WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Má hồng rám nắng

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet

Thời tiết xứ Tây năm nay rất bất thường. Tới tháng bảy, trời hãy còn lạnh. Có những lúc như mùa đông. Hàn thử biểu xuống dưới 10°C ban đêm và ban ngày, dưới 20°C. Nhiều trung tâm nghỉ hè vắng khách. Bãi biển thưa người.

Cuối tháng 7, qua tháng 8, trời nóng, đầy nắng. Dân chúng kéo nhau đi nghỉ hè. Kinh tế Pháp trì trệ, phát triển ở số 0 nhưng vẫn có 58% dân pháp nghỉ hè ở những nơi xa nhà như trên núi, trong đồng quê và nhiều nhứt, trên bờ biển.

Cũng như hằng năm, năm nay Thành phố Paris cũng tổ chức “Paris bãi biển” (Paris Plages) trải dài trên 10km bãi cát trên bờ sông Seine, trồng cây tạm, dành cho những gia đình ở “Quốc Đảo” (Ile de France, tức Paris và vùng Paris) có nơi đưa gia đình tới đó phơi nắng trên cát, trẻ con chơi đùa trên cát. Chương trình này rất thành công. Hết hè, chánh quyền dẹp cây cối, hốt cát đem cất chờ năm tới.

Các năm trước, trời nóng, nhiều cô, nhiều bà đua nhau thoát y 100% nằm phơi nắng ngay trên bờ sông Seine một cách tự nhiên như đang ở tại một trung tâm của những người “không vải ” (peuple sans textile hay giới naturiste). Nhưng từ năm rồi, chánh quyền pháp ra lệnh cầm thoát y 100% nơi công cộng, tức trên bời sông Seine như mấy năm trước. Điều này không tránh khỏi làm mất vui cho nhiều du khách các nước tới Paris. Cỏ May nghe được nhiều bạn ở Huê kỳ, Canada, Úc đã không tới Paris nữa từ khi có lệnh cấm mất ngọt ngào này.

Các trung tâm thoát y 100% trên xứ Pháp vẫn duy trì và năm nay người ta cảm thấy như phong trào “dân không vải” đang trở về khá ồ ạt. Đây là một nếp sinh hoạt xã hội Pháp có từ khá lâu. Không riêng người Pháp tham gia, mà người ngoại quốc như Hòa lan, Đức, …hưởng ứng rất nhiệt tình. Họ tới Pháp vì Pháp có nhiều bờ biển và nhiều nắng ấm.

Cỏ May nghe nói có vài gia đình người Việt Nam khá giả tham dự nếp sanh hoạt tự nhiên này. Đây là những gia đình sanh sống ở Pháp từ Đệ II Thế chiến. Họ sống không khác người Pháp. Ở họ, còn Việt Nam vì còn ăn cơm, nước mắm và thỉnh thoảng ăn phở mà thôi.

Nay nếu thấy nếp sanh hoạt này hãy còn xa lạ với bà con mình, Cỏ May mời bạn đi viếng thử cho biết. Khi đã biết qua, biết đâu một ngày nào đó bạn không tới tham gia trên thực tế!

Pháp sống nhờ ăn chơi

Pháp vẫn còn là nước dẫn đầu Âu châu thu hút du khách ngoại quốc tới. Vào mùa hè hay dịp lễ cuối năm, những lúc cao điểm, cứ mỗi giây, người ta tính có 2,5 du khách tới Pháp nên hằng năm (riêng năm 2012), Pháp có hơn 83 triệu du khách ngoại quốc, trong đó, 12, 2 triêu du khách Đức, 12, 1 triêu du khách Anh và 4% tới từ Á châu (tăng 9, 9% so với năm 2011). Khối lượng du khách này đem lại cho Pháp 35, 8 tỷ euros trong năm 2012 (tăng 6, 3% so với năm 2011).

Du khách ngoại quốc đổ xô tới Pháp, không chỉ vì Pháp có nhiều cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử, nhiều bảo tàng viện, nhiều cửa hàng sang trọng, mà Pháp còn có nhiều món ăn ngon, sạch sẽ, nhiều loại rượu nho tuyệt vời không thể tìm được ở nơi khác. Và, quan trọng hơn hết, là cách tiếp đãi lịch sự. Trong đó, sanh hoạt vùng biển không phải không quan trọng, với những trung tâm nghỉ hè.

