiên hậu.

Mùa đông tháng 10, vua Trần Nhân Tông xuống chiếu định hộ khẩu trong cả nước. Các quan can gián: «dân vừa lao khổ, định hộ khẩu không phải cần thiết». Ngài nói: «Chỉ có thể định hộ khẩu trong lúc này, chẳng nên qua đó mà xem xét hao hụt, điêu tàn của dân ta hay sao?»

Vua Mông-cổ rất tức giận khi thấy đoàn tinh binh của nhà Nguyên rút chạy về nước một cách hốt hoảng, quăng bỏ vũ khí, dày đạp lên nhau mà tháo chạy cố tìm lối thoát thân. Hốt-Tất-Liệt đã bãi lịnh tấn công Nhật Bản để tập trung toàn bộ lực lượng cho cuộc Nam chinh một lần nữa.

Tổng số quân Nguyên được điều động trong lần xâm lăng thứ ba là khoảng từ 200 đến 300 ngàn quân lính và chúng dự trù sẽ khởi sự tấn công vào tháng 9, tháng mùa đông bên Tàu thời tiết mát mẻ dễ chịu cho binh sĩ khi phải đi xa.

Về phía Đại Việt tháng 3 năm Đinh Hợi (1287) vua Trần Nhân Tông lại hạ chiếu ân xá cho người có tội trong nước để an ủy dân chúng.

Tháng 4, mùa hạ, năm Đinh Hợi (1287), bổ dụng Tá Thiên Đại Vương Đức Việp làm quyền tướng quốc.

Ngày Ất Dậu, 28 tháng 10, năm Đinh Hợi (1287) quân Mông-cổ xâm lăng nước ta lần thứ ba, khi quân của Thoát Hoan đến huyện La-Tân. Ô Mã Nhi cùng Phàn Tiếp dẫn theo 18 ngàn người; các tướng Ô-Vị, Trương Ngọc và Lưu-Khuê cùng 3 vạn quân, 500 chiến thuyền, 70 thuyền vận tải lương thực khởi hành từ Khâm Châu. Như vậy, đạo quân xâm lăng của Thoát Hoan tấn công vào nước ta được ghi nhận thành ba hướng.

Thế giặc hung hãn không khác lần trước và quân Đại Việt áp chính chiến thuật Trì hoãn chiến để bảo tồn lực lượng.

Thoát Hoa sau khi chiếm được Thăng Long, nhưng cũng như lần trước hắn không dám lấy đó làm đại bản doanh, mà vẫn xử dụng căn cứ Vạn Kiếp như là một tổng hành dinh điều khiển mọi hoạt động xâm lược nước ta. Hắn đang nóng lòng mong đợi thuyền lương tiếp viện từ bên Tàu sang, nhưng đâu biết rằng đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ đã bị Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đánh tan ở Vân Đồn. Túng thế chúng quyết định lui binh.

Dự đoán được sự lui binh của giặc, vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng thế trận trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn quân xâm lược.

Quân Nguyên rút về Tàu chia thành nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), Hữu Thừa Trình Bằng Phi, Thiên Tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kỵ binh đi rước các cánh quân di chuyển bằng đường thủy, có lẽ đi đón đoàn thuyền của Trương Văn Hổ hay chăng, một hy vọng chót trước khi rút về nước? Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị cản trở bởi dòng sông phải lui trở về đường cũ thì cầu cống đã bị quân dân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Túng thế, trước mặt thì bị quân ta chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên, đoàn quân thiện chiến của chúng đã bị dồn vào khoảng giữa. Tiếc rằng vì không đủ lực lượng để bao vây và tiêu diệt kẻ thù, nếu không cánh quân này khó lọt được vòng vây của ta. Chúng đã gian manh dọ hỏi những người dân của ta bị bắt làm tù binh về lối thoát thân, cho nên vào nửa đêm hôm đó đám quân này đã lẻn đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội-Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của chúng, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đi sau của chúng. Tướng Nguyên là Vạn-Hộ Đáp-Thứ-Xích và Lưu-Thế-Anh phải dẫn quân lính quay trở lại phía sau đối phó với quân ta. Không may các vị tướng nhà Trần chỉ huy đoàn quân tập kích vào quân thù là Tướng quân Phạm-Trù và Nguyễn-Kỵ đã bị chúng bắt được và đem giết đi.

Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông-cổ rút bằng đường biển đi tới Trúc-Đông, tại đây quân nhà Trần đã chận đánh chúng, nhưng không thành công. Tướng Nguyên là Lư-Khuê chỉ huy cánh quân này đánh bật sự tấn công của quân ta và tịch thu được 20 chiến thuyền.

Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi chỉ huy quân lính không rút về bằng đường biển mà xử dụng con sông Bạch Đằng để di chuyển, chúng lạc quan nghĩ rằng, đường biển đã bị chu-sư (hải quân) nhà Trần vây chặt còn đường sông thì ta không phòng hờ nếu chúng rút lui như thế và một nguyên do khác đó là, với con sông Bạch Đằng này chúng ta thể rút lui được là vì nó nối liền với nội địa Tàu bằng thủy lộ.

Theo kế hoạch đã bàn trước, quân dân ta dưới sự đốc thúc của Hưng Ðạo Vương đã chuẩn bị một trận địa mai phục kỹ càng trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của giặc Nguyên sẽ băng qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ tàu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông (xem họa đồ hình thức bao vây quân giặc trên sông Bạch Ðằng) ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Chu-sư (thủy quân) của ta kín đáo mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công; còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi v.v…ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Ô Mã Nhi kéo vào. Cánh quân lớn của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẳn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km , cách Vạn Kiếp nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30 km , theo ngược dòng sông Kinh Thầy.

Nước sông này theo thủy triều lên xuống, khi triều lên cao, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều nước xuống rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 đến 11 mét. Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Đó là nơi tập trung dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về.

Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này ngày nay đã bị lấp) và sông Rút (còn gọi là sông Nam ) là chi lưu bên phía bắc Bạch Đằng chia nước chảy ra vịnh Hạ Long. Một khúc sông không dài quá 5 km mà có năm dòng nước đổ về và có ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Đó là hình thức của thượng lưu Bạch Đằng.

Ở lòng sông Bạch Đằng từ bên nhánh phải (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một dải còng đá ngầm chạy qua vào quãng giữa sông Chanh và sông Rút, nhân dân địa phương gọi đó là Ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có năm cồn đá chắn ngang ba phần tư sông Bạch Đằng. Khi triều xuống thấp nhất, nơi cạn là 0,40 mét, nơi sâu là 3,70 mét, thuyền nhẹ đi trên sông có thể thấy được cồn đá. Ghềnh Cốc là dải đá gốc của chân núi Tràng Kênh kéo dài ra. Khi chuẩn bị chiến trường, Ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn chú ý. Ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này sử dụng nó như là chiến lũy làm chỗ dựa cho thuyền ta lao nhanh ra ngay sông chặn địch.

Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông núi tiếp nối nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô ở vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi liền với lạch nước ra tận bờ sông mà dân địa phương gọi là áng núi như Áng Hồng, Áng Lác, Áng Chậu, Áng Táu …

Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Thái, sông Giá, sông Gia Đước bên hữu ngạn Bạch Đằng chạy theo các áng, len qua các dãy núi, là đường giao thông thuận lợi cho quân thủy. Những ngọn núi chắn tầm mắt địch. Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Có thể nói đây là trận địa mai phục lý tưởng của quân ta. Thủy quân địch rút lui theo đường Bạch Đằng buộc phải qua đây. Dù có đề phòng cẩn thận, chuẩn bị sẳng sàng, binh thuyền của chúng cũng tự nhiên phải dàn hàng qua khúc sông hiểm yếu này. Đối với ta, thủy binh và bộ binh mai phục từ các nhánh sông đổ ra phối hợp chiến đấu dễ dàng, thuận lợi.

