Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt – bị hành hạ – bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại, đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn. Bản tường trình dưới đây của bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, gởi cho các cơ quan quốc tế nhân quyền và Đơn đề nghị tiếp đó của ông Đỗ Ty, thân phụ, cho thấy tất cả sự tàn ác, gian dối, vô luân của chế độ và công an Cộng sản, đồng thời cũng trình bày một hình ảnh đau thương nhưng kiêu hùng của một người con gái Việt Nam bất khuất.
—————————————————
Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc – Long Khánh – Đồng Nai – Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh “phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :
Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng.
1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội
– Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.
2) Bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Vào lúc 09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh đến cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp, không có bằng chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam. Họ đánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ… Sau khi bị bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục soát vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn tiếp tục tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái Hạnh cư trú tại Bảo Lâm – Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.
3) khủng bố tinh thần tại trại giam B34 – Bộ công an
- Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34,một nữ công an tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi: Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận thư của tôi, Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội.
Vào ngày 14-05-2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra; công an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
Từ đây,gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.
4) Phiên toà sơ thẩm : bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà
– Ngày 10-10-2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi Hạnh tại trại B34 thì được biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại, Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15-10-2010 chúng tôi tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tại đây, trại giam không cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt.
Đến ngày 22-10-2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh với tội danh “phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật Hình sự“, tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa cho con. Hạnh, Hùng và Chương đều không được mời luật sư.
Ngày 26-10-2010 chúng tôi đến dự phiên toà. Trên đường đến toà án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi đến giờ xử, công an lôi kéo Hạnh và Chương vào trước. Hỏi cung xong, công an lôi Hạnh, Chương ra ngoài và lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô bạo. Suốt phiên toà, sự lôi kéo thô bạo đối với các bị cáo trên diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần. Trong phiên toà, không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời “có“ hoặc “không” (Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản khai của Hạnh, Hùng, Chương. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh, Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ và tiếp xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội. Đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà, ông nhận thấy những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản khai thì toà không dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét xử công khai, khách quan, minh bạch, mà chỉ hỏi các câu hỏi mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị cáo).
Toà bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đồng hồ với các bản án dành cho Hạnh,Chương mỗi người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.
Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh – Hùng – Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội” trước toà.
Trong thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh. (Tiếng thét được lưu vào băng ghi âm.)
5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội. Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ.
- Ngày 29-10-2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy vào Hạnh với thái độ trấn áp khủng bố tinh thần và chúng tôi chỉ được phép hỏi thăm sức khoẻ, nếu nhắc đến kháng án hoặc mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.
Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa, nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.
Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án. Cuối cùng, ngày 05-02-2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến toà án nhân dân tối cao tại TPHCM.
– Trong khi đó, vào ngày 31-12-2010 ba gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.
– Ngày 17-01-2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.
– Ngày 18-01-2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến: Bộ trưởng bộ công an, Thanh tra bộ công an, Toà án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh, Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.
– Ngày 19-01-2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an trại giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi, luật sư phải ở lại đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào.
– Ngày 20-01-2011, tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 24-01-2011. Chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án, có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.
– Ngày 28-01-2011, chúng tôi nhận được thư trả lời của thanh tra bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám thị trại giam Trà Vinh để trả lời cho chúng tôi và thanh tra bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi, đồng thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại.
– Ngày 05-03-2011, luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.
Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:
+ Hạnh cho luật sư biết: trong khi điều tra tại trại giam B34, công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai
+ Chương cho luật sư biết: khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ sau mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.
+ Hùng cho luật sư biết: công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.
– Ngày 02-03-2011, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát vào ngày 10-03-2011 để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
6) Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.
Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử sơ thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18-03-2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.
Buổi sáng, chúng tôi ́đến rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng, Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy. Nhưng khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời, bĩu môi và bước thẳng.
Trong sân toà án, công an chìm nổi dày đặc, súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.
Ba gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.
Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.
Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ, chúng tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước toà.
Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh, Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng Hùng và Chương.
7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà phúc thẩm, Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh Trà Vinh.
– Ngày 29-03-2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng.
– Ngày 27-04-2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau : Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát do Hạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản, được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh hét to “Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to “ Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.
Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn màn đầy đủ, nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng, Hạnh, Chương nhận tội.
8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức, Long An
Ngày 25-04-2011chúng tôi đến trại giam công an Trà Vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh bị chuyển đến trại giam công an tỉnh Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương đi thăm nuôi với nhau nữa.
Ngày 26-04-2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn tin kể cho tôi nghe về Hạnh:
“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài. Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và từ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được. Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi khi thấy chị ấy đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “Cô ơi!” nên chi ấy thương Hạnh lắm. Qua nhiều ngày Hạnh cầm hơi với những quả xoài và vài ly cà phê với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại giam Long An (tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà Vinh cho Hạnh) thì lúc bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến trại giam Long An.
Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong xe bít bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái bồn nước, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và suýt chết. Sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại giam? tôi không biết chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Dù vậy, tại đây Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội.
Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất vững vàng.
Ngày 08-05-2011 tôi lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận.
9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận
Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất phục.
Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn. Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá. Sức Hạnh yếu, đau ốm luôn, Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về trại nghỉ. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi tiền vào, công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.
Trong trại giam, Hạnh bị phân biệt đối xử, không được hưởng những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có lần Hạnh bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh suýt bị đưa ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm ấy tôi đến thăm nuôi kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích của trại giam là để tôi thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội. Nhân dịp có nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v…
Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công an trại giam ngồi trên ghế v.v…
Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh nên tuân thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội. Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù.
Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ phạm nhân.
Vì vậy Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc Hạnh phải đi lao động. Tại trại 5, Hạnh làm việc tại vườn bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, Hạnh không tỏ ra sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua kiểm duyệt của công an trại giam.
Đầu tháng 02 năm 2012, Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối. Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ lao động buổi sáng tại phân trại 2 này.
Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá 07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03 lần giá cả bên ngoài trại giam.
Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ. Khi đi ngang qua các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưa v.v…
10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết
Ngày 10-06-2011 ba gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến toà án NDTC Hà Nội đề nghị giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết vì lý do phạm tội chống lại nhà nước.
11) Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Tháng 05 năm 2013, Hạnh bị chuyển đến trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển trại, Hạnh cũng không được mang theo đồ dùng cá nhân tư trang quần áo. Gia đình phải sắm đồ dùng lại toàn bộ. Trại giam buộc Hạnh phải lao động, Hạnh lấy lý do bệnh không lao động. Công an buộc Hạnh làm bản kiểm điểm và ký tên nhận tội rồi mới giải quyết cho nghỉ bệnh, Hạnh không thực hiện, công an dàn cảnh dùng tù nhân hình sự đánh hội đồng Hạnh, trong đó một lần đánh hội đồng Hạnh khi Hạnh đang tắm tại nhà tắm trước sự chứng kiến của công an trại giam.
· Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam, bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh.
Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày. Tôi xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị Việt Nam, vì dưới hệ thống công an trị của đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung, hành hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân phẩm con người không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một chế độ thối nát, mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo.
Người làm tường trình
© Trần Thị Ngọc Minh
Chiến tranh Việt Nam đã lùi xa nhiều thập kỷ, nhưng dư âm của nó vẫn còn gây tiếng vang đến tận ngày nay. Đối với Mỹ và đồng minh, đó là một thất bại toàn diện đã ám ảnh bao nhiêu bao nhiêu đời chính khách. Kể từ đó, trước bất kỳ cuộc chiến tranh nào, Mỹ đều phải đặt câu hỏi liệu kịch bản chiến tranh Việt Nam có lặp lại hay không.
Đối diện với nguy cơ Mỹ và đồng minh có thể phát động một cuộc chiến tranh nhằm vào Syria, trong một cuộc phỏng vấn với báo Nga ngày 26/8 tổng thống nước này đã cảnh báo nếu như Mỹ cố tình gây ra một cuộc chiến ở Syria thì sẽ phải nhận một kết cục tương tự như ở Việt Nam. Ông Assad nói: “Sự bại trận chờ đợi nước Mỹ trong các cuộc chiến mà nước này tham gia, bắt đầu từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho tới ngày hôm nay”.
Nói gì thì nói, hãy nhìn kỹ vào thực tế để nhận chân ra rằng:
Mỹ có bại trận thê thảm đi nữa, nhưng Việt Nam và Syria sẽ tan nát về vật chất (đất đai và con người hy sinh xương máu quá nhiều), nhất là lòng người ly tán, hận thù khôn nguôi.
Đối với Mỹ chỉ là “của đi thay người”, còn đối với thân phận nhược tiểu “của và người bị phí phạm thật vô ích và không thương tiếc” !
Mỹ tốn nhìêu tỷ đô la, chết khoảng 60 ngàn lính, và phân hóa trong dân Mỹ một thời gian dài (làm hai phe diều hâu và bồ câu), còn dân Việt chết hàng triệu triệu người, đất đai tan hoang, bom đạn tùm lum, bị hóa chất làm hư hỏng nhiều nơi, đât nước có thống nhất nhưng lòng người lại ly tán hơn bao giờ hết, hận thù mãi mãi không giải quyết nổi khi còn độc tài độc đảng …
Xem ra điều chính yếu là ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ CHIẾN TRANH XẢY RA TRÊN XỨ MÌNH !
PHỎNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH là thế.
