WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

Simon Johnson
Phạm Nguyên Trường dịch

Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.

Eocnom_1367027551
Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho đến gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, đấy là nói nếu nước này chưa thực sự giữ vai trò như thế. Hôm nay, những nghi ngờ về triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang làm náo động thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Mỹ).

Những vấn đề của Trung Quốc và chính sách kinh tế của nước này, trong đó có biện pháp quản lý tỷ giá hối đoái, cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc không lãnh đạo thế giới và cũng sẽ không làm được chuyện đó trong tương lai gần. Vẫn chi có Mỹ mới đủ khả năng lãnh đạo thế giới – tin hay không thì cũng thế.

Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)

Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến báo cáo của Subramanian về cách thức Trung Quốc tăng trưởng thông qua xuất khẩu hàng hóa chế tạo và cải thiện năng suất lao động trong những lĩnh vực liên quan. Trung Quốc đã hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất tất cả hàng hóa cho các công ty khác – trên quy mô mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được và các nhà quản lý Trung Quốc đã học được những biện pháp để làm ra sản phẩm tốt hơn.

Nhưng những kinh nghiệm khác của Trung Quốc thì không được tốt như thế. Trong những năm 2000, Trung Quốc có những khoản thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại tệ cực kỳ lớn – trong đó, những khoản nợ của kho bạc Mỹ đã là mấy ngàn tỷ USD. Mặc dù trên giấy thì đây là khoản tiền làm người ta choáng váng, nhưng khoản dự trữ lớn như thế thực chất là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán tài sản của họ ở Mỹ, đồng USD sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ xuất khẩu và dễ cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn.

Nhưng những lo lắng của người Mỹ về việc đang bị người ta qua mặt thì không phải là mới. Cuối những năm 1980, nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi một công ty Nhật Bản mua New York City’s Rockefeller Center. Nhìn lại, đó là một trong những sự kiện lớn nhưng không gây ra bất kỳ hậu quả nào của thế kỷ XX. Tương tự như vậy, người Mỹ rất có thể sẽ nhìn lại khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Trung Quốc và chỉ đơn giản là nhún vai.

Vấn đề lớn hơn là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc ngăn không để đồng nhân dân tệ bị định giá quá cao – và đây là chính sách tốt, như công trình nghiên cứu của Subramanian khẳng định. Nhưng trong những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Vì những lý do đó vẫn còn đang được tranh luận, đồng nhân dân tệ bị đánh giá quá thấp; kim ngạch xuất khẩu lớn hơn hẳn nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai đạt hơn 10% GDP. Đáng lẽ để cho đồng nhân dân tệ được đánh giá cao hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà chức trách Trung Quốc lại thích tích lũy dự trữ ngoại hối (những khoản nợ của Kho bạc Mỹ).

Bây giờ Trung Quốc phải tìm biện pháp duy trì tăng trưởng trong khi nhu cầu của thế giới giảm. Quay lại tỷ giá hối đoái được định giá thấp một cách đáng kể gần như chắc chắn sẽ kích hoạt phản ứng của quốc tế, trong đó có phản ứng của quốc hội Mỹ. Nhưng đột ngột chuyển sang tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là việc không dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (đây không phải là Liên Xô) và nước này cũng khó có khả năng rơi vào tình trạng trì trệ theo kiểu Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc đang già đi nhanh chóng – và có thể trở thành già nua trước khi trở nên giàu có.

Thập niên nào cũng có những người dự đoán sự cáo chung của quyền lực Mỹ. Và có một số lý do để lo ngại – đặc biệt là khi một số chính khách Mỹ không thừa nhận bản chất của vai trò toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, 70 năm trước đây, Mỹ đã dựng lên hệ thống thương mại và tiền tệ của thế giới, nhưng bây giờ các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội không chịu hỗ trợ cho những thay đổi ở IMF – trong đó có những cải cách nhạy cảm mà hầu như tất cả các nước khác đều ủng hộ.

Tuy nhiên, Mỹ hiện đang thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa giữa các nước khu vực Thái Bình Dương và giảm đáng kể những rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ có những quy tắc đúng – ủng hộ những công dân bình thường, chứ không phải là ủng hộ những tập đoàn tự tung tự tác – những sáng kiến trong lĩnh vực thương mại của nước này sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu và sự thịnh vượng của chính mình.

Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, vấn đề lớn đối với thế giới trong những năm tới là khi nào thì Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ tập trung về dự hội nghị Jackson Hole hàng năm, họ sẽ xem xét rất nhiều nhân tố có liên quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee), tức là cơ quan đưa ra chính sách, sẽ thay đổi lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào cách hiểu của họ về tình hình kinh tế Mỹ. Một lần nữa, những nước khác trên thế giới sẽ phản ứng với biện pháp mà Mỹ đưa ra.

———————————————————

Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

Nguồn: project-syndicate.org

Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường

248 Phản hồi cho “Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới”

  1. Mỹ đang phải đầu hàng trước Bắc Triều tiên như đã đầu hàng Việt nam. Ngày 19 tháng 9 /2015, Tin Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Triều tiên kể cả tại Bình nhưỡng hay bất kỳ đâu. Tại sao Mỹ lại phải chấp nhận xuống thang như vậy? Đó là do Bắc Triều tiên đã có vũ khí hạt nhân, Mỹ không tin nay nó là sự thật 100 % nên lo lắng muốn đàm phán chứ nếu Bình nhưỡng không có thì đời nào Mỹ chịu đàm phán. Như Việt nam xưa phải bắn hạ B 52 bắt 3 ngàn phi công Mỹ thì Mỹ mơi cúi đầu mà rút chạy.
    Tin này loan ra, Trung quốc tức giận cho là Mỹ đã chơi sỏ họ, tuyên bố tuần trước là gây sức ép với Triều tiên mà nay lại làm ngược để họ tuyên bố lên án Bình nhưỡng khiến quan hệ hai nước căng thẳng.

    • Tien Ngu says:

      Kệ, Mỹ đầu hang mà Mỹ…no

      Còn Việt Nam mí bắc Triều Tiên thắng Mỹ mà….đói chết mẹ, nghèo nhất thế giới.

