WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đảng CS VN dưới mắt 2 nữ sinh, một giáo sư

Phương Uyên lúc ra tù

Phương Uyên lúc ra tù

Em sinh viên Nguyễn Phương Uyên có tư duy chính trị độc đáo. Em có lối suy nghĩ và cách nói không giống ai. Một nhân cách quý hiếm từ tuổi 20.

Bước ra khỏi nhà tù, em chỉ có 3 từ: «We are One!» – Chúng ta là Một.

Thật rõ, xúc tích. Chúng ta là ai ? Đủ cả. Mẹ em, em em, bạn em, cũ và mới, đang có mặt. Cả những người vắng mặt ủng hộ em, khắp cả nước; rồi bạn bè, tổ chức quốc tế bênh vực em, cả tổng thống B. Obama nữa. Tất cả mọi người có lập trường tôn trọng quyền con người sống trên trái đất này là Một. Tách ra khỏi khối này là những kẻ chà đạp có hệ thống quyền con người. Có 3 từ mà em sinh viên nói lên đủ cả, ta thuộc khối vô tận, có chính nghĩa, có sức mạnh, tất thắng !

Với cách nói của riêng em, em lấy máu em làm mực, viết những dòng chẳng giống ai : « Tầu khựa cút khỏi biển Đông! », với đảng cộng sản, em cũng có cách nói rõ nhưng lạ: « Đi chết đi! », nghĩa là hãy biến đi cho dân nhờ. Như đảng CS Liên Xô đã chết không kịp giẫy vào cuối tháng 8 năm 1991, như một loạt đảng cộng sản ở Ba lan, Tiệp, Đức, Rumania, Bulgaria, Nam Tư, Albania, Latvia, Litva, Estonia một thời hét ra lửa, bỗng như chết dịch hàng loạt, theo chân nhau bò vào nghĩa địa sau khi bức tường Berlin sụp đổ do ý chí của nhân dân. Em không rủa đảng CS, em chỉ nói lên một mong mỏi, một nguyện vọng chính đáng thầm kín của số đông nhân dân rất mẫn cảm về chính trị lúc này. Thì ông Hồ Chí Minh chẳng nói rõ rằng:« Nếu chính phủ làm hại dân thì dân hãy đạp đổ chính phủ đó đi » trong cuốn Đường Cách Mệnh là gì?

«Chớ đánh đồng!»,lại một cách nói riêng của Phương Uyên, đảng CS không được phép nhận vơ, ta là nhân dân, ta là dân tộc, ta là đất nước. Không được ăn gian. Tờ báo của đảng CS lại mang tên Nhân Dân.

Ở Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Thu Trang … chúng ta thấy cả một cuộc dấn thân mới mẻ hàng loạt của tuổi trẻ yêu nước, đang lên đường tiếp nhận bó đuốc sáng của thế hệ đàn anh, đàn chị. Phương Uyên dấn thân đúng ngày sinh nhật tuổi 20. Ra tù, em trả lời phỏng vấn nhanh gọn, xúc tích, vẫn cách nói riêng của mình, không giống ai. Em nhẹ nhàng, khảng khái, không xin khoan hồng, không nhận một tội gì, không nhờ luật sư; mặc cho án treo, em tuyên bố không ngừng nghỉ cuộc đấu tranh yêu nước.

Thật là: «với những con người mang đủ tố chất người, giá trị không hề chờ số tuổi» – « Aux âmes bien nées, la valeur n’attend point le nombre des années  » (Le Cid, Corneille). Cũng là hậu sinh khả úy vậy.

Ngay sau khi Phương Uyên được tự do, vấn đề lập những đảng mới để ganh đua, cạnh tranh hợp pháp với đảng CS đặt ra cấp bách, gây tranh luận sôi nổi, vang lên tiếng nói của một em sinh viên trường luật, cũng ở lứa tuổi đôi mươi, có nhiều ý tưởng xác đáng, già dặn, lập luận chặt chẽ.