Mỹ khôn ngoan be bờ phòng bị từ xa, lấy cớ Assad sử dụng vũ khí hóa học tàn hại dân lành để can thiệp thô bạo vào nội chiến ở Syria, nhằm mục đích răn đe những lực lượng khủng bố trong tương lai có thể mạo hiểm dùng hơi ngạt hóa học, hay bom đạn vi trùng … đánh trộm xứ Mỹ, gây hoảng loạn trong dân Mỹ, như vụ Nine One One là chính yếu.
Các phe phái đối nghịch nhau ở Syria chỉ vì tranh quyền với nhau, đã bao phen tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bon ngoại bang dòm dỏ và nhào vào can thiệp chuyện nội bộ xứ mình, nhất là bằng vũ lực, là điều nguy hiểm và ngu xuẩn nhất thế gian này.
Cứ xem nội chiến ở bán đảo Triều Tiên, bán đảo Đông Dương, LIên bang Nam Tư, Afghanistan, Irak … thì rõ sự việc.
Hay ho gì ca ngợi đại thắng (mùa Xuân) bla bla bla mà kết quả dân chết oan, đất nước tụt hậu …, nay vẫn tiếp tục lệ thuộc ngoai bang, chay tới chạy lui túm áo bọn siêu cường thế giới xin làm em út, làm chân canh cửa !
Không có gì quý hơn độc lập tự do.”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to:
Hồ Chí Minh, chính mi loài quỷ dữ !
Nguyễn Chí Thiện
LMCường:
Bài bình luận dưới đây theo tôi rất hay, xin giới thiệu tới nickname VN.
VN Express Thứ sáu, 30/8/2013 15:00 GMT+7
‘Mỹ muốn dằn mặt Nga trong vấn đề Syria’
Cuộc tấn công của Mỹ vào Syria không chỉ nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học, mà còn là để hỗ trợ phe nổi dậy, dằn mặt Nga và thử nghiệm tính hiệu quả của hệ thống luật quốc tế, một chuyên gia về khu vực Trung Đông Bắc Phi nhận xét.
Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, trưởng khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam, trao đổi với VnExpress về những gì đang xảy ra ở Syria.
- Tại sao cuộc nội chiến ở Syria lại kéo dài suốt hơn hai năm rưỡi, dài hơn nhiều so với các nước khác trong Mùa xuân Arab?
- Đây thực chất là một cuộc xung đột xã hội. Giống như những gì từng xảy ra tại Tunisia, Lybia, và nhiều quốc gia Bắc Phi – Trung Đông khác, xung đột ban đầu nảy sinh từ các đòi hỏi dân sinh thông thường, trước khả năng quản lý yếu kém của chính phủ, như tình trạng phân hóa giàu nghèo hay khủng hoảng kinh tế.
Riêng tại Syria, xung đột sau đó đã phát triển thành một cuộc nội chiến nhằm tranh giành quyền lực giữa chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và những lực lượng nổi dậy.
Bởi mục tiêu của cả hai bên là tranh giành quyền lực, nên cuộc chiến này chỉ có thể kết thúc khi một bên giành chiến thắng. Một xung đột, nhất là xung đột vũ trang, càng kéo dài thì càng khiến sự thù hận giữa các bên thêm sâu sắc. Đến nay, gần như không có chỗ cho sự thỏa hiệp.
Hơn nữa, nội chiến ở Syria không chỉ là vấn đề của riêng nước này, bởi sự can thiệp ngày càng sâu sắc của các lực lượng bên ngoài, đặc biệt là nhóm hai nước lớn: một bên là phương Tây, đứng đầu là Mỹ, bên kia là Nga, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Tình trạng này càng kéo dài càng càng khiến các cơ chế quốc tế và khu vực như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab bị tê liệt. Ngoài ra, những lực lượng khủng bố quốc tế cũng góp phần khiến xung đột thêm phần phức tạp.
Tóm lại, Syria đã trở thành một địa bàn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn nội tại cũng như quốc tế, khiến cuộc nội chiến này dần biến thành một “cuộc chiến tranh ủy thác”, giữa các lực lượng bên ngoài nước này.
- Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói tới “giới hạn đỏ” đối với Syria trong việc sử dụng vũ khí hóa học từ cách đây hơn một năm, và thực tế là từng có nhiều thông tin về việc chính quyền Damascus dùng loại vũ khí này với thường dân. Vậy tại sao Mỹ lại phải chờ tới lúc này để lên kế hoạch tấn công?
- Không phải tới lúc này Mỹ mới đe dọa sử dụng các biện pháp quân sự. Ngay từ hồi tháng 6/2012, chính phủ Syria đã đưa ra tuyên bố về khả năng sử dụng vũ khí hóa học, một loại vũ khí đã bị cấm theo Công ước 1972 (cấm sử dụng vũ khí hóa học và độc tố), để đáp lại những lời đe dọa tấn công quân sự của phương Tây. Là một trong số ít những quốc gia không tham gia vào công ước nói trên, tuyên bố của chính quyền Assad khiến Washington khi đó chưa thể đưa ra một đưa ra một lệnh trừng phạt kiểu “giới hạn đỏ”.
