WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

Simon Johnson
Phạm Nguyên Trường dịch

Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.

Eocnom_1367027551
Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho đến gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, đấy là nói nếu nước này chưa thực sự giữ vai trò như thế. Hôm nay, những nghi ngờ về triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang làm náo động thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Mỹ).

Những vấn đề của Trung Quốc và chính sách kinh tế của nước này, trong đó có biện pháp quản lý tỷ giá hối đoái, cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc không lãnh đạo thế giới và cũng sẽ không làm được chuyện đó trong tương lai gần. Vẫn chi có Mỹ mới đủ khả năng lãnh đạo thế giới – tin hay không thì cũng thế.

Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)

Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến báo cáo của Subramanian về cách thức Trung Quốc tăng trưởng thông qua xuất khẩu hàng hóa chế tạo và cải thiện năng suất lao động trong những lĩnh vực liên quan. Trung Quốc đã hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất tất cả hàng hóa cho các công ty khác – trên quy mô mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được và các nhà quản lý Trung Quốc đã học được những biện pháp để làm ra sản phẩm tốt hơn.

Nhưng những kinh nghiệm khác của Trung Quốc thì không được tốt như thế. Trong những năm 2000, Trung Quốc có những khoản thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại tệ cực kỳ lớn – trong đó, những khoản nợ của kho bạc Mỹ đã là mấy ngàn tỷ USD. Mặc dù trên giấy thì đây là khoản tiền làm người ta choáng váng, nhưng khoản dự trữ lớn như thế thực chất là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán tài sản của họ ở Mỹ, đồng USD sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ xuất khẩu và dễ cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn.

Nhưng những lo lắng của người Mỹ về việc đang bị người ta qua mặt thì không phải là mới. Cuối những năm 1980, nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi một công ty Nhật Bản mua New York City’s Rockefeller Center. Nhìn lại, đó là một trong những sự kiện lớn nhưng không gây ra bất kỳ hậu quả nào của thế kỷ XX. Tương tự như vậy, người Mỹ rất có thể sẽ nhìn lại khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Trung Quốc và chỉ đơn giản là nhún vai.

Vấn đề lớn hơn là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc ngăn không để đồng nhân dân tệ bị định giá quá cao – và đây là chính sách tốt, như công trình nghiên cứu của Subramanian khẳng định. Nhưng trong những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Vì những lý do đó vẫn còn đang được tranh luận, đồng nhân dân tệ bị đánh giá quá thấp; kim ngạch xuất khẩu lớn hơn hẳn nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai đạt hơn 10% GDP. Đáng lẽ để cho đồng nhân dân tệ được đánh giá cao hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà chức trách Trung Quốc lại thích tích lũy dự trữ ngoại hối (những khoản nợ của Kho bạc Mỹ).

Bây giờ Trung Quốc phải tìm biện pháp duy trì tăng trưởng trong khi nhu cầu của thế giới giảm. Quay lại tỷ giá hối đoái được định giá thấp một cách đáng kể gần như chắc chắn sẽ kích hoạt phản ứng của quốc tế, trong đó có phản ứng của quốc hội Mỹ. Nhưng đột ngột chuyển sang tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là việc không dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (đây không phải là Liên Xô) và nước này cũng khó có khả năng rơi vào tình trạng trì trệ theo kiểu Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc đang già đi nhanh chóng – và có thể trở thành già nua trước khi trở nên giàu có.

Thập niên nào cũng có những người dự đoán sự cáo chung của quyền lực Mỹ. Và có một số lý do để lo ngại – đặc biệt là khi một số chính khách Mỹ không thừa nhận bản chất của vai trò toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, 70 năm trước đây, Mỹ đã dựng lên hệ thống thương mại và tiền tệ của thế giới, nhưng bây giờ các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội không chịu hỗ trợ cho những thay đổi ở IMF – trong đó có những cải cách nhạy cảm mà hầu như tất cả các nước khác đều ủng hộ.

Tuy nhiên, Mỹ hiện đang thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa giữa các nước khu vực Thái Bình Dương và giảm đáng kể những rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ có những quy tắc đúng – ủng hộ những công dân bình thường, chứ không phải là ủng hộ những tập đoàn tự tung tự tác – những sáng kiến trong lĩnh vực thương mại của nước này sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu và sự thịnh vượng của chính mình.

Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, vấn đề lớn đối với thế giới trong những năm tới là khi nào thì Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ tập trung về dự hội nghị Jackson Hole hàng năm, họ sẽ xem xét rất nhiều nhân tố có liên quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee), tức là cơ quan đưa ra chính sách, sẽ thay đổi lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào cách hiểu của họ về tình hình kinh tế Mỹ. Một lần nữa, những nước khác trên thế giới sẽ phản ứng với biện pháp mà Mỹ đưa ra.

———————————————————

Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

Nguồn: project-syndicate.org

Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường

248 Phản hồi cho “Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới”

  1. Nguyễn Kim Nên says:

    Dư luận viên mạt hạng của Tàu và Việt cộng rất thích tự sướng ! Toàn là đi lựa vài bài tường thuật vớ vẩn đăng lên (copy/paste) để chứng tỏ “Mỹ không còn lãnh đạo thế giới” rồi sung sướng đến chết ngất ! LOL!

  2. Nguyen Hung says:

    Kinh tế Nga đang trên đà xuống dốc . Để cứu vãn, Nga sẽ gia tăng bán vũ khí cho Việt cộng và Tàu cộng . Việt cộng và Tàu cộng sẽ giết nhau chí chạp với vũ khí Nga.