Đó là em Đỗ Thúy Hường, có bài trên mạng từ 4 năm trước với đầu đề là «Tôi nghiên cứu Luật đất đai». Em phê phán mạnh dạn quan điểm không giống ai, « đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước của đảng thay mặt quản lý », thế là bao nhiêu đất đai chỉ một tích tắc thuộc tuốt về đảng CS, không qua một gịot mồ hôi khai phá, lao động nào. Từ đó sinh ra các khái niệm khủng khiếp với nông dân : thu hồi, đền bù, cưỡng chế, tai họa kinh hoàng mang nhãn hiệu Việt Nam. Hiện nay em là nhà luật học bảo vệ quyền sống của bà con nông dân ta mạnh mẽ nhất, hăng say có lý lẽ nhất, đòi việc sửa đổi luật đất đai sắp đến phải khôi phục nhiều hình thức sở hữu đất đai, từ sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể, đến sở hữu công về ruộng đất, khôi phục các loại ruộng Công, ruộng Tư, ruộng Hợp tác xã, ruộng Nông trường quốc doanh, ruộng của gìòng họ, của hội Ái hữu, Từ thiện, Học điền (để khuyến khích học sinh giỏi), Tự điền (để cúng lễ)… như xưa kia vốn có.

Trong bài «Đảng mới phải xuất hiện cái đã, nhưng thời cơ chín chưa? », em Đỗ Thúy Hướng đưa ra một số ý tưởng già dặn. Lập đảng mới là cần, nhưng phải chuẩn bị tốt. Không để cho đảng CS bóp chết khi mới xuất hiện. Chuẩn bị để khi ra mắt có ngay từ 500 đến 1 ngàn đảng viên có tên tuổi, uy tín, những trí thức dân tộc, từng hay chưa là đảng viên CS. Đạt mức đó thì không thể bị đảng CS thủ tiêu. Trước mắt, qua các cuộc thảo luận về sửa Hiến pháp, sửa Luật Đất đai, thời cơ đang chín. Đảng mới ngoài cơ sở lý luận, học thuyết, cần chăm lo quyền lợi thực tế của các tầng lớp dân cư, từ dân nghèo thành thị, công nhân, lao động, tiểu thương, dân thất nghiệp, nhà kinh doanh vừa và nhỏ, tầng lớp trung lưu tiểu tư sản, phụ nữ, các tôn giáo …

Em nêu ý đảng mới không chống đảng CS, nhưng đảng CS buộc phải thay đổi căn bản, chịu ganh đua với đảng mới. «Nếu nó không chịu thay đổi, đó là nó muốn tự sát. Thế thì mặc … mẹ nó chết đi, ai mà cứu nổi nó ». Cũng như em Phương Uyên, em Thúy Hắng cùng mong « đảng CS chết đi », nếu nó vẫn tệ bạc với nông dân, nó vẫn ươn hèn với bọn bành trướng. Một cách nói bỗ bã, nhưng thẳng thắn thật lòng, với lập luận chặt chẽ.

Giữa lúc 2 em nữ sinh viên tỏ rõ chính kiến đối với đảng CS, giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú, nhà nghiên cứu cốt cán của Viện Toán học VN viết bài trên blog riêng của ông, chỉ rõ 2 tử huyệt của đảng CS là quyền lãnh đạo tự phong của đảng – Điều 4 trong hiến pháp – và cái quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai kỳ quặc đã nói trên đây, để cướp đất của nông dân, không thể nói khác được..

Mới đây nhất giáo sư Hoàng Xuân Phú lại có một khám phà động trời. Trên blog Quê Choa, ông khẳng định đảng CS đã vi phạm luật lệ do chính mình đề ra, suốt 68 năm nắm chính quyền, là một đảng chính trị, đảng CS chưa hề có giấy xin phép, đăng ký hoạt động, cũng chưa được chính quyền cấp giấy khai sinh và quy định thể lệ hoạt động cho nó. Cả khi nó tự giải thể (giả vờ) và đổi tên gọi, – đảng CS Đông Dương, đảng Lao Động VN, rồi đảng CS VN – nó cũng không xin phép, đăng ký với chính quyền, có nghĩa là nó chưa hề thực thi thủ tục luật pháp. Nó là một tổ chức không hợp lệ.