Tuy nhiên, đối với các vấn đề ở Trung Đông – Bắc Phi, chính quyền Barack Obama lại đang thi hành một chính sách rất thực dụng, phù hợp tới tình hình hậu khủng hoảng kinh tế 2008 của Mỹ. Ngay cả tuyên bố hôm qua của ông Obama, trong đó khẳng định Mỹ sẽ không lặp lại những gì từng xảy ra ở cuộc chiến Iraq hồi năm 2003, cũng cho thấy thái độ thận trọng của Washington trong vấn đề Syria.
Đây có thể là thời điểm “thích hợp” cho một cuộc tấn công “chớp nhoáng” bởi vũ khí hóa học và chiến tranh ở Syria đã kéo dài đủ lâu để tạo hiệu ứng chán nản cho các bên liên quan.
- Nga vẫn luôn phản đối bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào Syria, một đồng minh thân cận lâu năm ở khu vực Trung Đông. Vậy Moscow được gì trong việc kiên quyết phản đối đến cùng?
- Syria được coi là đồng minh cuối cùng của Nga tại Trung Đông. Điều này đồng nghĩa với việc, giữ được chính quyền Assad là giữ được chỗ đứng cuối cùng của Nga ở khu vực. Mặt khác, thể diện của Nga đang được đặt cược vào sự tồn vong của chính quyền Syria. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra lúc này là, nếu Mỹ, Anh, Pháp vẫn tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng, thì liệu Nga sẽ phản ứng tới mức độ nào?
Tình hình hiện tại đã khác với năm 1962, thời điểm xảy ra vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, rất nhiều. Nga sẽ phải cân nhắc rất kỹ cách thức phản ứng, nhiều khả năng là sẽ bỏ phiếu phủ quyết ở Hội đồng Bảo an cũng như cung cấp vũ khí cho chính phủ Syria, thay vì can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Mặc dù có qua điểm cứng rắn trong vấn đề Syria, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang thi hành một chính sách khá thực dụng trong quan hệ với các nước phương Tây. Vì thế, khó có thể hy vọng Moscow sẽ có phản ứng quyết liệt như thời Liên Xô.
– Washington tuyên bố sẽ chỉ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng trong một tới hai ngày. Mục đích thực sự của toan tính này là gì?
- Trong tuyên bố được đưa ra hôm qua, Tổng thống Obama đã khẳng định cuộc tấn công chỉ để răn đe chính phủ Assad vì đã sử dụng vũ khí hóa học, chứ không nhằm mục đích thay đổi chế độ. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, nếu cuộc tấn công (chủ yếu dựa vào tên lửa và có thể là cả ném bom) xảy ra, chính phủ Assad đương nhiên sẽ phải chịu tổn thất và suy yếu.
Điều này có lợi cho phe nổi dậy, vốn đang thất thế trên chiến trường. Vậy là rõ ràng, hành động can thiệp quân sự của phương Tây chẳng khác nào “hà hơi tiếp sức” cho các nhóm phiến quân.
Đó chỉ là những điều có thể nhìn thấy ngay, và các nước phương Tây chắc chắn vẫn còn không ít những toan tính trong ý định vượt quyền Liên Hợp Quốc này, chẳng hạn như nhằm “dằn mặt” Nga hoặc kiểm tra tính khả thi của hệ thống Luật Quốc tế.
- Tương lai của Syria liệu có giống Libya sau khi bị liên quân phương Tây tấn công hồi tháng 3/2011?
- Ngay từ đầu, nội chiến ở Syria đã có những điểm các biệt so với những gì từng xảy ra tại các nước Bắc Phi – Trung Đông trong vòng xoáy của Mùa xuân Arab. Vì thế, phương Tây không thể áp dụng kịch bản Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an, trong đó thiết lập vùng cấm bay và cho phép sử dụng vũ lực đối với Libya, vào trường hợp Syria.
Còn về tình hình hậu chiến, chắc sẽ chẳng khác là bao so với những gì đang xảy ra không chỉ ở riêng Libya và còn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực. Bởi sau chiến tranh, sự thù hận sẽ còn đeo bám và tác động không nhỏ tới chính quyền tương lai. Để trả lời câu hỏi “Syria đứng dậy ra sao sau nội chiến?”, tôi cho rằng bức tranh sẽ không nhiều gam màu tươi sáng.
- Xin cảm ơn ông!
Quỳnh Hoa thực hiện
Blogger Việt Nam không bị cầm tù, chỉ có bọn phản động hại dân, bán nước mới bị tù thôi. Các vị nên làm sao để phát triển chứ đừng phá hoại nữa. Nơi nào cũng có luật, phạm luật thì bị bắt
Nhà cầm quyền ở nước nào cũng lo bảo vệ lãnh thổ của họ. Chỉ có bọn ngụy quyền Việt cộng bán, dâng lãnh thổ cho ngoại bang thội.