Nói đến nghỉ hè là nói đến những thân hình rám nắng, mặt mày tay chân rám nắng, tức nước da ngả màu nâu hồng (bronzé). Ngày đi làm trở lại mà có da dẻ trắng bạch là điều xấu hổ với bạn bè, đồng nghiệp. Các ông còn có thể chịu được, chớ các bà, thà chết ngay còn sướng hơn! Không có sự đau khổ nào bằng!

Trong số người nghỉ hè bình thường ở bờ biển hằng năm, phải kể tới 2 triệu người nghì hè không quần áo. Khẩu hiệu của họ là “Cả người không vải, cả người rám nắng hè”.

Những người không vải

Cho tới ngày nay, Pháp cũng vẫn là nước dẫn đầu thế giới có nhiều người, cả ngoại quốc, nhứt là Đức và Hòa lan, nghỉ hè hay ăn ở nhiều ngày trong năm, tại những “Trung tâm những người không vải”. Họ chọn cho mình và cho gia đình cách sống này vì họ muốn làm trẻ trung lại hình ảnh con người của họ. Hằng năm, có hơn 2 triệu người ghi tên tại những Trung tâm này. Số người ngoại quốc tới từ Âu châu chiếm hơn phân nửa.

Dân số 2 triệu này ngày nay có già đi. Năm nay, trước mùa Hè, giới tổ chức du lịch chuyên ngành quảng cáo về những Trung tâm “sống thiên nhiên” ở bờ biển miến nam nước Pháp. Cap d’Agde ở Tỉnh Hérault, vùng Languedoc-Roussilon, là một địa danh thu hút mãnh liệt những người chuộng những ngày hè không vải.

Bờ biển khá dài nhưng chỉ có một khoảng dành riêng cho những người yêu chuộng thiên nhiên mà thôi. Đi gần tới nơi này, có bảng báo hiệu để ai không muốn tới dừng lại. Tới chỗ này, qui luật chung là phải cởi bỏ tất cả mang trên người. Để giống như mọi người. Mình muốn và có quyền nhìn ngắm những người khác thì mình phải tôn trọng quyền nhìn và ngắm của người khác về mình. Có thể giữ đôi dép vì đi trên cát chân không bị nóng. Nhưng ít có người muốn đi dép ở đây. Vì còn đi dép là còn phụ thuộc tập quán xã hội. Còn bị chi phối bởi tư tưởng phân biệt đối xử xã hội. Mất đi cái đẹp tuyệt đối của đời sống thiên nhiên.

Đi vào chốn này, có người còn giữ trên người cái quần tắm nhỏ, bị nhiều người nhìn một cách khó chịu. Sau cùng, vài người tiến tới lột phăng cái quần và ném xuống biển.

Năm rồi, một du khách người Anh 41 tuổi, giấu trong xâu chìa khóa một caméra nhỏ, lén quay phim phụ nữ không vải trên bải biển Cap d’Agde, bị phát hiện, liền bị cảnh sát bắt giữ. Cuối năm, anh chàng nhân viên cao cấp trong một xí nghiệp của Anh bị đưa ra Tòa tỉnh Béziers. Anh không bị bệnh tâm thần nguy hiểm. Chỉ thích chụp hình gái đẹp chơi mà thôi. Nhưng ở đây, chụp hình là tuyệt đối cấm.

Những người sống theo thiên nhiên này là những người tâm thần hoàn toàn bình thường, lành mạnh. Họ cũng không phải là những “người muốn khoe của”. Sống không vải trên người chỉ là một cách sống hòa hợp với thiên nhiên. Càng có xu hướng về với thiên nhiên, càng hưởng ứng bảo vệ môi trường, họ là những người chiến sĩ bảo vệ môi trường trước thời cuộc.

Trung tâm những người thiên nhiên

Đó là những cơ sở đầy đủ tiện nghi để nghỉ hè hay nghỉ trong năm cho những người nghỉ hưu, gồm hồ bơi, nhà hàng ăn, cửa hàng mua sắm, những hoạt động thể thao có hướng dẫn, …Nội qui là những người vào đây phải sống hằng ngày 100% không vải trên người. Với cả gia đình vì yếu tố gia đình rất quan trọng. Trẻ con có người chăm sóc, hướng dẫn để cha mẹ tham gia những hoạt động khác.

Theo kết quả thăm dò ý kiến ở đây, 83% hoan nghênh cơ sở và khung cảnh chung quanh, 80% đánh giá cao những dịch vụ phục vụ của Trung tâm, 71% đồng ý về an ninh và sau cùng, 90% nhìn nhận sau thời gìan nghỉ ngơi ở đây, họ hết căng thẳng đầu óc và được phục hồi đầy đủ như ” pin ” mới vậy.

