WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Thời thanh niên sôi nổi”

LTS: ĐCV cho đăng tải bài viết của tác giả Đoan Trang để chúng ta có hiểu phần nào tuổi trẻ VN nghĩ sao về cuộc chiến chống Pháp mà Võ Nguyên Giáp được coi là anh hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa.

——————————————

Một cuộc khảo sát do báo Sinh Viên Việt Nam thực hiện năm ngoái với hơn 500 sinh viên một số trường đại học và cao đẳng tại TP.HCM cho thấy: 45,6% bạn trẻ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại; 27,1% bạn trẻ không hài lòng với cuộc sống hiện tại; 27,3% bạn trẻ đang băn khoăn và chưa nghĩ về hạnh phúc ở hiện tại nhưng hơn một nửa trong số 27,3% ấy tin rằng mình sẽ hạnh phúc trong tương lai.

Cũng theo khảo sát trên, các “kiểu” hạnh phúc được các bạn xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: 39% bạn trẻ mong muốn kiếm được việc làm phù hợp với năng lực và sở thích, có cơ hội thăng tiến, kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn ước mơ học tập và du lịch, chăm sóc chu cấp cho người thân; 33% quan tâm đến sức khỏe; 17% quan tâm đến tình yêu; 11% muốn trang bị đầy đủ các vật dụng hiện đại như xe máy, điện thoại di động, laptop, máy ảnh…

Bạn trẻ, bạn nghĩ sao khi đọc những thông tin này? Về phần mình, tôi nghĩ nếu có một tỷ lệ hơn 40% sinh viên Việt Nam thực sự hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại thì đó là điều tốt, rất nên mừng cho các bạn ấy. Tuy thế, trong trường hợp ấy tôi sẽ hơi ngạc nhiên. Tôi nhớ tới câu nói của nhân vật Khảm trong truyện ngắn nổi tiếng “Không có vua” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Người xưa được phong thần dễ nhỉ?”, và tôi cũng muốn hỏi với đúng thái độ ấy: “Người trẻ bây giờ hạnh phúc dễ nhỉ?”.

Nói như vậy dĩ nhiên không phải vì tôi muốn sinh viên Việt Nam phải bất hạnh, cuộc đời phải thăng trầm, sóng gió. Ai dám mong điều đó chứ? Nhưng, đôi khi tôi cứ nghĩ, sao các bạn trẻ lại phải tự giới hạn diện quan tâm và mức độ đa dạng của cuộc sống của mình thế nhỉ? Một doanh nhân, luật gia Việt Nam – ông Nguyễn Trần Bạt – từng nói thế này: “Đặt những vấn đề của đất nước vào trong đời sống tinh thần của mình là cả một công nghệ để nâng mình lên một tầm khác. Tôi thấy rất nhiều thanh niên ngồi với nhau là nói chuyện bia rượu, hoa hậu, bóng đá… Tôi ít thấy ai nói chuyện đất nước, nói chuyện rừng ngập mặn, hiện tượng nóng lên của trái đất. Tôi cầu mong cho thế hệ trẻ bây giờ có nhiều người học được những phẩm chất như vậy, đem nhốt vào trong đời sống tinh thần của mình những vấn đề sống còn của đất nước mà suy nghĩ”.

Nhưng mà thôi, đầu xuân năm mới, chẳng nhẽ lại chúc nhau “một năm ly kỳ, gay cấn” như nhà văn Thảo Hảo từng gợi ý trong tiểu phẩm “Tôi muốn đời tôi màu gì”. Khi viết những dòng này, tôi cũng không có mảy may ý nghĩ rủ rê, hô hào, kích động bạn thanh niên xuống đường biểu tình chống tăng học phí. Tôi chỉ muốn nói là, các bạn trẻ hãy thử mở rộng diện quan tâm của mình đến khoa học, đến nghệ thuật, đến chính trị, đến quản lý và lãnh đạo xem sao. “Thử một lần cho biết”, các bạn sẽ thấy cuộc đời có thêm màu sắc, rất đáng sống.