Nhà cầm quyền ở nước nào cũng lo sao cho dân nước họ được ấm no . Chỉ có bọn cầm quyền ở các nước Cộng sản là bắt bớ, giết chóc, cướp đoạt tài sản của dân thôi .
Người dân ở nước nào cũng ủng hộ nhà cầm quyền của họ. Chỉ có người dân ở các nước Cộng sản chống đối bè lũ lãnh đạo thôi .
Người Việt yêu nước nào cũng đang lo lắng cho vận mệnh nước Viêt. Chỉ có bọn Việt gian về hùa với bọn ngụy quyền Hà nội phản quốc thôi .
Thông tin cho các bạn dân chủ sớm tiến bộ để trở về mặt đất.
Trước đây, cũng trên VOA, có 37 Thượng nghị sỹ Quốc Hội Hoa Kỳ viết thư yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tha “cha” của các bạn ra “Ngay lập tức” và “vô điều kiện”. Rồi sao nữa? And then what?
Vậy thì xin hỏi cha Lý của các bạn đến giờ này, đang làm gì và đang ở đâu?
Cái truyền thống núp nách ngoại bang cha truyền, cố truyền của các bạn, bị Cộng sản đánh cho đến chết mà cái nết đó vẫn không chừa.
Vụ án Phương Uyên: Cơn uất hận cuối đời của tổng bí thư Việt cộng Nguyễn phú Trọng .
Cái truyền thống của bè lũ Việt cộng bao đời lạy bọn đế quốc Tàu cộng làm thầy từ đời tên đại Việt gian Hồ chí Minh đến nay vẫn còn tồn tại cho dù bao nhiêu phần đất, biển, đảo của tiền nhân đã và đang bị bọn đế quốc Tàu cộng chiếm dần .
Mỗi một đất nước nào cũng có luật pháp riêng để thống nhất chung và điều hành đất nước và hiến pháp pháp luật được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chế độ tư bản tuy có phần rộng mở hơn về tự do ngôn luận nhưng cũng cấm các cá nhân hoặc tổ chức có ý đồ kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan và được gọi là khủng bố. Vậy luật pháp mỗi nước đề ra để phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước nào đó, trong đó tôn chỉ của hiến pháp, luật pháp được nhiều người ủng hộ nhất, tất nhiên cũng không loại trừ một số người không đồng tình vì lợi ích cá nhân mình, hoặc một số cá nhân đúng đầu tự đưa ra luật để khống chế nhằm mục đích củng cố địa vị quyền lợi riêng. Nhìn chung nếu đã ưa thì bồ hòn làm ngọt , và không ưa thì dưa có giòi là chuyện xưa nay vẫn thế. Anh không theo quan điểm của tôi, tôi bảo anh không nghe thì tôi tìm cách kích động phá hoại, và một bộ phận nhỏ đã theo hùa, trong khi đất nước đang ổn định về tình hình kinh tế chính trị, nhân dân được sống trong hòa bình con em được học hành, Tuy nhiên cũng do một bộ phận không nhỏ cán bộ CS đang cơ hội lợi dụng chức vụ quyền hạn làm lũng đoạn đất nước vơ vét đầy túi tham, việc này báo chí trong nước, Quốc hội, người đứng đầu ĐCS cũng đã nói nhiều nhưng hệ thống tham nhũng đã thành hệ thống từ quá lâu do đó cần phải chỉnh đốn và loại bỏ từng bước một.Chế độ nào xã hội nào cũng có tệ nạn này, cán bộ CS tuy có nhiều biểu hiện tham nhũng làm mất lòng tin của dân nhưng cũng còn biết sợ hơn là các chế độ khác, trong đó chế độ CS vẫn phù hợp với nhân dân vì nó vẫn phục vụ đa số người dân và bảo vệ quyền lợi của nhân dân do vậy hiện nay vẫn được tuyệt đại đa số nhân dân trong nước ủng hộ, chỉ một số ít có chính kiến bất bình . Chúng ta không nên chỉ chích chế độ Dân chủ hay CS, cộng hòa,…, hoặc cổ súy đả kích hạ bệ , kích động cho đảng này hay đảng khác, mà chúng ta đấu tranh để nhà cầm quyền đất nước thấy cái sai, cái chưa được của mình cái nguy cơ mất niềm tin mà tìm cách thay đổi hoàn thiện mình hơn nữa, hoàn thiện luật pháp thay đổi cách tư duy cải tổ chính quyền, tạo sự công bằng cho mọi người dân được sống trong hòa bình ổn định đất nước ngày một giàu mạnh phát triển. ong gia từ: không đảng phái