    Kinh tế Nga lún sâu vào suy thoái, tăng trưởng âm 4,3%
    19/10/2015

    TTO – Ngày 19-10, chính quyền Nga thừa nhận nền kinh tế nước này tăng trưởng âm 4,3% trong quý 3-2015 do giá dầu thô sụt giảm và cấm vận phương Tây.

    Theo AFP, Thứ trưởng Kinh tế Nga Alexei Vedev cho biết GDP quý 3 sụt 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tổng chín tháng đầu năm, kinh tế Nga sụt giảm 3,8%.

    Điện Kremlin dự báo trong cả năm 2015, nền kinh tế Nga sẽ suy thoái 3,9% trước khi phục hồi dần và đạt mức tăng trưởng yếu 0,7% vào năm 2016.

    Trước đó Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính kinh tế Nga sẽ sụt 3,8% trong năm 2015. Tuy nhiên GDP có thể âm tới 4,3% cả năm nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức dưới 50 USD/thùng từ nay đến hết năm. WB cũng cho rằng Nga sẽ không thể quay trở lại với tăng trưởng vào năm 2016 mà sẽ tiếp tục giảm sút 0,6%.

    Giá đồng rúp Nga cũng đang tiếp tục giảm, hiện ở mức 1 USD đổi được 61,47 rúp, khiến áp lực lạm phát càng gia tăng. Mới đây ba hãng xếp hạng tín dụng lớn cũng lên tiếng cảnh báo Nga rằng tài chính của nước này đang ngày càng xấu đi nhanh chóng.

    Hãng S&P cho biết thâm hụt ngân sách của chính phủ Nga sẽ tăng lên 4,4% GDP trong năm nay. Trước đó Điện Kremlin đã cam kết chi 40 tỷ USD để giải cứu hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy giá dầu sẽ tăng trở lại khi nguồn cung quốc tế đang tràn ngập.

    Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nếu giá dầu tiếp tục giảm GDP nước này có thể sụt tới 5% trong năm 2016. Trong khi đó, chính phủ Nga vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quân sự lên gần mức 5% GDP. Trong năm 2014, chi tiêu quốc phòng Nga tăng 8,1% lên tới 84 tỷ USD.

    Một số nhà ngoại giao Nga tiếp lộ chiến tranh ở Syria đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nước này. Các quả tên lửa hành trình là rất đắt đỏ, chi phí triển khai quân sự ở nước ngoài cũng rất tốn kém. Điện Kremlin vẫn sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 15% trong năm nay.

    Hiện tỷ lệ người nghèo ở Nga tăng lên đến 15,1%, tương đương 21,7 triệu người. Ở một số khu vưc tại Nga, hơn 35% dân số sống trong cảnh nghèo. WB cho biết tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người nghèo do giá thực phẩm tại Nga tăng vọt sau khi chính phủ cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây.

    Theo báo Telegraph, chính phủ Nga có kế hoạch cắt giảm nhập khẩu ồ ạt ở 20 ngành trọng yếu trong vòng năm năm tới, từ công nghiệp nặng, điện, xe hơi, hóa chất cho đến thực phẩm.

    NGUYỆT PHƯƠNG

  3. Lê van Tám: bơ thừa sữa căn says:

    Nghe các em dư lợn viên ca ngợi quan thầy Nga sô và tiết lộ Hoa kỳ xuống dốc về mọi mặt khiến bác Hồ (nằm trong lăng) và các cháu đâm lo té đái

    Bấy lâu nay bác nằm trong lăng nhờ bơ thừa sữa căn mà sống sót đến nay, các cháu cũng vậy, không có bơ thừa sữa cặn của Đế quốc thì chết cả lũ rồi
    Nhớ năm xưa thời đánh Mỹ bác cháu ta khoai sắn cho bớt đói lòng, miền Bắc tiêu điều, nhân dân đói khổ, dân Hà nội trông như một lũ ăn mày
    Nay nhờ bơ thừa sữa căn của thằng Đế quốc, Hà thành khởi sắc, nhân dân ăn ngon mặc đẹp, ô tô bóng loáng……

    Thế mà các dư Lợn viên loan báo hung tin khiến Hà thành rung động, Hoa kỳ xuống cấp, hết bơ thừa sữa căn, ngày ăn mày của cả nước đã gần kề

  4. Tudo.com says:

    Trần Ánh, Thành, Ngân,Hiền, Mai mấy em chắc chỉ có một. . .người bệnh, có nhớ uống thuốc đúng giờ bác sĩ dặn chưa?
    Tối ngày cứ tràn gian đại hãy hùng ba trợn như vầy thì sớm hay muộn bác sĩ sẽ đưa vô trại. . .cải tạo đó, sợ chưa?

  5. Ý NGÀN says:

    ĐẠO ĐỨC VÀ SỨC MẠNH
    QUỐC TẾ

    Ở đời đạo đưc mới hay
    Còn duy sức mạnh dễ thầy lưu manh
    Như xưa Quốc xã hoành hành
    Kết cùng Phát xít tanh bành thế gian

    Dứt xong thì đến Liên Xô
    Cầm đầu thế giới chư hầu tứ tung
    Hay nay Trung Quốc toàn hồng
    Hoàng Sa nó chiếm dễ mong trả mình

    Nên đừng dại dột linh tinh
    Ngu đần chỉ biết phe mình là hay
    Dẫu sao nước Mỹ trước nay
    Chưa từng xơ múi kiểu này của ai

    Nên thôi đừng kiểu lợn xề
    Bênh hay chê Mỹ mọi bề vì ta
    Dễ còn độc lập tự do
    Dễ còn nhân cách để ra con người

