WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai sẽ là TBT Đảng CSVN đời thứ 14 [2]: Cái lưỡi của Tô quân…

Đọc phần I

Cuộc chạy đua làm chủ ’’nhà Đỏ’’ – TBT ĐCSVN đời thứ 14 – đang đến hồi nước rút. Các nhân vật chủ chốt đã lần lượt xuất hiện, vào cuộc, đẩy không khí cuộc đua đến cao trào. Tôi đã điểm 3 khuôn mặt mà ’’mỗi người mỗi vẻ’’ với các sắc thái, đậm nhạt khác nhau… Bài viết này nghiên cứu: Ứng cử viên thứ tư : Ủy viên BCT, Bí Thư Trung Ương Đảng -  Trưởng ban tuyên huấn Trung ương  – Tô Huy Rứa (THR), người mới nổi lên từ cuối năm 2008 với ’’cương lĩnh tranh cử’’ có bài bản, hệ thống, khá ấn tượng.

Tô Huy Rứa là ai?

Tô Huy Rứa

Tư liệu về ông rất ít: Từng giữ chức Giám đốc học viện chính trị quốc gia, Trưởng ban tư tưởng – văn hóa thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh (1), bí thư thành uỷ Hải Phòng. Từ điển Wikipedia chỉ ghi vắn tắt: Tô Huy Rứa sinh năm 1947, quê xã Quảng Thái huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi có thêm học vị tiến sĩ Triết học.
Đại hội ĐCSVN khóa 9 (2001 – 2006),Tô Huy Rứa được vào BCH TƯ. Khóa 10 (2006 – 2011) trúng cử tiếp. Ngày 8 tháng 5 năm 2007 được giao trọng trách Trưởng ban tuyên huấn TƯ. Tiến sĩ – trưởng ban Tô Huy Rứa càng thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm tiếp tục duy trì học thuyết Mác – Lê, cùng đường lối XHCN ở Việt Nam, thông qua những bài viết đăng báo, bài nói chuyện đây đó… Chúng ta chỉ chọn 3 đoạn văn trong số đó – để nghiên cứu, phân tích.

Đoạn 1:
’’… chú trọng đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài. Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay gắn mục tiêu trên với nhiệm vụ bảo vệ đảng, nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa…’’

Ông Tô xếp, gắn – ’’chống xâm lược’’  – với ’’bảo vệ đảng’’ trước (rồi mới đến bảo vệ nhân dân). Những người Việt nhậy cảm, quan tâm đến hoạt động của đảng cầm quyền – nhận ra, dường như bị xếp ngang hàng, đồng hạng với (kẻ thù) ’’xâm lược từ bên ngoài…’’? cái ’’diễn biến hòa bình’’ được gán cho người Việt Hải ngoại, còn cái ’’tự diễn biến’’ – áp đặt cho người Việt cùng một số đảng viên ĐCSVN trong nước. Gộp chung nội ứng – ngoại hiệp là ’’bọn phản động’’ muốn lật đổ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN Việt Nam!

Cơ quan truyền thông do ông chỉ đạo, luôn phát ra tin bài loại này nhằm hù doạ đảng viên, cán bộ, nhắc họ phải đề cao cảnh gíac với ’’người Việt’’ đang có âm mưu làm… hại nhân dân (Việt) nên cần được bảo vệ, trong khi lẽ ra, việc cảnh gíac ấy phải hướng vào bọn tay sai, bọn gián điệp nằm vùng của ngoại bang và bọn ’’xâm lược từ bên ngoài’’!

Trên thực tế, đã có một số ý kiến của người Việt đóng góp, chỉ ra những khiếm khuyết của đảng cầm quyền đã không thấy (hoặc cố tình không thấy) sai lầm trong việc trị quốc an dân. Đây là tấm lòng của dân Việt đối với những người lãnh đạo đất nước, mong họ làm tốt hơn trong vai trò của mình trước quốc dân đồng bào. Họ hoàn toàn không phải kẻ thù của dân tộc Việt. Kẻ thù đúng nghĩa, đích thực của nhân dân Việt Nam là bọn xâm lược từ ngoại bang!

Đối chiếu với tình hình diễn biến trong thời gian qua, đảng cầm quyền  quả là chưa thực sự bảo vệ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ được nhân dân (cụ thể là Ngư dân)… Tất nhiên toàn dân Việt cũng hiểu rõ những khó khăn do hoàn cảnh, do chủ quan hoặc khách quan mà Đảng CSVN đang đối diện . Hơn nữa, kẻ xâm lược thời nay qủy quái, nguy hiểm chẳng kém bọn bọn xâm lược trong quá khứ nếu xét trên tương quan lực lượng và thời đại!