Nhờ đó mà Pháp là nước dẩn đầu ngành du lịch “thiên nhiên” . Mỗi năm, đem về cho nước Pháp 106 750 000 euros, 3000 công ăn việc làm cho dân chúng.

Hiện tượng chủ nghĩa sống thiên nhiên (Naturisme/Nudisme)

Chủ nghỉa “sống thiên nhiên hay không vải” ra đời ở Pháp vào thế kỷ XIX. Nguyên lý của nó là đem con người lại sống gần với thiên nhiên hơn. Tới nay, Pháp có 46 bãi biển và 108 Trung tâm nghỉ hè dành cho sanh hoạt thiên nhiên này. Xu hướng đang lên cũng như xu hướng ngày nay, người ta tìm thực phẩm có nhãn hiệu ” BIO”.

Luật pháp cấm người ta phơi bày nơi công cộng những chỗ của cơ thể không được phép khoe nhưng luật pháp lại cho phép người ta không cần vải ở những nơi dành riêng cho nếp sanh hoạt này. Hiện tượng xã hội sống thiên nhiên không chỉ riêng ở Pháp, mà ở nhiều nơi khác cũng không thiếu. Như ở Melbourne, Úc, ở San Francisco, ở Đức, Áo, trên bờ sông Danube xanh, …

Không quần áo trên người thật ra, ở mặt nào đó, không mang ý nghĩa là một nếp sống đúng nghĩa của nó, mà đó là một cách yêu sách, phản ứng trong ý nghĩa nhân bản. Như để cổ vũ cho chiến dịch bài trừ bệnh ung thư, bệnh sida/aids. Họ không quần áo nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người. Thí dụ, họ đưa ra khầu hiệu để bảo vệ thú vật “Thà không quần áo còn hơn quấn lên người áo lông”. Lớp trẻ sử dụng “không quần áo” để phản đối những kỷ cương, những ràng buộc xã hội, gia đình thái quá và lỗi thời.

Nhiều cửa hàng lớn thường chưng bày thời trang trên những tượng người mẫu không vải. Ngày nay có nhiều quảng cáo không vải xuất hiện trên nhiều mạng xã hội.

Các Bà không vải hay ít vải sống thọ hơn

Đúng vậy. Đây thật sự là điều mà nhiều bà chưa biết. Bà nào mặc càng ít trang phục thì càng sống thọ hơn. Ngài (Sir) Edwin Burkhart, nhà nhân chủng học Anh nổi tiếng thế giới, đưa ra lời kêu gọi long trọng nhằm giới phụ nữ “Này, Quí Bà, Quí Cô, hảy bỏ bớt vải càng nhiều thì tuổi thọ càng tăng thêm”.

Ông đã ghi trong “Nhựt ký Hoàng gia của ông về Nhân chủng xã hội học” kết quả nghiên cứu khoa học của ông trên những phụ nữ tuổi từ 70 tới 120 trong số này, ông nhận thấy có 2 bà, sống thọ tới 117 tuổi và 120 tuổi, quả quyết từ thuở nhỏ đã quen sống không mặc quần áo và khi lớn lên làm vũ nữ thoát y.

Ngoài ra, vẫn theo Sir Edwin Burkhart, các bà mặc ít quần áo thường là những người biểu hiện “sự độc lập, tánh thông minh, tinh thần yêu chuộng tự do tư tưởng”.

Còn các Ông? Vẫn chưa nghe nói tới.

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Má hồng rám nắng”

  1. Buá Tạ says:

    Có đúng không đó? Hay là muốn “phơi đồ để câu mấy tay có tính hay chôm chiả” ?
    Có một điểu quí vị nên biết: Ở Mỹ, những cô bị hiếp, đa số đã “phơi đồ” hơi kỷ.
    Theo tôi thi`, càng it sex , càng ít nhậu, càng ít hút, càng lao động … thì càng sống lâu
    Nhu bản thân tôi, đã gần 60 nhưng tinh thần vẫn vững vàn, thân thể vẫn tráng kiện, đẩu óc vẫn minh mẫn. (Cử tạ mổi tuẩn 2 lần, sex mổi tuần một lần, làm viễc kỷ thuật mổi ngày ịt nhất 10 tiếng, ngủ mổi đêm 7 tiếng – trừ cuối tuần, bao quát công việc vườn tược, nhà cưả , nhưng vẩn thấy khỏe re.
    Quí vị nào tuổi vẩn còn dưới 50 mà luôn luôn bị thấy “oaỉ”, thử làm vài động tác như tôi xem có khoẻ ra không.