    Chỉ mong buôn bán dài dài
    Chỉ dùng sức mạnh để mong làm giàu
    Cách này đâu có hại ai
    Khác anh mác xít độc tài mới ghê

    Liên Xô Trung Quốc mọi bề
    Ngoài như viện trợ trong nghề chơi khăm
    Để mình nên bậc đàn anh
    Nắm đầu thế giới mới thành điêu ngoa

    TỨ NGÀN
    (29/10/15)

  6. Trần Ánh says:

    Mỹ lại thất bại nhục nhã khi cả thế giới lên án cấm vận Cu-Ba. Đó thứ lịch sự kẻ cướp của Mỹ. Xin hãy đọc bài báo sau đây để thấy Mỹ bị cô lập và bị lến án ra sao?
    Quốc tế tiếp tục bất bình về cấm vận phi lý của Mỹ chống Cuba
    Dân trí Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) lại một lần nữa thông qua Nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba. Nghị quyết được thông qua với số phiếu áp đảo, thể hiện rõ sự bất bình của cộng đồng quốc tế đối với hành động phi lý đã kéo dài hơn 5 thập niên qua của Mỹ.
    Đại hội đồng Liên hợp quốc ra nghị quyết phản đối lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt lên Cuba trong vòng 5 thập niên qua (Ảnh: UN)
    Đại hội đồng Liên hợp quốc ra nghị quyết phản đối lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt lên Cuba trong vòng 5 thập niên qua (Ảnh: UN)
    Trong phiên họp toàn thể, ĐHĐ LHQ khóa 70 đã thông qua Nghị quyết trên với tỷ lệ 191/193 phiếu thuận. Chỉ có Mỹ và Israel bỏ phiếu chống.
    Đây là lần thứ 24 liên tiếp đại đa số các nước thành viên LHQ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với báo cáo do chính phủ Cuba đệ trình hàng năm mang tên “Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba”.
    Đại diện của các nước và tổ chức quốc tế lên án mạnh mẽ lệnh cấm vận của Mỹ, nhấn mạnh đây là hành động vi phạm Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Mỹ cần phải thực thi các nghị quyết của ĐHĐ LHQ và chấm dứt ngay lệnh cấm vận phi pháp đối với Cuba.
    Trong cuộc họp báo sau phiên họp toàn thể của ĐHĐ, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua quyết định chấm dứt chính sách phong tỏa Cuba, đồng thời bày tỏ hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ thay đổi chính sách phi lý và tàn bạo đối với “đảo quốc tự do”.
    Trong phát biểu trước đó tại ĐHĐ, người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính đáng của Cuba. Ông Bruno nhấn mạnh “lệnh cấm vận mà Mỹ đã áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế Cuba thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD”.
    Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định Việt Nam phản đối lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba vì những biện pháp trừng phạt phi lý này đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế như bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, quyền tự quyết dân tộc và cùng tồn tại hòa bình. Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của ĐHĐ LHQ, bỏ cấm vận chống Cuba.
    Đại diện của liên minh châu Âu (EU), đại diện của Ấn Độ, Iran, nhóm châu Phi, các nước Mỹ La-tinh và Caribe cũng kêu gọi Mỹ dỡ bỏ cấm vận, cho rằng lệnh cấm này gây những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của Cuba và làm ảnh hưởng đến các quyền của người dân nước này.
    Đại diện EU còn khẳng định lệnh cấm vận không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của Cuba mà còn của cả Mỹ và EU.
    Mỹ và Cuba bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ từ cuối năm ngoái và hiện đã đạt được một số bước tiến trong quan hệ song phương sau hơn 5 thập kỷ thù địch. Tuy nhiên, bất chấp những tiến triển và tương lai quan hệ hai nước, Mỹ vẫn chưa có ý định dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba cũng như rút khỏi nhà tù Guantanamo. Qua cuộc bỏ phiếu này nhiều nghị sỹ bị nói thấy xấu hổ về chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ hiện nay.

    • Tien Ngu says:

      Tội nghiệp…

      Em cò mồi này khùng lên, cut & paste lia cu chia.

      Em có đổi một trăm nicks, anh Ngu cũng nhìn ra em nà cò mồi…cut & paste.

      Thấy thương quá.

      Mỹ mí Cu Ba hồi này thành bồ tèo rồi em à. Dân Xì ở Mỹ đang hùn tiền đầu tư địa óc, phát triễn công nghệ om sòm bến đó, em?

      Hổng hay gì hết à?

    • MƯA NGÀN says:

      FIDEL CASTRO

      Anh con nít lau hau
      Để râu xồm dễ thấy
      Ăn phải bã của Mác
      Nghĩ ta phải làm thầy

      Nên hô hào cách mạng
      Nhằm lật Mỹ mới hay
      Để Cuba lãnh đạo
      Để ta chúa tụi mày

      Nhưng giống ếch vẫn ếch
      Làm sao to bằng bò
      Vậy là nửa thế kỷ
      Chú ếch vẫn co ro

      Tới khi đã già lão
      Bèn đưa em làm trò
      Tưởng anh truyền em nối
      Em càng thấy nguy to

      Nên quy hàng xếp dáo
      Đành ra mặt tẽn tò
      Bởi đâu còn đồng chí
      Đâu còn ai la to

      Cuộc đời là vẫn vậy
      Đôi anh óc loài bò
      Lại chơi điều chồn cáo
      Cuối cùng mới xuôi ro

      Nay phe ta đã hết
      Đừng ra kiểu giả đò
      A dua và xu nịnh
      Để mọi người cười cho

      SÓNG NGÀN
      (29/10/15)

    • Austin Pham says:

      Ánh ơi! Mỹ đã vào ị..đá..í trong khu vực 12 hải lý của cha ta mà đâu có thằng nào dám làm gì.
      Thay vì tổ công tác của em dùng mồm chửi bới tên sen đầm quốc tế thì tại sao không khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. Chỉ cần tụi em bắn vài phát AK ngoài biển hay cùng lắm là theo đuôi mấy chiếc tàu của Mỹ đi vòng vòng mấy cái đão nhân tạo thì cũng bớt nhục mà.
      Ông trời sinh ra nhà em có cái miệng để ăn nói cho ra lẽ chứ nào phải chỉ để phun và liếm kiếm cơm. Có đúng không nào?