      Anh Ngu tình nguyện bị thua theo Mỹ…

  2. Món quà” ông Tập Cận Bình mang đi Mỹ tặng ông Obama .
    6:56 PM, 21/09/2015
    Máy bay siêu thanh không người lái mới của Trung Quốc có thể tương tự như SR-71 Blackbird của Mỹ.
    Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay siêu thanh mới và đây có thể là “món quà lớn” của Chủ tịch Tập Cận Bình “tặng” cho Tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ tuần này – trang tin Duowei News cho hay.
    Theo những thông tin xuất hiện ngày 18.9 trên trang web của Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), một trong những trung tâm thử nghiệm bay của AVIC đã hoàn tất thành công chuyến bay thử nghiệm của một loại máy bay mới, và đó là một bước đột phá trong công nghệ máy bay siêu thanh.
    Mặc dù bản tin này được xoá ngay sau khi đăng, nhưng cũng đủ để làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh có thể đang phát triển “phiên bản Trung Quốc” máy bay trinh sát tầm xa SR-71 Blackbird, đạt Mach 3+ của Không quân Mỹ. Trong không khí ở điều kiện thường, các tốc độ lớn hơn hoặc bằng Mach 1 (343 m/s hay 1.235 km/h với không khí ở mực nước biển tại 20 độ C) là các tốc độ siêu thanh. Tốc độ lớn hơn Mach 5 gọi là cực siêu thanh – theo Wiki.
    Một chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng, AVIC đang phát triển loại máy bay không người lái siêu thanh hoạt động ở độ cao mới. Máy bay không người lái sẽ được phóng một khi nó đạt đủ độ cao cần thiết, và tự mình đạt độ cao hành trình trước khi bay với tốc độ siêu thanh. Sau đó, máy bay không người lái có thể tự trở về căn cứ.
    Điểm cộng khi so sánh với SR-71 của Mỹ là máy bay trinh sát không người lái D-21 Mach 3+. Cũng được phóng từ tàu sân bay, D-21 đạt tốc độ tối đa Mach 3.3-3.5, với trần bay 29.000 mét và tầm bay 5.550 km. Máy bay không người lái có chiều dài 12.8 mét, sải cánh 5.8 mét và tải trọng 5 tấn.
    Hiện tại, máy bay do thám của Trung Quốc chỉ có thể đạt độ cao hành trình 30.000 mét ở tốc độ Mach 3, đủ cho mục đích giám sát chiến lược khu vực.
    Tin tức về loại máy bay không người lái bí mật xuất hiện giữa những đồn đoán rằng Viện thiết kế máy bay Thành Đô cũng đang phát triển hai chiếc máy bay không người lái tốc độ nhanh ở tầm bay cao. Hình ảnh vệ tinh rò rỉ cho thấy một trong số đó dài khoảng 10 mét, sải cánh 6 mét.
    Trang Duowei News cho rằng, tin tức về máy bay không người lái bí mật có thể đã được cố ý tiết lộ, như là “món quà” của Chủ tịch Tập Cận Bình “tặng” Tổng thống Obama.
    Động thái như vậy không phải là chưa có tiền lệ. Trước đó, chuyến bay thử của máy bay phản lực tàng hình J-20 của Trung Quốc cũng được thực hiện khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Bắc Kinh năm 2011.
    Duowei cho hay, sau khi Trung Quốc phô diễn các loại vũ khí tại cuộc duyệt binh hôm 3.9 vừa qua, thì tin tức rò rỉ có thể là một cách để khoe công nghệ vũ khí của Trung Quốc trong tương lai.
    Cuối cùng bài báo đã kết luận là lợi dụng Mỹ đã mấy chục năm thả lỏng Trung quốc làm ăn kinh tế, nay Mỹ phải trả giá quá đắt và Bắc kinh nay không còn để Mỹ trong mắt, họ sợ Nga, Nhật hơn là Mỹ. Người Trung quốc cho rằng Mỹ đã lạc hậu và hết thời quá lâu rồi, chỉ là hình rơm co mắc loa phóng thanh.

    • Nguyen Quang says:

      (Dư) lợn ( viên) xt đọc tin dưới đây nhá :
      19/09/2015 15:37
      Hoa Kỳ sắp tung ra kiểu máy bay oanh tạc chiến lược mới

      Sẽ có từ 80 đến 100 máy bay LRSB được chế tạo để thay thế loại phi cơ B-52 và B-1. Mọi chi tiết về tân pháo đài bay hiện đại nhất đều được dấu kín, chỉ biết giá thành mỗi chiếc vào khoảng 550 triệu đô la.

      Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ loan báo đã sẵn sàng cho chương trình chế tạo máy bay chiến lược kiểu mới có tên LRSB (Long Range Strike Bomber) nhằm thay thế các phi cơ cũ.

      Trong các tuần sau, người thắng hợp đồng sẽ được Bộ Không Quân Mỹ loan báo, giữa nhóm Northrop Grumman hay nhóm Boeing và Lockheed Martin liên minh với nhau.

      Sẽ có từ 80 đến 100 máy bay LRSB được chế tạo để thay thế loại phi cơ B-52 và B-1. Mọi chi tiết về tân pháo đài bay hiện đại nhất đều được dấu kín, chỉ biết giá thành mỗi chiếc vào khoảng 550 triệu đô la.

      Các chuyên gia quân sự và các giới theo dõi công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ đều cho là ‘kiểu máy bay chiến lược mới sẽ rất khác biệt với các loại pháo đài bay hiện nay của không lực Mỹ’.

      Đó là không những chở vũ khí, quy ước hay bom nguyên tử, loại phi cơ mới còn có khả năng bay rất cao với rất nhiều khí cụ do thám tân tiến trong nhiệm vụ trinh sát và thu nhập tin tức.

      Richard Aboulafia, một nhà phân tích không quân, cho là LRSB sẽ có hình thể cánh delta với khả năng ‘tàng hình’ xuất sắc để tránh radar địch, đồng thời có khả năng ‘ém’ tín hiệu phát ra và ngăn chận hỏa tiễn của địch bắn tới.

