Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới
Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.
Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho đến gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, đấy là nói nếu nước này chưa thực sự giữ vai trò như thế. Hôm nay, những nghi ngờ về triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang làm náo động thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Mỹ).
Những vấn đề của Trung Quốc và chính sách kinh tế của nước này, trong đó có biện pháp quản lý tỷ giá hối đoái, cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc không lãnh đạo thế giới và cũng sẽ không làm được chuyện đó trong tương lai gần. Vẫn chi có Mỹ mới đủ khả năng lãnh đạo thế giới – tin hay không thì cũng thế.
Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)
Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến báo cáo của Subramanian về cách thức Trung Quốc tăng trưởng thông qua xuất khẩu hàng hóa chế tạo và cải thiện năng suất lao động trong những lĩnh vực liên quan. Trung Quốc đã hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất tất cả hàng hóa cho các công ty khác – trên quy mô mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được và các nhà quản lý Trung Quốc đã học được những biện pháp để làm ra sản phẩm tốt hơn.
Nhưng những kinh nghiệm khác của Trung Quốc thì không được tốt như thế. Trong những năm 2000, Trung Quốc có những khoản thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại tệ cực kỳ lớn – trong đó, những khoản nợ của kho bạc Mỹ đã là mấy ngàn tỷ USD. Mặc dù trên giấy thì đây là khoản tiền làm người ta choáng váng, nhưng khoản dự trữ lớn như thế thực chất là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán tài sản của họ ở Mỹ, đồng USD sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ xuất khẩu và dễ cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn.
Nhưng những lo lắng của người Mỹ về việc đang bị người ta qua mặt thì không phải là mới. Cuối những năm 1980, nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi một công ty Nhật Bản mua New York City’s Rockefeller Center. Nhìn lại, đó là một trong những sự kiện lớn nhưng không gây ra bất kỳ hậu quả nào của thế kỷ XX. Tương tự như vậy, người Mỹ rất có thể sẽ nhìn lại khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Trung Quốc và chỉ đơn giản là nhún vai.
Vấn đề lớn hơn là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc ngăn không để đồng nhân dân tệ bị định giá quá cao – và đây là chính sách tốt, như công trình nghiên cứu của Subramanian khẳng định. Nhưng trong những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Vì những lý do đó vẫn còn đang được tranh luận, đồng nhân dân tệ bị đánh giá quá thấp; kim ngạch xuất khẩu lớn hơn hẳn nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai đạt hơn 10% GDP. Đáng lẽ để cho đồng nhân dân tệ được đánh giá cao hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà chức trách Trung Quốc lại thích tích lũy dự trữ ngoại hối (những khoản nợ của Kho bạc Mỹ).
Bây giờ Trung Quốc phải tìm biện pháp duy trì tăng trưởng trong khi nhu cầu của thế giới giảm. Quay lại tỷ giá hối đoái được định giá thấp một cách đáng kể gần như chắc chắn sẽ kích hoạt phản ứng của quốc tế, trong đó có phản ứng của quốc hội Mỹ. Nhưng đột ngột chuyển sang tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là việc không dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (đây không phải là Liên Xô) và nước này cũng khó có khả năng rơi vào tình trạng trì trệ theo kiểu Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc đang già đi nhanh chóng – và có thể trở thành già nua trước khi trở nên giàu có.
Thập niên nào cũng có những người dự đoán sự cáo chung của quyền lực Mỹ. Và có một số lý do để lo ngại – đặc biệt là khi một số chính khách Mỹ không thừa nhận bản chất của vai trò toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, 70 năm trước đây, Mỹ đã dựng lên hệ thống thương mại và tiền tệ của thế giới, nhưng bây giờ các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội không chịu hỗ trợ cho những thay đổi ở IMF – trong đó có những cải cách nhạy cảm mà hầu như tất cả các nước khác đều ủng hộ.
Tuy nhiên, Mỹ hiện đang thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa giữa các nước khu vực Thái Bình Dương và giảm đáng kể những rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ có những quy tắc đúng – ủng hộ những công dân bình thường, chứ không phải là ủng hộ những tập đoàn tự tung tự tác – những sáng kiến trong lĩnh vực thương mại của nước này sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu và sự thịnh vượng của chính mình.
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, vấn đề lớn đối với thế giới trong những năm tới là khi nào thì Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ tập trung về dự hội nghị Jackson Hole hàng năm, họ sẽ xem xét rất nhiều nhân tố có liên quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee), tức là cơ quan đưa ra chính sách, sẽ thay đổi lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào cách hiểu của họ về tình hình kinh tế Mỹ. Một lần nữa, những nước khác trên thế giới sẽ phản ứng với biện pháp mà Mỹ đưa ra.
———————————————————
Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.
Nguồn: project-syndicate.org
Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường
Mỹ thất thế. Đó là nhận định của báo chí phương Tây. Mời các babj đọc bài báo quan trọng này:
Theo tờ Financial Times, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ lần đầu tiên có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong một thập niên qua. Sự gia tăng hiện diện quân sự nhanh chóng của Nga tại Syria những tuần qua khiến ông chủ điện Kremlin trở thành tâm điểm chú ý tại New York, giữa lúc các đối thủ lẫn đồng minh đều đang đồn đoán xem liệu ông Putin đang có ý định gì.
