Bối cảnh xã hội Mỹ trước và sau chiến tranh Việt Nam
Một khía cạnh ít được nhắc đến là toàn cảnh xã hội Hoa Kỳ vào thập niên 70 trong khoảng thời gian trước và sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất cho nước Mỹ kể từ sau thế chiến thứ hai, các áp lực về kinh tế – xã hội – ngoại giao đè nặng và góp phần không nhỏ vào quyết định bỏ rơi miền Nam.
Sau khi Tổng Thống John F. Kennedy bị ám sát vào năm 1963, vị Tổng Thống kế nhiệm Lyndon Johnson theo đuổi ba chính sách lớn vô cùng tốn kém: tiếp tục can thiệp vào Việt Nam, đẩy mạnh chương trình thám hiểm không gian và thúc đẩy trợ cấp xã hội với chương trình The Great Society nhằm xoá bỏ nạn nghèo đói và kỳ thị chủng tộc. Nhà nước tiêu xài quá mức khiến ngân sách thâm thủng nặng nề và nền kinh tế suy thoái trầm trọng. Đồng bạc lúc đó còn neo vào đơn vị vàng cho nên chính quyền không thể in thêm tiền như hiện giờ, đô-la trở thành khan hiếm do nợ công hút cạn nguồn tài chánh khiến doanh nghiệp trong nước phải vay mượn với lãi xuất rất cao. Hoa Kỳ không cạnh tranh được với hai nước đang trổi dậy gồm Tây Đức và Nhật, cho nên vào năm 1971 Tổng Thống Richard M. Nixon mới quyết định thả nổi đô-la chấm dứt việc buột vào vàng để Ngân Hàng Nhà Nước rộng tay in bạc bơm vào thị trường.
Năm 1973 xảy ra cuộc chiến 20 ngày ở Trung Đông, khối Ả Rập phong tỏa dầu hỏa khiến giá nhiên liệu tại Mỹ tăng vọt gấp 4 lần, dân chúng xếp hàng nửa ngày để mua xăng. Thị trường chứng khoáng tuột dốc 40%, lạm phát tăng nhảy vọt 8.8%, tiền lời ngân hàng sau đó có nơi đến 20% – đây không phải là những con số thống kê trừu tượng vì độc giả ngày nay có thể mường tượng ảnh hưởng đè nặng lên công ăn việc làm, tiền tiết kiệm, quỹ hưu trí như thế nào.
Bên cạnh đó phong trào chống chiến tranh ngày càng lan rộng kể từ sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 khiến xã hội bị rạn nứt. Tâm lý nổi loạn từ bất bạo động như Hippies, Peace and Love, Woodstock cho đến bạo động như Black Panther lan rộng trong giới trẻ và người da đen. Tháng 4 năm 1968 lãnh tụ đấu tranh chống kỳ thị Martin Luther King bị ám sát. Tháng 8 năm 1974 Tổng Thống Nixon bắt buột phải từ chức để tránh không bị xét xử vì tội gian lận bầu cử. Từ sau Thế Chiến Thứ Hai cho đến nay có lẻ đây là một trong những giai đoạn tăm tối nhất của nước Mỹ.
Trở sang Trung Đông nước Do Thái suýt bị thua trận trong những ngày đầu của cuộc chiến 1973 nếu Mỹ không viện trợ ồ ạt về quân sự, cọng thêm tài ngoại giao con thoi của Tiến Sĩ Kissinger. Sau chiến tranh với bài học nguy cơ sống còn bị đe dọa nên khối người Mỹ gốc Do Thái nắm trọng trách trong chính quyền cùng chính giới hành lang đã vận động để Do Thái nằm vào một trong ba mũi nhọn chiến lược: cô lập Liên Xô bằng cách liên minh với Trung Quốc; phục hồi kinh tế; và “chuyển trục” từ Đông Nam Á sang Trung Đông. Trong khi đó miền Nam Việt Nam chỉ có rất ít người ủng hộ trong chính giới Hoa Kỳ.
Tổng Thống Gerald Ford bị Quốc Hội bó tay nên bỏ rơi miền Nam vào năm 1975. Nhưng nhờ vào đức tính liêm khiết ông đã hàn gắn phần nào xã hội Hoa Kỳ vốn bị xâu xé vì chiến tranh Việt Nam và do việc truất phế Tổng Thống Richard Nixon. Tuy nhiên hệ lụy của đầu thập niên 1970 còn kéo dài: do chính sách ủng hộ Do Thái khiến Hồi Giáo bảo thủ nổi lên lật đổ chính quyền thân Hoa Kỳ tại Iran bắt giữ 52 con tin và dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai năm 1979; lạm phát tăng vọt lên 14% năm 1981; Liên Xô thấy Hoa Kỳ suy thoái nên xâm lăng Afghanistan vào năm 1979.