  3. Các cái đầu mê tín Mỹ quá đỗi đến bệnh hoạn hãy đọc bài báo mà chính báo chí phương Tây đăng tải để mà lạnh lại nhé, cho thông minh ra khỏi ngu hoài.
    Máy bay chiến đấu Mỹ không thể đối phó với máy bay mới của Nga và Trung Quốc © REUTERS/ Master Sgt. Kevin J. Gruenwald
    Tạp chí Mỹ The National Interest tiếp tục so sánh máy bay quân sự của Mỹ với máy bay của đối tác nước ngoà. Tạp chí kết luận rằng rất có thể không quân Mỹ sẽ không có loại máy bay nào có thể đối phó với máy bay chiến đấu mới của Nga và Trung Quốc.
    Máy bay chiến đấu F-35 và F-22 của Mỹ dễ bị tổn thương, tạp chí Mỹ ghi nhận. Thiếu sót rõ ràng của máy bay tiêm kích-ném bom thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35 (JSF) khiến cho nó ít cơ động được khi chiến đấu trên không. Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm F-22 Raptor chỉ được xuất xưởng 187 chiếc – chưa đến một nửa số lượng mà Không quân Mỹ mong muốn. Hiện giờ loại máy bay này đã ngừng sản xuất, bất chấp các lợi thế như công nghệ tàng hình, tốc độ, tính linh hoạt, trần bay.
    Máy bay F-35
    © SAMUEL KING JR./ FOR U.S. AIR FORCE
    F-35 của Mỹ đối đầu với Su-35 của Nga
    Hôm nay, nhiều người trong lực lượng không quân Mỹ mong muốn tiếp tục sản xuất F-22, tạp chí ghi nhận. Nhưng chúng ta nên nhớ những vấn đề gặp phải trong việc sửa chữa các máy bay này. Và việc nối lại sản xuất máy bay F-22 đòi hỏi phải đầu tư lớn về thời gian và tiền bạc. Tại sao vậy? Bởi vì các máy bay chiến đấu, bắt đầu hoạt động từ năm 2005, khi đó đã trở nên lỗi thời. Thiết kế máy bay F-22 và tính chất khí động học của nó được phát triển từ những năm 1980. Hệ thống điều khiển máy tính được phát triển từ đầu những năm 1990. Phần mềm này chạy chậm đến mức không chấp nhận được và rất khó cập nhật. Các thành phần cần thiết cho hệ thống máy tính của máy bay chiến đấu không còn sản xuất nữa. Chính vì lý do này mà xuất hiện những khó khăn với việc trang bị cho F-22 các tên lửa hiện đại “không-đối-không” AIM-9 và AIM-120, tạp chí Mỹ The National Interest viết.
    Như vậy, các công nghệ được sử dụng trong F-22 ngày nay đã lỗi thời. Và trong tương lai máy bay Raptor có thể không đối phó nổi với các mối đe dọa hiện đại. Trong khi đó, chẳng bao lâu nữa, một loạt máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga và J-20 và Trung Quốc sẽ ra đời, tạp chí Mỹ The National Interest nhấn mạnh.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à, mấy cái tạp chí này chúng nó khùng đó em. Nghe theo lời các tạp chí này thì chỉ có nước đi móc bọc, nhai bo bo muốn trẹo bãn họng…

      Thà…liếm gót giày Mỹ nguỵ mà có bơ sữa ăn cho nó…mập, mập mạp mới sướng, em?

  4. Nếu như Nga tham gia không kích IS, hỗ trợ Syria thì cuộc chiến sẽ đi vào thực chất và trò đóng kịch chông khủng bố của Mỹ sẽ phải kết thúc tại đây. Đó là nhận định của báo chí Đức hôm nay.
    Với khả năng không kích “ngay và luôn” của không quân Mỹ thì lực lượng IS “diễu hành” như này là tự sát.
    Syria có một địa chiến lược quan trọng mà từ đó có thể gây ảnh hưởng đến Đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Israel.
    Syria còn hấp dẫn bởi đi qua lãnh thổ của nó là những đường ống dẫn dầu. Những đường ống dẫn dầu từ Iraq qua Syria và bán đảo A Rập đến các cảng Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ, Leban và của chính Syria. Vai trò chiến lược của hệ thống đường ống và bến cảng của Syria cho việc phân phối hydrocarbon từ Iraq và bán đảo Ả Rập đến Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Vì thế, Mỹ, phương Tây quan tâm đến Syria như một khu vực trọng yếu trong chiến lược toàn cầu.
    Tiêu diệt IS hay mở đường cho “Nhà nước hồi giáo”?
    Sau khi ý đồ tấn công nhanh vào Syria buộc phải dừng lại để đổi lấy giải trừ vũ khí hóa học, Mỹ và phương Tây tận dụng cuộc chống khủng bố IS để tiến hành đánh sập chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
    Họ đã hợp thức hóa sự xuất hiện của không lực Mỹ và các nước thù địch Syria trong vùng trời của Syria. Các vụ đánh bom tiêu diệt IS của liên quân do Mỹ đứng đầu, trên thực tế, nhằm tiêu diệt cơ sở hạ tầng của đất nước Syria, đồng thời, với sự nổi dậy của nhiều lực lượng đối lập được hỗ trợ của Mỹ, phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ…đất nước Syria đã bị phá hủy và kiệt quệ trong khi lực lượng IS thì càng bị không kích càng mạnh, càng chiếm nhiều vùng trên lãnh thổ của Syria.
    Lực lượng trung thành với chính phủ Assad đang phải chiến đấu chống lại nhiều kẻ thù, mà mạnh nhất trong số đó là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận al-Nusra. Chỉ có Nga và Iran là các đồng minh quốc tế của chính quyền Syria, còn lại tất cả các nước Ả-rập ở vùng Vịnh Ba Tư, theo Mỹ đều ủng hộ cho đội quân mà họ gọi là lực lượng nổi dậy “ôn hòa” ở Syria nhằm lật đổ Tổng thống Assad.
    Các lực lượng chính phủ Syria không thể chủ động hoạt động trên tất cả các hướng và đã bị kiệt quệ bởi chiến tranh kéo dài. Nguồn nhân lực đang đến hồi cạn kiệt, còn ở đối phương thì ngày càng lớn mạnh, bởi có thể huy động người dân ở ngay những đất đất nước đã bị hủy diệt hoặc bán hủy diệt, nơi không còn một viễn cảnh nào ngoài khả năng trở thành chiến binh hoặc thử vận may của mình ở nơi người di cư, tị nạn.
    Hàng tháng có khoảng vài nghìn chiến binh được đào tạo trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và các chế độ quân chủ A Rập khác, gia nhập không chỉ vào IS trên lãnh thổ của Syria. Tình thế đó buộc Damascus phải rút lui chiến lược để bảo vệ những vùng trọng điểm phía Tây đất nước. Và đương nhiên, “các khu vực tự do” trên lãnh thổ xuất hiện mà dưới sự bảo trợ của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thù địch khác, trong tương lai chúng có thể trở thành cơ sở để xây dựng các kết cấu chính phủ “dân chủ” mới.
    Ai cũng biết, tấn công IS mà không dùng lực lượng trên bộ là không hiệu quả, không giải quyết tận gốc IS. Liên quân 60 quốc gia theo Mỹ chống IS nhưng không một quốc gia nào đưa lực lượng trên bộ đến chiến trường Iraq, Syria. Trong khi đó quân đội Syria của Tổng thống Assad chống IS hiệu quả nhất thì bị loại trừ.
    Không những thế, lực lượng người Kurd gây cho IS khốn khó nhất thì khi tham gia không kích, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì mục tiêu là IS lại nhắm ngay vào lực lượng người Kurd. Khi Nga gửi vũ khí, trang bị và cố vấn quân sự cho Syria để chống IS thì Mỹ và Liên minh chống IS phản đối quyêt liệt, đe dọa, cô lập Nga…
    Tại sao có điều này? Đơn giản là Mỹ chỉ chấp nhận Nga vào liên minh chống IS dưới sự chỉ huy của Mỹ và loại bỏ Tổng thống Assad. Trong khi đó, Nga sẽ tiêu diệt tận gốc IS không thương tiếc để hỗ trợ, bảo vệ chế độ Assad, điều này ngược với ý đồ Mỹ.
    Vậy, Mỹ và liên quân thực hiện chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Syria là để tiêu diệt IS hay lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, đâu là mục tiêu chính? Mỹ muốn tiêu diệt tận gốc IS và các nhóm khủng bố hay khai quang cho các “Nhà nước” Hồi giáo ra đời?
    Không khó để trả lời đúng câu hỏi này.
    Ngày 14-9 vừa qua, các hãng tin phương Tây đưa tin, Nga đã đưa 7 chiếc xe tăng T-90 kèm với một số loại pháo đến khu vực sân bay Latakia, Syria. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Nga cũng được điều động tới sân bay nói trên và xây dựng các khu nhà tạm, một trạm kiểm soát không lưu di động và một hệ thống phòng không. Và rồi mới đây Mỹ phanh phui vụ Nga đưa tiếp 4 trực thăng chiến đấu hiện đại sang Syria…
    Chuyện đó thì không có gì bất ngờ bởi Nga công nhận việc viện trợ vũ khí trang bị cho chính quyền Tổng thống Assad là “truyền thống lâu đời” mà không phải bây giờ. Có điều trong tình thế Syria bị nguy kịch bởi các vụ không kích của liên quân và các cuộc tấn công của quân khủng bố IS, lực lượng đối lập, được sự hỗ trợ của nước ngoài mạnh mẽ thì điều đó mới khiến ta quan tâm.
    Ngày 16/9, Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar Ja’afari cho rằng Nga cần tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
    Ngày 17/9, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem tuyên bố chính quyền Damascus có thể sẽ đề nghị Nga triển khai các lực lượng quân sự trên lãnh thổ nước này trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ. Hiện nay Syria vẫn đang làm chủ tình hình và vấn đề cần nhất chính là đạn dược và các loại khí tài hiện đại để đủ năng lực đối phó với các loại vũ khí tiên tiến mà các nhóm khủng bố đang sử dụng.
    Đây là những đề nghị cực kỳ nhạy cảm đồng thời là một cú sốc sợ hãi cho lực lượng IS trên lãnh thổ Syria.
    Đối đầu với Nga là đánh nhau thật chứ không phải đánh trận giả như với Mỹ và liên quân lâu nay. Không có cảnh quân khủng bố mà hành quân trên xe Toyota cờ dong trống mở đi hàng trăm km mà vẫn vô sự.
    Khả năng không kích của Nga có thể không “ngay và luôn” như Mỹ, nhưng kinh nghiệm tiêu diệt khủng bố tại Chechnya và sự phát triển vũ khí Nga, đặc biệt, quyết tâm chiến đấu của Nga khác Mỹ.
    Hình thức tác chiến: không kích Nga+lực lượng bộ binh Syria+vũ khí Nga+cố vấn Nga, chắc chắn sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho IS.
    Giờ đây, nếu như khi Nga và Iran tham gia không kích chống IS (không nằm trong liên minh do Mỹ chỉ huy) thì cuộc chơi địa chính trị tại Trung Đông đã đi vào thực chất hơn.