    • Trí Phèo says:

      Búa Tạ: “Có một điểu quí vị nên biết: Ở Mỹ, những cô bị hiếp, đa số đã “phơi đồ” hơi kỷ.”

      Nói thật hay nói liều đấy?

      Blaming the victim, đổ thừa là tại nạn nhân, là bào chữa ít hiệu quả nhất ở tòa.

      Những nghiên cứu cho thấy rằng nạn nhân khi bị hiếp dâm thường mặc quần áo đủ kiểu đủ lọai. Nạn nhân ở tuổi từ 3 cho tới 90, đủ mọi thành phần chủng tộc mầu da xấu đẹp. Kẻ hiếp dâm chọn nạn nhân vào lúc họ có thể tấn công được, vào lúc nạn nhân sa cơ thất thế khó tự vệ nhất, chứ không phải là vì lúc đó nạn nhân ăn mặc kiểu gì.

      Hiếp dâm là một hành vi hung bạo và bệnh hoạn với mục đích hành hạ nạn nhân và thỏa mãn điều gì đó của kẻ hiếp dâm, chứ không phải vì tìm vui trong sex cho nên yếu tố quần áo sexy không có. Kẻ hiếp dâm muốn chứng tỏ uy quyền, sức mạnh, muốn làm một chuyện bị cấm đóan để chứng tỏ mình là thứ giỏi có thể get away và không bị sao hết, và nhiều lý do khác, và thường không phải vì lên cơn thèm sex hay vì người đàn bà ăn mặc sexy quá…. 90% kẻ hiếp dâm biết nạn nhân là ai. Và 85% nạn nhân biết kẻ hiếp dâm là ai. Chỉ có 10% vụ hiếp dâm xảy ra theo kiểu kẻ hiếp dâm túm được một người đàn bà ở đường vắng.

      Thấy một phụ nữ ăn mặc sexy, người đàn ông… cảm thấy vui vẻ hào hứng. Nhưng đó là người đàn ông lành mạnh rồi. Kẻ hiếp dâm không như thế.

      Chuyện bên lề: Nhớ lại chuyện ngày xưa còn đi học, một lần tụ lại nói chuyện bù khú, bỗng một anh bạn cầm tờ báo đọc rồi kêu lên, “Cái thăm dò này cho biết: nếu một người biết chắc mình không bị sao hết, thì 70% đàn ông cho biết họ sẵn sàng hiếp một phụ nữ.” Chúng tôi giỡn với nhau: 70% là con số quá thấp, đúng ra chắc phải là 95% trở lên. À, những thăm dò trên báo cũng không đáng tin lắm.

      Trở lại chuyện chính của tác giả. Nhớ lại một lần nhà văn Hồ Trường An viết một tùy bút kể chuyện đi với một anh bạn tới “trại” khỏa thân ở Pháp. (Ông HTA tự nhận là người đồng tính). Và ông gặp một phụ nữ Việt Nam ở “trại”. Khi nhận ra “đồng hương” và nói tiếng Việt vui vẻ với nhau, tự dưng bà ta ngượng ngập, ngồi khép đùi lạ, rồi xin phép về lều khóac áo vào rồi trở lại nói chuyện tiếp. Bà giải thích, đi tới đây theo lời yêu cầu của ông chồng Pháp.

      Tại sao lại ngượng khi gặp đồng hương nhể?

      (Hồ Trường An kể chuyện vặt hay nhất. Song Thao viết phiếm hay nhất. Nguyễn Thị Cỏ May viết phiếm gần bằng Song Thao rồi. (Thế nào cũng có vị hỏi, Song Thao là ai. Tìm đọc đi. Gú gồ chấm Tiên Lãng là ra tuốt) )

    • Builan says:

      Mới gần 60 , làm được chừng ấy chuyện mà đã dám NỔ lung tung !
      Không sợ văng mảnh dính qúy vị trưởng thượng dang “thầm lặng” tả xung hưũ đột với moị sinh hoạt dời thường, năng suoất càng cao gấp bôi sao cà ??? !
      Đuà với ông bạn một chút cho vui !
      BUÁ TA mà đem đập ruồi thi kh6ng hiệu quả đâu ! Phaỉ ĐẬP ĐẦU bọn VG/ BN sai nha thái thú cho TÀU – haị nước hại dân mới là đáng mặt ! OK thau ! hehehe

Leave a Reply to Builan