Thế nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu, thích đáng để bào chữa!

Đoạn 2:

’’Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện nay là chỉ tạo thêm những mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong lòng xã hội tư bản để đưa đến cuộc cách mạng bùng nổ của lực lượng thợ thuyền, tìm trở về chủ nghĩa Mác trong một tương lai…’’

Đây là nhận định, là luận thuyết chủ quan, áp đặt mang tính hoang tưởng. Tôi không hiểu Tiến sĩ Triết học Mác – Lê, Tô Huy Rứa – phát kiến: Cái lực lượng thợ thuyền để làm cách mang quay về với chủ nghĩa Mác kia là thợ thuyền nào? Đang và sẽ ở đâu?

Hãy lấy Đông Âu – nơi ra đời và tồn tại của khối XHCN do các ĐCS lãnh đạo (giờ đã tiêu vong) – để khảo cứu : Hệ thống XHCN Đông Âu tan vỡ, sụp đổ, ngay lập tức nhân dân Đông Âu thiết lập các chính phủ do họ tự do lựa chọn. Nơi đây, lực lượng thợ thuyền khá đông – nhanh chóng hoà vào ’’dòng thác cách mạng’’: Họ hoan hỉ đón nhận , xây dựng cuộc đời mới. Xin cung cấp cho tiến sĩ một số dữ liệu quan trọng: Bất cứ ’’thợ thuyền’’ nào đang sống ở các nước tư bản phát triển – (hay các nước kém phát triển) – cũng xem việc ’’được’’ làm thuê cho nhà tư bản là một niềm vui, là nguồn hạnh phúc. Họ thực sự coi ’’lao động là vinh quang’’. Không được làm thuê – nghĩa là thất nghiệp – sẽ ’’đói’’ (tất nhiên họ và gia đình vẫn được chính phủ của mình (lấy của nhà tư bản dười hình thức thu các loại thuế) – trợ cấp đủ sống).

Vậy thì cái ’’mâu thuẫn, xung đột gay gắt’’ – ý muốn nói xung đôt do nhà tư bản bóc lột người làm thuê như thời kì CNTB mới ra đời – là mầm mống để dẫn tới xung đột gay gắt kia đã bị chính phủ ’’của dân, do dân, vì dân’’ hóa giải. Chủ tư bản mang trí tuệ, sức lực và tài sản của mình ra kinh doanh, sản xuất để đưa đất nước của họ tiến lên. Nhưng họ chỉ có thể thu về lợi nhận vài ba chục phần trăm, còn lại bị luật pháp buộc phải chi trả lương cho người làm thuê, đóng các loại bảo hiểm , các loại  thuế phục vụ an sinh xã hội … Cái ’’xung đột gay gắt’’ mà ông Rứa vẽ ra kia đang và sẽ không có nếu nền dân chủ phổ quát – phát triển, nếu thể chế do dân lựa chọn, bầu ra  – vẫn tồn tại!

Chắc chắn ’’thợ thuyền’’ – đã sống qua trong chế độ XHCN do học thuyết Mác – Lê thống trị nhiều năm – trong qúa khứ và được sống trong chế độ ’’Tư bản dẫy chết’’- hiện tại, đã đủ điều kiện để so sánh, nhận ra rồi quyết định: Sẽ không bao giờ nghe lời xúi dục của bất cứ ai để từ bỏ thể chế họ đang sống, bỏ chổ làm việc, chống lại người đang cho họ và gia đình cơm ăn, áo mặc (…).

Tất nhiên – người lao động nói chung chứ không chỉ ’’thợ thuyền’’ – đã được Quốc hội – Chính phủ của họ đưa ra các luật lệ để chế ngự lòng tham cố hữu của con người – Chứ không chỉ riêng nhà tư bản. Tuy thế, có lúc vẫn phải liên kết lại đòi được trả công tương xứng với chất lượng công việc, sản phẩm và sức lực bỏ ra, bằng những kiến nghị, thương thuyết hoặc những cuộc đình công trong trật tự, ôn hòa, do tổ chức Công đoàn (họ tự bầu ra) – lãnh đạo. Các Công đoàn này không bị bất cứ đảng phái nào kiềm chế, thao túng nên hoạt động độc lập, có hiệu qủa, bảo đảm quyền lợi thiết thực của công nhân.…