Chính trong những ngày tháng bi quan nhất Hoa Kỳ dã phục hồi nhờ vào chính sách chống lạm phát hữu hiệu của Thống Đốc Ngân Hàng Paul Vocker, hình ảnh tự tin và lạc quan của Tổng Thống Ronald Reagan và di sản ngoại giao chân vạc của cựu Tổng Thống Richard Nixon. Liên Xô sa lầy tại Afghanistan trong khi nền kinh tế chỉ huy trở thành gánh nặng đè lên khối Cộng Sản, dẫn đến sự sụp đổ của bức màn sắt và chấm dứt Chiến Tranh Lạnh vào năm 1991. Kết quả của chương trình thám hiểm không gian mang phi thuyền Apollo đáp xuống mặt trăng cùng vô số những tiến bộ khoa khọc khác. Các chương trình xã hội và phong trào phản kháng dân sự đã mở rộng nhiều cánh cửa cho phụ nữ và người thiểu số, ảnh hưởng trực tiếp đến những người tỵ nạn Việt Nam khi đến Mỹ được hưởng nhiều trợ cấp xã hội và con cái vào được những đại học lớn là điều khó xảy ra vào những năm 60 và đầu 70.
Người xưa nói ôn cố tri tân, nhưng người viết lại dùng câu chuyện ngày nay để hiểu về nước Mỹ ngày trước. Hoa Kỳ trong thập niên 70 phần nào giống nước Mỹ vào những năm 2006-08 khi tình hình Iraq suy đồi thảm hại cọng thêm cuộc Đại Suy Trầm. Dân chúng Mỹ – và không ít người Mỹ gốc Việt – đã ủng hộ Tổng Thống George Bush khi ông lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein năm 2003, nhưng sau này đổi ý chống chiến tranh để chấm dứt tình trạng sa lầy tại Iraq; người Mỹ bất mãn vì nhà nước Iraq chia rẻ bè phái tham nhũng mục nát, còn quân đội đào thoát hàng loạt bỏ theo bao nhiêu trang bị vũ khí tối tân chỉ 4 năm sau khi đồng minh rút quân. Sau cuộc khủng hoảng tài chánh 2008 Hoa Kỳ phải đặt ưu tiên chấn chỉnh nền kinh tế. Ngày nay Hoa Kỳ bớt lệ thuộc vào dầu hoả nhập cảng và cũng không thể trực tiếp tham dự vào những cuộc nội chiến triền miên ở Trung Đông thì chính sách “chuyển trục”, nhưng lần này từ Tây sang Đông, là cần thiết để bảo đảm an ninh cho khu vực kinh tế phát triễn nhanh nhất thế giới – nhưng vẫn có các thế lực khổng lồ như Do Thái, Saudi Arabia và cánh vận động hành lang cho Trung Quốc không muốn thấy Hoa Kỳ tái định vị.
Con tạo xoay vần. Người dân nước lớn như Hoa Kỳ hay nước nhỏ như Do Thái đã thay đổi vận mệnh nước họ. Lãnh đạo Trung Quốc xoay chiều lịch sử bằng cách bắt tay với Tây Phương nhằm hiện đại hoá đất nước, nhưng dân Nga và Hoa Lục vẫn chưa quyết định được tương lai. Người Việt, Iraq, Syria, v.v…. là con bài của nước lớn cho đến khi chính quyền và dân chúng quyết nắm lấy vận mệnh của chính mình.
© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
t/g nói
“Năm 1973 xảy ra cuộc chiến 20 ngày ở Trung Đông, khối Ả Rập phong tỏa dầu hỏa khiến giá nhiên liệu tại Mỹ tăng vọt gấp 4 lần, dân chúng xếp hàng nửa ngày để mua xăng. Thị trường chứng khoáng tuột dốc 40%, lạm phát tăng nhảy vọt 8.8%, tiền lời ngân hàng sau đó có nơi đến 20% – đây không phải là những con số thống kê trừu tượng vì độc giả ngày nay có thể mường tượng ảnh hưởng đè nặng lên công ăn việc làm, tiền tiết kiệm, quỹ hưu trí như thế nào.”
(hết trích)
t/g nói không đúng năm 1973 tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ chưa tới 5%, t/g có thể vào google hay Wiki coi số thống kê của Bộ lao động Mỹ (Bureau of labor statistic) để nói chính xác hơn
đây là một bài biên khảo nhưng không hề thấy một dẫn chứng (reférence) , một tham khảo nào nên không được người đọc tin cậy
Đề nghị t/g dẫn chứng đầy đủ không thể nói khơi khơi như vậy, nếu là bài bình luận thì muốn nói hươu nói vượn gì cũng OK, còn đây là một bài nghiên cúu
Điều tác giả viết về nước Mỹ là đúng. Quả là giá dầu hỏa tăng làm cho kinh tế Mỹ bị xáo trộn. Nhưng nước Mỹ cũng vẫn chịu đựng nổi. Điều chính yếu khiến Mỹ ngưng tham chiến là tâm lý người Mỹ phản đối chiến tranh, còn kinh tế lại không phải là yếu tố quyết định dù là có khó khăn hơn.