  7. Quân Mỹ “muốn khóc” vì hệ thống tác chiến điện tử Nga ở Syria và tụt hậu kỹ thuật quân sự trước cả Trung quốc.
    Thứ Bảy, ngày 24/10/2015 09:58 AM (GMT+7)
    theo báo chí Đức thì Hệ thống tác chiến điện tử của Nga ở Syria đã chứng minh được tính vượt trội của mình so với Mỹ. Lí do là gì?
    Ở Ukraine và Syria, quân đội Nga đang sử dụng các thiết bị điện tử tối tân để làm nhiễu sóng máy bay không người lái và chặn đứng khả năng giao tiếp trên chiến trường của các đơn vị chiến đấu – khiến Mỹ phải rơi vào tình cảnh khốn đốn.
    Tín hiệu gây nhiễu đến vào những thời điểm khác nhau, cách thức riêng biệt. Quân đội Ukraine cũng như các máy bay không người lái do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sở hữu đều lâm vào tình cảnh tương tự: quân đội Nga đang đẩy họ vào thế phải “dò dẫm tìm đường”.
    quan my “muon khoc” vi he thong tac chien dien tu nga o syria hinh anh 1
    Hệ thống tác chiến điện tử hiện đại Krasukha-4 của Nga
    Đó chỉ là một tính năng của hệ thống tác chiến điện tử hiện đại phía Nga sử dụng khiến quân đội Mỹ phải giật mình. Đối diện với hệ thống hiện đại được sử dụng ở Ukraine và sau này là Syria – những thiết bị như Krasukha-4, máy làm nhiễu radar và máy bay chiến đấu – các sĩ quan quân đội Mỹ đã phải thừa nhận rằng họ đang rất vất vả để liên lạc với nhau.
    Hệ thống Krasukha-4 được thiết kế để hạ gục các mục tiêu trên không như máy bay không người lái hoặc tên lửa dẫn đường radar thông qua phương pháp gây nhiễu điện từ. Thậm chí, nó còn đủ mạnh để vô hiệu hóa các vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp của trái đất cũng như phá hủy vĩnh viễn hệ thống vô tuyến điện tử của mục tiêu.
    quan my “muon khoc” vi he thong tac chien dien tu nga o syria hinh anh 2
    Một góc nhìn khác của hệ thống Krasukha-4
    Tầm tác chiến hiệu quả của Krasukha-4 đạt từ 150km tới 300 km. Tuy nhiên, nó nằm trên một hệ thống di động nên Nga có thể thay đổi linh hoạt vị trí của Krasukha-4. Thiết bị này được coi là sát thủ của hệ thống chiến tranh điện tử đối phương.
    Hệ thống này không chỉ có khả năng che giấu các hoạt động của quân đội Nga mà còn theo dõi vũ khí NATO cũng như hệ thống điện tử mà khối quân sự này sử dụng. Từ đó, Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa hoặc làm gián đoạn quá trình thu thập thông tin tình báo của đối phương. Máy bay không người lái do thám là mục tiêu dễ bị tổn thương nhất bởi Krasukha-4.
    Đại úy Ben Hodge chỉ huy một đơn vị lính Mỹ tại châu Âu đã nói rằng hệ thống tác chiến điện tử tại Ukraine của Nga làm ông “muốn khóc”. Một sĩ quan khác là Ronald Pontius khẳng định, “không thể nghi ngờ rằng chúng ta đang tụt hậu so với nhu cầu tác chiến đòi hỏi”.
    Chiến tranh điện tử bắt đầu được chú ý từ khi Nga tiến vào lãnh thổ Crimea mùa xuân năm 2014. Ngay khi quân đội Nga có mặt tại khu vực này, quân đội Ukraine phát hiện rằng radio, điện thoại không thể sử dụng được. Tổ chức OSCE thông báo rằng các máy bay không người lái lượn trên bầu trời miền Đông Ukraine “trở thành mục tiêu làm nhiễu sóng” và buộc phải hủy nhiệm vụ giữa chừng.
    Đại tá Jeffrey Church, chủ nhiệm phòng tác chiến điện tử quân đội Mỹ trả lời phỏng vấn báo Foreign Policy: “Họ (quân đội Nga) có nhiều trung đội, tiểu đoàn, lữ đoàn tham gia vào nhiệm vụ tác chiến điện tử”. Những đơn vị đó “sử dụng thiết bị tác chiến điện tử riêng biệt, lệnh chỉ huy tác chiến riêng biệt,” ông nói.
    Hiện tại trong một tiểu đoàn của quân đội Mỹ thường giao 2 lính phụ trách nhiệm vụ tác chiến điện tử, và họ “phải làm việc 24 giờ liên tục” chống lại các kẻ thù được trang bị hiện đại. Công việc bao gồm lập kế hoạch, hợp tác với các đơn vị tiểu đoàn khác, đảm bảo máy làm nhiễu và phương tiện liên lạc thông suốt. “Như thế là quá nhiều việc cho 2 người”, đại tá Church khẳng định. “Làm sao có thể duy trì một cường độ làm việc hiệu suất cao để chống trả quân thù được?”
    Nhìn vào khả năng tác chiến của Moscow, Phòng nghiên cứu quân sự quốc tế Mỹ đánh giá Nga “sở hữu các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại và tăng dần về số lượng; các chỉ huy và lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của những thiết bị này”. “Khả năng che mắt hoặc ngăn chặn giao tiếp, liên lạc giúp nắm lợi thế lớn trên chiến trường khi chiến đấu với những kẻ thù mạnh hơn.”
    Hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine quá thô sơ nên không thể so sánh được với các thiết bị hiện đại phía quân đội Nga sử dụng. Ông Dmitry Gorenburg, một nhà khoa học cấp cao thuộc tổ chức CNA đánh giá, “đây không phải là sự khiêu khích nhằm vào Ukraine, NATO mà thực ra là nhằm vào đối thủ khác đáng gờm hơn.”
    Dù quân đội Mỹ đã cố gắng cập nhật và trang bị hệ thống tác chiến điện tử nhưng có vẻ tiến trình còn mất kha khá thời gian. Trong khi đó, đại tá Church nói rằng binh sĩ cần phải được tập huấn trong một cuộc chiến hoàn toàn mới – một thế trận phụ thuộc nhiều hơn vào các vũ khí điện-từ hiện đại là chủ lực của quân đội Nga trong tương lai gần.
    “Chúng ta phải thử thách bản thân hơn nữa thôi,” đại tá Church nói. “Phải tập luyện như thể ngày mai đi chiến đấu vậy…Hiện tại thì vẫn chưa ổn chút nào!”.
    Còn Trung quốc đang đe dọa tầu chiến Mỹ vào biển đông vì họ đang sở hữu hỏa tiễn có tầm bắn xa 1500 km trong khi hỏa tiễn trên Hạm đội Mỹ chỉ có tầm bắn xa 800 km nên sẽ trở thành mục tiêu cho Trung quốc thiêu đốt. Ông MrCaim đã lên án OBama không chịu nhìn thấy sự thua kém quân sự kỹ thuật với Nga và Trung quốc hiện nay. Vai trò lãnh đạo ssoos 1 của Mỹ đã tan vỡ như bong bóng xà phòng trong cuộc chiến ở Trung Đông trước Nga và nay sẽ là tụt hậu với Trung quốc.