Tổng thống Obama dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin về Syria (Ảnh: Getty)
Tổng thống Obama dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin về Syria (Ảnh: Getty)
Và càng đáng chú ý hơn khi chủ nhà Mỹ đang bị đẩy vào thế bị động trước những quyết định của Mátxcơva. Sau một năm cố gắng quay lưng với ông Putin, Tổng thống Mỹ Barack Obama không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải gặp nhà lãnh đạo Nga để thảo luận về tình hình Syria.
Sự xuất hiện của lực lượng Nga tại Syria – nhằm hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad như khẳng định của ông Putin trong cuộc phỏng vấn với đài CBS, Mỹ – diễn ra đúng thời điểm chiến lược của Washington để giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây đang liên tục chịu chỉ trích.
Số lượng chiến binh đối lập tại Syria được Mỹ huấn luyện mới đạt vài chục người, thay vì con số vài nghìn dự kiến. Trong khi các cuộc không kích của Mỹ và liên quân chỉ có hiệu quả hạn chế đối với các chiến dịch của IS tại Syria.
Ông Obama, sau thời gian dài cố gắng đứng ngoài cuộc xung đột tại Syria, giờ phải đối mặt với 2 lựa chọn không dễ dàng: phải bắt tay với nhà lãnh đạo Nga để tìm giải pháp chính trị tại Syria, hoặc tăng cường sự can thiệp quân sự của Mỹ.
“Ý nghĩa về mặt quân sự từ sự hiện diện gia tăng của các lực lượng Nga có lẽ vẫn chưa rõ ràng, nhưng ý nghĩa về mặt chính trị là rất lớn”, James Jeffrey , cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, kiêm đại sứ Mỹ tại Iraq nhận định. “Mọi người đều đang đợi xem liệu Mỹ có thể làm gì”.
Nga “ra đòn”
Tại New York, ông Putin sẽ chứng tỏ với cộng đồng quốc tế các giải pháp của Nga để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 4 năm tại Syria, vốn khiến hơn 400.000 người thiệt mạng và hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Ông Putin được nhận định sẽ tranh luận rằng cuộc chiến này là hậu quả của một thập niên những chính sách thiếu trách nhiệm của Mỹ trong khu vực. Nhiều chính trị gia tại châu Âu, vốn choáng váng trước làn sóng người tị nạn từ Syria, có lẽ sẽ vui mừng trước quyết định can thiệp của Mátxcơva.
“Cách tiếp cận của phương Tây sẽ thay đổi tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, bởi Nga đang cung cấp thêm vũ khí cho chính quyền Syria, bởi làn sóng người tị nạn, và bởi thất bại của Mỹ trong khu vực này”, Veniamin Popov, cựu đại sứ Nga và chuyên gia về Trung Đông tại trường đại học MGIMO, trực thuộc Bộ ngoại giao Nga nhận định.
“Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Châu Âu đang nói với người Mỹ rằng: chúng ta không thể làm việc này mà không có người Nga. Chúng ta không thể đánh bại con quái vật kinh khủng (IS) mà không có họ”, chuyên gia này cho biết thêm.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Nga đã hầu như “thay máu” cho lực lượng không quân của chính quyền Tổng thống Assad, vốn đã cạn kiệt nguồn lực. Giới chức tình báo phương Tây ước tính có ít nhất 28 chiến đấu cơ Sukhoi của Nga đang hiện diện tại Syria, bao gồm cả chiến đấu cơ với trang bị không đối không và không đối đất, cùng hơn 20 trực thăng tấn công.
Lực lượng Nga được tin là đang hiện diện đông đảo tại Syria (Ảnh: FT)
Chính phủ Mỹ thì khẳng định các thiết bị của Nga bao gồm cả tên lửa đất đối không, mà phía Nga tuyên bố được triển khai nhằm bảo vệ các căn cứ tiền phương của mình, không nhằm tham chiến.
Phát biểu hôm 22/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tin rằng việc Nga tăng cường lực lượng “về cơ bản chỉ nhằm mục đích bảo vệ”.
Dựa trên ảnh vệ tinh, các nhà phân tích tin rằng Nga còn đang xây dựng thêm hai cơ sở quân sự nữa tại các khu vực Istamo và al-Sanobar, gần thành phố Latakia. Ngoài ra Nga cũng đang cải tạo và củng bố căn cứ quân sự tại thành phố Tartus.
Mặc dù các lực lượng Nga vừa được triển khai chưa có dấu hiệu thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, các nhà phân tích tin rằng lực lượng này có đủ khả năng thực hiện các vụ tấn công nhằm vào IS cũng như các nhóm Hồi giáo cực đoan khác tại Syria.
Hai nguồn tin từ Nga hồi tuần trước khẳng định với tờ Financial Times rằng, Mátxcơva có kế hoạch điều 2000 binh sỹ tới Syria trong giai đoạn một, nhằm trang bị, vận hành và đảm bảo an toàn cho căn cứ không quân đang được xây dựng gần thành phố cảng Latakia.
