WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự khẩn thiết về những niềm tin chung

question-mark4Gần hai thế kỷ qua, Việt Nam liên tục ngập chìm trong chiến tranh, khủng hoảng và rối loạn. Nhưng ở hiện tại, vấn đề không còn từ sự xung đột của chủ nghĩa mà phần lớn do sự mâu thuẫn ở niềm tin. Người Việt, bao gồm đại khối trong nước và tập thể đang sinh sống ở ngoài nước, kể cả Cộng sản, đều bị khủng hoảng trầm trọng ở những niềm tin chung, và niềm tin với nhau.

Đảng CSVN, trong tư thế cầm quyền đang mất niềm tin ở chủ nghĩa, ở sự lãnh đạo của đảng, cũng như sự hậu thuẫn hữu nghị quốc tế đúng nghĩa. Ngày nay, dù với quyền lực tuyệt đối đang nắm, đảng CSVN vẫn không tự tin được vào sự ủng hộ của đảng viên và quần chúng. Vì vậy, nhà cầm quyền lúng túng rõ rệt trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước và sự phát triển xã hội công dân. Có thể nói, nếu không có sự kềm kẹp thô bạo đối với hệ thống báo chí nhà nước và các mạng truyền thông ngoài luồng, Nhà nước Việt Nam (cũng là đảng CSVN) sẽ nhanh chóng bị mất kiểm soát toàn diện. Những vụ đàn áp, xử tù nghịch lý những người yêu nước và ủng hộ dân chủ tự do… cho thấy nỗi lo bị đào thải của đảng cầm quyền.

Nhưng tình trạng mất niềm tin không phải chỉ ở nội bộ đảng CSVN. Cho đến nay, sĩ số người dấn thân cho quyền yêu nước, đòi thực thi dân chủ và các quyền tự do căn bản… một cách công khai vẫn còn quá khiêm nhường (dưới tỷ lệ một phần ngàn). Đáng chú ý nhất là đa số thành phần trí thức, các tầng lớp trẻ và đại thể quần chúng vẫn chưa thật sự nhập cuộc. Những người đang xông pha ở tuyến đầu đấu tranh dân chủ trong nước đang rất khó khăn và cô đơn. Nhận định này không phải và cũng không nhằm quy trách nhiệm cho bất cứ ai nhưng là một dấu chỉ cần thiết để nhận diện thực tế. Cái gì đã ngăn cản sự bất mãn cùng cực của đại khối nhân dân và đông đảo đảng viên CS biến thành hành động đấu tranh cụ thể? Có phải chăng cho đến nay vẫn chưa có được một niềm tin chung xứng đáng để mọi người xả thân đấu tranh cứu dân, cứu nước?

Niềm tin vào sự thay đổi đất nước bao gồm nhiều yếu tố cần và đủ. Đó là:

  • nhu cầu cách mạng xã hội, hay cải cách chính trị;
  • sự quyết tâm làm tốt hơn của các tầng lớp chủ đạo xã hội;
  • sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và cộng đồng quốc tế;
  • thực lực của lực lượng đối lập, bao gồm các thực thể chính trị khả tín; và
  • một định hướng ổn định và phát triển đất nước mang tính thuyết phục (sau khi có thay đổi).

Cho đến nay, những yếu tố căn bản trên chỉ mới được thành hình một cách cơ bản, rời rạc và chưa bảo đảm có thể tồn tại được trong lâu dài; và hiện tình thay đổi vẫn là những nỗ lực đơn lẻ, kể cả của đảng cầm quyền. Bế tắc đầy khó khăn và phức tạp này không nằm trong khả năng giải quyết riêng của bất cứ tập thể nào, kể cả đảng CSVN. Đây là một nhu cầu tổng hợp nhiều lãnh vực, phạm trù mà chỉ có một ý thức mạnh mẽ và đồng bộ từ nhiều tập thể khác nhau mới có thể tạo thành hiện thực.