  8. Nhật Ngân says:

    Chỉ bằng một tiếng gầm tên lửa Nga hạ bệ thói ngạo mạn của Hoa Kỳ và làm những kẻ mê tín Mỹ bị bức tử. Đó là nhan đề bài báo dưới đây.
    Thế giới 16:58 11.10.2015(cập nhật 23:07 11.10.2015)
    Cho đến trước ngày 07 tháng Mười 2015, Washington vẫn đinh ninh rằng Nga không đủ khả năng đối phó với hành động vũ lực của người Mỹ nếu không dùng các loại vũ khí hạt nhân.
    Định đề này, trên thực tế dựa vào thói ngạo mạn quá mức của Hoa Kỳ trong nền chính trị quốc tế. Tuy nhiên, đòn tấn công sấm sét của tên lửa hành trình Nga từ vùng biển Caspia giáng vào các căn cứ của IS tại Syria, chí ít cũng đã đặt tín điều cứng nhắc của Mỹ trước sự ngờ vực, — như nhận xét của Chủ tịch Trung tâm hệ thống Phân tích và Dự báo, ông Rostislav Ishenko.
    Nga xuất khẩu các tên lửa hành trình với tầm bắn 300 km. Hoa Kỳ giả thiết có vẻ hợp lý rằng phạm vi hoạt động của tên lửa tương tự được trang bị cho quân đội Nga có thể cao hơn như thế hai lần, tức là tầm bay xa khoảng 600 km. Nhưng tên lửa phóng từ tàu chiến của đội tàu Caspia – hoàn toàn chưa phải là đơn vị hùng mạnh nhất của Hải quân Nga – đã bao phủ mục tiêu ở tầm xa tới 1.500 km. Và xét theo mọi điều, đó còn chưa phải là giới hạn cuối cùng.
    Nhóm chiến đấu hàng không Nga tại sân bay Hmeymim ở Syria
    Bộ Quốc phòng Nga-Mỹ thảo luận về an toàn bay tại Syria
    Trước đây đội tàu Caspia và thậm chí là Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Baltic chỉ được coi là đối thủ tiềm năng mà hoạt động hạn chế ở tầm chiến dịch cục bộ trong vùng biển khép kín của mình. Trong cái nhìn của Hoa Kỳ, mối đe dọa thực sự phải là Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Bắc, có thể triển khai trên vùng không gian biển rộng lớn của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong trường hợp bắt đầu xung đột nghiêm trọng. Theo tính toán của các nhà chiến lược Mỹ, để hủy diệt một nhóm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, Hải quân Nga cần tập trung gần như toàn bộ các chiến hạm tấn công của Hạm đội Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Nhưng sau “cố gắng tuyệt vọng” đó, như người Mỹ mỉa mai, lực lượng tấn công của Hải quân Nga sẽ hầu như không còn tồn tại. Và từ đó địa vị thống trị của Hải quân Hoa Kỳ trên đại dương thế giới sẽ chẳng gặp phải mối đe dọa nào hơn nữa.
    Tuy nhiên, sự kiện ngày 07 tháng Mười 2015 đã chứng tỏ rằng chỉ đội tàu nhỏ Caspia hoặc Hạm đội Biển Đen cũng thừa sức tiêu diệt bất cứ đối thủ ở phần Đông Địa Trung Hải và thậm chí cả ở vùng vịnh Pecxic. Bậc trưởng lão biển khơi của Nga là Hạm đội Baltic có khả năng bao quát biển Bắc Âu cho đến tận eo biển Manche và một phần vùng biển Na Uy. Hạm đội Bắc có thể kiểm soát vùng Bắc Đại Tây Dương mà vẫn là không thể tiếp cận đối với kẻ thù. Còn Hạm đội Thái Bình Dương thì đảm bảo nhấn chìm mọi tàu bơi trên Thái Bình Dương ở cực bắc Hawaii.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin
    Ông Putin loại trừ khả năng dùng lực lượng vũ trang Nga trong chiến dịch mặt đất ở Syria
    Trong trường hợp xảy ra xung đột nghiêm trọng rất không mong đợi, Hải quân Nga chẳng còn cần đặt những tàu nổi lớn dưới thước ngắm hỏa lực để tiêu diệt chỉ một nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ. Còn tên lửa Nga phóng từ khoảng cách hàng nghìn cây số thì các thủy thủ Mỹ sẽ chỉ nhìn thấy vào thời điểm tên lửa bắn trúng con tàu của họ hoặc tối đa là đang bay tới gần. Rõ ràng đối phương khó lòng kịp trở tay hay thi hành biện pháp tự vệ hiệu quả. Như vậy, bất kỳ con tàu tuần tra nào của Nga, thông thường truy đuổi những kẻ săn bắt trộm ở đâu đó trong vùng biển Okhotsk, về lý thuyết đều có khả năng dễ dàng nhấn chìm tàu ​​sân bay “lạ” đang ở cách xa hàng nghìn dặm.