Thay cho mọi lời chúc mừng năm mới, tôi viết bài dưới đây về một nhân vật đã, đang, và sẽ còn là thần tượng của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam, xin coi đó như một món quà tặng các bạn đầu xuân 2011 này.

* * *

“Thời thanh niên sôi nổi” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Năm 2011 này, vị tướng thân yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam tròn 100 tuổi. Đã có quá nhiều sách báo cả trong và ngoài nước viết về ông – nhà quân sự tài ba, người xây dựng và dẫn dắt quân đội Việt Nam, vị tướng huyền thoại của chiến dịch Điện Biện Phủ lừng danh toàn cầu… Nhưng không mấy ai biết về tuổi trẻ, về thời học sinh – sinh viên của tướng Giáp. Và đó cũng là những “bí ẩn” hấp dẫn mà rất nhiều người muốn tìm hiểu.

Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, trong một gia đình nhà nho ở làng An Xá, nay thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha ông dạy học, bốc thuốc, mẹ làm ruộng. Viết về gia cảnh họ Võ ngày ấy, một nhà sử học người Úc, TS. Robert J. O’Neill, ghi lại trong cuốn “Tướng Giáp – chính trị gia và chiến lược gia” (1969) [1] rằng Võ Nguyên Giáp “sinh trưởng trong một gia đình có thu nhập đủ để ông có thể học hành tới nơi tới chốn, nhưng không dư dật tới mức tạo cho ông một cách tiếp cận truyền thống về đường công danh”.

Cũng phải hiểu rằng, trong hoàn cảnh thời ấy, “thu nhập đủ để ông có thể học hành tới nơi tới chốn” nghĩa là đảm bảo cho chú bé Giáp không phải là một đứa trẻ thất học, nhưng việc theo được hay không hoàn toàn do năng lực của Giáp quyết định. Mà nhà cũng chỉ đủ tiền cho hai anh em trai Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho ăn học thôi, các chị em gái không được ưu tiên.

Từ bé, Võ Nguyên Giáp đã chăm chỉ, hiếu học. Người anh em đồng hao của tướng Giáp sau này là Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại rằng cậu Giáp học chăm và rất giỏi, “hai năm học ở trường tiểu học Đồng Hới, cậu luôn đứng đầu lớp và vào kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu tỉnh. Thời ấy, việc đỗ đầu tỉnh có tiếng tăm lắm. Gia đình hoan hỉ. Cậu về làng được quý trọng”. [2]

Tính hiếu học ấy được hình thành từ tấm bé và sẽ mãi là một phẩm chất nổi bật ở Đại tướng. Một người thân của tướng Giáp cho biết, Võ Nguyên Giáp là một trí thức suốt đời tìm hiểu, suy nghĩ, học hỏi, “dù là tuổi hai mươi, hay là khi tóc bạc”. Ông đọc sách rất nhiều, luôn chịu khó tiếp xúc và lắng nghe, với một sức thu nhận bằng năm bằng mười người khác, đến mức trong giới nghiên cứu lịch sử quân sự phương Tây có chuyên gia đánh giá: “Tướng Giáp là cả một văn phòng”.