“Rõ ràng các lực lượng này hầu hết đã có mặt tại Syria”, Mikhail Barabanov, tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief, chuyên về quân đội Nga, cho biết. “Con số này chưa bao gồm việc triển khai bất kỳ lực lượng bộ binh lớn nào”.
Giới chức Mỹ tin rằng, ít khả năng binh sỹ Nga sẽ tham gia vào các chiến dịch trên bộ, một phần do nguy cơ vấp phải phản ứng từ trong nước một khi thương vong xảy ra.
Tính toán của Mátxcơva
Vì sao sau thời gian dài phản đối phương Tây can dự quân sự vào Syria, Mátxcơva nay lại điều động binh sỹ và khí tài? Phải chăng Nga đã thấy trước sự sụp đổ của chính quyền Assad và đang củng cố vị thế trước thềm một cuộc chuyển giao quyền lực? Lực lượng Nga sẽ chỉ tấn công IS hay cả các tay súng đối lập chống lại chính quyền Tổng thống Assad? Đây là những câu hỏi giới phân tích đang mong đợi được Tổng thống Putin làm rõ trong chuyến công du tới Liên Hợp Quốc.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Voice of America, các nhà phân tích cho rằng vị trí địa chiến lược của Syria tại Trung Đông khiến Mátxcơva không thể ngó lơ.
Theo ông Christopher Harmer, nhà phân tích hải quân cấp cao tại Dự án an ninh Trung Đông, thuộc Học viện chiến tranh, Mỹ thì Nga cần Syria để tái lập vị thế siêu cường thứ hai của thế giới.
“Putin muốn tái lập vị thế của Nga là siêu cường thứ hai của thế giới, sau Mỹ. Nhưng để làm việc đó, cần có một lực lượng hải quân có thể triển khai khắp thế giới, có nghĩa là cần các căn cứ ở nước ngoài”.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga mất toàn bộ các căn cứ quân sự cũ ở nước ngoài, ngoại trừ Tartus, một căn cứ nhỏ bên bờ Địa Trung Hải ở Syria. Tartus cho phép hải quân Nga duy trì hiện diện tại Địa Trung Hải, từ đó tiếp cận với đồng minh duy nhất còn lại ở Trung Đông là Syria, cũng như khả năng tìm kiếm những đồng minh mới.
“Nga muốn duy trì vị thế trong tiến trình hòa bình Israel – Palestine, do vậy việc có ảnh hưởng trong khu vực này sẽ có vai trò quan trọng cho việc đó”, Dmitry Gorenburg, chuyên gia về quân sự Nga tại đại học Harvard nhận định. “Ngoài ra, sau sự trở lại của chính quyền quân sự tại Ai Cập, họ đang cố gắng phát triển quan hệ cả về mặt buôn bán vũ khí lẫn ảnh hưởng chính trị”.
Địa Trung Hải cũng giúp Nga có thể tiếp cận Biển Đỏ thông qua Kênh đào Suez, và Đại Tây Dương, thông qua eo Gibraltar. Nó sẽ giúp Nga bảo vệ các tuyến hàng hải huyết mạch từ Biển Đen.
Bên cạnh lợi ích địa chính trị, Syria còn là nơi Nga có những khoản đầu tư lớn. Mátxcơva và Damascus thiết lập quan hệ kinh tế những năm 1950. Khi Liên Xô cũ sụp đổ năm 1991, Syria vẫn còn nợ khoảng 12 tỷ USD và không thể hoàn trả. Nga sau đó đã xóa khoảng 3/4 số nợ để đổi lại việc Syria chấp thuận trả nợ số còn lại bằng tiền mặt trong 10 năm, mua vũ khí Nga và hỗ trợ các công ty Nga khai thác dầu mỏ tại Syria.
Tờ Moscow Times ước tính kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Syria năm 2010 vào khoảng 1 tỷ USD, và đầu tư của khối tư nhân Nga vào cơ sở hạ tầng, năng lượng và các ngành khác ở Syria lên tới 20 tỷ USD.
“Do vậy, nếu ông Assad rời bỏ quyền lực, các hợp đồng đó sẽ đổ bể”, Anna Borshchevskaya, nhà nghiên cứu tại Viện Washington phân tích.
Ngoài ra, theo ông Chris Harmer, Nga sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến chống IS tại Syria và Iraq. Bởi “Syria là “hũ mật”, thu hút những kẻ ly khai. Trong số này có rất nhiều người Chechen, Ingushetia, Dagostan và thậm chí cả Gruzia đang đổ từ biên giới với Nga về đầu quân cho IS tại Syria. Việc này khiến Nga dễ thở hơn”. Và nếu Mỹ không bắt tay cùng Nga để chiến đấu thì sẽ lãnh hậu quả chúng tân công Hoa kỳ còn tồi tệ hơn những vụ tấn công đã xẩy ra ở Mỹ như trước đây. Người ta cho rằng Mỹ bị Nga bắt phải xuống thang, chịu khuất phục.
Đúng đúng…
Theo nhận định của phương…Tây, có cò mồi Cộng láo…nập nại nữa thì chắc chắn là không có….trật vô đâu được…
Mỹ kỳ này nhất định là sẽ…dẫy chết, Nga Tàu nhất định….thắng.