    Ngày 07 tháng Mười 2015, lần đầu tiên Nga cho thấy khả năng không chỉ giáng đòn hiệu quả, mà còn thực sự che chắn được toàn bộ lãnh thổ của đất nước mình và lãnh thổ các quốc gia đồng minh tại vùng Á- Âu khỏi mọi cuộc xâm lăng hiếu chiến. Rõ ràng, sự thật này cũng “mở mắt” các đồng minh của Hoa Kỳ. Nhiều nước trong số họ duy trì lòng trung thành với Mỹ chỉ bởi e sợ sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và trông cậy vào sự bảo vệ mà như định kiến ​​của Washington là không ai sánh kịp. Nga đã hạ bệ thói ngạo mạn vô lý cố hữu này. Và điều đó thực sự thay đổi đáng kể toàn cục tình hình quân sự và chính trị trên thế giới, — chuyên viên Rostislav Ishenko đánh giá. Trong mọi trường hợp, giờ đây Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi ra lệnh cho các đồng minh và “đối tác” của Washington nếu không tính đến quyền lợi của những nước này.

  9. Sức mạnh và vị trí của Mỹ sẽ được phán quyết qua việc tới đây Mỹ có dám đưa tầu chiến đến biển Đông ngăn chặn sự bành trướng của Trung quốc hay không? Ưu thế quân sự của Mỹ bị Nga, Trung Quốc đe dọa và rõ rang vị trí số một đang rất lung lay.
    TPO – Sự suy giảm về ưu thế quân sự của Mỹ chủ yếu là do các đối thủ tiềm năng của Mỹ là Nga và Trung Quốc đang tạo dựng sức mạnh quân sự với những tham vọng lớn.
    Sức mạnh quân sự của Mỹ bị Nga và Trung Quốc đe dọa. Ảnh: AP Sức mạnh quân sự của Mỹ bị Nga và Trung Quốc đe dọa. Ảnh: AP
    Theo chuyên gia Elbridge Colby thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới, Washington đang mất dần ưu thế quân sự của mình, và điều này cũng đồng nghĩa với những hạn chế của Mỹ khi đưa ra các quyết định nếu xung đột với các nước khác xảy ra, đặc biệt là với Nga và Trung Quốc.
    “Các ưu thế quân sự của Mỹ đang dần biến mất trước mắt chúng ta. Xu thế này chủ yếu là do các đối thủ tiềm tàng của Mỹ, trong đó có Nga và Trung Quốc, đang thực hiện những dự án đầy tham vọng nhằm tạo dựng sức mạnh quân sự.
    Trong bối cảnh đó, khả năng của Mỹ trong việc thực thi các hành động quân sự mang tính quyết định ở Đông Âu hay các vùng phía Tây của Thái Bình Dương sẽ bị giới hạn”, chuyên gia Elbridge Colby nhận định.
    Cũng theo Elbridge Colby, các mối đe dọa ưu thế quân sự của Mỹ hiện nay không chỉ là những siêu cường, mà còn là “những quốc gia nhỏ” đang tìm cách phát triển tiềm lực quân sự thông qua công nghệ hiện đại, đặc biệt là Iran. Trong khi đó, Washington đối phó với những xu hướng này dường như rất chậm chạp.

    Chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ nhận định, có hai lý do dẫn tới sự yếu kém của Mỹ: Việc cắt giảm ngân sách, và sự bảo thủ của giới chức Washington trong việc thừa nhận thực tế là Mỹ đang mất dần vị trí dẫn đầu.
    Theo Elbridge Colby, Mỹ sẽ phải chuẩn bị cho những thách thức mới trước các đối thủ tiềm năng. Thế nhưng, nếu chiến thắng, Mỹ cũng sẽ phải trả giá đắt. Ngoài ra, rủi ro khi đối đầu với các đối thủ tiềm năng cũng sẽ cao hơn, thách thức cũng khắc nghiệt hơn.

