WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư giãn Chủ Nhật: Những chuyện đáng ghi nhớ: Sài Gòn – Hà Nội – San José

Chủ Nhật tuần rồi (January 16, 2011) là một ngày đáng ghi nhớ ở San José. Đáng ghi nhớ không phải vì một chuyện lớn tiếng mà tôi có can dự trong buổi họp báo hội Tết Dancing with the Troops ở café Paloma trong khu Grand Century Mall. Đáng ghi nhớ không phải vì tật thói cố hữu hay đi trễ của (một số) người Việt. Đáng ghi nhớ cũng không phải tánh thói không chịu đọc, không chịu tìm hiểu sự kiện nên không nắm bắt vấn đề nhưng lại thích góp ý vung vít của một số người mang danh nghĩa báo chí.

Nhưng chuyện đáng ghi nhớ có lẽ lời khước từ không có thì giờ đi họp báo và sau đó trở thành lời khuyên của Trần Đệ, chủ nhiệm tuần báo VTimes: “Đừng nên dính dấp, sa đà vào nhiều chuyện phức tạp của cộng đồng!” Và cũng xin thưa, có bao giờ tôi được ai nhận mình là một người của cộng đồng San José đâu? Có lẽ vì vậy nên hôm đó Vũ Khang của Việt Weekly lớn tiếng gạn hỏi muốn biết tôi là ai, viết cho báo nào!

Đúng ra chuyện tôi muốn bàn tới đây là chuyện tình cờ gặp những nhân vật đáng ghi nhớ ở Việt Nam rồi sự việc tuần tự diễn biến đưa đến chuyện gặp gỡ họ ở San José trong hôm chủ nhật vừa qua. Ở Sài Gòn, tôi tình cờ gặp ông đại biểu Quốc hội, nhà văn, nhà báo và sử gia Dương Trung Quốc nơi nhà hàng và khách sạn Lotus qua sự giới thiệu của chủ nhân. Sau đó được biết ông sẽ sang Cali thăm gia đình đúng khoảng thời gian tôi về Mỹ nên hẹn sẽ gặp lại. Thứ Sáu – thứ Bảy, hai ngày cuối tuần ở Mỹ vừa qua, liên lạc nhau qua điện thoại di động, nhưng không gặp vì chương trình du ngoạn của ông Quốc quá khít khao.

Bùi Tín và Dương Trung Quốc

(Trái sang phải): Sinh nhật Bùi Tín, blogger Bùi Tín và thẩm phán Phan Quang Tuệ cầu chúc sức khoẻ cho... Việt Nam

Chiều Chủ nhật được tin bác Bùi Tín ở Paris sang chơi thăm gia đình, tôi ghé nhà anh Quang ăn mừng sinh nhật thứ 85 của bác. Cùng lúc anh Quốc đi chơi San Francisco về gọi điện đi động mời tôi sang nhà bà dì dùng cơm. Nghe tin có Dương Trung Quốc ở San José, bác Bùi Tín chào hỏi anh qua điện thoại. Sau đó anh Quốc cho người nhà chỉ đường tôi đến nhà anh chơi. Vì tôi đã dùng cơm rồi, nên khi đến nơi chúng tôi ngồi salông nói chuyện với nhau. Dương Trung Quốc năm nay 65, thua ông Bùi Tín 20 tuổi, là một người tốt tướng da dẻ hồng hào, tóc bạch kim. Ông Bùi Tín 85, già yếu hơn, nhưng vẫn tinh tường, sắc sảo và khoẻ mạnh, tuy đi đứng có phần chậm hơn những năm trước. Hai người cùng phục vụ trong guồng máy nhà nước vào hai thời điểm khác nhau, hai vai trò khác nhau.