Ta theo Nga Tàu phen này nhất định là không phải nhai bo bo mí…bọc bọc nữa. Bỡi, hai cái xứ Nga Tàu sau này đã biết mần ăn…
Nước Mỹ nếu không có Nga Tàu dạy dổ 40 năm nay, là đã…sụp hầm, không làm được gì có ích cho nhân loại cả, đừng nói chi đến cho dân…Syria.
Dân Syria tị nạn IS nghe được lời …dìu dắt của cò mồi Cộng láo, ùn nhau chạy qua Nga qua Tàu xin…tị nạn. Là đủ để thấy cái giá trị của Nga Tàu lên đến mức nào.
Chạy được qua Nga, qua Tàu là…an toàn trên xa lộ.
Chúng ta nên nghe theo lời dìu dắt của cò mồi Cộng láo, cùng nhau ủng hộ…Nga. Mỹ đã hết thời, tương lai chỉ có nước…bo bo với…móc bọc…
Mỹ lãnh đạo thế giới thì ok, nhưng không có nghĩa là nó bảo gì nghe nấy nhen mấy cha, cứ bám đít nó, khen c.. Nó thơm rồi nó lại phen nữa đóng vai “đồng minh vô nhân đạo” là đi tong, không chỉ ở xứ ta 40 năm trước, mà xứ người nó cũng y chang à.
_”Thật là tồi tệ! Chúng tôi thương binh của nhà nước cộng sản Việt nam mà mỗi tháng còn được lĩnh 4 triệu tiền xương máu, 2 triệu tiền chất độc da cam, con cái đi học được đãi ngộ không mất tiền, chúng tôi bệnh tật được nhà nước lo trả, nhà nhà nước xây cho” .. (Phạm Công Minh)
Xin được chúc mừng . Tuy nhiên, các đồng chí đánh thuê (Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, Trung quốc), hay đánh thuê cho đảng … mà giờ này các đảng viên cao cấp thằng nào cũng có hàng chục, hằm trăm triệu Đô-la Sen Đầm trong tay, còn các đồng chí thì mù -chột -cụt -què nhung* hàng tháng nhận chi? có vài triệu tiền Hồ đã vênh váo ra điều sung sướng . Theo nhẽ các đồng chí phải thấy tủi nhục trước sự giàu sang của đám con cháu nhà Phỉ như Nguyễn Thanh Phượng, Nông Quốc Tuấn, Tô Linh Hương vv.. kia chứ . Ơ mà … các đồng chí chắc tự biết thân phận chỉ là chó, Kẩu Nô … được chừng ấy xương thừa cơm cặn thì sướng cũng phải .
Còn các anh thương phế binh VNCH giờ lê lết thân tàn … cũng “đúng thôi” . Họ có đánh thuê cho Mỹ đâu mà đòi được hưởng quyền lợi như công dân Huê Kỳ . Và họ cũng có phải là công dân Vi-Xi Xã Nghĩa đâu mà vênh vang như các đồng chí .
Người nào mà đẻ ra thằng Tiên Ngu chắc phải khổ đau lắm vì sinh ra đứa ngu mà lại dám vào báo nói láo. Chúng tôi là những phế binh khổ sở mắc kẹt ở Việt nam, cha mẹ ông bà thằng Tiên Ngu sang Mỹ nó lại coi chúng tôi những quân lực VNCH không may mắn ở lại như những con chuột. Nó bảo vệ ai đây? Thật là đồ mất dạy. Tôi xin các chiến hữu ở Mỹ hãy bóp chết thằng này đi.
Trời sinh ra…cò mồi Cộng láo, đất nức ra…anh Tiên Ngu, em?
Em chửi cha mẹ anh Tiên Ngu là em chửi….đất đó nghe.
Mà đất là…mẹ, lao động là…cha, mần ra của cải, câu này đứa nào hát quên rồi ta?
Các chiến hữu VNCH ở Mỹ, đa phần là…cúp bình thiếc, sức đâu mà bóp anh Ngu…chết? Mà bóp anh chết rồi, lấy ai vạch mặt chuột…Cộng láo mí cò mồi của chúng?
Bỏ cái tật điên lên rồi chửi đổng, hăm doạ, tốt lành cái con bà gì đó. quen cái thói …côn an chi cho thiên hạ…nhổ phẹt phẹt, em?
Truyền thông Israel: Trung Quốc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh tới Syria tham gia tác chiến
Theo tin của trang mạng Debkafile của Israel ngày 26-9, trong một động thái đầy bất ngờ đối với cộng đồng quốc tế, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Trung Quốc đã đột ngột hiện diện ở quân cảng Tartus của Syria, cùng với 1 tàu khu trục tên lửa.
Nguồn tin quân sự của Debkafile nói rằng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi qua Kênh đào Suez của Ai Cập ngày 22-9, một ngày sau cuộc gặp cấp cao ở Moscow giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu.
Trước đó, một tàu khu trục tên lửa làm nhiệm vụ dẫn dường và bảo vệ của Trung Quốc đã đi trước mở đường cho tàu sân bay Liêu Ninh trong chuyến hành trình không mang theo máy bay chiến đấu để tránh những phiền phức cần thiết.
