WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kế hoạch thôn tính và khai thác biển Đông của Trung quốc

đã bắt đầu từ bao giờ?

Hối tháng 7 năm 2010, tàu ngầm Trung Quốc đã lặn xuống đáy Biển Đông cắm cờ

Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đặc biệt là Việt nam và Philipine đang cùng với Hoa kỳ, Úc, Nhật và Nam hàn rất quan tâm đến vấn đề Trung quốc đang ngày càng bánh trướng thế lực ra biển Đông đặc biệt là với bản đồ hàng hải đường lưỡi bò thì bắt đầu ngay từ đảo Bạch Long Vĩ rồi Cồn cỏ và nhiều đảo của Việt nam ở Hoàng sa và Trường sa và đường hàng hải quốc tế từ xưa đến nay các tầu bè qua lại đều nằm trong vùng “chủ quyền” của Trung quốc. Nhưng người ta đâu có biết là trên mặt biển đang ầm ầm nổi sóng mà người ta đâu có biết rằng dưới sâu đáy đại dương tưởng là yên lặng kia các đợt sóng ngầm còn mạnh mẽ hơn trên mặt biển nhiều vì Trung quốc đang tiến tới quy mô lớn để thăm dò đấy biển để truy tìm khoáng sản quý đặc biệt là dầu lửa, gas v.v…từ nhiều năm nay mà chỉ khi bị phanh phui ra họ mới chịu công bố là “các nhà khoa học Trung quốc đã tiến hành nghiên cứu thăm dò đại dương khu biển Đông từ năm 1999 đến nay và gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi”.

Tuần báo The Economist trong bài viết «Ai là người thống trị đại dương?» đã đề cập đến dự án thám hiểm đáy Biển Đông của chính phủ Bắc Kinh. Dự án này được thảo luận trong một hội nghị tập trung các nhà hải dương học trong và ngoài nước Trung Quốc, tổ chức tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27 tháng giêng năm 2011 vừa qua.Nhưng dư luận quốc tế cho rằng hội nghị này buộc phải công bố công khai khi mà danh tính của nó đã bị thế giới phanh phui và cho công bố những tài liệu về tổ chức này thực chất không phải là mục tiêu khoa học mà là thăm dò tài nguyên khoáng sản và dầu hỏa, dầu khí để dọn đường cho cuộc thập tự chinh trên biển của Bắc kinh.  Bài báo mở đầu bằng nhận định, chủ nghĩa đế quốc và ngành hải dương học thường tay trong tay với nhau. Các nghiên cứu của hải quân Anh về các vùng biển nông và duyên hải trên thế giới trong thế kỷ 18 và 19 đã đóng góp nhiều kiến thức cho khoa học, nhưng đồng thời cũng giúp cho các nhà buôn Anh quốc có thể du hành trên các đại dương, và các chiến hạm Anh có thể thống trị thế giới. Nhìn từ góc độ này, thì hội nghị trên có khả năng gây bức xúc cho các quốc gia láng giềng phương nam của Bắc Kinh.Dự án South China Sea-Deep có mục đích thám hiểm một vùng biển có diện tích rộng đến 3,5 triệu kilomet vuông, với độ sâu tối đa 5,5 kilomet, mà chính phủ Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình, cho dù bị rất nhiều nước phản đối, đặc biệt là Việt nam và Philipine.Để bảo vệ cho việc thăm dò này hiệu quả và an toàn trước nguy cơ khi cái ủy ban khoa học này thăm dò trên vùng biển thuộc lãnh thổ của các nước có thể bị tấn công, Trung quốc đã cho cử các tầu ngầm tàng hình và trên mặt biển thường xuyên có các tầu chiến giả dạng tầu đánh cá hay tầu buôn đi lại khu vực này. Các nhà khoa học tham dự hội nghị chối rằng mục tiêu chỉ là thêm kiến thức cho nhân loại, và chỉ đơn thuần về mặt khoa học chứ không phải nhằm tìm kiếm dầu khí và nguồn lợi khoáng sản. The Economist nhận định, thật ra thì cũng đúng, như nhiều nhà du hành Anh trước đây cũng từ sự khát khao hiểu biết. Tuy nhiên, kiến thức cũng là quyền năng, và nếu các nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên thám hiểm đáy sâu Biển Đông, thì các nhà kinh doanh Trung Quốc cũng sẽ có lợi thế khai thác thương mại hơn các đối thủ, và hạm đội Trung Quốc cũng sẽ ở thế «trên cơ» để bảo vệ họ.