Dương Trung Quốc đang ở cuối nhiệm kỳ thứ hai trong vai đại biểu Quốc hội, ông Bùi Tín đã thôi vai Phó Tổng biên tập báo Nhân dân 20 năm nay. Điều khác biệt: một người còn trong guồng máy, một người đã ra khỏi. Một người lên án mạnh mẽ chế độ. Một người nhẹ nhàng hơn. Lý do dễ hiểu. Trong khi tôi lại ao ước ngược đời: người tại chức trong nước sẽ ăn nói mạnh bạo hơn, người ngoài nước bày tỏ thái độ từ tốn hơn.

Không hiểu có phải vì bản tính triết học hay do làm một đại biểu Quốc hội (tuy không có đảng tịch), mà ông Quốc ăn nói lặng lẽ, khoan thai hơn. Trong khi người ở ngoài không hiểu do tuổi già chồng chất hoặc do không thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm mà trở nên gay gắt hơn. Nghe hai cách nói chuyện của hai ông, tôi không biết cảm phục tánh ngoại giao của anh Quốc hay tánh không cả nể của ông Bùi Tín hơn.

Buổi chiều trước khi sang nhà bà dì của ông Quốc, tôi ngồi nghe ông Tín bàn với các đàn anh (của tôi) về tình hình chính trị trong nước, sự đã rồi của đại hội XI Đảng, chuyện anh Cù Huy Hà Vũ, không khí hào hứng hơn khi ông Tín kể chuyện tiếp thu 16 tấn vàng của miền Nam và ai quản lý số tài sản kếch sù ấy, cũng như cách quyết định nhân sự của đại hội Đảng kỳ VI vào giờ phút chót, v.v..

Tác giả và Dương Trung Quốc

Trên xe riêng với bác Tín, tôi hỏi ông có muốn về Việt Nam thăm gia đình không vì nghe bác kể có người trong Sứ quán, giữ trọng trách về khâu visa đã thông tin cho ông biết là họ sẵn sàng cho ông về: “Anh cứ về thoải mái… viết như vậy đã đủ rồi, trong nước có nhiều người, nói và viết còn mạnh hơn anh.” Đương nhiên cảm nhận được thông điệp của nhà nước nên tôi thiển nghĩ ông Tín cũng phân vân trong chuyện về hay không về. Trong khi đó khi hỏi chuyện với anh Quốc, anh góp ý: “Tôi đã từng rất phục ngòi bút của Bùi Tín khi anh còn là Thành Tín thời chiến tranh… Anh Bùi Tín tuổi đã cao rồi nên về Việt Nam vui thú với con cháu… và chứng kiến thế sự…” Trong khi đó có nhiều người ở hải ngoại cho rằng chuyện về nước là đầu hàng Cộng sản.

Vốn là một người sinh sau đẻ muộn, không can dự vào cuộc nồi da xáo thịt vừa qua nên có lẽ mức chịu đựng của tôi cao hơn những người đã bị mất mát quá nhiều trong cuộc chiến và hệ quả của nó. Cho nên những khi về Việt Nam trước tiên tôi thích tìm gặp những tâm hồn cao thượng, sau là tìm hiểu những người sống trong lòng chế độ, kể cả những người bị gán cho nhãn-mác Việt Cộng.

Ngay cả tôi, một người từ nhỏ đến lớn không bao giờ bị mê hoặc, ưa thích hay tin vào chủ nghĩa Cộng sản, cũng đã từng bị gán cho cái mác thân Cộng! Thật tình mà nói nếu như chuyện tìm hiểu, bắc được một nhịp cầu tri âm, thông cảm giữa người Việt trong và ngoài nước nhằm tô đắp cho một Việt Nam tươi sáng hơn, nhân bản và công bằng hơn thì có gán cho tôi 1.000 cái mác “thân Cộng” tôi cũng không màng!

Điều quan trọng đối với tôi là chuyện tìm về nhân cách của con người, cũng như lối hành xử tử tế và đạo đức của mỗi cá nhân – vốn là bản tính thuần Việt – và làm thế nào để khôi phục lại những đức tính này trong khi một số đông đang bị cuốn kéo trong nếp sống ồ ạt của kinh tế thị trường theo định hướng – không phải là xã hội chủ nghĩa – mà là cá lớn đớp cá bé, mackeno, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi mới chính là vấn đề.