Trên thực tế và theo quan điểm luật học, đảng CS vẫn là một đảng phi pháp, không chính danh. Ngay Điều 4 của Hiến pháp, tự khẳng định vai trò lãnh đạo của mình, cũng do quốc hội của đảng, hơn 90% đại biểu là đảng viên giơ tay thông qua, một kiểu ăn gian dân chủ, không hề qua trưng cầu dân ý, sau lưng xã hội, công dân không có tiếng nói, không một ai bàn luận, cũng là phi pháp, vô giá trị.

Ông giải thích rằng mỗi điều khỏan trọng yếu của hiến pháp phải được hướng dẫn thi hành bằng một hay nhiều đạo Luật tương ứng. Điều 4 chưa hề được một đạo Luật nào hướng dẫn thi hành trong cuộc sống của xã hội.
Nó vẫn chưa có giá trị vận hành trong cuộc sống.

Vậy thì ngay lúc này ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải làm bản tường trình khai sinh ra đảng CS để tận tay mang nộp tại các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận : Tòa án Tối cao, Viện Kiểm Sát Tối cao, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An, Bộ Thông tin Truyền thông, Ban Thanh tra Chính phủ, Tòa soạn Công báo VN… để bổ xung hồ sơ của đảng CS VN cho hợp lệ. Xin nhớ lấy biên lai tiếp nhận. Một cụ già sanh ra từ năm 1930, nay đã hơn 83 tuổi, mang đủ thứ bệnh hiểm nghèo nhất, chống gậy đi xin làm giấy khai sinh.

Có chuyện nào lạ kỳ, ngộ nghĩnh hơn.

Paris 27/6/2013

© Bùi Tín

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Đảng CS VN dưới mắt 2 nữ sinh, một giáo sư”

  1. Refugees Nguyen - California - says:

    Tôi người Việt hải ngoại (California)trước kia tôi chống cộng kịch liệt (do mù thông tin) nay tôi đã tỏ con mắt, sáng cái đầu tôi nhận thấy đồng bọn cờ vàng của tôi ngày trước toàn là một đám dỡ hơi nên tôi rút lui về ở ấn với ngày tháng ngẫm nghĩ việc làm sai trái trước đây của mình. Hiện tại tôi không thù ghét CSVN nữa, thậm chí tôi còn ngưỡng mộ CSVN.

  2. TONY NGUYEN DINH says:

    Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Thu Trang và nhiều nữa… Những con người Việt Nam đáng quý đang trong lao tù được cả thế giới quan tâm.