27.08.2013 23:51 Trả lời Mỗi một đất nước nào cũng có luật pháp riêng để thống nhất chung và điều hành đất nước và hiến pháp pháp luật được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chế độ tư bản tuy có phần rộng mở hơn về tự do ngôn luận nhưng cũng cấm các cá nhân hoặc tổ chức có ý đồ kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan và được gọi là khủng bố. Vậy luật pháp mỗi nước đề ra để phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước nào đó, trong đó tôn chỉ của hiến pháp, luật pháp được nhiều người ủng hộ nhất, tất nhiên cũng không loại trừ một số người không đồng tình vì lợi ích cá nhân mình, hoặc một số cá nhân đúng đầu tự đưa ra luật để khống chế nhằm mục đích củng cố địa vị quyền lợi riêng. Nhìn chung nếu đã ưa thì bồ hòn làm ngọt , và không ưa thì dưa có giòi là chuyện xưa nay vẫn thế. Anh không theo quan điểm của tôi, tôi bảo anh không nghe thì tôi tìm cách kích động phá hoại, và một bộ phận nhỏ đã theo hùa, trong khi đất nước đang ổn định về tình hình kinh tế chính trị, nhân dân được sống trong hòa bình con em được học hành, Tuy nhiên cũng do một bộ phận không nhỏ cán bộ CS đang cơ hội lợi dụng chức vụ quyền hạn làm lũng đoạn đất nước vơ vét đầy túi tham, việc này báo chí trong nước, Quốc hội, người đứng đầu ĐCS cũng đã nói nhiều nhưng hệ thống tham nhũng đã thành hệ thống từ quá lâu do đó cần phải chỉnh đốn và loại bỏ từng bước một.Chế độ nào xã hội nào cũng có tệ nạn này, cán bộ CS tuy có nhiều biểu hiện tham nhũng làm mất lòng tin của dân nhưng cũng còn biết sợ hơn là các chế độ khác, trong đó chế độ CS vẫn phù hợp với nhân dân vì nó vẫn phục vụ đa số người dân và bảo vệ quyền lợi của nhân dân do vậy hiện nay vẫn được tuyệt đại đa số nhân dân trong nước ủng hộ, chỉ một số ít có chính kiến bất bình . Chúng ta không nên chỉ chích chế độ Dân chủ hay CS, cộng hòa,…, hoặc cổ súy đả kích hạ bệ , kích động cho đảng này hay đảng khác, mà chúng ta đấu tranh để nhà cầm quyền đất nước thấy cái sai, cái chưa được của mình cái nguy cơ mất niềm tin mà tìm cách thay đổi hoàn thiện mình hơn nữa, hoàn thiện luật pháp thay đổi cách tư duy cải tổ chính quyền, tạo sự công bằng cho mọi người dân được sống trong hòa bình ổn định đất nước ngày một giàu mạnh phát triển.
Ngắn gọn!
Là người Việt Nam ai ai cũng mong muốn đất nước thanh bình, người người sống trong an cư lạc nghiệp. Cán bô nhà nước phải là những người gương mẫu, tôn trọng luật pháp và lẽ phải!
Nhưng trong tình cảnh đất nước VN hôm nay ra sao?
Cán bộ nhà nước lộng quyền, tham nhũng, đạo đức xuống cấp, chà đạp luật pháp và coi thường người dân!
Yêu cầu nhà nước CSVN hãy trừng trị những cán bộ đã đánh đập, đối xử tàn nhẫn với cô Đỗ Thị Minh Hạnh, trả tự do cho cô Hạnh và tất cả những người bất đồng chính kiến!
Này vu vuong gia, hãy nói với bè lũ Việt cộng bán nước hay quan thày của chúng là bọn đế quốc Tàu cộng đầu xỏ cố gắng “động não” gấp nhiều lần hơn nữa để có thể đưa ra những lập luận khá hơn, chứ cái lập luận này nó cũ rích rồi và chẳng có cái tác dụng gì cả, chỉ có bị chửi thôi.
Này vu vuong gia, Việt Nam có chủ quyền, có hòa bình ổn định, giàu mạnh phát triển đây hả ?
Bè lũ nguỵ quyền Việt cộng phản quốc dâng, bán lãnh thổ, biển, đảo cho bọn đế quốc Tàu cộng:
15/6/1956, thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Ðồng: Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lãnh thổ Trung Quốc .
Ngày 30/12/1999, tổng bí thư Việt cộng Lê Khả Phiêu ký Hiệp Ước phân định biên giới nhượng cho Tàu cộng 789 km vuông,thuộc đất đai 6 tỉnh Lai Châu, Lao Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh; Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, đỉnh Lão Sơn… do đó bị mất trắng vào tay quân xâm lược.
Ngày 25/12/200, tổng bí thư Việt cộng Trần Đức Lương cùng Tàu cộng Giang Trạch Dân ký hiệp ước cắt 11362 cây số vuông trên vịnh Bắc Việt cho Tàu cộng.