Đương nhiên, đây là một ao ước huyễn hoặc, một chuyện khó khăn trong một xã hội đang giằng co trong thế tranh tối tranh sáng, nhá nhem giữa văn minh và lạc hậu, giữa tiến bộ toàn cầu hóa của nhân văn và tụt hậu cục bộ của Mácxít-Lêninnít, cấp tiến và chậm tiến trong thế kỷ 21 này. Có phải Việt Nam đang bị trì trệ nhưng vẫn cố vươn lên giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo đức và vô luân, đàng hoàng và tạm bợ, mà kết quả là sự kết hợp quái quỷ giữa hai thái cực tác hại nhất của Tư bản và Cộng sản?

Tuy thế, nan đề của Việt Nam không chỉ nằm ở cội rễ của những đảng viên Cộng sản chuyên chính, tham quyền cố vị, không chịu cải thiện, không biết đặt ưu tiên cho sự tồn vong của đất nước lên trên sự trục lợi của cá nhân và đảng phái, mà nó còn tồn tại nơi sự ù lì của dân tình, dai dẳng chịu đựng những chuyện trái tai gai mắt, những chuyện nửa vời, vá víu và tạm bợ trong cuộc sống, chối bỏ chuyện liên đới trách nhiệm và tư cách công dân của mình chỉ vì bao năm nay họ đã được Đảng nhận lãnh trách nhiệm sở hữu đất nước thay cho họ rồi.

Nói như vậy không phải không có những gương sáng trong Đảng, trong dân chúng. Ở đây ta chưa cần nói đến những nhân vật nổi cộm như luật sư Cù Huy Hà Vũ và Lê thị Công Nhân, linh mục Nguyễn Văn Lý, hòa thượng Thích Quảng Độ, v.v. và v.v. Có nhiều cá nhân – bất chấp những chuyện bất cập chung quanh – vẫn âm thầm có những cố gắng giữ lấy nề nếp trong gia đình, trong cuộc sống, làm những chuyện hữu ích cho xã hội. Về Việt Nam tôi đã gặp những trường hợp điển hình đó.

Những con người đạo đức
Tạ Duy Anh

Tạ Duy Anh và tác giả

Một hôm ở Hà Nội đang ngồi café, nói chuyện với nhà văn Tạ Duy Anh bỗng điện thoại di động reo:

“Xin lỗi anh Thái Anh nhé, thằng con nhà em nó gọi”. Duy Anh áp di động vào tai: “Làm bài vở xong rổi à? Đúng thế phải không?… Có cần bố giúp gì không? Không à? Được… Mày gỉỏi nhỉ… Ừ, xem TV một tiếng thôi nhé, rồi lo tươm tất nhà cửa… Thế nhé!”

“Mình phục thật, trong khi học đường ngày nay đầy dẫy những chuyện ma-le dối trá, thì con trai Duy Anh ở nhà một mình, cứ việc coi TV, cần gì gọi điện xin phép bố? Bố không biết thì đã sao! Anh rất đỗi ngạc nhiên, phục cách giáo dục con của em sát đất!”

“Nhiều lúc cô nói hay xử sự điều gì nó không cho là đúng, nó cũng về kể lại, hỏi em.” Tôi gục gặc đầu, cảm phục.

Chuyện Bé Cún, cháu ngoại của đạo diễn Trần Văn Thủy

Khi ở Hà Nội tôi được hân hạnh tá túc ở nhà anh Trần Văn Thủy dăm mười ngày. Hai vợ chồng anh có một đứa cháu ngoại tên Cún rất dễ thương và xinh xắn. Đối với một đứa bé 8 tuổi, nó thật là đằm thắm, đáo để và sâu sắc.