Nguồn tin của trang mạng Israel cho biết, có bằng chứng cho thấy các tàu chiến Trung Quốc sẽ hoạt động dài ngày ở Syria. Nước này sẽ triển khai một phi đội tiêm kích hạm J-15 và một số trực thăng hạm để phục vụ cho hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh.
Tuy nhiên, có lẽ sự góp mặt của những phương tiện tác chiến này chỉ mang tính chất hình thức bởi cả tàu sân bay Liêu Ninh và tiêm kích hạm J-15 vẫn chưa hình thành năng lực chiến đấu, hơn nữa, hiện cũng chưa có cơ chế nào cho phép các tiêm kích hạm Trung Quốc hoạt động ở Địa Trung Hải.
Debkafile cho biết, lực lượng không quân của hải quân Trung Quốc sẽ đưa sang Syria một phi đội chưa rõ số lượng các tiêm kích hạm J-15, trong đó một số sẽ triển khai trên boong của tàu sân bay Liêu Ninh, phần còn sẽ “sát cánh” cùng các máy bay Nga ở căn cứ không quân Latakia.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được cho là đã đến Syria
Theo tiết lộ của trang tin Israel, Trung Quốc sẽ điều động đến Syria các máy bay trực thăng chống ngầm Z-18F và trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J để bảo vệ lực lượng đồn trú ở Syria, trong cuộc chiến chống Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS.
Nguồn tin giấu mặt của Debkafile cho biết, máy bay chiến đấu và trực thăng hạm dự kiến sẽ được triển khai trên boong tàu sân bay Liêu Ninh vào giữa tháng 11-2015. Chúng sẽ được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Nga, từ Trung Quốc, qua không phận Iran và Iraq sang Syria.
Ngoài ra, có thông tin cho rằng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục cử các tàu đổ bộ vận chuyển khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ sang hợp sức với Nga và Iran chống lại các nhóm khủng bố, bao gồm cả nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS.
Phối hợp với Nga và Iran chống khủng bố ở Syria?
Các nguồn tin chống khủng bố của Debkafile cho biết, trong khi đích ngắm của lính thủy đánh bộ Nga là các phiến quân IS đến từ Chechnya và Caucasus, thì mục tiêu triệt hạ của lính thủy đánh bộ Trung Quốc là những tay súng IS, có gốc gác người Uighur (người Duy Ngô Nhĩ), đến từ Khu tự trị Tân Cương.
Mạng tin Debkafile nhận định rằng cũng giống như Tổng thống Putin muốn “triệt đường” đám phiến quân IS người Chechnya trở lại Nga, Trung Quốc cũng tìm mọi cách ngăn chặn chiến binh người Duy Ngô Nhĩ từ Syria trở về Tân Cương, thông qua các quốc gia Trung Á.
Trung Quốc được cho là sẽ triển khai cả tiêm kích hạm J-15 đến Syria
Điều này giải thích việc Moscow đang đôn đáo thiết lập khẩn cấp một “cơ chế phối hợp quân sự” Nga-Syria-Iran ở Baghdad trong mấy ngày qua. Cơ chế này, cộng với việc các sĩ quan Nga được nhìn thấy ở thủ đô Iraq, cho thấy sự hiện diện quân sự không giới hạn của Nga và hiện nay là Trung Quốc.
Được biết, thông tin về việc PLA điều tàu sân bay đến Syria phối hợp tác chiến với Nga và Iran được công bố đúng vào thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama nồng nhiệt tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong khuôn khổ thăm chính thức tới Mỹ của ông Tập.
Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi trong mối quan hệ tay ba đầy mau thuẫn này. Trung Quốc vừa ve vãn Mỹ để có quan hệ tốt hơn và thu hút đầu tư, vừa giúp Nga can thiệp quân sự tại Syria, hòng vừa mưu đồ kiếm lợi về mặt quân sự, vừa góp phần “chống khủng bố từ xa”.
Nếu quả thực thông tin của Debkafile là đúng, việc Bắc Kinh điều tàu sân bay Liêu Ninh đến Tartus sẽ làm đảo lộn những toan tính của phương Tây trong cuộc chiến chống phiến quân IS ở Syria và Iraq. Sự hợp sức của Nga, Trung Quốc và Iran ở Syria sẽ khiến Mỹ “đau đầu nhức óc”.
Tuy nhiên, hiện việc tàu sân bay Liêu Ninh bất ngờ hiện diện ở Syria vẫn chưa được các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc xác nhận nên thông tin này cần được tiếp tục kiểm chứng bằng trong vài ngày tới. Dù sao đây là cái tát mạng vào Mỹ mà Trung quốc cảnh cáo không coi Mỹ là cái gì trong khi Tập Cận Bình đến Mỹ với tư thế của một cường quốc lớn ngang hàng và đang tránh vị trí đứng đầu.
@thế nhân,
Tào lao ba trợn !
Theo báo RFI Pháp thì vấn đề Biển Đông : Tập Cận Bình không nhân nhượng Obama
Thanh Phương Đăng ngày 26-09-2015 Sửa đổi ngày 26-09-2015 14:32
media
Ảnh vệ tinh của CICS ngày 03/09/2015 cho thấy Trung Quốc đã xây đường băng thứ ba trên Đá Xu Bi ở Trường Sa.