Đề án trên do nhà khoa học đầu ngành Uông Phẩm Tiên, thuộc Đồng Tể đại học ở Thượng Hải chủ trì. Ông này có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Giao Long, chiếc tiềm thủy đỉnh hiện đại nhất của Trung Quốc, có thể lặn sâu đến 7km dưới đáy biển. Dự án được đưa ra một phần từ nghiên cứu của chiếc Đại dương Nhất hiệu năm 2007 về những dải kiến tạo ở giữa đại dương do các dịch chuyển của vỏ trái đất. Đồng thời, các nhà thám hiểm trên tàu này cũng phát hiện được vị trí nhiều mỏ đồng, chì, kẽm cũng như các nguồn thủy nhiệt tại đây. Những địa điểm mà họ quan tâm là  mà Việt nam đang khoan dầu hay các công ty nước ngoài đã và đang thăm dò dầu khí của Việt nam hay Philipine thì đó là nơi họ thường qua lại nhiều nhất và có khi lưu lại ở đây rất lâu ngày. Vì thế, quốc hội Philipine đã ra luật về vùng lãnh hải của họ để đưa tầu chiến và phương tiện hiện đại đến bảo vệ khiến Trung quốc không thể đến đó tự tung tự tác như họ muốn nên rất tức giận nhiều lần phản đối nhưng bị Philipine phớt lờ.

Mục đích của dự án South China Sea-Deep trước hết là nghiên cứu các hướng phát triển của đáy đại dương, rồi đến trầm tích và khí hậu, tiếp nối theo một công trình của tiến sĩ Uông Phẩm Tiên trong khu vực vào năm 1999. Cho dù có những biện minh, các nghiên cứu này rất có lợi cho công nghiệp dầu khí. Phần thứ ba của dự án nhắm vào sinh học ở Biển Đông, đặc biệt là dưới đáy đại dương. Đó là việc hấp thụCacbon của các vi sinh vật, cuộc sống dưới đáy biển, sự trao đổi dưỡng chất và phiêu sinh vật… tại nhiều vùng ở Biển Đông và giữa Biển Đông với Thái Bình Dương.Đương nhiên là việc này sẽ tốn khá nhiều tiền, ngân sách dành cho dự án là 150 triệu nhân dân tệ, tương đương 22 triệu đô-la, do Quỹ quốc gia về Khoa học Tự nhiên, một tổ chức của chính phủ có trụ sở ở Bắc Kinh đài thọ. Nhưng không chỉ trong ngành hải dương học, mà một trung tâm kỹ thuật về đáy biển tại Thanh Đảo sẽ tiêu tốn 400 triệu nhân dân tệ, một mạng lưới quan sát đáy đại dương, tương tự với chương trình Neptune của Canada và Sáng kiến Quan sát Đại dương của Hoa Kỳ cũng cần 1,4 tỉ nhân dân tệ nữa. Chắc chắn là tiền được dùng cho lợi ích khoa học đơn thuần. Nhưng The Economist nhận xét, nói như thế sẽ làm «tự ái» đại diện của Tập đoàn quốc gia về Dầu khí Ngoài khơi của Trung Quốc. Phát biểu trong hội nghị, tập đoàn này cho biết trữ lượng khí thiên nhiên ở Biển Đông được ước tính khoảng 200 tỉ tỉ mét khối. Người ta cũng cảnh báo về mức độ thăm dò và bắt tay vào khai thác dầu hỏa và khoáng sản của Trung quốc đang chuẩn bị bắt đầu nếu một khi họ dọn đường xong dư luận để công khai chủ quyền đường lưỡi bò.

Phía Việt nam chắc chắn cũng đang rất cảnh giác với trò đội lốt nghiên cứu khoa học này và không dễ để họ đến đây hôi dầu, dựng cờ, cắm phiễu khai thác được. Dư luận các nước đều rất cảm thông với Việt nam phải sắm tầu ngầm và các dàn hỏa tiễn tầm xa, tầm trung và pháo bờ biển hiện đại trong khi kinh tế khó khăn cũng một phần lớn vì lý do này.Nhiều quốc gia trong khu vực đang xem xét phải lập hàng rào điện tử dưới biển hay gài thủy lôi để không cho tầu của những kẻ “thăm do khoa học” sai mục đích này phải tránh xa khu vực thuộc chủ quyền của họ. Chắc chắn những năm tới đây cuộc đấu tranh trên mặt biển cũng như dưới đại dương sẽ căng thẳng hơn và Việt nam với dải bờ biển dài hình chữ S giầu tài nguyên khoáng sản và ngoài xa với nhiều đảo đầy tiềm năng như Hoàng sa và Trường sa chuyện sẽ phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình? Đó là câu hỏi lớn mà nhân dân và đất nước đang đặt trên vai của những nhà lãnh đạo quốc gia này giải đáp nó.