Tuổi 20 nồng nàn nhiệt huyết

Mùa hè năm 1925, Võ Nguyên Giáp thi đỗ vào trường Quốc học Huế. Cậu đỗ thứ nhì, loại khá. Nhập học, tháng nào cậu cũng đứng đầu lớp, có tên hàng đầu trên bảng danh dự, được cấp học bổng. Và không phải là một cậu thiếu niên học giỏi nhưng lúc nào cũng chỉ cắm đầu vào sách vở mà thờ ơ với thế sự: Ngoài việc học, Võ Nguyên Giáp sớm có sự quan tâm đến các vấn đề chính trị – xã hội, đến đất nước thuở ấy đang trong cảnh nô lệ. 14-15 tuổi, cậu đã tìm gặp nhà chí sĩ Phan Bội Châu để hàng tuần nghe cụ nói chuyện. “Biệt nhãn” của cụ Phan cũng đã sớm nhận ra tinh thần cách mạng hay một thiên tư nào đó tiềm ẩn trong con người Võ Nguyên Giáp. Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại, hồi đó, “anh Giáp được cụ Phan chú ý và rất thương. Cụ có mấy chục bộ sách cổ kim, thấy anh Giáp hăng hái, nhiệt tình và ham học, cụ bảo: “Khi nào tôi mất, tủ sách này để lại cho cậu Giáp””. TS sử học Robert J. O’Neill cho rằng: “Khi Giáp còn đi học, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đã được hình thành một cách có sức thuyết phục và đầy cảm hứng bởi cụ Phan Bội Châu”. Nhưng sự thực có lẽ còn hơn thế: Sáng dạ, tinh thần ham hiểu biết, chịu khó học hỏi, mối quan tâm đến quốc gia, dân tộc, tất cả những phẩm chất ấy cộng thêm những tâm sự của nhà cách mạng già Bến Ngự đã hun đúc nên ở Võ Nguyên Giáp một năng lực chính trị vượt trước tuổi, trước đa số các bạn thanh niên cùng thế hệ.

Tuổi 20 của Võ Nguyên Giáp, như Trung tướng Phạm Hồng Cư đã viết, là một thời kỳ sôi nổi, làm việc cật lực: “Làm nhiều việc cùng một lúc: vừa học thi, vừa đi dạy, vừa viết báo, vừa hoạt động cách mạng. Là chiến sĩ cách mạng, là thầy giáo dạy sử, là nhà báo, là sinh viên…” [3]. Nếu chỉ là một chàng thanh niên thông minh, học giỏi, nhưng thờ ơ với “chuyện chính trị”, Võ Nguyên Giáp hẳn không bao giờ làm việc hết mình, sống hết mình để có một tuổi trẻ như thế, và nhiều khả năng là chúng ta sẽ chỉ có một “thầy ký, thầy thông, thầy cãi” vô danh thay vì một vị tướng tài ba, một nhà chính trị chiến lược như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Năm 1927, Võ Nguyên Giáp viết bài báo đầu tiên, bằng tiếng Pháp: “À bas le tyranneau de Quoc hoc!” (Đả đảo tên tiểu bạo chúa trường Quốc học!), gửi đăng ở tờ L’Annam của luật sư Phan Văn Trường tại Sài Gòn. Bài báo tố cáo mạnh mẽ nền giáo dục ngu dân của những kẻ cai trị. Sau đó, anh tổ chức một phong trào bãi khóa để phản đối việc nhà trường đàn áp học sinh, đuổi học Nguyễn Chí Diểu, cấm học sinh đọc sách báo yêu nước v.v. Với vai trò người cầm đầu, anh bị đuổi học. Nhưng không gì có thể dập tắt khát vọng học tập, đấu tranh, làm cách mạng giải phóng trong lòng người thanh niên yêu nước. Cũng Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại, những ngày ấy, anh Giáp vùi đầu vào tự đọc, tự học, lên một kế hoạch học tập rất nghiêm. Anh đọc đi đọc lại, thuộc lòng từ đầu chí cuối cuốn kịch thơ Andromaque của Racine, Le Cid của Corneille. Anh tập làm văn theo cuốn Stylitstique (Tu từ học). Anh liên lạc để tự học theo một trường giáo dục phổ cập bên Pháp… Cũng thời gian này, anh bắt đầu làm quen với chủ nghĩa Marx. Rồi anh gia nhập đảng Tân Việt, một đảng mà theo anh là có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa rõ rệt, hướng tới sứ mệnh làm cách mạng quốc gia và cách mạng thế giới. Ở Tân Việt, Võ Nguyên Giáp làm công tác tuyên huấn, viết tài liệu tuyên truyền cách mạng. Từ năm 1928, anh kiêm thêm vai trò biên tập viên của Tiếng Dân, tờ báo của cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Song song với làm cách mạng, anh Giáp vẫn tự học Tú tài, và năm 1933, anh đỗ Tú tài phần thứ nhất, hạng ưu, với tư cách thí sinh tự do. Niên khóa 1933-1934, anh học chuyên khoa triết tại trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội, năm 1934, đỗ Tú tài toàn phần. Đây là một bước đệm để anh tiến tới trở thành sinh viên của Đại học Luật khoa Đông Dương.