Đạo diễn Trần Văn Thuỷ và bé Cún.

Một hôm Cún đi học về, ngồi trong lòng bà ngoại ngoan ngoãn như một con mèo con. Bà yêu cháu, ôm Cún vào lòng dặn dò, khuyên bảo cháu đủ điều, nào là:

“Cún phải ngoan này, Cún phải chăm học này, Cún phải thuộc bài này, phải nghe cô giáo giảng dạy này, Cún phải chịu khó này…”

Chị Hằng (vợ anh Trần Văn Thuỷ) và bé Cún.

Bé Cún ngồi im trong lòng bà nghe bà dặn dò thắm thiết nhưng lại im như thóc, chẳng thèm vâng dạ, ừ à chi cả. Chốc sau bà ra bếp làm cơm. Cún ở góc phòng hí hoáy, nắn nót viết những dòng chữ gì đó trên bảng. Một lúc sau Cún nói rất to:

“Này bà ơi!”

Bà quay lại hỏi: “Gì, cháu bảo bà cái gì?” Cún chỉ lên bảng: “Bà đọc đi!” Bà nheo mắt lẩm bẩm đọc những dòng chữ đều đặn Cún viết trên bảng: “Trên con đường đi đến sự thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng!” Rồi nó tỉnh bơ chẳng nói thêm câu gì nữa. Cũng như thế, một hôm không nhớ nó đòi mua hay bà nó hứa hẹn mua cho nó một cái gì. Bẵng đi vài ngày, có lẽ bà đã quên. Cún lại chỉ lên bảng bảo: “Bà! Đọc đi!” Bà lại nheo mắt để đọc những dòng chữ rất nắn nót: “Nói thời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay.” Ước gì những người có trọng trách và phận sự to tát hơn cũng nhớ những gì họ hứa với đất nước.

“Hẹn hò là giả dối, gặp gỡ là bắt được!”
Phạm Lân: chủ nhân khách sạn và nhà hàng Lotus
Yên Ba: đại tá Quân đội Nhân Dân

“Em đến ngay nhé! Chị chờ em ở chỗ anh Lân. Em cỏ nhớ không… 369B Nguyễn Trãi, góc Trần Khắc Chân, trước mặt đồn Công An cũ nhé… khách sạn Lotus đấy!” giáo sư Nguyễn Thị Minh Thái thúc giục tôi hôm ở Sài Gòn.

Khách sạn Lotus là một điểm hẹn, một nơi hội tụ của của nhiều văn nhân nghệ sĩ Bắc Hà, cũng như Nam Bộ. Nói chung, đây là một nơi lý tưởng để gặp gỡ hàn huyên, ăn ở và nhậu nhẹt. Giá cả phải chăng. Chủ nhân là một người Hà Nội tên là Phạm Lân, định cư Sài Gòn lâu năm sau 75. Anh Lân là một người vui tánh, hiếu khách, dễ mến, hào phóng, và lịch lãm. Giao thiệp rộng nên anh quen biết hầu hết những nhân vật tiếng tăm.

Gặp anh lần thứ hai, thứ ba, tôi không đùa khi ví anh là một hảo hớn ưa tiếp đãi những người có lòng (quốc hồn quốc túy), cũng như có máu mặt. Không biết tự bao giờ khách sạn Lotus ở Nguyễn Trãi, quận 1 đã nghiễm nhiên trở thành một salon littéraire của Sài Gòn, tiếp nối truyền thống các mệnh phụ phu nhân của Paris ngày xưa. Trước khi rời Việt Nam vài ngày, tôi lại nhà hàng anh để trao cho đại tá Yên Ba một số sách vở vật dụng cho phó giáo sư tiến sĩ Minh Thái vì bận việc không kịp vào Nam để gặp tôi. Anh Lân gọi tôi mãi không được, cho đến khi tôi gọi lại mới vỡ lẽ đã mất di động trên taxi (lần này là Mai Linh). Vừa gặp tôi ở nhà hàng, anh Lân đã cười toe toét:

“Này, cậu còn gì quý để mất nữa không?”