Thời đại toàn cầu hóa, thời đại của cuộc cách mạng thông tin – khoa học kĩ thuật, ’’Thợ thuyền’’ không còn đóng vai trò quyết định như lúc ông Mác ông Lê nin đưa ra học thuyết của mình. Bây giờ, thợ thuyền chỉ đóng một phần vai trò khiêm tốn. Xã hội hiện đại còn có nhiều tầng lớp quan trọng khác như: Công nhân lành nghề kĩ thuật cao, trí thức, nhà khoa học, nhà giáo, văn nghệ sĩ… tham gia xây dựng đất nước, quyết định vận mệnh của tổ quốc họ.

Mặt khác, chủ tư bản hôm nay có học thức, trí tuệ, đã học được kinh nghiệm làm giầu, rút tiả được những tinh hoa trong luận thuyết Mác – Lê (mà những người Cộng sản không biết tận dụng) để điều chỉnh hành động, phân phối lợi nhuận một cách hợp lí, hài hòa nhằm điều hòa, giảm nhẹ, đi đến triệt tiêu ’’mâu thuẫn găy gắt’’’. Thợ thuyền sẽ không từ bỏ nơi có miếng cơm manh áo để trở về kiếp sống trong xã hội nghèo đói, bị tước mất các quyền cơ bản của con người mà họ đã trải nghiệm, sống qua.

Thử hỏi: Có con chim nào ra khỏi lồng lại tự nguyện trở lại nơi đã nhốt nó? Chắc chắn nhân dân đông Âu, nhân nhân Nga – không ai muốn ’’tìm về chủ nghĩa Mác’’ sống lại trong chế độ CNXH . Ý kiến ông THR tung ra chỉ để tự ru mình, ru đồng chí ’’cánh hẩu’’ với mình và ’’hi vọng’’ ru ngủ những người nhẹ dạ, cả tin!

Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chết một lần (…) hồi cuối thế kỉ 20 ngay tại chính nơi nó sinh ra, tồn tại, phát triển…

Nó đã chết lần thư 2 (đầu thế kỉ 21), khi quốc hội châu Âu ra nghị quyết xác định: ’’Đó là tôi ác của nhân loại’’. Có thể nào dựng lại được cái thây ma đã 2 lần chết do hàng trăm triệu người tin nó, theo nó 2/3 thế kỉ, rồi bừng tỉnh, nhận ra – xuống tay tự đào mồ chôn? Tiến sĩ THR nhận định như vậy, thực chất chỉ là bài bản tranh cử bằng ’’cái lưỡi’’ nhầm thu hút sự chú ý hòng tranh thủ lá phiếu bầu Tổng Bí Thư ĐCSVN đời thứ 14.

Đoạn 3:

’’… lý luận của Mác và Lênin không sai; chỉ có mấy đảng Cộng sản đã áp dụng sai nên thất bại và những thất bại ở Đông Âu hay ở Liên Xô không phải là tất cả’’…

Đây là câu nói, là luận thuyết ’’cực đoan’’ duy ý chí  của người cố chấp bảo vệ học thuyết Mác – Lê và CNXH một cách vụng về. Nên nhớ: Học thuyết này đã bị mấy trăm triệu nhân dân đông Âu kiên quyết rũ bỏ, vất nó vào sọt rác vì đi ngược lại tiến trình phát triển của lịch sử tiến hóa của nhân loại, chứ không phải do mấy đảng, mấy kẻ lãnh đạo ’’ áp dụng sai’’ như THR nhận định.

74 năm tồn tại trên liên bang Nga – Sô viết (1917 – 1991), những người lãnh đạo các thế hệ nối tiếp của ĐCSLX đã để nước Nga tồi tệ đến độ: Khi xụp đổ, hàng trăm triệu dân Liên Xô không có bánh mì mà ăn  (2) . Các nước (đông Âu) bị LX ép đi theo và ngay cả VN cũng cùng  chung số phận. Thế mà tiến sĩ Triết học – Rứa, vẫn lớn tiếng: ’’… Mác – Lê nin không sai, chỉ có mấy đảng CS áp dụng sai…’’.

Tô Huy Rứa rất tâm đắc với mô hình phát triển của Trung Quốc.  Theo ngầm ý của tiến sĩ Rứa, đây là mô hình tương lai, là cái mốc để ’’thợ thuyền quay lại tìm về chủ nghĩa Mác’’. Đây là  sự ngộ nhận!