    • Tien Ngu says:

      Nga ra tay vậy là hay còn…ngu.

      Nga mà biết khôn, chỉ cần nó ra lênh cho VN với Tàu vào cuộc, là thằng IS sẽ không còn chổ đứng.

      VN với Tàu chỉ cần…vài bửa là sẽ chôm hết đồ nghề của IS, rã từng bộ phận nhỏ ra, bán lạc xong.

      Hết vũ khí, giõi cho mày nghí ngố đi…

  5. Mỹ đã hết thời rồi! Chẳng ai còn nghe theo Mỹ mà nói là lãnh đạo thế giới. Châu Âu đang thức tỉnh khi thấy họ đã bị Mỹ lừa họ, đi cấm vận Nga bị thiệt hại kinh tế cay đắng trong khi Mỹ vẫn buôn bán mạnh với Nga kiếm lời. Còn Trung quốc thì giờ coi Mỹ còn sau cả sức mạnh Nga và Ấn độ, nó để Mỹ ra ngoài con mắt của mình mấy năm nay rồi.

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Tư bản Mỹ đã dẫy đành đạch ra từ thời…bác Lê văn Ninh ra nghề, cho đến nay thì nó đã thực sự…hết thời.

      Từ nay là thời của Nga Putin…

      Em nào muốn mần ăn …khá, nên nghe theo lời của cò mồi…tắc kè và Nguyễn công Bằng. Sẽ được giới tiệu tham gia vào đội ngũ tiên tiến..

    • Nguyễn Minh Trí says:

      Minh Hiền chắc chắn là DLV ăn lương của ĐCS Việt Nam. Đề nghi ĐCV không nên đưa bài viết của người này lên/

  6. BIỂN NGÀN says:

    ĐÚNG RA MỸ CẦN CÁM ƠN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN MỚI PHẢI

    Nước Mỹ mới lập quốc cách đây chừng 300 năm đi lên từ một thuộc địa của Anh. Nhưng từ sau thế chiến thứ nhất đến nay Mỹ vẫn luôn là nước dẫn đầu thế giới mọi mặt. Đặc biệt sau thế chiến hai, tổ chức Liên Hiệp Quốc là do Mỹ làm nòng cốt, và phần lớn dựa vào đóng góp tài chánh của Mỹ. Mỹ cũng là nước viện trợ nhiều nhiều nhất cho các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Giả dụ nếu đảng cộng sản Mỹ đã chiếm được chính quyền ở Mỹ, có nằm mơ Mỹ cũng thật sự khó thực hiện những điều đó được, và biết đâu Mỹ ngày nay cũng chẳng khác gì Nga hay Trung Quốc.

    Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản, Đức đều là những nước bại trận và sụp đổ tan hoang hết, nhưng đi lên lại từ số không và không bằng con đường mác xít, cuối cùng chỉ trong vòng 30 năm cả hai nước đều là nền kinh tế thứ một hai của châu Âu và của châu Á và cũng là hai cường quốc trên thế giới. Và trong hơn thập niên trước, Tây Đức đã thống nhất được Đông Đức cộng sản vào mình trở thành một triển vọng rất hứa hẹn không thể chối cãi.

    Cúng vậy, Hàn Quốc trước 1975 hoàn toàn thua miền Nam Việt Nam, vậy mà chỉ ba thập niên sau họ đã bắt đầu qua mặt Việt Nam đã được thống nhất, đến nay cũng là nền kinh tế số 2 ở Châu Á, trong khi đó Bắc hàn cộng sản vẫn còn luôn bị đói kém phải cần viện trợ quốc tế về lương thực cho dầu đang tập trung làm bom hạt nhân một cách vô lối.

    Trung Hoa và Nga cũng có qui mô dân số, đất nước, tài nguyên chẳng thua gì Mỹ. Nga cũng là nước có nền công kỹ nghệ lâu đời còn hơn cả Mỹ. Thế nhưng sau thế chiến thứ hai đến nay, chẳng nước nào trong hai cường quốc này qua mặt được Mỹ, có nghĩa vai trò lãnh đạo, đứng đầu thế giới đều do Mỹ nắm, vì nền kinh tế và công nghiệp, khoa học kỹ thuật cũng như phát triễn văn hóa của Mỹ đều luôn vượt trội xa hơn các nước đó. Đó cũng là nhờ Mỹ không theo học thuyết mác xít còn Nga và Trung Quốc thì ngược lại. Rút kinh nghiệm này từ hơn hai thập niên qua hai nước đó đều đã bỏ con đường cộng sản giáo điều, nhưng mọi hệ lụy khác nhau từ đó vẫn còn, có nghĩa đã mất thời cơ ngay từ đầu và sự mất thời gian phát triển như Mỹ khó có khi nào khắc phục được.

    Do đó chính nước Mỹ phải cám ơn chủ nghĩa cộng sản mác xít mới phải. Vì nhờ nó cầm chân được hai gã khổng lổ Trung Quốc và Nga gần cả một thế kỷ hoàn toàn để có Mỹ hăng hái phát triển và cũng không hề bị hai nước đối thủ này cạnh tranh gì được trong kinh tế ở vị thế toàn cầu của Mỹ.

    NON NGÀN
    (20/9/15)

  7. Pháp muốn có một tổng thống như Putin
    Cập nhật lúc: 12h55″ | 19/09/2015
    Theo báo Pháp thì nước Pháp cần một nhà lãnh đạo chính trị có thể dẫn dắt đất nước một cách hiệu quả trong những giai đoạn khó khăn. Một nhà lãnh đạo giống như ông Vladimir Putin. Đây là phát biểu vừa được ông Claude Goasguen – một thành viên của Quốc hội Pháp, đưa ra.
    Ảnh minh họa
    Tổng thống Putin
    Phát biểu trên tờ Le Figaro, chính khách Pháp cho rằng Tổng thống Nga Putin là một nhà lãnh đạo thiên bẩm – người có thể đứng ra và đưa ra những quyết định một cách quyết đoán, cứng rắn khi đất nước cần.
    “Pháp cần một nhân vật chính khách như ông Putin – người có thể vượt lên mọi người khác. Tôi hy vọng, chúng ta có thể tìm thấy một ai đó như vậy trong cuộc bầu cử sắp tới”, ông Goasguen cho biết khi phát biểu trong hội nghị bàn tròn song phương giữa Pháp và Nga ở thủ đô Paris.
    Vị chính khách Pháp cũng chỉ trích chính sách trừng phạt Nga, nói rằng chính sách đó chẳng đem lại điều gì cho Pháp ngoài sự rắc rối.
    “Vì lợi ích của nước Pháp, cần phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt càng sớm càng tốt”, ông Goasguen nhấn mạnh.
    Tổng thống Pháp Francois Hollande đáng đánh mất rất nhiều sự ủng hộ của người dân. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận được công bố hồi cuối tuần trước của Le Figaro, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Hollande chỉ còn 19%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu một cuộc bầu cử được tiến hành trong ngày hôm nay thì ông Hollande thậm chí còn không thể vào được vòng bỏ phiếu thứ hai. Trong khi đó, bà Marine Le Pen – Lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc theo đường lối cánh hữu, nhận được 27% lá phiếu ủng hộ của cử tri.
    Trước đó, hồi đầu năm nay, cổng thông tin Nouvelles de France của Pháp từng nói, Nhà lãnh đạo Hollande nên rút ra bài học từ Tổng thống Putin trong cách điều hành, quản lý đất nước. Không giống như ông Hollande, ông chủ điện Kremlin xây dựng hình ảnh của mình là một nguyên thủ quốc gia có khả năng, năng lực, có thể bảo vệ các lợi ích quốc gia. Trong khi đó, Tổng thống đương nhiệm Hollande “đang đi ngược lại”, cam kết một điều nhưng lại làm một điều khác, cổng thông tin trên đã bình luận như vậy.

    Người ta có thể chỉ trích Tổng thống Putin nhưng có một điều chắc chắn là ông này là một nhà lãnh đạo thực thụ và chắc chắn là một nhà lãnh đạo biết bảo vệ lợi ích của đất nước, cổng thông tin Nouvelles de France kết luận.
    Nhiều người dân Pháp đang tỏ ra bất mãn vì Tổng thống Hollande hủy bỏ hợp đồng Mistral với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Quyết định này của ông Hollande khiến Pháp phải hứng chịu nhiều tổn thất.
    Cũng theo dư luận Pháp thì người ta cho rằng ông OBama phải chịu trách nhiệm gây ra làn sóng di dân đổ vào châu Âu vì đã gây ra hỗn loạn chiến tranh ở Syria, Ai cập, Irac, Lybia v.v…