Chăm chỉ, ham mê, và xuất sắc

Những người thầy cũng như bạn học cũ của Võ Nguyên Giáp đã dành nhiều lời tốt đẹp để nói về anh Giáp. GS, NGND Nguyễn Thúc Hào, bạn Võ Nguyên Giáp ở trường Quốc học, kể: “Trong kỳ thi vào Quốc học, tôi đỗ đầu còn anh Võ Nguyên Giáp đỗ thứ hai. Tôi còn nhớ anh Giáp trắng trẻo như con gái, tuy đỗ thứ hai, nhưng suốt cả năm học đệ nhất niên, tháng nào anh cũng được làm “major”, nghĩa là đầu lớp, mà tôi thì luôn luôn đứng thứ hai… Anh Giáp hơn tôi một tuổi, nhưng đã có những suy nghĩ của người lớn, còn tôi lúc ấy chỉ là một cậu bé chăm học và ngoan, dễ bảo thế thôi. Các giáo sư Việt cũng như Pháp đều tỏ vẻ bằng lòng đối với hai chúng tôi, nhất là đối với anh Giáp, học giỏi”.

GS Marcel Ner, từng dạy triết ở trường Albert Sarraut, rất quý mến Giáp. Có bài của trò Giáp được GS chấm 17 điểm, vượt hẳn người thứ nhì chỉ được 14 điểm. Ông từng kể lại với ký giả Pháp gốc Việt Gérard Le Quang – tác giả của cuốn Giáp hay chiến tranh nhân dân (1973): “Giáp là một cậu học trò nghiêm chỉnh và say mê việc học hành. Đã xảy ra một chuyện lạ, khiến chúng tôi xích lại gần nhau. Khi thanh tra đang dự lớp tôi, tôi hỏi bài anh Giáp. Anh đứng dậy, nhưng chưa nói được câu nào, đã ngất đi … Trước đó, Giáp từng bị kết án, bị cầm tù, vì đã cùng với một số bạn học quyên góp từng xu cứu tế cho những nạn nhân người An Nam tham gia nổi dậy ở xứ Nghệ. Nay Giáp, cho dù ngập vào việc học hành, vẫn thức rất khuya để chữa bài (cho học trò con nhà khá giả) để phụ thêm vào khoản trả học phí…”. [4]

Vừa học đại học, vừa dạy thêm, vừa viết báo chính trị và làm cách mạng, Võ Nguyên Giáp hầu như không còn thời gian rảnh rỗi. Và không phải không có lúc anh kiệt sức, chuệch choạc. Gérard Le Quang viết:

“Ai cũng biết rằng sự nghiệp chính trị và đường học vấn không phải lúc nào cũng song hành, nhất là khi anh lại còn phải kiếm sống nhờ dạy học. Đây hẳn là lý do khiến Giáp đã phải đúp năm thứ hai, do không qua được kỳ thi tháng 10”.