Trung Quốc không phải áp dụng học thuyết Mác – Lê và CNXH để phục hưng đất nước (…).. Tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đã nhiều lần khẳng định: Con đường xây dựng – phát triển đất nước TQ mang bản sắc Trung Hoa, không giống ai để thực hiện cuồng mộng làm bá chủ thế giới! Mưu thâm ’’Mượn đường diệt Quắc’’, ’’Bành trướng sâu đo’’ đã, đang và sẽ được họ tiếp tục áp dụng, thực hiện! Hãy đưa ra một mô hình cụ thể, thiết thực nhằm xây dựng  – phát triển đất nước gần 90 triệu dân – có bản sắc riêng VN (nước nhỏ, có tiềm năng, tiềm lực, nhân dân anh hùng) thành đất nước hùng cường, nhân dân ấm no hạnh phúc, hơn là đưa ra những luận thuyết hoang đường làm phân tán suy nghĩ của cả dân tộc!

Ngày 8.12.2008, Trưởng ban THR phát biểu trong hội nghị Hội đồng lí luận quốc gia, nêu lên 6 điểm cho toàn đảng phấn đấu (3). Cộng với những ’’cống hiến’’ đã dẫn trên đây,  tháng 1 năm 2009, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị ĐCSVN.

Sự kiện này dấy lên dư luận, cho rằng: Theo tiền lệ ở 2 khóa đại hội 5 và 7: Nếu ai được bầu vào Bộ Chính Trị ở giai đoạn áp chót đại hội tới, sẽ có khả năng làm TBT khoá tới, cụ thể :

- Khoá 5 (1981 – 1986) – Nguyễn Văn Linh được bầu bổ sung vào BCT – thì đại hội 6 (1986 – 1991) ông được bầu TBT ĐCSVN.
- Khoá 7 (11/1993) – Lê Khả Phiêu đưọc bầu bổ xung vào BCT, đại hội khóa 8 (1996 – 2001) LKP  là TBT.

Nhận định đó hoàn toàn có cơ sở bởỉ một lẽ: Hệ thống lí luận – chỗ dựa, cái xương sống của ĐCSVN là hệ thống lí luận Mác – Lê. Khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ, hệ thống lí luận Mác – Lê cũng tiêu luôn, ĐCSVN không thể tiếp tục giương ngọn cờ trước nay vẫn dùng, đành lấy cụ Hồ Chí Minh làm ’’chỗ dựa tạm’’, nêu vội một khẩu hiệu: ’’Đi theo con đường mà Bác lính yêu đã chọn’’ rồi triển khai tuyên truyền rầm rộ, đổi mầu nền kinh tế, học (một ít) từ TQ, rập khuôn theo chủ nghĩa tư bản thời kì đầu… Cho tới khi mất (1979), người dân Việt cất công tìm hiểu, cũng chỉ nhận ra cụ HCM có mấy mốc lịch sử đã đi qua (cứ tạm coi là đoạn đường – chứ không phải con đường):

- Đánh Pháp, đuổi Nhật, duổi Tầu Tưởng (1945), duổi Tầu Mao (1967 – 1970) – giành độc lập cho dân tộc – tạm thời công nhận đã làm được.

- Định đi theo Mỹ nhằm đoạn tuyệt cái mô  hình XHCN mà  trong qúa trình đi theo đã nhìn thấy ở Liên xô (…) – Không làm được.

- Đi theo Liên Xô – TQ, du nhập Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam – Làm được.

- Đánh đuổi người Mỹ – Làm được.

Nhưng rồi các học trò lại phải quay ra cầu cạnh, xin Đế quốc ’’kẻ thù xâm lược’’ (Mỹ) – trở lại nơi họ vừa bị đuổi đi…

Thực tế, khách quan: Cụ HCM cũng có tạo ra những mốc lịch sử đáng nhớ: Viết bản Tuyên Ngôn Độc lập (1945) hoặc đưa ra bản Hiến pháp tương đối tiến bộ, đầu tiên cho chính thể Viêt Nam, Dân chủ, Cộng Hòa (1946). Thế nhưng khi cụ ’’về với tổ tiên’’, các đồng chí, các học trò không làm theo hoặc sổ toẹt một số điểm cơ bản dù vẫn còn sờ sờ trong hiến pháp hiện nay, mặc dù họ vẫn nói ’’Đi theo người… Sống – làm việc – học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại’’!