Vương quốc Bỉ, ngày 22 tháng 2 năm 2011

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Kế hoạch thôn tính và khai thác biển Đông của Trung quốc”

  1. Vũ duy Giang says:

    TQ cũng mới đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc(UNO)để xin khải thác”biển xâu”ở một số phần của Ấn Độ Dương! Cái trò”bịp bợm” này của TQ cũng giống như khi họ đã giấu diếm cho hải quân lên các đảo không người ở Trường Sa,để đắp những ngôi mộ giả,với bia ghi tên chữ Hán,để luận biện gian dối là người Hán đã”sống chết”tại đây,tức là vùng biển đảo của TQ!!Nhưng sau đấy hải quân VN đào những nấm mộ này lên,thì thấy”chống rỗng”,khiến mấy chú ba Tầu bị”tẽn tò”.

    Bây giờ thì TQ lại”lặn xâu”dưới nước để làm trò”bịp bợm”cả thế giới!

    Thật đúng là”khôn quá, hóa dại”,nên thuở xưa VN có câu”Ngớ ngẩn như chú Tầu nghe kèn”,chỉ trừ khi nghe kèn”đám ma Tầu”.thì mới không ngớ ngẩn !!!

  2. Võ Hưng Thanh says:

    Việc Trung Quóc, biển Đông, và các đảo của VN là điều hết sức quan trọng, rất đáng quan tâm của mọi người VN hiện nay.
    Một nước lớn có khuynh hướng bành trướng ra chung quanh, điều đó đúng hay sai thì ai cũng rõ.
    Nhưng mình không phải người ta, mình nhận thức về người ta cũng bằng thừa, không thể làm thay đổi hay ngăn chặn được người ta.
    Cái chính là thực lực của mình, tinh thần quyết chí tự bảo vệ, không chịu lùi bước của mình, cho dù đó là khía cạnh nào, tình huống nào, hay thực lực nào.
    Cho nên hiện, nay việc đoàn kết quốc gia của mọi người VN không phân biệt ở đâu, chí ít cũng là riêng về vấn đề TQ là cần thiết nhất.
    Còn nếu ngược lại, vẫn chỉ lo đả kích, kình chống, ngăn trở nhau, có khác gì đâu giơ đầu chịu báng, vạch lưng ra cho người ta thấy chỗ yếu của mình.
    Quyền lợi chính đáng của quốc gia luôn luôn là ý nghĩa quan trọng nhất. Đối với bất kỳ ai cũng vậy, từ ngôn ngữ, đến suy nghĩ và đến thể hiện.
    Điều này không những là yêu cầu chung của mọi con dân, mọi tập thể, mà cũng còn cả đối với chính quyền nhà nước và cả dân tộc nói chung. Bất kỳ nhà nước thời nào cũng vậy. Cái chính đáng luôn luôn là cái nguyên tắc, còn mọi điều gì không theo đúng nguyên tắc lại là chuyện khác, cá nhân cũng vậy mà mọi tập thể cũng vậy.

    VHT

  3. Các chiến lược gia Trung Quốc coi hàng không mẫu hạm là tối quan trọng đối với lực lượng hải quân biển xa, cho phép Trung Quốc tấn công tới tận vành đai căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản, Đài Loan và Philippines.

    Là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, và cùng là một nhà nhập khẩu lớn về dầu mỏ và các nguồn tài nguyên khác từ châu Phi và Trung Đông, Trung Quốc không còn tín nhiệm Mỹ và các lực lượng hải quân nước ngoài trong việc bảo vệ các chuyến tàu biển của mình.

    Một vị Tướng về hưu của quân đội Trung Quốc, ông Xu Guangyu cho biết: “Chúng tôi có những lợi ích và nhiệm vụ trên toàn thế giới và cần một sức mạnh hải quân để bảo vệ các lợi ích này. Đây không phải là một thách thức đối với bất kỳ ai,

    chúng tôi chỉ muốn tham gia câu lạc bộ hàng không mẫu hạm”.

    Anh từ chối bán hàng không mẫu hạm đã “nghỉ hưu” Invincible cho thương gia Trung Quốc

    Bộ Quốc phòng Anh đã tuyên bố giá của tàu sân bay HMS Invincible, bị loại bỏ ra khỏi biên chế từ năm 2005, sẽ không được công bố. Giới chức quân sự Anh dự định sẽ bán chiếc tàu này với giá như bán sắt vụn. Theo đó, HMS Invincible được định giá ở mức 2 triệu bảng.