  3. Nguyễn Xuân says:

    ĐẢNG ĐI ĐƯỜNG ĐẢNG, BÙI TÍN ĐƯỜNG BÙI TÍN
    Ngày 13-6-2013, trong Blog của mình, bác Bùi Tín có bài viết “Đảng đi đường Đảng, dân đường dân”. Đọc bài viết tôi lại thấy: “Đảng đi đường Đảng, Bùi Tín đường Bùi Tín”.
    Bác Bùi Tín cho rằng, việc Ban soạn thảo lấy ý kiến nhân dân góp ý DTSĐHP năm 1992 chỉ là “hình thức”, là “vờ vịt”. Tôi không rõ căn cứ vào đâu mà bác Tín võ đoán đến vậy. Tôi thừa nhận, việc tham gia ý kiến vào DTSĐHP năm 1992 không phải ai cũng có thể tham gia được, do sự hiểu biết của mỗi người khác nhau. Những người do trình độ hiểu biết của họ có mức độ thì họ tin tưởng vào Ban soạn thảo, tin vào Đảng, nên khi được lấy ý kiến về cơ bản họ nhất trí với Dự thảo, ít tham gia ý kiến. Những người có học thức, hiểu biết mổ sẻ từng vấn đề, từ những vấn đề lớn, có tính nguyên tắc đến cân nhắc từng câu, chữ và được thảo luận ở từng tập thể. Nhiều người tham gia thảo luận ở nhiều nơi: cơ quan, đơn vị, tổ chức nghề nghiệp, nơi cư trú… Ở cuộc thảo luận nào cũng rất nghiêm túc. Bởi người ta nhận thấy rõ, đó là vấn đề liên quan trực tiếp đến mình, nghề nghiệp của mình, là quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người nên có ý thức, trách nhiệm cao khi tham gia ý kiến. Các ý kiến đưa ra được trao đi đổi lại, tranh luận không hề đơn giản. Như thế, làm sao có thể nói là “hình thức”, “vờ vịt” được nhỉ? Có lẽ bác Bùi Tín không ở trong nước nên hiểu không rõ thực chất, lại thiếu thông tin hay thông tin bị sai lệch nên nghĩ vậy thôi. Thực tế, đâu phải như bác nghĩ.
    Về có đổi tên nước hay không, bác không đồng tình với ý kiến giữ nguyên tên nước là CHXHCNVN, với lập luận: danh xưng như thế đã quá quen thuộc với nhân dân ta và nhân dân thế giới hơn 30 năm rồi, biết bao ký kết với quốc tế, với Liên hiệp quốc đã dùng danh xưng ấy rồi, nên không nên xáo trộn nữa. Hơn nữa, đây là định hướng cho tương lai cả nước quá độ lên CNXH với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, nên không đổi tên nước. Bác Tín cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng, đổi tên nước dẫn đến những tốn kém không cần thiết nên không cần thiết phải đổi tên nước.
    Bác không đồng ý bởi vì theo bác trước kia danh xưng VNDCCH tồn tại hơn 35 năm, với nhiều hội nghị và ký kết với quốc tế, với LHQ, đã quen với VN và thế giới, khi cần vẫn phải thay bởi danh xưng CHXHCNVN vào năm 1976. Lúc ấy sao lại bỏ qua cái cớ “đã quen” và “tốn kém” để thay tên nước? Bác Tín ơi là bác Tín, chẳng nhẽ bác không thấy hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau sao? Danh xưng VNDCCH là chỉ miền Bắc VN thôi, còn khi đất nước thống nhất có sử dụng danh xưng ấy nữa không là phải có ý kiến của đồng bào, đồng chí của miền Nam và cả nước chứ? Đất nước độc lập, thống nhất thì phải có tên mới đại diện cho cả nước chứ? Tên nước phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng phấn đấu của toàn dân tộc VN phải không bác Bùi Tín. Còn về “tốn kém” ừ thì khi đổi tên nước vào năm 1976 có tốn kém, nhưng là sự tốn kém cần thiết thì vẫn phải chấp nhận.
    Còn ngày nay, tên nước CHXHCNVN đang yên ổn hà cớ gì lại đổi về tên VNDCCH. Bác Tín cho rằng: “CNXH chưa ai hình dung nổi hình thù ra sao, bao giờ đạt đến, lại đã phá sản hoàn toàn trong các thể nghiệm ở hàng chục nước, không có một lý do gì để giữ lại”. Nói như vậy, là bác Tín đã sai to rồi. Tại sao bác Tín lại nói chưa hình dung nổi hình thù của CNXH? Xin mời bác Tín nghiên cứu Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của ĐCSVN, trong Cương lĩnh đã chỉ rõ những đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân VN đang xây dựng. Khi xây dựng thành công các đặc trưng ấy thì xã hội VN càng gần hơn với CNXH. Xã hội XHCN hoàn thiện