Nhưng bế tắc đó không hẳn là giới hạn của “cơ trời vận nước”. Người Việt ta vẫn có thể vận dụng được cách giải tỏa nếu như phục hồi lại được những niềm tin chung.

Trước nhất là niềm tin ở sự thay đổi cơ chế lãnh đạo quốc gia.

Cho đến nay, ngoại trừ thành phần CS bảo thủ, quá khích…, ai cũng hiểu và tin rằng sự thay đổi cơ chế lãnh đạo sẽ tạo điều kiện giải quyết những bế tắc lớn của đất nước; chứ KHÔNG gây ra những khủng hoảng nghiêm trọng, nguy hiểm như Nhà nước Việt Nam vẫn tuyên truyền. Mặt khác, với sự thay đổi bằng tiến trình dân chủ hóa ôn hòa, chắc chắn là các bộ máy hành chính, quân đội và công an vẫn sẽ được tiếp tục lưu dụng chứ không bị giải thể toàn diện như Cộng sản đã làm với chế độ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1975. Sự đãi lọc về nhân sự tất nhiên sẽ phải có nhưng sẽ là những cá thể có trách nhiệm với những tội lỗi, sai lầm nghiêm trọng. Đối với đại đa số quân nhân, công chức, công an… sự khác biệt chỉ là đối tượng phục vụ: Sẽ là Quốc gia thay vì là đảng CSVN.

Quan trọng là với một thể chế dân chủ đa đảng, không một cá nhân, đảng phái, tổ chức nào có thể lạm quyền để làm những điều nghịch lý, đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc cũng như nguyện vọng chung của nhân dân; vì ai làm sai, kể cả nguyên thủ quốc gia, sẽ bị đào thải bởi những lá phiếu tự do.

Thứ hai là niềm tin ở khả năng phát triển của đất nước.

Chỉ cần nhìn vào sự cố gắng giao thương, hợp tác hiện nay của cộng đồng thế giới đối với Việt Nam, chúng ta có quyền tin rằng mức độ liên lập giao thương với Việt Nam sẽ tăng gấp bội khi nước ta thật sự có tự do, dân chủ. Thật vậy, dù Việt Nam hiện vẫn còn trong chế độ độc tài, đầy khiếm khuyết theo tiêu chuẩn quốc tế (như nạn tham nhũng hối lộ, đàn áp báo chí, vi phạm nhân quyền, pháp luật không quang minh, v.v…) mà cộng đồng thế giới vẫn còn cố gắng giao thương. Điều này cho thấy là quốc tế chỉ vì quyền lợi, chứ không phải là lý tưởng gì cả. Do vậy, khi Việt Nam trở thành một nước dân chủ, tiến bộ hẳn trong các lãnh vực vốn bị khiếm khuyết nặng nề, thì sự đầu tư, giao thương, hợp tác sẽ tăng cao gấp bội — vì tài sản của họ sẽ được bảo đảm, và quyền lợi của họ sẽ gia tăng hơn nhiều lần. Đó là chưa kể sự trợ giúp, đầu tư của tập thể người Việt sinh sống ở ngoài nước – một nguồn hậu thuẫn to lớn và vững mạnh về nhiều mặt.

Kế đến là niềm tin ở hàng ngũ nhân tài của đất nước.

Đất nước chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng tiếc, đáng lo song dù vậy, chúng ta vẫn có thể có một niềm tin mãnh liệt rằng: Việt Nam vẫn đang có một hàng ngũ chuyên viên có khả năng và tâm huyết.

Trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, nhân tài của Việt Nam không có nhiều điều kiện để có thể giúp dân giúp nước một cách hiệu quả. Nhưng một khi bế tắc chính trị đã được khai thông, Việt Nam sẽ có cơ hội “cất cánh” như mọi người hằng mong đợi trong bao nhiêu năm qua. Cùng lúc đó, hàng ngũ trí thức và nhân tài ở ngoài nước sẽ về nước, sẽ cùng hợp tác, yểm trợ cho hàng ngũ chuyên viên, trí thức trong nước. Mong đợi này là một tương lai khả thi trong tầm tay của người Việt chúng ta.