Tình trạng kinh tế Mỹ thời cuối thập niên 1970 còn phức tạp hơn. Sau chiến tranh Việt Nam, tại Mỹ nạn thất nghiệp cao và nạn lạm phát cũng cao. Đó là điều nghịch lý trong kinh tế vì khi kinh tế phát đạt, nhiều người có việc làm thì nạn lạm phát mới tăng. Còn kinh tế kém, nhiều người thất nghiệp thì sức mua kém, giá cả phải xuống, lạm phát sẽ tăng ít. Tổng thống Jimmy Carter không giải quyết được kinh tế nên đã thất cử nhiệm kỳ 2. Qua năm 1984, ông Ronald Reagan lên, đã cho cởi trói nền kinh tế, xóa bỏ một số luật lệ để các công ty làm ăn dễ dàng hơn. Chính sách này bị chỉ trích dữ dội là phục vụ cho đại tư bản, nhưng đã cứu nước Mỹ khỏi sự suy thoái kinh tế.
Minh Đức nói vớ vẩn, xin đi vào đề, t/g nói năm 1973 kinh tế đè nặng lên công ăn việc làm, mà tỷ lệ thất nghiệp chỉ có chưa tới 5% thì đè nặng chỗ nào?
Minh Đức không chịu tham khảo tài liệu, chỉ nói khơi khơi, thế thì ai chả nói được
Năm 1973, giá dầu bắt đầu lên, tỉ lệ thất nghiệp là 4.9%, năm 1974 là 5.6%, năm 1975 là 8.5%, năm 1976 là 7.7%. Tỉ lệ thất nghiệp từ 5%, hai năm sau lên đến 8.5%.
CÁ NHÂN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Cá nhân con người là đơn vị của xã hội toàn cầu. Cũng cá nhân con người là đơn vị của xã hội mỗi đất nước. Diễn tiến lịch sử là diễn tiến khách quan, có nghĩa nó luôn phát triển và nâng cấp lên. Yếu tố cho mọi phát triển đó chính là cá nhân mà không ai khác.
Chính cá nhân tạo thành giai cấp, thành dân tộc. Nhưng đây là những thực thể luôn luôn biến chuyển. Sự biến chuyển đó là do tổng thể chất lượng của mọi cá nhân hợp lại. Có nghĩa trí tuệ và sức lao động của con người làm nên tất cả mà không là gì khác. Nhưng bài toán xã hội luôn là bài toán tổ hợp, không bao giờ giải quyết riêng lẻ khía cạnh nào mà là kết quả tổng hợp chung.
Mác chỉ là người thấy cây mà không thấy rung cho nên đưa ra lý thuyết giai cấp một cách điên khùng, võ đoán và mê tín. Không phải đấu tranh giai cấp làm lịch sử xã hội phát triển như Mác ngu ngốc và mê muội tuyên bố trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, mà chính là sự phát triển khoa học kỹ thuật qua trí tuệ và hiểu biết của con người. Chính học thuyết đấu tranh giai cấp thấp kém và ngu dốt của Mác đã suýt đưa nhân loại vào miệng hố thẳm vả thực tế đã làm tiêu tốn cả một phần năng lực nhân loại trong suốt gần thế kỷ.
Bởi vậy kinh tế xã hội là công cụ thiết yếu của xã hội nhưng không phải mục đích chính yếu. Mục đích chính yếu chính là văn hóa, văn minh và ý thức, tinh thần. Cho nên chính trị luôn chỉ là công cụ phục vụ xã hội, không phải mục đích hay uy quyền của xã hội. Những kẻ cuồng tín hay lợi dung sự cuồng tín của người dân như Mao Trạch Đông cho chính trị là thống soái, chính trị trên đầu súng, đầu lưỡi lê chỉ là những ý thức man rợ, là những tai họa chung cho nhân loại.
Nên tóm lại, kinh tế xã hội đúng đắn luôn luôn phải là một khoa học và luôn cần khoa học hỗ trợ cũng như lãnh đạo. Đó là các khoa học về con người, khoa học về xã hội, khoa học về lịch sử cũng như khoa học về kỹ thuật quản lý xã hội nói chung. Học thuyết Mác tự ảo tưởng mình là khoa học mà thực chất chỉ là một thứ ý thức hệ phi khoa học, phản khoa học và cuồng tín, mê tín dị đoan.
Vậy phải kết luận mọi chế độ độc tài đều nguy hiểm và tai hại trong lịch sử xã hội loài người. Bởi nó khống chế cá nhân, khống chế xã hội mọi mặt, làm tiêu diệt ý thức độc lập tự do phát triển, làm nguy hại cho kinh tế xã hội mọi mặt, chỉ sống dựa vào những ảo tưởng giả tạo hay những quyền lợi ích kỷ. Chính thuyết độc tài vô sản một lần ngu dốt đưa ra đã vạn đời gây họa cho xã hội. Cái công của Mác giải phóng con người, giải phóng xã hội đâu không thấy mà thực chất chỉ là cái tội của ông ta làm nô lệ hóa con người và làm nô lệ hóa xã hội loài người trên tất cả mọi mặt.
THƯỢNG NGÀN
(20/9/15)