Tháng 3/ 1988, bọn đế quốc Tàu cộng xâm lược ùn ùn kéo tàu chiến tới Trường Sa . Bên phía bọn Việt cộng, người ta chỉ thấy lác đác vài chiếc tàu buôn Việt cộng kéo ra “nghênh chiến” . Kết quả là chỉ sau vài phút nhả đạn, bọn xâm lược chiếm gọn thêm 7 đảo.
Năm 2007, bọn đế quốc Tàu ngang nhiên xây dựng khu hành chính Tam Sa để quản lý Trường Sa và Hoàng Sa .
Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm và hàng nghìn km2 vịnh bắc bộ nay thuộc về bản đồ và đất nước Tàu vĩnh viễn. Kể từ năm 2006, bè lũ bọn đế quốc Tàu cộng đầu sỏ càng ngày càng tung hoành chiếm biển, hung tợn bắn giết hàng trăm ngư dân Việt, đâm chìm tầu của họ, bắt ngư dân Việt nộp tiền chuộc mạng…trong khi bè lũ bọn nguỵ quyền Hà nội tiếp tục thản nhiên đón tiếp, bắt tay bá vai, cười nói đú đởn với bè lũ đế quốc.Chưa hết, chúng còn cho bọn Tàu chệt ra vào lãnh thổ không cần visa, để mặc cho bọn chúng tự do thành lập các khu cư ngụ…
vân vân và vân vân
*** Bè lũ nguỵ quyền Việt cộng phản quốc điên cuồng ra tay bắt bớ, giam cầm hàng loạt những người dân yêu nước dám lên tiếng phản đối bọn đế quốc Tàu Cộng :
Nhà báo Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) (12 năm tù), cựu sĩ quan Trần Anh Kim (5 năm rưỡi), nhà tin học Nguyễn Tiến Trung (7 năm), Nguyễn Kim Nhàn, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (5 năm), nhà doanh nghiệp Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm), doanh nhân Phan Thanh Hải (anh Ba Sài Gòn) (3 năm), cựu giám đốc trường Đảng Vi Đức Hồi (5 năm), luật gia Cù Huy Hà Vũ (7 năm), cựu quân nhân chế độ cũ Lư Văn Bảy (4 năm), ông Nguyễn Ngọc Cường (7 năm), mục sư Nguyễn Công Chính (11 năm), linh mục Nguyễn Văn Lý (8 năm), các thanh niên Công giáo Nguyễn Văn Oai, Hồ Đức Hòa (13 năm), Đặng Xuân Diện, Chu Mạnh Sơn (3 năm), Trần Hữu Đức (3 năm 3 tháng), Đậu Văn Dương (3 năm rưỡi), Paulus Lê Sơn (4 năm), Nông Hùng Anh (3 năm), Nguyễn Văn Duyệt (3 năm rưỡi), Thái Văn Dung (4 năm), Trần Minh Nhật (4 năm), cựu sĩ quan Tạ Phong Tần (10 năm), nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình (6 năm), thành viên khối 8406 Lê Thanh Tùng (5 năm), nhà tranh đấu Lê Thị Kim Thu (2 năm tù). Trước đó, trong năm 2012, có luật sư Lê Quốc Quân, các sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và thầy giáo Đinh Đăng Định. Ông Định bị y án 6 năm tù trong phiên phúc thẩm năm ngoái, chị Uyên và anh Kha bị kết án 6 và 8 năm tù trong phiên xử sơ thẩm tháng 6/2013…
*** Sau gần nửa thế kỷ cướp được chính quyền, đất nước dưới sự kềm kẹp của bè lũ Quỷ Đỏ Việt cộng như vầy nè :
Theo The Economist World, lợi tức đầu người của Việt Nam trong năm 2011: USD 800 (chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh). So với các nước láng giềng: Thái Lan: USD 3500, Phi luật Tân: USD 2000, Nam Dương: USD 1160, Tân gia Ba USD 30000 US$.
Theo World Bank, trong năm 2011, GDP bình quân đầu người (GDP:Tổng sản phẩm quốc nội) của Việt nam là USD 757. Trong khi của Hoa kỳ là USD 49000, Tàu cộng USD 8500, Nam Hàn USD 32100, Thái lan USD 9500 .
Sáng nay (29/8), Văn Phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, TAND Tối cao, Bộ Ngoại giao, Văn Phòng Chính phủ tổ chức họp báo công bố các quyết định của Chủ tịch nước đặc xá cho 15.523 phạm nhân nhân dịp kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trong số phạm nhân được Chủ tịch nước quyết định đặc xá có 15.446 phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù và 77 phạm nhân đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có điều kện theo quy định.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn Phòng Chủ tịch nước nói: Đặc xá năm 2013 một lần nữa khẳng định và thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội bị kết án phạt tù đã thực sự cải tạo tiến bộ, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đây là sự thể hiện và ghi nhân kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của phạm nhân và cũng là sự ghi nhận kết quả quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân ở các trại giam, trại tạm giam và của toàn xã hội.