    “Cần phải nghiêm túc và thận trọng hơn khi tiếp cận các mối quan hệ với Trung Quốc và Nga”, ông Colby cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh tiềm lực của những nước này không chỉ bởi lực lượng quân đội đáng gờm, tên lửa hiện đại và các chiến hạm mạnh mẽ, mà còn bởi khả năng bổ sung các loại vũ khí hạt nhân.
    Nhà phân tích Mỹ cũng nêu ra chiến lược quân sự của riêng ông ở vào thời điểm Washington không còn có thể duy trì vị trí dẫn đầu thế giới về quân sự của mình.
    Theo quan điểm của Elbridge Colby, Mỹ cần phải học “giới hạn chiến tranh”, tức là ngăn chặn chủ ý xung đột trong một cuộc chiến có thể xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại, cũng như đạt lấy những mục đích

    • MƯA NGÀN says:

      LÃNH ĐẠO MỸ

      Mỹ dầu tiềm lực trên đời
      Nhưng giàn lãnh đạo cũng thời quyết đa
      Xìu xìu ễnh ễnh mưa sa
      Thì dù nước mạnh có mà hơn ai

      Cho nên sự thực ở đời
      Chính người cầm lái mới thời cần luôn
      Thông mình tài trí mới thường
      Làm cho đất nước phú cường hơn ai

      Chớ toàn ngu ngốc dài dài
      Cũng đều nhu nhược hay khờ vậy thôi
      Tự do khác với độc tài
      Tự do thay được độc tài thì không

      SẮC NGÀN
      (29/10/15)

  10. Đàm Mai says:

    Mỹ đã hết thời làm nưa làm gió và nay thì về già với than thể yếu đuối, lực bất tong tâm. Chỉ đứng thứ 10 thế giới thôi. Hay đọc bài bào này thì thấy Trung quốc ép Mỹ đến cùng cực rồi. Uy tín Putin nay là 90 % dân yêu quý tín nhiệm còn OBama là 10% và càng đến cuối năm chắc còn thấp nữa. Ngam sách hết phải đi mượn máy bay của Anh. Vậy còn lãnh đạo thế giới nữa sao? Về vườn rồi.
    Tàu sân bay Mỹ nguy cơ ‘xếp xó’ vì tên lửa Trung Quốc
    Tên lửa diệt hạm DF-21D có tầm xa tới 1.500 km, trong khi tàu sân bay Mỹ phải áp sát bờ biển ở khoảng cách ít nhất 800 km mới có thể phát động tấn công.
    Một ngày trên tàu sân bay khổng lồ của Mỹ / Ba ‘cây đinh’ trong chiến lược vũ khí Trung Quốc
    tau-san-bay-my-nguy-co-xep-xo-vi-ten-lua-trung-quoc
    Một chiếc tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: National Interest
    Mới đây, trong bản báo cáo về “Những chương trình quốc phòng lãng phí nhất của Mỹ”, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain đã đưa ra kiến nghị gây xôn xao dư luận, đó là Mỹ cần phải ngừng chương trình đóng tàu sân bay, bởi chi phí chế tạo và vận hành của tàu sân bay quá cao, trong khi những quả tên lửa giá rẻ của Trung Quốc có thể biến chúng thành đống sắt vụn.

    Mối đe dọa từ tên lửa Trung Quốc

    Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết chi phí chế tạo một chiếc tàu sân bay lớp Ford của Mỹ hiện nay là 12,9 tỷ USD. Đây là những chiếc “siêu tàu sân bay” đang được Mỹ đóng mới để thay thế cho những tàu sân bay lớp Nimitz đã cũ. Chi phí hoạt động, bảo dưỡng cho những chiếc tàu sân bay này vào khoảng 400 triệu USD mỗi năm.

    Theo thượng nghị sĩ McCain và nhiều quan chức Mỹ, mức chi phí này là một gánh nặng quá lớn cho ngân sách quốc phòng vốn đang bị cắt giảm nặng nề của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc vừa trình làng một loại tên lửa diệt hạm giá rẻ mới, có thể đánh đắm tàu sân bay Mỹ từ khoảng cách rất xa.

    Tàu sân bay của Mỹ được chế tạo để chống lại những cuộc tấn công cảm tử của máy bay địch trong Thế Chiến II và phục vụ một mục đích cụ thể: Nằm ngoài tầm bắn của vũ khí đối phương, mang theo những chiếc máy bay có thể hoạt động ở khoảng cách đủ xa và ném một lượng bom lớn lên các mục tiêu địch.

    Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu sân bay Mỹ được trang bị chiếc máy bay có thể luồn sâu vào lãnh thổ đối phương để thực hiện những cuộc không kích bất ngờ. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hải quân Mỹ không còn chú trọng đến yếu tố tầm xa của các loại vũ khí trên tàu sân bay. Họ cho nghỉ hưu cường kích A-6 Intruder, máy bay có thể bay được hơn 1.900 km mà không cần tiếp liệu, và thay vào đó bằng những chiếc tiêm kích tầm ngắn như F/A-18 Hornet, bay được hơn 800 km.

    Động thái này có vẻ hợp lý trong bối cảnh thập niên 1990, khi Mỹ gần như không có đối thủ trong các hoạt động quân sự. Cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ chỉ việc kéo tới gần bờ biển đối phương, phát động những cuộc không kích bằng chiến đấu cơ mà không hề lo sợ bị tấn công trả đũa.

    Sau đó, Trung Quốc bắt đầu chú trọng phát triển các loại vũ khí chống tiếp cận, với mục đích đẩy tàu sân bay và chiến đấu cơ của đối phương càng xa bờ biển của họ càng tốt. Mới đây, Trung Quốc đã giới thiệu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, loại vũ khí có thể bắn ra từ khoảng cách gần 1.500 km, có thể chuyển hướng để tránh tên lửa đánh chặn của đối phương, và lao xuống tàu sân bay với tốc độ cực cao.