là thế nào thì nhân dân VN vừa xây dựng, vừa “thiết kế”. Đó là sự khó khăn, tính phức tạp khi xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN – nên khó tránh khỏi vấp váp, có khi đổ vỡ. LX và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ cũng vì tính khó khăn, phức tạp này. Mà cứ thấy sụp đổ lại không dám dấn thân, không dám mở đường mà đi theo niềm tin, lý tưởng của mình để quay về đường mòn, lối cũ – con đường TBCN – như bác Tín nói thì không phải người VN. Người VN phải có can đảm. Bằng chứng là, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước ở VN nổ ra rầm rộ với các phương án khác nhau. Đó là Phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, cuộc vận động chống thuế Trung Kỳ, cuộc vận động Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, các phong trào Đông Du, Tây Du do các sĩ phu yêu nước chủ xướng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do VN Quốc dân Đảng tiến hành… Các phong trào trên mặc dù đều sáng ngời tinh thần yêu nước, nhưng đều lâm vào bế tắc và cuối cùng đều thất bại. Theo cách lý giải của bác Tín, chẳng nhẽ dân tộc VN chịu mãi kiếp ngựa châu, thân phận nô lệ sao? Không. Phải tìm phương án khác để đánh đổ thực dân, phong kiến, giành lại độc lập dân tộc chứ? ĐCSVN ra đời vừa nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vừa lãnh đạo nhân dân có phương pháp đấu tranh đúng nên đã giành được thắng lợi. Ngày nay, chẳng nhẽ thấy LX và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ mà ĐCSVN và nhân dân VN lại nản lòng sao? Nhân dân VN có câu: “Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo”, vừa là lời khuyên, vừa là ý chí của người VN. Bác Tín bỏ đất nước sống ở đất khách quê người đã lâu quên hết cả truyền thống văn hóa của dân tộc VN rồi. Quay lại lịch sử, cho thấy, khi bác Tín đang giữ cương vị, trọng trách quan trọng ở một tờ báo lớn của Đảng, chẳng hiểu lý do gì, bác Tín bỏ cơ quan, nghĩa là bỏ Đảng, bỏ đất nước để đi sống ở đất khách quê người. Đúng là “Đảng đi đường Đảng, Bùi Tín đường Bùi Tín”. Nhưng vấn đề là, đường Bùi Tín có đúng? Nhìn lại lịch sử, Nguyễn Trãi, Chu Văn An… cáo quan về ở ẩn, dạy học để sử sách lưu truyền, tiếng thơm muôn thủa. Thế còn bác Tín lại bỏ Đảng sống ở đất khách quê người. Sử sách cũng ghi mãi. Song có điều, mỗi khi nhắc đến dòng họ Bùi của bác lại phải ngận ngùi, hổ thẹn, tiếng xấu lưu truyền, bác Tín hẳn biết rõ. Con người ta cũng có lúc sai lầm khó tránh khỏi. Vấn đề là nhận ra sai lầm để sửa chữa, ấy mới là quan trọng. Trước đây, bác có sai lầm, tôi nghĩ ngày nay, cuối đời rồi bác nên sửa chữa, mọi người sẽ độ lượng bỏ qua sai lầm của bác. Tôi tin như vậy. Bởi người VN giàu lòng nhân ái: “Đánh kẻ chạy đi, không ai nỡ đánh người chạy lại”.
    Việc giữ tên nước CHXHCNVN không có nghĩa ĐCS và nhân dân VN thừa nhận đất nước mình đã có CNXH. Bởi vì, như C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ: “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội CSCN đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội CSCN vừa thoát thai từ xã hội TBCN, do đó là một xã hội, về mọi phương diện – kinh tế, đạo đức, tinh thần – còn mang những dấu vết của xã hội cũ, mà nó đã lọt lòng ra”. Và V.I. Lê-nin cũng đã nói về nước Nga: “Có lẽ không một người nào khi nghiên cứu vấn đề kinh tế của nước Nga lại phủ nhận tính chất quá độ của nền kinh tế ấy. Có lẽ cũng không có người cộng sản nào lại phủ nhận điều sau đây: danh từ nước Cộng hòa Xô-viết XHCN là Chính quyền Xô-viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên CNXH, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ XHCN”. Việc giữ nguyên tên nước CHXHCNVN cũng là vì thế. Phải không bác Bùi Tín?

Leave a Reply to Refugees Nguyen - California -