    Anh đã từ chối đề nghị muốn mua lại hàng không mẫu hạm đã “nghỉ hưu” HMS Invincible của thương gia Trung Quốc hiện đang sống tại nước này Kin Bong Lam.

    Theo thông tin được đăng tải trên Shanghai Daily, ông Lam sẵn sàng trả gấp đôi so với mức định giá của Bộ Quốc phòng Anh về HMS Invincible là 5 triệu bảng (7,9 triệu USD).

    Theo cổng thông tin eDisposals, đề nghị của ông Lam bị từ chối là do ông này đã không “cung cấp đủ hồ sơ cần thiết” về ý định sử dụng tàu sân bay cũ HMS Invincible.

    Tuy nhiên, ông Lam khẳng định toàn bộ hồ sơ tham gia dự thầu đấu giá hàng không mẫu hạm HMS Invincible của ông đã được xem xét kỹ lưỡng bởi đội ngũ luật sư, tư vấn thầu và kế toán.

    “Tôi rất thất vọng vì kế hoạch của tôi chỉ muốn biến chiếc tàu sân bay cũ thành trường học quốc tế nổi tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Đông”, ông Lam cho biết.

    Mặc dù không mua được tàu sân bay HMS Invincible, vị doanh nhân Trung Quốc đã sống tại Anh hơn 20 năm này tuyên bố sẽ tiếp tục tham gia vào các cuộc đấu thầu mua lại xác chiến hạm cũ của Bộ Quốc phòng Anh.

  4. Chúng tôi cho rằng rồi đảo và biển của Việt nam cũng sẽ bị Trung quốc lấy hết thôi. Với nhà nước bất lực này thì nói làm gì hả ông Hoàng Hà? Họ đúng là vẫn mơ giữa ban ngày là Trung quốc vì tình hữu nghị mà trả và nếu không trả thì chịu. Chính họ sợ dân nổi dậy hơn là Trung lấy đảo.
    Hãy tin là như vậy.
    Phạm Quốc Trung ( Bến tre)

  5. Bạn “Con chim say” nói nghe that chí lý lắm! Đúng là Đảng và Nhà nước Việt nam không phải không biết chuyện này nhưng vẫn còn ảo tưởng là Trung quốc sẽ nghĩ lại để trả đảo và chủ quyền Hoàng sa và Trường sa. Mặt nữa là sợ Trung quốc quá mà mất cả trí tuệ và sự dũng cảm nên vừa đại hội sang phải báo cáo ngay và khi vừa đặt chân đến Nội bài thì nhận được ngay bản đồ Lưỡi bò mà trong đó đảo Bạch Long Vỹ và Cồn cỏ cũng là của Trung quốc luôn. Trung quốc có bao giờ tôn trọng cái tình hữ nghị củ khoai củ sắn đâu? Tất cả chữ vàng đều bị nó bỏ vào sọt rác cả rồi và khi cần là hóa vàng luôn.
    Trần Thanh Thủy (Hải phòng)

  6. 1/86 tr. con chim says:

    Ôi zời,
    Chính quyền HN họ bán nước nước rồi, chứ không phải là họ không biết làm cách nào giữ nước đâu.
    Họ thừa hiểu rằng nếu “nhảy” sang cán cân cùng với các nước phương Tây, Mỹ, Nhật, Hàn, Thái… thì Tầu nó không giám động đến mình. Như vừa rồi và hiện nay Mỹ họ vẫn đang thuyết phục VN tham gia tập trận mà vẫn chưa muốn tham gia thì chứng tỏ là anh có vấn đề gì với Tầu.
    Khốn một nỗi là nếu làm vậy thì giữ được nước, nhưng lại không giữ được những “cái ghế” và những khoản qua “gầm bàn”
    Các “đồng chí” cứ giả ngây giả ngô, cứ lỡm với dân tộc mà không biết xấu hổ!

  7. Cu Tý says:

    HÀM CÁ MẬP

    1.
    HÀM CÁ MẬP nhe nanh muá gút,
    Cá đào hang chui rút dấu kỳ.
    KHỬ TỪ tàng dấu vẩy vi,
    Dọc ngang đáy biển sợ gì một ai.
    Bắn đạn thật ra oai kẻ cả,
    Bắc Ðông Nam đe doạ mọi bề.
    Nết Tần dạ Sở trổ nghề,
    Miệng đào đưa đẩy mãi lề thói xưa.