Tiếp nối niềm tin ở nền tảng Dân Chủ, Tự Do.

Khác với luận điệu của nhà nước đương quyền, Dân chủ và Tự do là hai yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng một xã hội nhân bản; ở đó quyền con người được tôn trọng, và quyền lực lãnh đạo quốc gia được kiểm soát, cân bằng một cách hiệu quả nhất.

Dân chủ, Tự do không phải là yếu tố duy nhất để tạo dựng hạnh phúc cho con người và sự phát triển của một quốc gia. Nhưng thiếu nó, không đất nước nào có thể trở thành hùng mạnh và được thế giới nể trọng. Chỉ căn cứ vào những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội hiện nay, nếu có  một cơ chế tam quyền phân lập quang minh thì có nhiều vấn đề đã không xảy ra, và phần lớn những vấn đề khác sẽ được giải quyết ổn thỏa, công minh như ở các nước dân chủ.

Đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, nếu Việt Nam có một chính phủ dân chủ đa đảng thì Trung Cộng đã không thể gây áp lực một cách phi lý như đối với đảng CSVN được. Các siêu cường, dù là phía nào, có thể uy hiếp một triều đình, một đảng phái vọng ngoại song không thể trấn áp được ý chí của cả một dân tộc. Lịch sử thế giới chứng minh điều này, và lịch sử nước ta cũng ghi đầy những kinh nghiệm quý báu đó. Vấn đề là chúng ta có quyết tâm để thoát khỏi ách nô lệ nhục nhã đó hay không? Muốn độc lập, người Việt ta cần phải giải phóng lấy chính mình ra khỏi sự độc tài toàn trị.

Cuối cùng là niềm tin ở kết quả của sự đoàn kết đấu tranh

Khi vững lòng tin vào thể chế dân chủ pháp quyền sắp tới, chúng ta KHÔNG cần phải lo ngại là tổ chức này hay đảng phái kia sẽ tiếp tục lạm dụng quyền lực và áp đặt một hình thái độc tài khác sau khi cơ chế chính trị có thay đổi.

Sự lạm quyền lãnh đạo sẽ rất khó xảy ra trong một chính phủ liên hiệp, đa đảng. Nếu một bộ phận nào đó vi hiến hay vi luật, các cơ quan truyền thông báo chí, hiệp hội nhân quyền, và tất nhiên là các chính đảng, tổ chức chính trị, xã hội… khác sẽ có biện pháp can thiệp, ngăn chận ngay.

Ngày nay, hàng ngũ dân chủ có nhu cầu xây dựng một tổng lực để có khả năng đấu tranh áp lực thành phần bảo thủ trong đảng CSVN. Sự liên minh, hợp tác này có lợi ích chung, và giúp cho nỗ lực của mội đoàn thể được hữu hiệu hơn. Tổ chức hay chính đảng nào dẫn ngọn cờ đầu sẽ có vinh hạnh ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc. Nhưng sự thành công trong nỗ lực giải thể độc tài không phải là sự đồng nghĩa với một quyền lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối.

Một khi đất nước đã thay đổi, lá phiếu của toàn dân sẽ quyết định thành phần lãnh đạo quốc gia. Những ai cố công, đoàn thể nào có quá trình đóng góp to lớn sẽ nhận được sự tín nhiệm nhiều hơn của nhân dân nhưng không có nghĩa là sẽ mặc nhiên lãnh đạo đất nước trong lâu dài. Với kinh nghiệm của các nước hậu Cộng sản, việc chọn thành phần lãnh đạo phát triển quốc gia cần được ưu tiên cho các tầng lớp trẻ và mới. Với nhận thức đó, chúng ta có thể bình tâm ở tiến trình dân chủ hóa đất nước. Đó cũng là một niềm tin vô cùng cần thiết cho hành trang đấu tranh giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công.