Handout via Reuters
Bên cạnh hồ sơ nhân quyền, có một hồ sơ khác mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dứt khoát không nhân nhượng Tổng thống Mỹ Barack Obama, đó là Biển Đông, cho dù lần đầu tiên ông cam kết sẽ không « quân sự hóa » các đảo nhân tạo.
Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Nhà Trắng trong bối cảnh mà từ nhiều tuần qua, các lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ thay phiên nhau lên án việc Bắc Kinh ráo riết bồi đắp và quân sự hóa đảo thuộc khu vực đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, đồng thời đã yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay những hoạt động xây dựng này.
Trung Quốc cũng đã nhiều lần nói rõ là các cơ sở được xây dựng trên đảo nhân tạo này cũng có thể sẽ được sử dụng vào mục đích quốc phòng và các hình ảnh vệ tinh cho thấy là Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng một phi đạo quân sự và dường như đang xây thêm 2 phi đạo khác.
Trong cuộc họp báo chung ngày 25/09/2015, sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã nhắc lại mối quan ngại nói trên của Hoa Kỳ, vì ông cho rằng việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, « khiến cho các nước trong vùng càng khó mà đạt đến một giải pháp hòa bình cho các bất đồng ».
Đáp lại ông Obama, Chủ tịch Trung Quốc bác bỏ lời cáo buộc rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa các đảo nhân tạo. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa ( trên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa ) không nhắm vào nước nào hay ảnh hưởng đến nước nào, và Bắc Kinh không hề có ý định quân sự hóa các đảo này.
Theo lời một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, cam kết nói trên của ông Tập Cận Bình là một điều mới, mặc dù các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc cũng đã từng cam kết như vậy với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào mùa hè vừa qua.
Về phần bà Bonnie Glaser, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tai Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, nêu lên câu hỏi không hiểu ông Tập Cận Bình dùng chữ « quân sự hóa » ở đây nghĩa là gì ? Nghĩa là sẽ không để chiến đấu cơ sử dụng các phi đạo ? Hay sẽ không triển khai tên lửa trên các đảo này?.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama hôm qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không nói rõ là cam kết nói trên của ông có ảnh hưởng gì đến các hoạt động xây dựng Trung Quốc ở Trường Sa hay không.
Một chuyên gia khác về quân sự Trung Quốc, ông Taylor Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachussets, cũng nhận định rằng tất cả là tùy thuộc vào việc ông Tập Cận Bình hay Trung Quốc định nghĩa thế nào là quân sự hóa. Thật ra theo ông Fravel, các đảo hiện do Trung Quốc và các nước tranh chấp khác chiếm giữ trên thực tế đã được quân sự hóa rồi, vì trên các đảo đó đã có một số binh sĩ trú đóng và một số vũ khí phòng thủ.
Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng hôm qua đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời. Rõ ràng Trung quốc không còn để Mỹ trong con mắt mình và sẵn sàng trả đòn nếu Mỹ nhẩy vào đây.
Thưa, cái…vụ việc này thì Pháp nhận định …đúng.
Tập cận Bình không coi Mỹ ra cái…cù loi gì đâu.
Bởi Mỹ còn bị đàn em của Tàu Cộng đánh bại, chạy mất dép. Thì, Mỹ sao dám chơi trò chiến tranh với Tàu Cộng?
Tàu nó uýnh cho mà…cút không kịp ấy chứ.
Chuyện, ai cũng thấy rỏ, bàn tán chi cho mệt?
Chúng ta cứ…vô tư mà nghe theo lời bàn của cò mồi, í quên lời bàn của…Pháp, là chắc ăn nhất…
Thế thì Trường Sa rơi vào tay Tầu Cộng là tại Mỹ yếu, chứ không phải do Hồ chủ tịch và thủ tướng Phạm Văn Đồng bán cho Tầu để đổi lấy 16 chữ vàng 4 tốt đâu nhé ! Hồi này các đồng chí Kẩu Nô Kò Mạng tận lực liếm bi Trung quốc . Liếm kỹ như thế cho kịp sạch để năm 2020 Việt Nam được làm một tiểu tinh trong Luc Tinh Kỳ chăng ?
Theo một nghiên cứu mật thì đảng CSVN có khoảng bốn triệu (4.000.000) đảng viên, nhưng chỉ có khoảng bốn mươi ngàn (40.000) người là mong Mỹ mạnh tay can thiệp để Trung cộng chùn bước trong tham vọng làm chủ Biển Đông – Có nghĩa là có đến 99% đảng viên đảng CSVN lại mong muốn Mỹ vĩnh viễn “cút” khỏi Biển Đông đúng như ý chí của đảng CSVN ngay từ khi được thành lập bởi lãnh tụ Hồ Chí Minh .
Trong khi đó – theo một cuộc thăm dò khác ở trong nước – cứ một trăm (100) người Việt Nam thì có đến chín mươi lăm (95) người mong Mỹ dùng sức manh quân sự để ngăn chặn tham vọng bành trướng của TC tại Biển Đông , và hầu hết đều mong Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ hải quân của Mỹ ở Đông Nam Á thay vì Subic Bay ở Philippines .