“Anh khỏi bảo, mất con tim ở Hà Nội là mất của quý nhất trần đời rồi!”

“Thôi chả sao, tôi xin chia vui với cậu, thôi ngồi xuống đây uống vài cốc bia với tụi này!”

“Này, xin giới thiệu với Thái Anh Đại tá Yên Ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam, bạn thân của Minh Thái!”

“Không dám, mình là đàn em thôi,” anh Yên Ba tươi cười, chìa tay bắt tay tôi. Anh nói thêm:

“Này anh đừng để chuyện mất mát đồ đạc mà nghĩ xấu về quê hương nhé!”
(Tôi định nói mất nước còn chả sao huống hồ ba cái chuyện lẻ tẻ, nhưng kịp ngưng.)

Ngồi nói chuyện một chặp, tôi khám phá anh Yên Ba là một sĩ quan trẻ, 46 cái xuân xanh, một người rất văn nghệ. Khi anh soạn ba lô để cất các thứ tôi giao cho, tôi thấy nhiều quyển sách cũ bià và giấy đã ngã màu vàng vọt, nhiều giá trị văn học, không kể quyển ‘Việt Nam máu lửa quê hương tôi’, bút ký của ông Đỗ Mậu.

“Này, anh lùng đâu ra những quyển này thế!”

“Anh sắp về Mỹ, thôi để chuyến sau tôi sẽ chỉ chỗ cho mà mua.” Sau đó anh cho biết đã qua Mỹ vài lần trau dồi quân sự, rồi cũng tìm mua một số sách Việt bên Mỹ. Giao lưu văn hóa kiểu này có lẽ hơi hạn chế, nhưng có người làm được còn hơn không.

Chúng tôi nói chuyện vui vẻ, như bạn thân quen nhau lâu ngày. Anh Yên Ba lại quen cả hai vợ chồng giáo sư Peter Zinoman – Nguyệt Cầm ở đại học Berkeley gần nơi tôi ở.

Dương Trung Quốc, Phạm Lân, thiếu tá CA Thắng (?)

“Xin anh làm ơn cho tôi một chuyện: Xin hai vợ chồng Peter và Nguyệt Cầm một quyển Dumb Luck có chữ ký của họ nhé. Khi nào hai vợ chồng, Đỗ Hoàng Diệu hay có ai về cầm về cho mình được thì quý quá!” Lúc đầu tôi còn ngạc nhiên vì không ngờ anh lại hỏi một quyển sách tiếng Anh: Dumb Luck, tức là Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đã được hai vợ chồng Peter – Nguyệt Cầm dịch ra tiếng Anh. Người trong nước mà để ý đến chuyện văn học hải ngoại như thế là một chuyện đáng ghi nhớ.

“Cám ơn anh Lân đã giúp em gặp được những người tốt, lý thú… văn nghệ văn gừng (định nói có lòng với văn hóa hải ngoại, yêu đồng hương nhưng thấy nó giả tạo, đãi bôi nên thôi). Anh Lân cười xuề xòa: “Có gì đâu, khi nào cậu về, cứ đến đây chơi, anh sẽ giới thiệu cho những người khác.” Anh Yên Ba nhắn nhủ trước khi chúng tôi chia tay: “Nhớ nhé, đừng vì mất đồ đạc mà quên quê hương nhé!”

Hẹn hò là giả dối, gặp gỡ là bắt được! Là châm ngôn của tôi,” anh Phạm Lân cười ha hả, tuyên bố. “Mình gặp nhau là vui rồi, hẹn hò làm chi rồi không tới.” Chí lý!