Đã đến lúc để những người yêu nước đến với nhau, bắt tay nhau và đồng lòng đấu tranh cho đất nước và dân tộc. Chỉ có sự cảm thông, hòa đồng và đoàn kết mới tạo dựng được những niềm tin đã mất. Khi có được niềm tin những niềm tin lớn, chúng ta sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề lớn của đất nước.

Tương lai của Việt Nam sẽ được xây dựng bằng niềm tin của những thế hệ hôm nay và mai sau.

© Lâm Thế Nguyên

Nguồn: www.vidan.org

 

2 Phản hồi cho “Sự khẩn thiết về những niềm tin chung”

  1. Phan Huy says:

    Chờ Một Minh Quân

    Tất cả hầu như đã sẳn sàng
    Chiến hào, giới tuyến đã chia phân
    Bên kia, Cộng quân cùng chó dữ
    Bên này, tổ quốc với nhân dân.

    Mâu thuẩn nẩy mầm đã khá lâu
    Từ khi Hồ tặc rước Nga Tàu
    Làm tên xung kích Đông Nam Á
    Quyết nhuộm năm châu đỏ một màu.

    Cao điểm là mùa xuân bảy lăm
    Đảng Hồ đánh mướn lại xâm lăng
    Máu Hồng, xương Lạc tràn lai láng
    Cướp sạch sành sanh cả nước Nam.

    Từ ấy, bây giờ, mấy chục năm
    Đoạ đày nô dịch kiếp người dân
    Tham tàn, bạc ác, bầy lang sói
    Oán hờn đã thấu tận trời xanh.

    U uất hôm nay nước đã tràn
    Thành cơn thác lũ cuộn cuồn dâng
    Quyết tâm diệt tuyệt quân tàn bạo
    Chỉ còn thiếu mỗi một minh quân. 

    Đất nước đang chờ một vĩ nhân
    Anh hùng cái thế đến cùng dân
    Quay súng bắn vào Bắc Bộ Phủ
    Nổ vang pháo lệnh tấn công thành.

    Dân sẽ tràn lên, nước vỡ bờ
    Cuốn phăng bè lũ đảng cuồng  nô
    Lăng Hồ, xác cáo,  cùng yêu quái
    Tuồn tuột theo nhau xuống đáy mồ.

    Tổ quốc mừng vui thoát hoạ tai
    Quê hương rạng rỡ đón anh tài
    Minh quân quỳ xuống hôn sông núi
    Dân tộc hồi sinh dưới nắng mai.