    Video mô phỏng DF-21D né tên lửa đánh chặn, tấn công tàu sân bay

    Các chuyên gia ước tính chi phí chế tạo một quả tên lửa DF-21D chỉ vào khoảng 5-11 triệu USD, rẻ hơn rất nhiều lần so với tàu sân bay Mỹ. Trong trường hợp Trung Quốc phóng đồng loạt nhiều tên lửa giá rẻ có tầm xa như vậy, nguy cơ tàu sân bay Mỹ bị loại khỏi vòng chiến và bị “xếp xó” là rất cao.

    Theo chuyên gia quốc phòng Jerry Hendrix , các lãnh đạo chính trị Mỹ sẽ không muốn mạo hiểm đưa một con tàu trị giá tới 12,9 tỷ USD cùng thủy thủ đoàn 5.000 người vào vùng biển mà nó có nguy cơ bị đánh đắm hoặc hư hại nặng.
    Việc mất một tàu sân bay trong tác chiến sẽ là một thảm bại về quân sự, ngoại giao và chính trị đối với Mỹ. Tàu sân bay từ lâu đã trở thành biểu tượng “bất khả chiến bại” của Mỹ trong các cuộc xung đột, ông Hendrix nhận định.

    tau-san-bay-my-nguy-co-xep-xo-vi-ten-lua-trung-quoc-1

    Tên lửa DF-21D của Trung Quốc có khả năng tiêu diệt tàu sân bay từ khoảng cách 1.500 km. Ảnh: DefenseNews
    Phương án khắc chế
    Sự lợi hại của tên lửa DF-21D sẽ khiến tàu sân bay Mỹ không thể tiến sát bờ biển đối phương trong phạm vi ít nhất 1.500 km, và ở khoảng cách này, các chiến đấu cơ tầm ngắn trở nên vô dụng. Các so sánh về tầm hoạt động và chi phí đánh đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định quân sự của Mỹ, gây tác động tiêu cực đến sự hiện diện và sức mạnh của Mỹ ở vùng biển chiến lược Thái Bình Dương.

    Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng hải quân Mỹ vẫn có thể đối phó nếu còn trong tay một số vũ khí có thể khắc chế được lợi thế tầm xa của đối phương. Cách khắc chế loại tên lửa chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực mới của Trung Quốc là theo đuổi chiến lược chiến tranh kiểm soát biển, hay nói cách khác là từ bỏ đường lối chiến tranh chớp nhoáng.
    Theo đó, thay vì đưa tàu sân bay áp sát bờ biển đối phương để các chiến đấu cơ tầm ngắn có thể xuất kích, triệt hạ các mục tiêu trọng yếu của địch và rút ngắn cuộc chiến, hải quân Mỹ nên tập trung làm tiêu hao dần dần phạm vi phòng thủ của đối phương trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là sẽ kéo dài thời gian tham chiến, gia tăng đáng kể chi phí chiến tranh và có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
    Theo chuyên gia vũ khí Dave Majumdar, hải quân Mỹ cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào chiến lược đưa lên tàu sân bay những loại vũ khí tầm xa có khả năng thâm nhập sâu vào lãnh thổ địch. Một trong những vũ khí đó là máy bay chiến đấu không người lái, có khả năng bay được gần 2.500 km và thực hiện các cuộc không kích chính xác vào mục tiêu đối phương.
    tau-san-bay-my-nguy-co-xep-xo-vi-ten-lua-trung-quoc-2
    Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Aviationist
    Những chiếc máy bay vũ trang không người lái này có chi phí chế tạo và vận hành rẻ hơn rất nhiều so với tàu sân bay, và chúng có thể mang theo tên lửa dẫn đường chính xác để tiêu diệt những mục tiêu quan trọng, chẳng hạn như sở chỉ huy hay các phương tiện phóng DF-21D.
    Một trong những máy bay không người lái vũ trang hiệu quả nhất của Mỹ hiện nay là MQ-9 Reaper. Với chi phí mỗi chiếc khoảng 16,9 triệu USD, Reaper có thể bay được gần 2.000 km với vận tốc tối đa 482 km/h.
    Máy bay không người lái Reaper được trang bị nhiều hệ thống cảm biến khác nhau, trong đó có camera ảnh nhiệt, giúp nó có thể đọc rõ được biển số một chiếc xe ôtô từ khoảng cách gần 3 km. Nó có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau, như bom dẫn đường bằng laser GBU-12 Paveway, bom GBU-38 JDAM, tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire hay AIM-9 Sidewinder để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương.
    Tuy nhiên, MQ-9 Reaper đang chủ yếu hoạt động trên đất liền. Ông Hendrix cho rằng hải quân Mỹ cần đầu tư phát triển những dòng máy bay không người lái tương tự trên tàu sân bay để có thể tấn công các mục tiêu từ khoảng cách 1.500 km, nếu không những chiếc tàu sân bay hiện đại của Mỹ sẽ chỉ là những khoản đầu tư thua lỗ, thậm chí có thể dẫn tới thảm họa.
    “Tàu sân bay từ lâu đã là biểu tượng cho sức mạnh tấn công của Mỹ. Nhưng nếu không còn khả năng tấn công thực sự vào kẻ thù, có lẽ đã đến lúc nghĩ đến việc kết thúc vai trò của chúng giống như những chiếc chiến hạm cỡ lớn trước đây”, ông Hendrix nhận định.

Phản hồi