Tôn Nữ Thị Ninh và Đại học Trí Việt (http://trivietuniversity.edu.vn)

Mấy hôm trước ngồi uống bia với anh Lân và anh Dương Trung Quốc, anh Lân cho biết: “Nếu Thái Anh đến sớm hơn nửa tiếng thì đã gặp Tôn Nữ Thị Ninh và một số nhân vật quan trọng rồi, chị ấy phải về đi họp. Anh Quốc đây cũng trong Hội đồng Cố vấn của chị ấy đấy.” Nhớ lại chuyến về Hà Nội mấy năm trước không gặp bà, tôi không bỏ lỡ cơ hội: “Anh có số điện thoại chị Ninh không? Không hiểu dự án xây đại học mấy năm nay của chị ấy đến đâu rồi.” Anh Quốc nghe tôi hỏi liền lấy di động ra gọi ngay: “Chị Ninh ơi, có một người dòng họ Nguyễn-Khoa bên Mỹ về… đang ngồi đây, muốn nói chuyện với chị.” Rồi anh đưa điện thoại cho tôi tiếp lời. Tôi cho biết sắp về Mỹ nên muốn gặp bà nói chuyện. Bà cho địa chỉ và số điện thoại và hẹn gặp.

Hôm thứ Hai trước khi về Mỹ tôi ghé thăm bà Tôn Nữ Thị Ninh và Đại học Trí Việt ở 180 đường Pasteur, quận 1 Sài Gòn. Bà Ninh trước là phát thanh/ngôn viên của nhà nước, là đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và Liên hiệp Âu châu và cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam, cũng như Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Văn phòng Trí Việt nằm trên tầng 3 một toà nhà 4 tầng. Sau năm phút chờ bà họp xong, tôi được mời vào trong một phòng họp với bà và ông tổng thư ký, một người đàn ông trạc 60, tên là Phạm Như Hổ, nhưng hiền từ và lịch sự; được biết ông là Việt kiều Bỉ. Bà Ninh năm nay có lẽ cũng ngoài sáu mươi, khuôn mặt lúc nào cũng phảng phất một nét buồn diệu vợi, người không quen có thể cho rằng gương mặt bà đượm vẻ lạnh lùng. Nhưng được biết bà là một người giàu tình cảm, có lòng với đất nước, lúc nào cũng canh cánh mong làm được một chuyện gì cho quê hương, tuy ở hải ngoại không biết có mấy ai hiểu được tâm tư của bà.

Được biết Đại học Trí Việt sẽ được xây trong vùng kinh tế trọng điểm Sài Gòn-Gò Vấp, dự kiến khai trương 2013, và hoạt động toàn phần 2016. Khi thành hình sẽ có khoảng 8.000 sinh viên theo học, vừa ở cấp 2 năm, 4 năm và cao học. Mô hình đại học liên ngành chuyên chú vào các khoa sau đây:
*Công nghệ và Khoa học Ứng dụng;
*Quản lý;
*Thiết kế và Truyền thông;
*Ngoại ngữ;
*Bộ môn Kiến thức & Kỹ năng Nền tảng;
*Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế; và
*Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững
Nhưng có lẽ tôi thích nhất là những tiêu chí sau đây (được ghi trong tờ rời/pamphlet):
*Thành phần Ban Giáo sư gồm những giảng viên Việt Nam và quốc tế có óc sáng tạo là động lực của trường.
* Cố đào tạo những sinh viên có bản lĩnh, ý chí vươn lên và tinh thần phục vụ là sức sống của trường
*Phấn đấu là một trường đại học “xanh”
*Biết cân đối chất Việt (1) và tính toàn cầu
*Ưu tú về khoa bảng nhưng bình đẳng về cơ hội
*Tận tình hỗ trợ hướng nghiệp và tìm việc làm
*Một trường đại học đào tạo môi trường sống và rèn luyện cho sinh viên học thực làm thực
*Một đại học quy tụ các hoạt động trí thức và xã hội
*Giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh (2)

Bà Ninh cũng cho biết lương bổng sẽ tương đương với các đại học nước ngoài và Trí Việt sẽ nỗ lực để trở nên một đại học hàng đầu ờ Việt Nam, thể hiện tầm nhìn lâu dài, tư duy rộng mở và phương pháp sư phạm tiên tiến.