  8. “Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Tổng thống Obama“
    Ông Obama nhận giải Nobel Hòa bình.
    Quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2009 đã không đáp ứng được những mong mỏi và kỳ vọng đặt ra, cựu thư ký ủy ban xét duyệt nói.
    Trong cuốn hồi ký của mình, Thư ký phụ trách giải Nobel Hòa bình Geir Lundestad nói ủy ban đã trông đợi giải thưởng sẽ tạo đà thúc đẩy ông Obama hoạt động tích cực hơn vì hòa bình.
    Thay vào đó, quyết định đã vấp phải những chỉ trích từ Mỹ. Nhiều người nói rằng ông Obama đã không tạo được bất kỳ ảnh hưởng có giá trị nào từ việc được trao Nobel Hòa bình.
    Bản thân ông Obama nói ông đã rất ngạc nhiên, và thậm chí một số người ủng hộ của ông còn nghĩ rằng đó là một sơ suất, ông Lundestad nói.
    Tổng thống Mỹ có vẻ như đã tính chuyện không tới nhận giải tại thủ đô Oslo của Na Uy, và nhân viên của ông đã hỏi về việc những người được giải khác có vắng mặt tại buổi lễ không.
    Nhưng họ thấy rằng chuyện đó chỉ xảy ra trong những trường hợp hiếm hoi, chẳng hạn như khi các nhà bất đồng chính kiến bị chính phủ nước họ không cho đi.
    “Tại Nhà Trắng, họ nhanh chóng nhận ra rằng họ cần tới Oslo”, ông Lundestad viết.
    Ông Lundestad từng giữ chức thư ký ủy ban, có nhiều ảnh hưởng nhưng không đóng vai trò bỏ phiếu, trong thời gian từ 1990 tới 2014.
    Ông đã phá bỏ truyền thống giữ bí mật của ủy ban, nơi mà các thành viên hiếm khi nói về tiến trình bầu chọn người để trao giải.
    Trong khi đó nhiều người đề nghị đưa ông Obama ra truy cứu tội ác chiến tranh gây ra cuộc chiến ở Syria, Ucraina, Ai cập là bao gia đình tan nát, hàng trăm ngàn người chết vì cách mạng cam mà ông ta phát động.

    • Tien Ngu says:

      Giờ mới hối hận thì còn…nước mẹ gì nữa?

      Cái em thư ký này lúc trước đúng là con mắt bị…bù lạch.

      Lý ra cái giã Nô Ben hoà bình này phải được trao tặng cho…Putin của Nga mới là phải đạo.

      Mẹ nó chớ, Lê đức Thọ của VN còn được tặng giãi. Putin…thua Lê đức Thọ à?

  9. UncleFox says:

    Đồng chí Nhặt Nem thân mến ,
    Đúng là thằng Mỹ ngông cuồng tự xưng chứ Giao Hợp Quốc có bầu bì cho nó làm lãnh đạo thế giới chi đâu . Mà theo lời đồng chí Nguyễn Công Bằng và các anh chị em Kẩu Nô Viên thì chỉ có Liên Bang Nga do Lão Mặt Ngựa Putin và Trung quốc do Lão Mặt Mam^ Xí Ị Bình mới xứng đáng làm đầu xỏ thế giới . Thế mà chẳng hiểu tại sao việc nhớn việc bé gì trên toàn cõi địa cầu (nay lại lấn thêm vào lĩnh vực không gian) nếu chẳng có bàn tay lông lá em vẫn kiêu sa của thằng Sen Đầm thì mọi nước khác đều phải bótaychấmcơm …
    Cuối tháng này sẽ có phiên họp khoáng đại ở đại hội đồng Giao Hợp Quốc, nghe đâu đảng ta đang vận đông để được bầu vào “vị trí” lãnh đạo toàn cầu . Bởi vì ta từng đánh thắng biết bao nhiêu là nước lớn đế quốc . Ngay cả tên Sen Đầm cũng bị chị Nguyễn Thị Định dùng cái “lai quần wè” tròng cổ lôi đi kia mà !

  10. Nhất Nam says:

    Tự thằng Mỹ cho mình là tài cố thứ nhất chứ thế giới ai bầu nó làm. Thật xấu hổ! Ai bầu? Liên hợp quốc có bầu Mỹ không? Bài báo này thể hiện sự mê tín Mỹ đến điên dại của những kẻ bán nước đến bệnh hoạn. Muốn nói là số một hay số hai thì phải được đại hội đồng Liên hợp quốc bầu lên, tự mình phong mình thì là thằng Chí Phèo và sẽ bị thất bại cay đắng.

    • NGÀN THÔNG says:

      CÁI ĐẦU BÃ ĐẬU

      Cái đầu bã đậu quả là ghê
      Ai làm cho nó đến ê chề
      Giống hệt dãi bằng thu và phát
      Toàn như cái máy thật ngô nghê
      Con người độc lập đâu còn nữa
      Mà lục bình trôi cả một dề
      Cơ khổ kiếp người theo kiểu ấy
      Đâu còn nhận thức để khen chê

      THÔNG NGÀN
      (17/9/15)

    • lite_breeze says:

      Tác giả bài viết là:

      Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics,

      Bản dịch tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường

    • Tien Ngu says:

      Cò à,

      Ngu vừa phải thôi em?

      Cái này nà sự thật. Không phải…bầu.

      Nếu không đúng, thì trên cái cõi đời này, xứ nào đáng mặt số một thế giới. Nói nghe chơi coi?

    • Nguyễn Thanh says:

      Mỹ number One

      “Nỗi Bất An Giữa Thời Tan Rã” – “Theo một nghiên khảo của Hurun Consulting Group tại Shanghai, có 64% nhà giàu tại Trung Quốc đã và đang lên kế hoạch để xin di cư ra nước ngoài. Nhà giàu được định nghĩa là có tài sản hơn 12 triệu RMB (hay khoảng 1.8 triệu USD). Điểm đến mong ước ? Mỹ (52%), Canada (21%), Úc (9%) và châu Âu (7%). Hai phần ba số người trên sẵn sàng bỏ quốc tịch Trung Quốc.”

      Từ Ba Lan, nhà báo Maciej Michalek cũng có nhận xét tương tự:

      “Họ gửi con cái đi học nước ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài, cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để có được hộ chiếu của các nước khác, và cuối cùng, nếu có thể, họ di cư để tìm kiếm một nơi tốt hơn để sống. Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng giữa chính phủ và các doanh nghiệp, cũng như sự thiếu niềm tin vào tương lai của người dân Trung Quốc tại chính quê hương của mình.”

      Hiện trạng Việt Nam, tất nhiên, cũng không thể khác. Từ Hà Nội phóng viên Luke Bùi có bài tường thuật (“Người Giầu Ở Hà Nội Tìm Đường Sang Mỹ”) chi tiết: “Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ để bảo toàn khối tài sản.

      • TÂM LÝ TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI

        Người đời trừ những nhà trí thức lớn, những nhà nghệ thuật lớn, những nhà tư tưởng xã hội lớn, nói chung là hạng khoa học gia, hạng triết gia, nhà tôn giáo hay những người làm nghệ thuật, số còn lại hầu hết đều phải làm kinh tế và mục đích duy nhất để làm giàu.