Để bảo đảm cho thế trận bao vây địch thật hoàn chỉnh, ngoài việc dựa vào địa thế thiên nhiên hiểm yếu và lợi dụng Ghềnh Cốc như một chướng ngại thiên nhiên, Trần Quốc Tuấn còn xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc vững vàng, quy mô lớn. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: trước đây Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên.

Lòng sông Bạch Đằng rất rộng và sâu, khó có thể dựng được những hàng cọc chắn ngang sông. Ở Ghềnh Cốc cạn hơn nhiều nhưng là đá gốc kéo dài từ Tràng Kênh nên cũng không thế nào cắm cọc được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,26 mét. Những số liệu trên đây cũng cho ta thấy một ý niệm về sông nước Bạch Đằng đời Trần.

Ba cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút cạnh nhau dẫn thuyền từ Bạch Đằng xuôi biển. Những tài liệu gần đây đã xác định trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được cắm ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cửa sông Chanh cửa sông Kênh.

Bãi cọc chính nằm ở cửa sông Chanh sát liền với sông Bạch Đằng ngày nay ta quen gọi là bãi cọc Yên Giang. Hàng cọc đóng ngang qua sông, theo hướng nam bắc. Hầu hết các cọc đều bằng kim hoặc gỗ cứng to và vững chắc có đường kính từ 20 cm đến 30 cm và dài từ 1,50 cm trở lên, phổ biến là 2 mét, những cọc trung bình từ 0,9 mét đến 1,2 mét. Phần cọc phía dưới được đẽo vát nhọn với độ dài 0,80 mét đến 1 mét. Đa số được cắm thẳng đứng, đóng sâu xuống đất đáy từ 1 mét đến 1,50 mét, giữa các hàng cọc có nhiều khúc gỗ nằm ngang, có lẽ là khúc gỗ cài để chận thuyền giặc.

Ngày 8 tháng 4 năm 1288, một đội thuyền của địch đi trước dò đường tiến theo sông Giá. Đến Trúc Động (Thụy Nguyên, Hải Phòng), đội thuyền này bị quân ta chận đánh phải rút lui. Nhiệm vụ của trận này là bịt đường sông Giá để bảo đảm bí mật cho trận địa mai phục và buộc toàn bộ đoàn thuyền của quân Mông-cổ phải hành quân theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng, nghĩa là phải dẫn quân vào trận địa do ta chọn sẵn. Gần đây phát giác được bãi cọc ở gần cửa sông Chanh và một số cọc bên tả ngạn sông Bạch Đằng phía dưới sông Chanh. Một số nhà nghiên cứu cho đó là di tích của bãi cọc trong trận Bạch Đằng năm 1288. Niên đại của bãi cọc đó đang được nghiên cứu để xác minh thêm.

Theo Toàn Thư «Sông Bạch Đằng từ sông Lục Đầu, tỉnh Bắc Ninh chia dòng chảy vào Hải Dương. Một nghành theo sông Mỹ, một nghành theo sông Cốc…». Địa Lý Chí của Nguyễn Trãi chép: «Sông Bạch Đằng biệt hiệu là sông Vân Cừ, rộng hơn hai dậm. Muôn sông đứng sắp, các nước giao dòng, sóng nổi lên trời! Cây tre rợp bãi! Thật là nơi hiểm yếu của đường biển» (bản dịch của Nhượng Tống).

Theo nghiên cứu địa lý thì sông Chanh, sông Kênh, sông Rút xưa kia là lạch thoát của nước sông Bạch Đằng. Hiện nay vùng này phù sa đang bồi thêm. Vì thế nên sông Kênh chảy qua vùng Đồng Cốc (thuộc Yên Hưng) đang bị lấp cạn, cửa sông hiện nay chỉ còn vết trũng sâu mà dân địa phương gọi là lũng Mắt Rồng sát bờ đê sông Bạch Đằng (Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập I trang 239).