Tuy thế, tinh thần ham mê học tập, năng lực tổ chức và khả năng làm việc gấp đôi, ba người thường, khiến Võ Nguyên Giáp luôn là một sinh viên nổi bật. Theo Gérard Le Quang, “Giáp học khá, đặc biệt xuất sắc ở những môn mà ông say mê, và vào những lúc mà, sau các hoạt động chính trị, vẫn lại thời gian dành cho học tập. Giáo sư Grégoire Kherian dạy kinh tế chính trị và luật vẫn còn nhớ về Giáp như một học trò ưu tú: “Vào năm thứ hai (1935), Giáp đã làm một luận văn xuất sắc về cán cân thanh toán Đông Dương. Tôi đã cho anh ấy tới 17 điểm với nhận xét sau đây: “Một chuyên luận xuất sắc về một đề tài ít được biết đến. Bài có cách trình bày sáng sủa, có phương pháp, và có cá tính”. Bài được giải nhất trong cuộc thi Kinh tế chính trị học cuối năm đó”.

GS luật Gaetan Pirou, quan chức cấp cao của Pháp sang thanh tra Đông Dương về giáo dục, đã chú ý đến Giáp và đề xuất việc đưa anh sang Paris du học, “ra khỏi môi trường thuộc địa”. Sau một ngày suy nghĩ, Giáp từ chối. Le Quang cho rằng đây chính là thời điểm Võ Nguyên Giáp quyết chí lựa chọn con đường cách mạng.

Lời kết

Nhiều năm sau trận Điện Biên Phủ lẫy lừng, giới nghiên cứu phương Tây vẫn đặt câu hỏi, điều gì làm nên thiên tài quân sự cùng tầm nhìn chiến lược của nhà chính trị Võ Nguyên Giáp?

Họ, cũng như chúng ta, chẳng thể nào đưa ra câu trả lời chính xác cuối cùng. Nhưng từ những điều ít ỏi được biết về “thời thanh niên sôi nổi” của Đại tướng, chúng ta có thể thấy rằng, thiên tư của một người trẻ tuổi chẳng là gì khác ngoài tinh thần hiếu học, ý chí nỗ lực vươn lên không ngừng, hăng hái đấu tranh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn không phải chỉ cho chính mình mà cho toàn thể dân tộc, cùng đất nước.

Nguồn: Đoan Trang facebook

—————————————–

[1]  “General Giap – Politician and Strategist” do NXB Cassel Australia xuất bản năm 1969.

[2]  “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” – Phạm Hồng Cư, NXB Thanh Niên, 2004.

[3] “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” – Phạm Hồng Cư, NXB Thanh Niên, 2004

[4] “Giap ou la guerre du peuple”, NXB Denoël, Paris, 1973.

23 Phản hồi cho ““Thời thanh niên sôi nổi””

  1. kenny says:

    Ngay xua dai tuong cam quan
    Ngay nay dai tuong cam quan chi em
    Ngay xua dai tuong cong don
    Ngay nay dai tuong coi L. chi em
    Ong Giap la vi tuong thang chuc nhanh nhat ,khong co hoc qua mot truong quan su nao ca
    Thoi the tao anh hung
    Thoi the cung tao thang khung thang dien

  2. Trung Kiên says:

    Cám ơn tác giả Đoan Trang, bài viết thật thú vị!

    Trận đánh Điện Biên Phủ gây nhiều tranh cãi, mặc dù “Việt Minh” thắng trong trận đánh này nhưng không thể nói ông Võ Nguyên Giáp là “thiên tài” nếu không có sự trợ giúp của Nga và TQ! Để dẫn chứng cho luận cứ này, mong BBT hãy để cho link hướng dẫn kèm đây được hiển thị:

    Bốn “pháp bảo” làm nên chiến thắng

    Trung tướng Nguyễn Đình Ước nói: “Nếu nói đến Điện Biên Phủ mà không nói đến chiến tranh toàn quốc là thiếu sót. Điều thứ hai là các nước anh em giúp đỡ ta lớn lắm, trong đó phải kể đến Liên Xô, Trung Quốc!”

  3. nvtncs says:

    “…Anh đọc đi đọc lại, thuộc lòng từ đầu chí cuối cuốn kịch thơ Andromaque của Racine, Le Cid của Corneille.”