        Sự làm giàu của họ là khuynh hướng tất yếu và tự nhiên, vì nhằm di sản thừa kế lại cho con cái, đồng thời sự làm giàu của họ cũng là làm giàu chung cho toàn xã hội, trừ phi sự làm giàu tiêu cực, tức phi pháp hay bất chính.

        Câc Mác và những người cộng sản trước đây chủ trương xóa bỏ giàu nghèo, xóa bỏ giai cấp bằng cách tập thể hóa, vô sản hóa xã hội để ai cũng như nhau. Nhưng kết quả luôn thất bại và hoàn toàn ngược lại. Sự sai lầm của họ là sự sai lầm về mặt khoa học và mặt thực tế, vì chỉ biết hướng đến cảm tính phi cơ sở khách quan, tức ngược lại quy luật khuynh hướng của cá nhân và xã hội.

        Do đó không ngạc nhiên khi hiện nay 42% loại nhà giàu của Trung Quốc đang làm đơn xin qua Mỹ, và ở Việt Nam số người giàu nhất tập trung tại Hà Nội vẫn làm y hệt như vậy.

        Bây giờ cho đến người bình thường nhất cũng thấy rõ sự phi lý và ảo tưởng của học thuyết chủ nghĩa Mác là thế nào sau gần 100 được thử nghiệm với biết bao hi sinh về mọi mặt trên toàn thế giới của nó.

        HƯƠNG NGÀN
        (18/9/15)

    • Tudo.com says:

      Đúng vậy, nhờ Nhất Nam nhắc mới nhớ cái vụ. . .mê tín nầy!

      Từ 54 tới 75 thế kỷ trước Bác và Đảng ta đâu có coi Mỹ là đế quốc Đầu sỏ, là sen đầm quốc tế, nhưng vì Trung Quốc, Liên Xô “mê tín” xúi nên “dân ta” cấm đầu chỏng đít, đánh!
      Cuối cùng chúng phơi thây 58,000 quân rồi “thua” bỏ chạy, còn “nhân dân ta” chiến thắng huy hoàng chỉ có phơi xác khoảng. . . .3,000.000 (ba triệu anh hùng).

      Đó là chuyện “mê tín” của thế kỷ trước, còn hiện nay thì sao?
      Theo Bộ di trú của Mỹ thì số đơn xin di cư qua sống ở xứ “tội phạm” nầy ứ đọng phải giải quyết Mười năm nữa cũng chưa xong.
      Đặc biệt là “mánh mung” từ cộng hoà nhân dân Trung Hoa và cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN: như sinh viên du học rồi trốn ở lại, mướn kết hôn giả để đi qua, du lịch rồi quên đường về. . .quê hương, có bầu gần ngày qua đẻ để con có cái. . .”tịch” USA mà tỉ phú Trump gọi là Anchor Baby v.v. . .
      Cái chắc Ăn nhất, hợp Pháp nhất là Con Cháu các quan chức cao cấp của Bắc Kinh và Hà Nội bỏ tiền làm cái. . . .”mỏ neo đầu tư” là tụi đế quốc Mỹ nó welcome nhất!

      Điển hình là “Phượng Yêu” của thủ tướng mình đã Mê Tín và đã. . . .NEO dính cái tịch USA rồi.
      Thiệt, có ai bầu bán gì cho nó đâu mà đi. . .mê tín xin qua xứ nó sống?

    • hn says:

      Thằng Mỹ đói bỏ cha, cơm không có mà ăn, tư bản đang dẫy chết, xã hội chủ nghĩa Việtnam, Tầu, Bắc Hàn người dân ăn 10 bát cơm một ngày

    • Trúc Bạch says:

      He he he …

      Chả ai có quyền phong cho Mỹ chức “lãnh đạo thế giới” cả !

      Thế nhưng bất kể thằng nào làm bậy, ức hiếp nước nhỏ….thì đều rất sợ bị thằng Mỹ TRỪNG PHẠT

      Từ thằng Tầu cho tới thằng Nga đều xanh mặt mỗi khi muốn lm bậy ! Và mỗi khi lỡ làm bậy rồi thì (từ từ – đi đêm) tim cách xuống thang (như Putin đang làm)

      (Không có Mỹ “gầm gừ” thì thằng Tầu nó biến VN thành quận huyện của nó từ lâu rồi, và cả cái Biển Đông đã thành của nó 100% chứ chả phải chỉ 80% như hiện nay đâu !)

      Trong khi đó thì bất kỳ nước nhỏ nào bị thằng láng giềng ăn hiếp thì đều trông mong Mỹ can thiệp, hoặc (ít ra) mong Mỹ lên tiếng bênh vực.

      Còn những nước từng bị Mỹ “trừng phạt” (vì làm bậy) thì mỗi khi nghe Mỹ bãi bỏ lệnh trừng phạt thì từ thằng lãnh đạo chóp bu cho đến người dân thường đều hân hoan, sung sướng như nhặt được vàng ….Khóc (vì mừng) còn hơn là “cha chết sống lại” (như Cuba mới đây)

      Đấy chính là lý do tại sao người ta bảo Mỹ vẫn lãnh đạo toàn thế giới đấy anh bạn trường làng XHCN ạ !

      Làm ơn thông minh chút đi !

      • Tudo.com says:

        @Trúc Bạch.

        He he he. . .
        Qua sự yêu cầu của sư huynh Trúc Bạch: “Làm ơn thông minh chút đi !”

        Tiện đây xin hỏi các Đùng Chí. . .thông minh, tại sao Mẽo đá banh như. . .hạch, chơi không thắng ai cả, vậy mà bộ tư pháp Mỹ sai FBI. . .còng tay mấy quan chức FIFA vụ tham nhũng là sao?

        Chẳng những. . .chẳn lẻ vậy mà nó còn tố Putin lo lót với FIFA để được tổ chức năm 2018. Chuyện danh dự của Putin bị bôi bác như vậy, vậy mà yên hùng Putin. . . . .đéo làm gì được nó là sao?

    • phamminh says:

      Đọc mà không biết bài báo do ai viết?

      “Đồng chí” Nhật Nam phát biểu linh tinh thế là sai quan điểm đấy nhé ! Bán nước là đồng chí lãnh đạo PVĐ , đánh thuê là Lê Duẩn (có văn bản cả) thì đã ngủm củ tỏi từ lâu rồi chứ bệnh hoạn gì nữa? Các lãnh đạo đại diện khác thì đang sắp hàng đến Mỹ cầu cứu, trải thảm đỏ mời Mỹ sang VN. Không có Mỹ thì có ngày chiến sĩ ta lại làm bia đỡ đạn cho táu lạ như ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988.