Vậy thì đâu là con đường mà Bác kính yêu đã chọn để các vị học trò đi theo? Goi – ’’lấy tạm’’vì chưa tìm ra lí luận . Bây giờ có một tiến sĩ – tự xem như lí luận gia hàng đầu của Đảng có ’’tư duy mới’’ và ’’quan điểm (mới) về bảo vệ tổ quốc…’’!

Tiến sĩ Rứa qủa thực có sức tưởng tượng phong phú, có cái ’’mũi thính’’ hơn người khi nhận ra sự mong muốn của tập đoàn lãnh đạo đang cần hệ thống lí luận. Kết hợp với cái lưỡi biết nói, dám nói ra những điều mà nhà triết học, nhà khoa học chân chính không thể nói… Ông Tiến sĩ đã có công lấp lỗ hổng lí luận đang trống, nên được trọng dụng ngay.

Dân Trung Hoa coi Tô Tần – Trương Nghi (300 năm trước CN) là thuyết khách tài giỏi nên đời sau có ai nói giỏi được ví  ’’Lưỡi Tô Tần’’, ’’Lưỡi Trương Nghi’’ (4). Bởi vì chỉ cần uốn ba tấc lưỡi, họ đã tạo ra hai học thuyết : Hợp tung (Tô Tàn) – Liên hoành (Trương Nghi) để lĩnh ấn soái Tướng quốc 6 nước, rồi hốt vàng mang về ’’báo ân… trả nợ… ban phát’’! Sử gia Tư Mã Thiên đánh gía rất cao , xếp họ vào hàng thuyết khách lớn của thời cổ đại. Tuy nhiên, cuối cùng ông vẫn không quên chỉ ra bản chất của họ bằng một nhận xét xác đáng:

“Cả hai người ấy (Tô Tần và Trương Nghi) đều là những kẻ gian trá, nguy hiểm làm sao! (Truyện TT&TN – sử kí Tư Mã Thiên)”.

Còn ở Việt Nam thời nay…

Cái lưỡi đã mang lại cho ông Tô Huy danh vọng .
Có thể cái lưỡi còn tạo cho ông vinh quang tột đỉnh!

——————————————-

Ghi chú:

(1) Chức Trưởng ban Tuyên huấn ( có thờì gọi là Ban tư tưởng văn hoá) – từ năm 1960 đến nay do các ông sau đây nắm giữ: Tố Hữu – 26 năm (1960 – 1986); Đào Duy Tùng (1986 – 1991); Nguyễn Đức Bình – 10 năm (1991 – 2001); Nguyễn Khoa Điềm (2001 – 2006); Tô Huy Rứa từ 2006 đến nay.
(2) – Ngày 24 tháng 12 năm 1991 , Liên bang xô viết chính thực bị xoá xổ. Khi đến giờ phút thiên chúa giáng sinh (oh ngày 25 tháng 12 năm 1991), cả Mockba cùng tất cả nhà thờ trên toàn Liên bang nga vang lên tiếng chuông, cùng lúc cờ búa liềm trên nóc điện Cremlin hạ xuống, cờ nước Nga truyền thống được kéo lên. Trong thời gian này dân Nga sống cơ cực. Hàng ngày từng đoàn người xếp hàng dưới mưa tuyết, đứng dưới tuyết ngập sâu nửa mét – rồng rắn xếp hàng trước các cửa hàng lương thực – thực phẩm chờ mua để sống, nhưng cửa hàng trống trơn…
(3) – 6 điểm trong bài nói chuyện của THR ở cuộc họp Hội đồng lí luận quốc gia  TƯ ngày 8/12/2008 gồm:
Một là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ;
Hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
Ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
Năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa;
Sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
(4) –  Truyện Tô Tần (Lược trích):
Tô Tần  (316? TCN), tự Quý Tử, người ở Lạc Dương nước Đông Chu, là một biện sĩ đi du thuyết thời Chiến Quốc, nổi tiếng về khả năng du thuyết. Tương truyền ông là học trò của thầy Quỷ Cốc Tử, bạn đồng môn với Trương Nghi, là một trong những đại diện tiêu biểu của phái Tung Hoành Gia (liên kết dọc). Tô Tần đi nhiều nước đề xuất việc hợp tung – liên kết các nước Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở để chống lại nước Tần. Tô Tần đầu tiên định gặp vua Tần lấy khả năng du thuyết của mình để thuyết phục. Nhưng Tần Vương vừa mới giết Thương Ưởng nên ghét những người biện sĩ không dùng. Tô Tần lần lượt qua nước Triệu, Yên, Hàn, Ngụy, Tề, Sở tiếp tục du thuyết. Trong thời gian ở nước Triệu, Tô Tần sợ Tần đánh Triệu liền trêu tức Trương Nghi kích Trương Nghi sang làm tể tướng nước Tần. Tô Tần đi qua nước nào cũng dùng tài du thuyết của mình, chỉ ra cho vua các nước thấy cái lợi của việc hợp tung. Từ đó các vua đều tin Tô Tần muốn sử dụng thuyết hợp tung của ông. Tô Tần được vua Triệu phong làm Tung ước trưởng và cầm ấn Tướng quốc 6 nước. Sau khi việc hợp tung 6 nước hoàn thành nước Tần không mang quân đi đánh các nước khác trong vòng 15 năm. Nhưng về sau các nước vì lợi của riêng mình mà phá minh ước đem quân đi đánh lẫn nhau. Tô Tần liên tục qua các nước để du thuyết khuyên các nước bãi binh trả lại thành trì cho nhau. Tô Tần đi qua các nước, đắc tội với các vua nên luôn phải tìm cách trốn từ nước này sang nước khác. Cuối cùng Tô Tần đến nước Tề làm quan, bị các đại phu nước Tề ghét, tranh giành sự tin yêu của Tề Mẫn Vương nên sai người đâm (ám sát) . Tô Tần bị thương nặng. Vua Tề tìm hung thủ nhưng không bắt được. Đến lúc gần chết Tô Tần nói với Tề Vương: “Thần chết xin dùng xe xé xác thần mà rao ở chợ: ’’Tô Tần vì Yên mà làm loạn ở Tề, thì thế nào cũng bắt được hung thủ giết thần.”… Vua Tề làm theo. Quả nhiên người giết Tô Tần tự ra nhận. Tề Mẫn Vương bèn bắt hung thủ mang chém. Sau khi Tô Tần chết, các em ông là Tô Đại và Tô Lệ định đi duy trì việc hợp tung. Tuy việc hợp tung không được như trước nhưng Tô Đại và Tô Lệ đều làm quan và được coi trọng ở các chư hầu phía đông…
Truyện Trương Nghi (Lược trích theo Sử kí Tư Mã Thiên):

T Trương Nghi là người nước Ngụy. Trước cùng Tô Tần theo học Quỷ Cốc tiên sinh. Tô Tần tự cho mình kém Trương Nghi về học thuật. Trương Nghi học xong đi du thuyết các chư hầu. Nghi có lần theo tướng quốc nước Sở uống rượu, sau đó tướng quốc nước Sở mất ngọc bích. Môn hạ ngờ cho Trương Nghi, nói:
- Nghi nghèo không có nghề ngỗng gì, nhất định hắn lấy trộm ngọc bích của tướng quân. Họ bắt Trương Nghi đánh vài trăm roi, Nghi không nhận tội. Họ tha cho. Vợ Nghi nói: Hừ! Nếu chàng không đọc sách đi du thuyết thì sao đến nỗi phải cái nhục này?
Trương Nghi bảo vợ: Nhìn xem lưỡi ta còn không?
Vợ cười: Lưỡi còn.
Nghi nói: Được rồi?

