Hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh viện trả kết quả xét nghiệm giả
Thay vì xét nghiệm máu, Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) in kết quả của bệnh nhân trước thành nhiều bản rồi trả cho bệnh nhân sau. Nhiều người nhận cùng một kết quả xét nghiệm, ảnh hưởng đến chẩn đoán bệnh.
Chị Hoàng Thị Nguyệt, cán bộ khoa xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã tố cáo sự việc này đến cơ quan chức năng.
Trong thư tố cáo, chị Nguyệt cho biết sự việc này diễn ra từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013 tại khoa Huyết học. Giám đốc bệnh viện đã chia cán bộ xét nghiệm thành hai bộ phận. Một là bộ phận nội trú gồm 3 cán bộ chính quy, phụ trách máy móc Nhà nước đầu tư, chủ yếu ngồi chơi vì không có việc làm. Trung bình một ngày, họ thực hiện xét nghiệm cho 3-20 bệnh nhân.
Bộ phận ngoại trú gồm trưởng khoa và 4 nhân viên hợp đồng, 1 y tá chưa hết tập sự, phụ trách máy móc tư nhân, ngược lại làm không hết việc. Trung bình mỗi ngày, bộ phận này làm xét nghiệm cho 200-300 bệnh nhân, với 1.000-2.000 tiêu bản xét nghiệm, bao gồm rất nhiều chỉ số sinh hóa, máu…, chiếm hơn 97% công việc của khoa. Đại đa số bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế.
Trao đổi với VnExpress.net, chị Nguyệt cho biết: “Bệnh nhân quá đông nên mới dẫn đến chuyện trả kết quả xét nghiệm khống. Một bệnh nhân đến làm xét nghiệm cho kết quả, sau đó kết quả này được in ra thật nhiều mẫu. Bệnh nhân khám sau, nhân viên y tế không cần đưa mẫu máu vào làm xét nghiệm mà dùng kết quả in sẵn của người trước để đưa cho bệnh nhân”.
Theo chị, mục đích của việc trả khống kết quả xét nghiệm mẫu máu bệnh nhân là móc túi, bòn rút tiền bảo hiểm, làm hài lòng giả tạo người bệnh. Có khoảng 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, được trả cho ít nhất 2.000 bệnh nhân. Trung bình một kết quả được sử dụng cho 2-5 người. Nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi, nhưng đều có chung một kết quả xét nghiệm.
Là người có 25-26 năm công tác trong nghề, chị Nguyệt tỏ ra rất bức xúc trước cách làm việc này. “Nó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị của người bệnh. Kết quả xét nghiệm là để phục vụ việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ dựa vào đó để chẩn đoán và điều trị”, chị Nguyệt nói.
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội) cho biết, một người bệnh khi vào bệnh viện khám được chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Vì thế, việc trả kết quả xét nghiệm giả là sự việc nghiêm trọng, vi phạm về vấn đề y đức và chất lượng chuyên môn.
“Không có kết quả xét nghiệm thì bác sĩ không chẩn đoán chính xác; kết quả không chính xác, cung cấp thông tin sai cho bác sĩ thì bác sĩ chẩn đoán sai. Điều này rất nguy hiểm vì dẫn tới việc điều trị sai, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh”, phó giáo sư Thành nói.
Sáng 6/8, đoàn công tác của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã có buổi làm việc tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức. Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh thừa nhận: “Sự việc trả khống kết quả xét nghiệm là có, nhưng mục đích để làm gì thì còn chờ kết quả điều tra của cơ quan công an. Cục cũng có công văn giao cho Sở Y tế xác minh làm rõ sự việc này”.
Dự kiến chiều nay Thanh tra Sở Y tế Hà Nội sẽ có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này. Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở cho biết, kết quả xác minh bước đầu của thanh tra Sở là có sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Sai phạm lớn nhất là quy trình làm xét nghiệm, có việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm nhưng đến mức độ nào thì chưa làm rõ vì cơ quan công an đã vào cuộc. Khi có kết quả của cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào đó để xứ lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phương Trang (VNExpress)
BÓ CHIẾU . com
Chế độ, xã hôi, GIÁO DỤC nào Taọ nên con người cùng là LOÀI THÚ ấy !
Xin cuí đầu TRÂN TRONG những tâm hồn hiếm hoi như Chị Hoàng Thị Nguyệt,
Kính
Buồng lấy bệnh phẩm?
Mỗi năm, người dân Mỹ đi làm việc bình thường đều có bảo hiểm sức khỏe, sẽ đi khám tổng quát sức khỏe một lần. Gọi là General Physical Examination. Gồm có thử máu, thử phân, cân, đo, nhịp tịm nhịp thở v.v… Công việc lấy máu lấy nước tiểu của khách hàng và xét đoán, thử nghiệm được các trung tâm chuyên môn đảm nhận.
Các trung tâm này sẽ gởi kết quả đến bác sĩ gia đình. Bác sĩ gia đinh sẽ gởi thơ thông báo kết quả và bệnh viện cũng gọi phone hay để lời nhắn đến gặp lại bác sĩ để được giải thích thêm những việc cần làm, nếu có.
Nói chung, công việc xét nghiệm chuyên môn của y khoa rất chặt chẽ, nghiêm chỉnh và đáng tin cậy. Nó thuộc về luật pháp y khoa quy định và kể cả lương tâm ý thức trách nhiệm rất cao của y sĩ. Nếu vì một lẽ gì mà sự xét nghiệm phạm lỗi lầm thì coi như đây là một tội phạm rất nặng, người y sĩ và bệnh viện phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ps,
Bài nầy có 2 chi tiết ngoài lề rất thú vị:
1- Ngôn ngữ y khoa của VC
2- Sự “vào cuộc” điều tra của CA/VC đối với ngành chuyên môn y khoa
Buồng lấy bệnh phẩm? Tiếng Việt hay tiếng Dziệc?
Công an thì biết khỉ mốc gì y khoa mà “dzào cuộc”? Làm ơn “ra cuộc” giùm, phải lập một hội đồng y khoa có giá trị pháp lý và tuyên thệ trước pháp đình đàng hoàng để điều tra cẩn thận. Mạng sống người dân rất thiêng liêng quý giá và pháp luật PHẢI có nhiệm vụ bảo vệ.
ĐỊA CHỈ CỦA TỔ-CHỨC-Y-TẾ Thế Giới ( WHO ) : 1 Dag Hammarskjold
Plaza 885 nd Ave
26th floor New-York
NY 10017 USA.
ĐỊA CHỈ E-mail : Vanhiltenm@Who.int
hay : postmarster@care.fr
72 nhà Trí Thức Hà-Nội ra tay giúp DÂN ĐEN tí
Đây là kết quả ” chính sách 100 năm trồng người”? của bác, của đảng quái vật?