“Quá trình xét, quyết định đặc xá cho các phạm nhân được thực hiện chặt chẽ, chính xác, công khai, công bằng, đảm bảo dân chủ. Đặc xá không có sự phân biệt đối xử hoặc hạn chế với bất kỳ phạm nhân nào cho dù họ là người Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài, nếu họ có đủ điều kiện theo quy định đều được đặc xá”- ông Giang Sơn khẳng định.
Cũng theo ông Giang Sơn, qua các đợt đặc xá cho thấy, đây là những cơ hội để mỗi phạm nhân suy xét lại những lỗi lầm mà họ đã phạm phải, tự mỗi người phải đánh giá kết quả cải tạo của mình, kiên quyết dứt bỏ quá khứ tội lỗi, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.
Để đạt mục đích giáo dục, cải tạo và đưa phạm nhân trở về cùng cộng đồng xã hội, để họ có cơ hội tiếp tục phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội và không tái phạm thì các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi công dân tiếp tục quan tâm, quản lý, tạo điều kiện giúp đỡ người được đặc xá trở về hoà nhập cộng cộng.
Trong số 15.523 phạm nhân được đặc xá, có 4 trường hợp phạm nhân phạm tội An ninh quốc gia ; 16 phạm nhân thuộc 6 nước, vùng lãnh thổ được Chủ tịch nước quyết định đặc xá; 1.842 phạm nhân nữ.
Này bè lũ nguỵ quyền Việt cộng, khi nào thì những người dân yêu nước dưới đây đã lên tiếng phản đối bọn đế quốc đầu sỏ Tàu Cộng được thả tư do vậy ? :
Sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh lãnh án tù 7 năm, nhà báo Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) (12 năm tù), cựu sĩ quan Trần Anh Kim (5 năm rưỡi), nhà tin học Nguyễn Tiến Trung (7 năm), Nguyễn Kim Nhàn, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (5 năm), nhà doanh nghiệp Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm), doanh nhân Phan Thanh Hải (anh Ba Sài Gòn) (3 năm), cựu giám đốc trường Đảng Vi Đức Hồi (5 năm), luật gia Cù Huy Hà Vũ (7 năm), cựu quân nhân chế độ cũ Lư Văn Bảy (4 năm), ông Nguyễn Ngọc Cường (7 năm), mục sư Nguyễn Công Chính (11 năm), linh mục Nguyễn Văn Lý (8 năm), các thanh niên Công giáo Nguyễn Văn Oai, Hồ Đức Hòa (13 năm), Đặng Xuân Diện, Chu Mạnh Sơn (3 năm), Trần Hữu Đức (3 năm 3 tháng), Đậu Văn Dương (3 năm rưỡi), Paulus Lê Sơn (4 năm), Nông Hùng Anh (3 năm), Nguyễn Văn Duyệt (3 năm rưỡi), Thái Văn Dung (4 năm), Trần Minh Nhật (4 năm), cựu sĩ quan Tạ Phong Tần (10 năm), nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình (6 năm), thành viên khối 8406 Lê Thanh Tùng (5 năm), nhà tranh đấu Lê Thị Kim Thu (2 năm tù). Trước đó, trong năm 2012, có luật sư Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha và thầy giáo Đinh Đăng Định. Ông Định bị y án 6 năm tù trong phiên phúc thẩm năm ngoái, anh Kha bị kết án 3 năm tù v…v…
Thả bớt tù phạm- nhưng nhất quyết không thả những người yêu nước – bọn nguỵ quyền Hà nội vừa giải quyết được vấn đề ngân quỹ thiếu hụt- do nạn ăn cắp công quỹ ngày càng gia tăng- vừa mang tiếng là “nhân đạo”.
Đặc xá? Đặc xá cho ai? Đặc xá cho những thành phần nào?
Yêu cầu nhà cầm quyền CCVN hãy trả tự do tức khắc cho: Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, AnhBaSàiGòn, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hồi, Trần Anh Kim, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đỗ Nguyễn Kha và người anh tên Uy (?), cùng tất cả những người đồng chính kiến và đấu tranh bất bạo động đang bị giam cầm trong ngục tù!
Nhà nước CSVN phải biết tuân thủ luật pháp, tôn trọng sự thật và công lý! Trả tự do cho anh em ông Đoàn Văn Vươn và những người đã bức xúc phải liều chết chống lại sự cướp bóc của đám tham quan để rồi bị chúng trù dập phải vào tù!
Xin được gửi lời ủng hộ cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Tuy đây chỉ lời của một người, nhưng nếu cả nước quan tâm đến cô, tình cảnh của cô có thể thay đổi.