Tô Tần tiếp tục đi du thuyết. Không bao lâu thuyết phục được Triệu Vương theo hợp tung và cầm đầu việc hợp tung (liên kết theo chiều dọc) với các nước. Song ông ta sợ nước Tần đánh chư hầu, sẽ hỏng mất Tung ước. Nghĩ, không ai có thể cầm quyền ở Tần ngoài Trương Nghi, Tô Tần bèn sai người gợi ý cho Trương Nghi : Ông trước quen Tô Tần, nay Tần đã cầm quyền, sao ông không đến chơi nhờ giúp để đạt chí nguyện của mình.
Trương Nghi nghe lời người kia, sang Triệu, đưa danh thiếp xin yết kiến Tô Tần, …Tần tiếp kiến Nghi, để Nghi ngồi dưới thềm, cho Nghi ăn cơm của hạng đầy tớ nàng hầu, mắng nhiếc Nghi: Tài năng như ngươi mà lại để khốn nhục thế à? Ta không phải là không thể nói để ngươi được giàu sang, nhưng ngươi không đáng được dùng, rồi đuổi đi.
Trương Nghi không ngờ lại bị bạn sỉ nhục nên tức giận. Nghĩ : chư hầu không đâu có thể nhờ được, chỉ có nước Tần mới làm khổ được Triệu, Nghi bèn đi vào Tần. Khi Nghi đi, Tô Tần bảo môn hạ: Trương Nghi là hiền sĩ trong thiên hạ, ta không thể bằng. Nay ta may được dùng trước, mà chỉ có một mình Trương Nghi là có thể cầm quyền binh ở Tần. Song anh ta nghèo, không có cách gì để tiến thân. Ta sợ anh ta ham cái lợi nhỏ mà không thành đạt, cho nên mời đến làm nhục để trêu tức. Ngươi hãy vì ta giúp ngầm ông ấy. Tô Tần lại xin với Triệu Vương xuất tiền của xe ngựa thực hiện ý đồ: Cho người lén lút theo Trương Nghi, ở cùng nhà trọ, làm quen. Khi đã thân mật, người kia đưa cho Nghi tiền bạc, Nghi muốn gì thì chu cấp cho ngay… Trương Nghi nhờ vậy được yết kiến Tần Huệ Vương. Huệ Vương cho làm khách khanh, cùng bàn mưu đánh chư hầu. Người môn hạ của Tô Tần thấy vậy bèn từ giã ra đi. Trương Nghi hỏi: Nhờ ông, ta mới được hiển đạt, nay sắp báo ơn sao ông lại đi?
Người kia bây giờ mới nói: Không phải tôi biết ngài đâu, biết ngài là Tô Quân. Tô Quân lo Tần đánh Triệu, hỏng mất điều ước hợp tung. Lại cho rằng ngoài ngài ra, không ai có thể nắm được quyền bính nước Tần, cho nên trêu tức ngài rồi ngầm sai tôi theo hầu hạ tư cấp cho ngài làm trọn mưu kế của Tô Quân. Nay ngài đã được dùng, tôi xin về báo tin.
Trương Nghi ngộ ra: Than ôi? Thế là ta mắc mưu Tô Quân mà không biết, rõ ràng ta không bằng Tô Quân. Ta lại mới được dùng, làm sao nghĩ đến việc đánh Triệu được? Ông tạ ơn Tô Quân hộ ta. Trong thời còn Tô Quân, Nghi đâu dám nói chuyện đánh Triệu? Vả lại, Tô Quân còn đấy, Nghi dám làm trò gì được?
Sau khi làm thừa tướng nước Tần, Trương Nghi bèn viết tờ hịch bảo tướng quốc nước Sở: “Trước ta theo ngươi uống rượu, ta không lấy trộm ngọc bích của ngươi, ngươi đánh đòn ta. Ngươi hãy lo giữ nước cho khéo, ta sẽ có ngày lấy trộm thành của ngươi đấy”.