      Ôm chân Tàu, đội (lên đầu) Nga, chống Mỹ là thập niên trước. Nay nhà nước ta xoay chiều thì đồng chí phải xoay theo chứ, nói như con vẹt chỉ chọc cho chúng cười, khinh; có ngày viết kiểm điểm,vào tù đó nhé.

      Đồng chí có trí tuệ, lí luận thì phản hồi mấy cái còm “phản động” bên dưới nghe thử xem. Mọi người chờ nghe đấy. Phải phát biểu đúng trọng tâm đấy. Nếu không lí luận được mà chỉ chửi chung chung thì vào lại hang pắc pó bồi dưỡng tư tưởng lại, nhé !

    • tèo says:

      Mỹ không tự xưng là số 01,không phải tự phong minh lên như bọn cs Ba Đình . Nhũng việc Mỹ đã, đang, và sẻ làm vơi sự tiep tay của các nước trong khối tự do đã cho người ta có cái khái niệm là việc gì Mỹ cũng đứng đầu:như chống khối cộng sản Nga Tàu,như chống khũng bố,như xoay trục về Châu Á đẻ chống TQ thì thế giới cũng ũng hộ ,nhất là các nước Châu Á ,Ấn Nhật Phi luật Tân.Họ đoàn kết sau lung Mỹ .Á ÂU đều theo Mỹ thì Mỹ không là “đầu tàu” thì là gì? Chuyện này không cần LHQ bầu mà tự người dân trên thế giới bầu lấy .Không văn bản mà AI cũng cho là Mỹ đứng đâu khối tự do . Cũng như Khối Công truốc đây ,LX cũng là kẻ dứng đâu,số 01 cho khói cs vậy…Không lẻ LHQ bầu luân phiên và se ngày một ngày hai LHQ công nhận VN là nước đứng đầu sao? ” Bài báo này thể hiện sự mê tín Mỹ đến điên dại của những kẻ bán nước đến bệnh hoạn.”Câu này viết ra chứng tỏ sự NGU DỐT thua cả Lê Chí Phèo thời đại . Đay không phải là sự mê tín Mỹ mà nói lên sự thực vì có người thấy TC lên quá ,vươn xa ra tới bờ thái bidnh Dương ,sát nách Mỹ và ở Biễn Dông thì chiếm và tu tạo các đo chiếm của VN ,ức chế Biễn Đông ,ác chế vói VN có 01 bờ biển dài chay dọ theo từ Bắc tới Nam gần 2000 cây số. Đay cũng là bài báo nhắn vói lãnh đạo cs ,người dân trong nước và những ai ngày nay còn mê Tàu ,phục tàu ,cam tâm làm đầy tớ cho Tàu ,quì lụy tàu đẻ xin ân huệ ,nhất là tin TCB qua VN sắp xếp Nhân sự trong guồng máy đãng cs vn hèn vói giặc ác vói dân hãy suy nghĩ chính chắn . Thoát Tàu theo Mỹ hay chay theo ôm cu Tàu ? Ngày nay không thẻ đứng chàng hảng dẻ lấy lợi của cả 2 phiasa như thời “đồ” HCM .Lợi thì không thấy ,chĩ thây hi sinh xương máu 2,000,000 thanh niên miền Bắc ,làm lính đánh thuê cho Tàu Cộng và nay thì họa mất nước đã gần nhu hiển nhiên.
      Yêu nước dứt khoát theo Mỹ…
      It nhất theo các nước ĐNA, nhất là Nhật ,Ân Độ Phi luật Tân,Nam Hàn…..xich lại gần Mỹ càng gần càng tốt…
      Chí phèo thất bai trong cuộc sông nhưng ai nói không thành công khi muốn làm người tử tế mà tự mình kết liểu đời mình ,kết liểu luôn dòi tên ác bá, đẻ hi vọng tương lai tươi sáng của thằng con do thi nở sinh ra ?
      Cũng như đãng CS VN ,tất cả đêu xáu xa nhơ nhóp.thát bại cay đắng thì có nên GIÉT NÓ (ĐÃNG) đi ,đẻ tìm một con đường khác tươi sáng cho những thế hệ sau ?
      Con đường đó là Cờ vàng ,VNCH ,con đương QG Dân Tộc mà tiền nhân đã ký thác vào chúng ta …?
      (t)

      • Nguyen Thi To Te says:

        lai. cờ vàng là cờ dân tộc, tiên nhân nào đã ký thác vào chúng ta? va`chúng ta lả ai, bao gồm những ai? Chăc chắn là khong phai toàn dân tộc VN rồi vi`VNCH chỉ tồn tại tại mien nam 21 nam và sau do’ di vao lich sử. Thứ 2 là chê độ VNCH co’ tot dẹp gí cho lắm mà cứ ap dặt cho dân tộc VN là thế nào? VNCH mot chê dộ do MY nặn ra va roi`cung chinh’ do MY giet’ di co’ gi`tot dẹp. nào? Tren the gioi’ chua có mot lãnh tụ nào ma bị dan`em giet’ nhu mot ten CUOP’ going nhu lãnh tụ cua VNCH. Giet xong rồi`thi`duoc MY ban thưỡng tùy theo cong trạng.Thữ hỏi khong la`một chê độ TAY SAI la`gi`. The ma`mây bác Chong Cộng ngoài âý cứ luyến tiếc mãi là the nào? Quên di cho khoi nhục nhã nghen mấy bác Chống Cộng

    • BUILAN says:

      Đọc không hiểu , thì thà làm thinh đâu có ai biết NN ngu !
      Có ai phán đoán đúng thấy trên bàn thờ gia tiên nhà anh có cá rô cây tổ bố ! có ai thấy anh vưà vẫu vưà hô vì nhai gân gặm củ.. kèm theo con mắt hí không thấy rõ đường – dung nhan những tên Dâm Loạn Vem !!
      Không ai khaỏ mà khai , tự dưng phơi bày _ y chan như THÔNG NGÀN mô tả !

      Chống con mắt lên mà đọc cho hết bao nhiêu comments cuả quý bậc thầy ! Còn một chút phước là chiụ khó học khôn Nhât Nam nhé ! Chúc mừng

      Chiù theo ý NN !! Thôi thì Tàu Công & Nga Putin CS lảnh đaọ !! NN bằng lòng chưa ? Còn nước Mỹ cuả ta thì đương giẫy chết ! Hết

Leave a Reply to Tien Ngu