Tôn Nữ Thị Ninh và tác giả (Đại học Stanford, tháng 5/2006)

Ngồi nghe bà Ninh và ông Hổ trình bày về đại học Trí Việt xong, bỗng dưng tôi muốn khóc, phần vì cảm phục cho nỗ lực dai dẳng của bà trong nhiều năm nay (từ ngày nghe bà trình bày ở Stanford và Palo Alto, 2006) nhằm vượt qua các khó khăn và rào cản, phần vì những trạng thái suy đồi của nền giáo dục Việt Nam cũng như văn hoá và lối sống thực dụng của dân tình trong một xã hội thời thượng mà tiền tài và vật chất lên ngôi trong khi đạo đức và nhân phẩm con người bị hạ bệ. Tất nhiên đây là lực cản lớn cho mọi ai muốn đóng góp cho xã hội Việt Nam đương thời. Nhất là chuyện đào tạo xây dựng một đạo ngũ nòng cốt thiết nghĩ phải bắt đầu với “Tiên học Lễ, hậu học văn” hay đúng hơn “phải lấy đạo đức, nhân cách làm đầu”. Đây là những tiêu chí mà bà Ninh nêu ra trong tờ tài liệu về đại học, thiết nghĩ không những sinh viên phải thực hành mà thành viên ban giảng huấn phải lấy làm điều tâm niệm.

Mục tiêu và lý tưởng tối hậu của Trí Việt – nếu tôi không lầm – là đào tạo được những thành phần cốt cán nhằm xây dựng lại một xã hội tốt lành – nếu không phải là một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (3). Đó là một nan đề vì nếu khởi sự từ cấp đại học e rằng quá muộn. Ở Mỹ, vì một số sinh viên không đủ tiêu chuẩn vào đại học nên các nhà giáo dục (ở mọi cấp cho đến tiểu bang và liên bang) đều điên đầu. Trung học cấp II thì đổ thừa cho Trung học cấp I, cấp I thì đổ thừa cho Tiểu học, Tiểu học thì đổ thừa cho cha mẹ và các trường dạy trẻ. Ở Việt Nam thì khỏi nói, từ thời chiến tranh đến giờ – nhất là sau “giải phóng”, sau “đổi mới” – đạo đức suy đồi, cả một xã hội loạn cuồng theo đồng đô la.

Chuyện “trăm năm trồng người” (của Đại học Trí Việt) do đó có khó không, khi tưởng như những ai đi đúng lý tưởng, lương tri, phép tắc và lề luật sẽ bị bỏ lại đằng sau dòng chảy ồ ạt của xe cộ (xã hội), thể hiện và phản ảnh đúng mức nếp sống lèn lách của Việt Nam hiện thời?

Có phải Đại học Trí Việt tốt và khác hơn các đại học ngoại quốc ở chỗ: du sinh sẽ ít người trở về nước khi họ kiếm được việc làm ở các nước sở tại. Sinh viên Trí Việt ở trong nước là thành phần nào? Nghèo hơn du sinh? Thiếu phương tiện hơn gia đình du sinh? Có thể là một điều tốt chăng? Nếu gia đình họ còn giữ được đạo đức và nhân phẩm. Đây có phải là một động lực chính của Đại học Trí Việt? (Có phải Trí Việt sẽ tạo ra những thang học phí theo khả năng tài chánh gia đình, tạo ra học bổng, trợ giúp cho những gia đình nghèo?)