Đất Ba và đất Thục đánh nhau, đều đến cầu cứu Tần.
Tần Huệ Vương muốn đem quân đánh Thục, nhưng ngại đường sá hiểm trở, nhỏ hẹp khó đi. Hàn lại đến xâm lấn; muốn đánh Hàn trước, sau sẽ đánh Thục, nhưng sợ không lợi; muốn đánh Thục trước nhưng lại sợ Hàn đánh úp Tần. Huệ Vương do dự chưa quyết. Tư Mã Thác cùng Trương Nghi tranh luận ở nước mặt Huệ Vương. Tư Mã Thác muốn đánh Thục. Trương Nghi nói: Chẳng bằng đánh Hàn.
Huệ Vương hỏi : Xin nói tại sao?
Nghi giải thích : Thân với Ngụy, làm bạn với Sở, đem quân xuống Tam Xuyên, ngăn chặn cửa Thập Cốc, làm chủ đường Đồn Lưu. Ngụy cắt đứt Nam Dương, Sở đến gần Nam Trịnh, Tần đánh Tân Thành, Nghi Dương để đến gần ngoại đồng của hai Chua, trách tội Chu Vương xâm lấn đất của Sở, Ngụy. Chu tự biết không thể cứu được tất phải đem đồ báu và chín vạc ra. Giữ lấy chín vạc, cầm lấy địa đồ, sổ sách, lấy thế thiên tử để ra lệnh cho thiên hạ, thiên hạ ai dám không nghe theo! Ấy là nghiệp vương đấy. Nay Thục là nước xa tít về phía Tây, và thuộc hạng Nhung, Địch. Ta làm lính mệt, dân chúng vất vả nhưng không đủ để nổi danh: được đất của nó không đủ để làm lợi. Thần nghe nói “tranh danh ở triều, tranh lợi ở chợ”. Nay Tam Xuyên, Chu Thất tức là triều và chợ của thiên hạ, mà đại vương không tranh, lại tranh Nhung, Địch, thế là còn cách xa vương nghiệp lắm.
Tư Mã Thác phản bác lại: Không phải. Thần nghe nói: vị vua muốn nước giàu thì cốt được ruộng đất; vị vua muốn binh mạnh thì cất được dân giàu; vị vua muốn làm vương thì cất được đức rộng lớn. Có ba điều ấy thì nghiệp vương sẽ theo sau. Nay nhà vua đất nhỏ, dân nghèo, cho nên thần muốn làm việc dễ trước. Nay Thục là nước xa tít về phía Tây và là trưởng các dân Nhung, Địch, đang có loạn Kiệt, Trụ. Lấy binh Tần đánh nước ấy khác nào khiến sài lang đuổi đàn dê? Được đất nước ấy đủ để mở rộng nước, lấy của nước ấy đủ để làm dân giàu, nuôi binh si không thiệt đến dân chúng mà họ đã theo phục. Đánh đổ một nước mà thiên hạ không cho là bạo; được hết lợi vùng Tây Hải mà thiên hạ không cho là tham. Thế là ta làm một việc mà có cả danh lẫn thực, lại còn có cái tiếng là trừ bạo, ngăn loạn nữa. Nay ta đánh Hàn tất sẽ uy bức thiên tử, là danh không tốt, mà vị tất đã có lợi, lại mang cái tiếng bất nghĩa. Đánh nước thiên hạ không muốn đánh, thật là nguy vậy Thần xin bày rõ tại sao. Chu là tôn thất trong thiên hạ, Tề là nước thân thiện với Hàn. Chu tự biết mất chín vạc, Hàn tự biết mất đất Tam Xuyên. Hai nước ấy chung sức họp mưu, để dựa vào Tề, Triệu mà cầu hòa với Sở, Ngụy. Bệ hạ không thể ngăn họ lấy chín vạc cho Sở, lấy đất cho Ngụy. Thần bảo nguy là thế đấy. Không bằng đánh Thục là kế vạn toàn.
Huệ Vương nghe lời Tư Mã Thác: Phải, quả nhân xin nghe nhà ngươi.
Rồi đem binh đánh Thục…

Tô Tần đến lúc chết còn báo oán người giết mình nhưng báo ân cũng rất đầy đủ. Khi ông được làm Tướng quốc có qua Lạc Dương liền đem nghìn vàng phân tán cho họ hàng bè bạn. Khi trước ông có vay người khác một trăm quan tiền làm vốn đến khi phú quý báo đáp một trăm nén vàng.
Tô Tần, Trương Nghi được người đời sau coi trọng về tài du thuyết, người có tài ăn nói thường được ví như “lưỡi Tô Tần’’
“Tô Tần nổi dậy từ chốn làng xóm, hợp tung sáu nước. Điều đó chứng tỏ tri thức của ông ta có chỗ hơn người”(SK TMT)
Nhưng mặt khác vì việc Hợp tung – Liên hoành của Tô Tần và Trương Nghi chỉ có mục đích chủ yếu làm lợi cho bản thân họ nên Sử gia kết luận:
“Cả hai người ấy đều là những kẻ gian trá, nguy hiểm làm sao!”.

© Đàn Chim Việt Online 2009

2 Phản hồi cho “Ai sẽ là TBT Đảng CSVN đời thứ 14 [2]: Cái lưỡi của Tô quân…”

  1. Nguyễn Hà Huy says:

    Các ông ấy biết thừa là học thuyết Mac-Lê sai lè ra những không giám nói là sai vì đã trót nói rồi : Con đường đi lên CNXH là con đường duy nhất đúng . Chân lý của những kẻ hoang tưởng . Than ôi ! nước Việt

  2. ToTam says:

    Quá hay ! Hậu thế ,nhất là Giáo Dục XHCN đâu có cho tuổi trẻ biết những bài học quý giá trên.Cảm ơn nhiều nhiều ! ! !

Phản hồi