Việc các đảng viên đảng CSVN tin tưởng vào sức mạnh quân sự của Trung Quốc và căm thù Mỹ là do từ Ý Thức Hệ CS vốn đã được giáo dục ngay từ khi bước vào trường Mẫu giáo cho đến khi được kết nạp và thề trung thành với lý tưởng CS .
Thế nên, việc Mỹ tìm mọi cách để kéo CHXHVN vào liên minh chống tham vọng của Trung cộng tại Biển Đông là một việc “bất khả thi” chừng nào đảng CSVN vẫn còn cai trị .
Việc Mỹ dùng Nhật để khuyến khích VN mạnh miệng hơn nữa trong vấn để Biển Đông cũng đã có dấu hiệu thất bại, ngoài nhưng tuyên bố đãi bôi , vô thưởng vô phạt mang tính ngoại giao, người Nhật chưa nhận được một “tín hiệu” đáng lạc quan nào từ phía các lãnh đạo đảng CSVN .
Đảng CSVN là động lực chính khiến người Mỹ đang dần thất thế trước Trung cộng tại Biển Đông Và nếu tình trang này kéo dài, Mỹ có thể buộc phải thương thuyết với Bắc Kinh để chỉ được phép sử dụng một hành lang lưu thông trên Biển Đông mà thôi .
@Nghiên Cứu Mật:”Đảng CSVN là động lực chính khiến người Mỹ đang dần thất thế trước Trung cộng tại Biển Đông Và nếu tình trang này kéo dài, Mỹ có thể buộc phải thương thuyết với Bắc Kinh để chỉ được phép sử dụng một hành lang lưu thông trên Biển Đông mà thôi .”
Tập Cận Bình vừa mua mấy trăm máy bay Boeing với 38 tỉ đô, mấy CEO đại công ty Mỹ chụp hình chung với Tập và theo tính toán của truyền thông thì họ sẽ làm ăn lớn với nhau và sẽ làm ăn. . .lâu dài.
Vậy dân VN nên chuẩn bị học tiếng Tàu, chuẩn bị mồ hôi nước mắt để làm công nhân của Trung Quốc. Còn không, hãy chuẩn bị máu xương!
Mỹ là số 1 nhưng hãy đọc bài báo này của Đức khi đăng tải : Tướng Nga chê bai máy bay tàng hình Mỹ
TPO – Người đứng đầu lực lượng Phòng không – Không quân Nga Sergey Babakov cho biết, máy bay tàng hình của Mỹ chỉ là những trò quảng cáo hài hước, thậm chí hệ thống radar cũ của Nga cũng có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình F-117. Thực tế máy bay Mỹ nay không bằng máy bay của Thụy điển và Trung quốc.
Báo Đức con đi xa hơn khi nhận định:” Còn nếu một cuộc chiến trên không thì máy bay Mỹ rụng hầu như hoàn toàn vì phơi dưới Rada của Nga hay Trung quốc và làm mồi cho hỏa tiễn thiêu đốt.”.
@Trần Hà:
Nội cái chuyện các đồng chí “lái” miền Bắc của ta đậu máy bay rình trên “mây” thôi là B52 của Mỹ đã. . .rơi như lá rụng mùa thu rồi.
Còn nói tới. . .kỷ thuật. . .ăn cắp cao cấp của Trung Quốc và Nga thì Mỹ khỏi có mà. . .cất cánh chứ đừng nói mà bay!
Trong vòng 12 tháng qua, “dòng thác” chiến binh nước ngoài tới Syria gia nhập các nhóm Hồi giáo cực đoan trong đó có IS đã tăng gấp đôi, lên gần 30.000, bất chấp nỗ lực truy quét của cộng đồng quốc tế.
Lực lượng IS vẫn đang hoành hành tại Syria và Iraq bất chấp bị Mỹ và đồng minh tấn công (Ảnh: AP)
Lực lượng IS vẫn đang hoành hành tại Syria và Iraq bất chấp bị Mỹ và đồng minh tấn công (Ảnh: AP)
Đáng chú ý, theo tờ New York Times, trong số chiến binh nước ngoài gia nhập IS tại Iraq hoặc Syria có hơn 250 người Mỹ, tăng mạnh so với con số khoảng 100 người một năm về trước, giới chức tình báo và thực thi pháp luật khẳng định.
Số lượng quốc gia có công dân tham chiến tại Iraq và Syria cũng tăng mạnh từ 80 quốc gia năm ngoái lên hơn 100 quốc gia. Hầu hết những người này tới để gia nhập IS.
Bản báo cáo đầy u ám trên xuất hiện đúng thời điểm kết quả cuộc điều tra của lưỡng viện Quốc hội Mỹ, về những kẻ khủng bố và chiến binh nước ngoài chuẩn bị được công bố, dự kiến vào thứ Ba tới.
Ủy ban điều tra này khẳng định “bất chấp những nỗ lực nhằm ngăn chặn dòng chảy này, chúng ta đã thất bại lớn trong việc không để người Mỹ ra nước ngoài tham gia các nhóm jihad”.