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ca dao Việt Nam

(1) Chất Việt có còn không? Hay chỉ là những thói tính tiêu cực hủ lậu xưa và nay?
(2) Đó là chưa nói đến hiện tượng “chất xám theo trào lưu chảy ra biển lớn không về” khi họ được đào tạo tốt theo mô hình Anh văn quốc tế, mấy ai sẽ hy sinh ở lại Việt Nam nếu lương bổng và cuộc sống không cải thiện?
(3) Khẩu hiệu của Nhà nước mà tôi thường thấy treo ở trên công sở và đường sá.

© Nguyễn-Khoa Thái Anh

21 Phản hồi cho “Thư giãn Chủ Nhật: Những chuyện đáng ghi nhớ: Sài Gòn – Hà Nội – San José”

  1. nvtncs says:

    Những chuyện không đáng ghi nhớ.

  2. Nguyễn Khoa Phương Anh says:

    Hãy rán đứng thẳng trên cột sống ngay ngắn của mình đừng dựa vào xương sườn – dù sườn trái hay sườn phải – của người khác, khó coi quá !

  3. hongson says:

    Bai viet rong tuech. Thung rong hay keu to.

  4. billtran says:

    Mot bai viet rong tuech, vo van,chang di vao chu de gi ca.
    Muon viet thanh van, it ra , phai co y thuc, co tam nhin cong voi mot chut thien khieu van chuong..
    Thai Anh co le nen kiem viec khac lam an, hon la viet lach ba xu the nay…

  5. Bo_gia says:

    Toi doc ma khong hieu y cua bai nay la gi ca, khong le cu dem hinh ong nay ba no bo vao la bai viet hay sao? co le day la nhung y chinh cua may ong Viet Cong.

  6. Lê Kiệt Luân says:

    Mục đích mở Đại-Học nghe cao cả thật ! Nhưng học sinh nghèo thì đừng có hòng vào đó được.Còn nếu HS nghèo mà vào được thì lấy tiền ở đâu để trả lương giáo sư bằng mức lương ngoại quốc ? Nguyễn Khoa Thái Anh có biết làm toán không,Ông nhà Dzăng dziệt kiều?

  7. Mạc Văn Dân says:

    Cha chả…Ông Thái Văn này quen biết nhiều ông bà tai to mặt nhớn, nào là cán bộ cao cấp, những nhà sử học vĩ đại nước nhà v.v…! Ai muốn dựa hơi thì nhào vô sớm – ăn cỗ phải đi trước…

    Dân tui không hiểu vì sao mà ông không dọn cả gia đình về VN ở luôn cho nó sung sướng cuộc đời? Ông quen mặt biết tên nhiều quan nhớn nhà nước như thế, mà về lại Huê Kỳ để sinh sống, thì cuộc đời quả là… đen hơn mõm chó!

    Tội nghiệp quá, ông ơi!

  8. delarue says:

    Tôi nghĩ rằng ông Ng-Khoa Thái Anh nên ít nói một chút có lẽ hay hơn.

  9. Thanh Nguyen says:

    Tôi cũng chẳng hiểu cái ý chính của bài viết này là gì nữa.

    • Sigma says:

      PR cho Vietgian – Acdang do ma.
      Xin loi Bac Bui Tin khong co Bac trong dam nay.
      (Mong Bac than trong vu dze Vn, lo ma sap bay Acdang thi kho lam. Bac da o trong chan va
      cung da biet ran roi….chau khong dam trung khon hon vit)

  10. Duc Nguyen says:

    Một bài viết chán phèo lẫm cẩm của Thái Anh . Thật tình mà đoán , anh về VN nhiều lần chắc là có chuyện riêng tư gia đình . Xin anh dành thời giờ nghiên cứu viết lách thêm, nếu muốn theo đuổi nghề nầy, dĩ nhiên phải có chút thiên khiếu và kiến thức mới được , nhằm giúp cho bài viết của anh có giá trị , hơn là viết cho co’ viết , kiểu khoe khoang quen biết nâng bốc người nầy người nọ , mà chẳng làm nên tích sự gì cho đất nước .

Leave a Reply to Mạc Văn Dân