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra khiêu chiến, sau đó giả thua chạy vào sâu bên trong. Hắn trúng kế khích tướng nên thúc quân vận tải lương thực ra nghinh chiến, các tướng Phàn-Tham-Chính, Hoạch Phong cùng ra tiếp ứng. Khi thuyền giặc đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, nghĩa là thuyền của chúng đang đi trên những cọc gỗ mà quân ta cắm sẳn dưới lòng sông. Tướng quân Nguyễn Khoái (người tỉnh Đông, lập được công lớn trong những trận phá quân Nguyên sau này được phong tước Hầu và được ăn lộc một làng Khoái Lộ, ở phủ Khoái Châu bây giờ) dẫn các quân lính Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử giặc Mông-cổ tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong thời gian đó quân ta đợi cho thủy triều xuống mới trở đầu thuyền lại và tấn công thẳng vào đội hình của quân giặc.

Pages: 1 2 3

6 Phản hồi cho “Thiên tài quân sự Trần Nhân Tông”

  1. Vũ Duy Giang says:

    Thiền tông Phật giáo Trần nhân Tông,người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm tại núi Yên Tử(trên vịnh Hạ Long) là nơi để nhà Vua có tầm nhìn xa tận biên giới Việt Nam(vùng Cao bằng,Lạng Sơn),và Tầu (mỗi khi không có sương mù),để coi chừng động tĩnh của quân lính Bắc triều, mặc dầu nước Đại Việt đã 3 lần chiến thắng quân Mông(cổ)-Nguyên,và nhà Vua cũng đã truyền ngôi cho con,để”xuống tóc,quy Phật”tại rừng trúc(Trúc Lâm) trên núi Yên Tử.Phái Trúc Lâm có nhiều chùa phái ở khắp miền đất nước VN,và ở cả Âu Mỹ(Paris, Californie…) những nơi có nhiều người Việt sinh sống.

  2. Nguyễn Hannes says:

    rất hay .Chỉ có điều không nên so sánh hai cuộc rút lui với nhau được.cám ơn

  3. Buon cuoi says:

    Nhung nha lanh-dao Viet-Nam co nho va co co gang noi theo nhung tam guong sang ngoi do khong ?

  4. Bùi Tân Phong says:

    Khí Linh Tiên Liệt
    22:04, 2010-04-29

    Có cả ngàn năm thẩm định “Hoa văn”,
    Hơn một lần tuyên ngôn: Nước Nam có chủ!
    Dân là bạn; Xâm lăng là thú dữ,
    Roi tre dành những kẻ “nói không nghe”.

    Sống hiền hòa bên những lũy tre,
    Khi giặc đến biết vươn thành Thánh Gióng;
    Nam quốc sơn hà: Biển trời lồng lộng,
    Trăm giòng Âu-Lạc sống kiên cường.

    Tổ quốc vinh quang, Dân tộc trường tồn,
    Khi mỗi con người biết gìn giữ khí linh Tiên liệt!

    —–
    Ghi chú:
    Hoa văn: Văn hóa Hoa hạ.
    Phương ngôn Việt: Nói không nghe, đánh roi tre vào đít;
    Cũng ghi nhớ lời Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi:
    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
    Quân điếu phật trước lo trừ bạo.

  5. Trung Hoàng says:

    Xin cáo lổi:

    Xuân trí trì YÊN trong dạ trống,

  6. Trung Hoàng says:

    Xuân lóng lòng THIỀN lọng hoa mai,
    Xuân đào đáo ÐẠO hoạ Long Ðài.
    Xuân hương hướng VIỆT nguyền đại nguyện,
    Xuân toả toà NAM chuyển pháp khai.

    Xuân khai hoà TRÚC hoả hoá long,
    Xuân tụng tùng LÂM tượng tướng rồng.
    Xuân trí trì YÊN trong do trống,
    Xuân tư sinh TỬ bóng bòng bong.

Phản hồi