    http://fdfvn.wordpress.com

  2. NON NGÀN says:

    CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ KHÁCH QUAN CỦA NIỀM TIN : LÒNG YÊU NƯỚC TRONG SÁNG THẬT SỰ

    Nói một cách khách quan, bất kỳ con người bình thường nào cũng có lòng yêu nước. Bởi vì đó là thứ lý trí và thứ tình cảm tự nhiên vốn có. Chỉ trừ một số ít vô cảm hay hoàn toàn không biết biểu nào đó, những thành phần tầm phào nào đó, còn những người có lương tri hay hiểu biết nói chung chẳng ai lại không yêu nước của mình cả. Đó chính là cơ sở tự nhiên chung của niềm tin, là nền tảng quy tụ mọi người lại với nhau, đó là ý nghĩa tại sao khi nói đến Nguyễn Thái Học, đến Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu chẳng hạn, không ai là không ngưỡng mộ và tôn kính. Niềm tin này không cần tuyên truyền, vởi vì nó hoàn toàn tự phát, tự nhiên. Bởi vậy ngay như ngày nay, bất kỳ người nào thể hiện được tầm lòng yêu nước một cách chân tình, trong sáng, vô tư nhất, tất mọi người sẽ có niềm tin vào người đó, cũng chỉ là điều hoàn toàn tự nhiên thế thôi.
    Nhưng nếu không phải là lòng yêu nước thuần túy, mà lại có cái gì đó lẫn vào, như một hướng tin khác hơn là lòng yêu nước, như kiểu một ý thức hệ nào đó chẳng hạn, tất nhiên mọi người sẽ không còn tuyệt đối tin tưởng người đó một cách vô điều kiện nữa, mà đâm có sự hoang mang, nghi ngờ, hoài nghi, đó là điều hoàn toàn không thể tránh. Chỉ trừ những người nào là đồng hội, đồng thuyển, hay đồng chí với chính người đó thì không nói.
    Chẳng hạn như ông Hồ Chí Minh, là người có mục đích tối hậu là CNCS, nên những ngày đầu của cách mạng tháng 8, ông không bao giờ thể hiện mình như một người CS công khai, thậm chí ông còn cho giải tán công khai đảng CS khi ấy để rút vào hoạt động bí mật, nhằm tạo niềm tin chung cho toàn dân. Bởi vậy phần lớn những người yêu nước lúc ấy đều tin theo ông, trừ những đồng chí CS của ông là điều tự nhiên. Nhưng khi có những dấu hiệu về sau xảy ra như CCRĐ, như những chiều hướng mang tính cách VSQT, dần dần niềm tin của nhiều người lúc ban đầu liền bị phân hóa, tạo nên các thực tế chống đối về sau, đến độ sau này người ta phải tìm cách tém vào bằng câu hậu hiệu giả tạo kiểu như yêu nước là yêu CNXH hay yêu CNXH là yêu nước. Tất nhiên chỉ trừ một số nào đó hùa theo, còn phần lớn mọi người khác đều không ai nghĩ như vậy.
    Thế thì ngày nay cũng vậy, bất kỳ ai, cho dù đó là Nhà nước hay những người đối lập, nếu sáng suốt phải biết trở về với cơ sở niềm tin tự nhiên của mọi người. Tức phải chứng minh hay thể hiện mình là người chỉ yêu nước thuần túy thật sự mà không có bất kỳ điều gì khác lẫn vào trong đó, có như thế thì mọi người sẽ đều tín nhiệm họ ngay, chẳng cần phải tuyên truyền gì nhiều và cũng chẳng cần gì phải o ép hay ngụy tạo hoặc lập lờ cả. Bởi nếu ai đó cứ cho rằng mọi người đều khờ hơn mình, thì hoặc giả tự mình thực chất là chẳng ra gì, hoặc cũng sẽ chỉ bị hố.
    Đấy, niềm tin khách quan nhất, bao trùm nhất, tự nhiên nhất, cơ bản nhất. Nó vượt lên trên mọi niềm tin chính trị riêng tư khác nhau, kể cả mọi niềm tin tôn giáo khác nhau. Bởi vì mọi cái gì cũng đều đến sau lòng yêu nước. Nên chỉ những ai không có lòng yêu nước, hay chỉ cốt lợi dụng lòng yêu nước của người khác vì những mục đích tư riêng của mình, mới hoàn toàn không nghĩ như thế. Không tin thì bất cứ người nào, lực lượng nào cứ thử coi, khi chỉ nói suông mà không tự chứng tỏ được chính mình đích thực có lòng yêu nước và mục đích vì nước thật sự, thử coi có ai thật tình ủng hộ và hưởng ứng một cách đúng đắn họ không. Đó là lý do tại sao hiện nay mọi người đều không có niềm tin chung, bởi vì trong quá khứ đã có quá nhiều trường hợp khiến niềm tin chung đó đã hoàn toàn mất mà kể cả đến nay vẫn chưa có cách nào lấy lại được, thế thôi. Sự ăn bánh vẽ quá nhiều thì dẫu khi có gặp bánh thật cũng chẳng ai buồn ăn là như thế đó.

    ĐẠI NGÀN
    (30/8/13)

Leave a Reply to NON NGÀN