Đây được xem như một thất bại nữa của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến chống IS, sau khi có thông tin cho thấy chương trình huấn luyện và vũ trang chiến binh đối lập tại Syria của Lầu Năm Góc trị giá 500 triệu USD, chỉ tuyển mộ được vài chục tay súng. Hôm 25/9, chính cơ quan này thừa nhận một số tay súng Mỹ huấn luyện và vũ trang đã giao nộp vũ khí cho một tổ chức có liên hệ với Al Qaeda.
Một năm trước, chính quyền Tổng thống Obama đã rất nỗ lực để vận động Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết có tính ràng buộc pháp lý, yêu cầu 193 quốc gia thành viên có biện pháp “ngăn chặn và chấm dứt” dòng người từ nước mình gia nhập các nhóm vũ trang bị xem là tổ chức khủng bố.
Tuy nhiên, đầu tháng này, quan chức chống khủng bố hàng đầu của Bộ ngoại giao Mỹ Tina S. Kaidanow thừa nhận một thực tế đầy u ám. “Xu hướng ấy vẫn đang gia tăng”, bà Kaidanow nói. “Chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến nó vì một loạt các lí do”.
Theo vị quan chức này, nguyên nhân chính đằng sau dòng “thác lũ” chiến binh gia nhập IS đó là năng lực tuyển mộ chưa từng có và cực đoan hóa các tín đồ của IS, thông qua mạng Internet và mạng xã hội.
Tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc ngày thứ Ba tới với sự tham dự của đại diện 104 quốc gia, cuộc chiến chống IS sẽ tiếp tục là đề tài được bàn thảo, giới chức Mỹ cho biết.
Dù các báo cáo của Lầu Năm Góc khẳng định liên quân do Mỹ dẫn đầu đã không kích và loại khỏi vòng chiến đấu chừng 10.000 tay súng, IS vẫn đang không ngừng lớn mạnh. Ước tính mỗi tháng nhóm này tăng quân số thêm trung bình 1000 tay súng.
“Cho đến nay đã xuất hiện một dạng “tác động mạng lưới” khi nhiều cá nhân cũng như các gia đình mang theo bạn bè và gia đình mình”, Daniel L. Byman, chuyên gia chống khủng bố kiêm giáo sư đại học Georgetown khẳng định.
Sau 6 tháng điều tra, báo cáo của Ủy ban an ninh nội địa, Quốc hội Mỹ đang chỉ trích Nhà Trắng và các đồng minh đã không thể nỗ lực nhiều hơn để ứng phó với mối đe dọa từ các chiến binh nước ngoài.
“Các đối tác nước ngoài vẫn đang chia sẻ thông tin về các nghi phạm khủng bố một cách có tính toán, gián đoạn và thường không đầy đủ”, bản báo cáo dài 85 trang viết. “Hiện không có một cơ sở dữ liệu toàn diện nào về danh tính các chiến binh nước ngoài. Thay vào đó, các nước bao gồm cả Mỹ đều dựa và một hệ thống yếu, chắp vá để trao đổi danh tính những phần tử cực đoan”.
Người ta nhận định rằng nếu không đè bẹp được IS thì một loạt cuộc tấn công của tổ chức này sẽ làm Mỹ và châu Âu phải lĩnh những trận khủng bố còn hơn trước đây. Đây là một thảm họa của Mỹ sẽ phải hứng chịu
Rồi, phen này là…nhà trắng thấy mẹ rồi.
IS thế nào cũng sẽ …giãi phóng được Syria, từ từ thế giới Ả Rập cũng sẽ được giãi phóng luôn.
Nhân dân Ả Rập sẽ lên đời y hệt như nhân dân VN sau khi được Cộng láo giãi phóng…
Sướng tê người nghe…
Thật là tồi tệ! Chúng tôi thương binh của nhà nước cộng sản Việt nam mà mỗi tháng còn được lĩnh 4 triệu tiền xương máu, 2 triệu tiền chất độc da cam, con cái đi học được đãi ngộ không mất tiền, chúng tôi bệnh tật được nhà nước lo trả, nhà nhà nước xây cho.
Tại sao có hàng chục ngàn, trăm ngàn thương binh VNCH đã hy sinh cho lý tưởng tự do của đế quốc Mỹ, một nhà nước giầu có như thế mang tiếng là dân chủ, bình đẳng mà sống như bọn trẻ trâu như vậy? Chúng tôi ủng hộ các anh đòi quyền lợi xương máu của mình. Mỹ có hai lựa chọn:
Nếu không muốn nhận các anh sang Mỹ ( vì sang đó các anh cũng chỉ ở nhà nhận cơm phát thôi) thì phải chu cấp mỗi tháng bằng tiền người lao động bình thường của Mỹ là 2 ngàn đô la và 500 tiền chất độc da cam. Các tiền truy lĩnh từ năm 1975 đến nay là 10 tỷ đồng Việt nam để các anh mua nhà, mua đất và tạo nghề nghiệp để sinh sống đến cuối đời.
Chúc các anh thành công cuộc đấu tranh chính nghĩa đòi quyền lợi này.
Đả đảo đế quốc Mỹ. Đả đảo bọn Tiên Ngu và bọn tay sai chuyên vào báo nói láo.
Phạm Công Minh
Cò mồi à, kiếm cái gì mới mới hát đi em, cắt dán thế này thì còn lâu mới đá được Nguyễn công Bằng mà…thế chổ.
Thấy thương quá…