    Đây là một thí dụ sự nói dối, tâng bốc, thần thánh hóa của CSVN. Vở kịch Le Cid dài cả nghìn câu, được dạy năm đệ ngũ ( quatrième ), cho học sinh 14 tuổi. Học sinh VN nào thuộc lòng mấy nghìn câu thơ Pháp văn năm 14 tuổi?

  4. Cao Trí says:

    Tôi đọc các hồi ký của các cựu quân nhân VNCH thì thấy quân đội CS hay dùng chiến thuật biển người. Cho đến nay vẫn ca là thắng trận nhưng tôi chưa bao giờ đọc được những tài liệu công bố con số tử thương trung bình của những sỹ quan chỉ huy của họ từ cấp tiểu đoàn đến sư đoàn. Ngược lại bên VNCH anh cầm quân mà thống kê cho thấy lính chết nhiều quá là không được. Ai coi phim Enemies at the gate thì đều hiểu CS, không thể nào thắng mà cũng phải đánh, hy sinh một cách oan uổng. Lịch sử đã chứng minh chế độ CS không bao giờ coi trọng nhân mạng dù trong thời chiến hay thời bình.

  5. NHỮNG SỸ QUAN AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM says:

    HOAN HÔ BÁC LUBIM , HAY , MẸ ĐỐP… và những NGƯỜI ĐẬP MẶT BỌN VIỆT GIAN

    Gần 90 triệu đồng bào VN mình trong nước cùng Thế hệ trẻ VN khắp nơi – luôn là hậu phương vững chắc ủng hộ và đồng hành với các bác , các anh chị em , đã dũng cảm đập mặt bọn việt gian .

    Chúng tôi biết rõ – bọn bám theo Thực dân , Đế quốc và Bành trướng này – chỉ là mấy kẻ từng nợ máu , hận thù và bất mãn lưu vong . Chúng đang cố gắng gượng chống phá , bôi bẩn Quê hương Việt Nam yêu quý của chúng ta .
    Chẳng nên bận tâm nhiều về mấy kẻ sắp chết , lẩm cẩm rỗi hơi và bồi bút ăn tiền ấy .
    Chúng ta có những việc khác quan trọng và cần thiết hơn ở nơi khác .
    Hãy để chúng cho những người chuyên đi săn – sập bẫy thú hoang .

  6. linhhuong says:

    Xin ban biên tập bỏ cái chữ cầm L… chị em cho để cho có vệ sinh bài viết,Xin cám ơn.

  7. hay says:

    Theo như các bác nói trong chiến tranh 1954 – 1975 Việt Cộng thua rất nhiều trận trước quân đôil Mỹ và bộ đội Bắc Việt chết cũng rất nhiều .Các bác cho em biết sao họ vẫn chiến thắng Mỹ và Việt Nam cộng hòa Hay quá nhỉ.

    • nvtncs says:

      “South Vietnam is not worth the life of a single American boy.”

      Senator Wayne Morse, speech (6th September,1963)

      “Cả Nam Việt Nam không đáng mất một người thanh niên Mỹ.”

      Mỹ không muốn đánh CSVN vì Việt Nam không có dầu hỏa, không có người Do Thái.
      Kissinger gọi chính sách bỏ rơi Nam Việt Nam là “Realpolitik”, chính trị thực tế.
      Cố gắng mà hiểu tôi muốn nói gì.

    • nvtncs says:

      Một khi Kissinger và Nixon sang Tầu đồng minh với Tầu để đánh xụp Liên Xô thì giữ miền Nam Việt Nam làm cái quái gì? VN có cái gì ích lợi cho Mỹ để mà phải đánh.

      Xuốt đời làm con tốt thí cho Tầu-Nga mà không biết, còn gáy.

      Đằng nào cũng là thuộc địa kinh tế, chính trị của Tầu rồi, đã nhìn thấy gì chưa? Ăn đồ Tầu, mặc đồ Tầu, đi xe Tầu…, BCT vâng lệnh Tầu.

      Trong khi Nam Bắc cấu xé nhau, thằng Tầu ngồi nhìn, xoa tay cười khi thấy một nước VN chia rẽ, kiệt quệ.

      Cứ thù ghét nhau nữa đi. Có sung sướng không?

  8. butnua says:

    Anh hùng kháng chiến Điện Biên
    Phủ dỏm* công trạng Giáp nguyên Vỏ mìn
    Dân phong Thống chế oai kinh
    Đảng bầu Chủ Tịch Chống sình sản bưa
    Chị em cán chửa muốn chưa
    Order áo Giáp,áo mưa,condom
    Khi nào CỜ ĐỎ treo mồm
    dưới xin bác Giáp khai Form cai đè
    Trăm tuổi chưa tỉnh cơn mê
    Thiên đường Cọng sản Mác Lê Mao Hồ
    Thoi thóp trong cái xác khô
    Vang danh đại tướng bưng bô Tàu phù.

  9. LUBIM says:

    BỌN TÀN QUÂN THUA TRẬN CÓ BAO GIỜ HẾT CAY ĐẮNG ẤM ỨC ĐÂU NHỈ?
    (BBT cắt. Đề nghị bạn tranh luận với ngôn ngữ lịch sự hơn)

    • Lê Dân Việt says:

      Ông bạn LUBIM hãy đừng tự ru ngủ mình nữa, Người dân Việt nam ở cả hai miền Nam Bắc Việt nam đều là những kẻ thất trận sau trận chiến tương tàn, nồi da xáo thịt 1954-1975. Kẻ chiến thắng không ai hết là chủ nghĩa Cộng sản quốc tế đứng đầu là Sô-Viết Nga và Trung cộng. Quân độ và đảng CSVN chỉ là những tên đánh thuê, tự nguyện rước voi về rầy mả tổ. Nếu ông đứng trong hàng ngũ người CS để coi đây là một chiến thắng của người CS trước toàn dân Việt nam thì ông chính là kẻ thù của dân tộc Việt nam.

      Ông hãy tự vắt tay lên trán để tự hỏi những việc làm của đảng CSVN hiện nay có thực sự là dãnh lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho đai đa số người dân Việt nam hay không? Câu trả lời chắc chắn là: KHÔNG. Vậy thì tất cả những xương máu của bao nhiêu lớp trai hùng ở cả hai miền Nam Bắc có phải đã bị đám CSVN lợi dụng để thực thi sự bành trướng của chủ nghĩa CS quốc tế hay không? Hỏi đã là câu trả lời cho ông rồi. Ông đừng cứ nhắm mmắt tưởng rằng người CS đã chiến thắng. Cuộc chiến giữa dân tộc Việt nam với các chủ thuyết ngoại bang, vô dân tộc, vô tổ quốc vẫn còn đang tiếp diễn. Chừng nào những chủ thuyết phí dân tộc, phi nhân bản vĩnh viễn không còn hiện hữu để đè đầu cưỡi cổ đại đa số dân lành Việt nam, thì khi ấy mới là một chiến thắng đúng nghĩa. Đảng CSV sẽ bị loại khỏi dòng tư duy của dân tộc Việt, nó chỉ còn là một bóng ma lịch sử đau thương của dân tộc trong lương rất gần. Ông có thể lựa chọn giữa dân tộc nhân bản và một lũ vô lương bắn nước hại dân đó là đảng CSVN hiện nay.

  10. it is me says:

    Đọc xuyên qua những lời tán tào lao về việc học Đại học Luật khoa Đông Dương của Võ Nguyên Giáp, tui thấy: (1) ổng học không trôi chảy lắm (học lại năm thứ hai, và có thể hơn thế nữa), (2) có lẽ ổng không học xong (graduate) Đại học Luật khoa. Vì nếu học xong, tác giả đã phét thêm, bốc lên thành mây xanh rồi (Tiến sĩ Luật khoa không chừng). Học không xong, đi theo lãnh đạo công nông thì quả là hợp lý (making sense) !

Leave a Reply to hay