    2.
    HÀM CÁ MẬP tuôn mưa nổi gió,
    Nuốt Hoàng Sa xây rọ nhốt người.
    Chữ Vàng Mười Sáu hổ ngươi,
    Miệng khoe Bốn Tốt trò cười thế gian.
    Láng Giềng Tốt lấn sang cướp đoạt,
    Hoa leo tường phủ xác bướm ong.
    Nhập nhằng liềm sắc buá đồng,
    Hồng mao tơ buả chập chồng bò leo.

    3.
    HÀM CÁ MẬP thói beo nết sói,
    Lưỡi độc xà soi mói đáy sâu.
    Thả thuyền Lã Vọng buông câu,
    Hoàng Sa mồi nhử hay đâu gân gà.
    Sáo phu thuỷ ngân nga chiêu dụ,
    Sao hoa dường say ngủ giấc hoè.
    Hoa xa vờn lượn lập loè,
    Mặt ngoài như đã khó dè lòng trong.

    4.
    HÀM CÁ MẬP Biển Ðông cuộn sóng.
    Thò Lưỡi Bò ong óng rống to.
    Tàu ngầm hoạ tiển hát hò,
    Xuống Nam lên Bắc lắm trò dạy răn.
    Nghè chưa đỗ lăng xăng hăm doạ,
    Hù xóm làng nhấp nhá buá liềm.
    Tiếng SƯ TỬ HỐNG uy nghiêm,
    Hoa Lài loang toả là điềm cáo chung.

    Ðộc tài toàn trị đường cùn !!!

  8. Chúng tôi đồng ý với chị Quynh Như về ý kiến này. Rồi các quý vị sẽ thấy các diễn biến ở Ai cập và châu Phi hay Trung đông chỉ là để dân biết về tình hình thế giới diễn ra mà thôi chứ đừng hy vọng dân nổi lên lật chế độ. Tại sao tôi nói vậy? vì ngay khi Liên xô quê hương cách mạng Cộng sản đổ, bức tường Tây Bec linh đổ mà ở Việt nam có xáo trộn gì đâu? Thế mà khi Hoàng sa Trường sa bị Trung quốc thôn tính hay biên giới phía Tây bị Pon-pot tấn công, phía bắc bị Trung quốc tràn xuống thì toàn dân lại đứng lên một lòng giết giặc. Cho nên phải thấu tỏ lịch sử mới thấy đặc tính của dân tộc Việt nam chứ cứ hô hào lật đổ kiểu nhiều úy vị đầy sân hận chỉ là tốn công vô ích mà thôi. Ông Nguyễn Hiền là tay sai cho Trung quốc rất sợ điều này nên khi ai viết về Trung quốc là nhăm nhe vào góp ý bậy liền.
    Tôi cho rằng Đảng và Nhà nước Việt nam biết rất rõ điều này vảchi cần một vấn để về Đảo biển nổi lên với sự kiện lớn một chút mà lãnh đạo đất nước bạc nhược để mất là các bạn sẽ thấy ngay.Lúc đó khó ngăn dân nổi dậy lắm.
    Đinh Thế Toàn ( Sai gon)

  9. Trung quốc rõ ràng đang thôn tính đảo biển của Việt nam và tước quyền đi lại trên biển của quốc tế trong đó kể là Mỹ mà không thèm đếm xỉa gì đến phnr ứng của quốc tế và các quốc gia này. Họ cũng coi thường Mỹ luôn và tuy không nói ra nhưng sầnng nghênh tiếp bằng vũ lực với cả cựu ba schủ thế giới một thời này. Vấn đề là Hoa kỳ và Việt nam có xích lại gần với nhau vì quyền lợi chúng hay không? Theo tôi cả hai phía đều nên phải có quyết tâm lớn.
    Việt nam một khi để Trung quốc lấn át lấy đảo mà dân bất bình dễ nổi loạn hơn là lý do độc Đảng như nhiều người hay nói đến. Tại sao nói vậy? Vì dù sao dân Việt nam vẫn có ăn, có mặc chỉ không có nhà to cửa rộng mà thôi, lại sẵn có tính nhút nhát hay chóng thỏa mãn nên khó có thể nổi lên chống Đảng và nhà nước. Chỉ khi đất nước bị lâm nguy, chủ quyền đất nước bị thôn tính thì lòng yêu nước thôi thúc họ hành động. Cho nên Đảng và Nhà nước Việt nam thấy rõ điều này vì thế cho bà Phuong Nga phản đối dài dài và đôi khi có vẻ to mồm với Trung quốc để lấy lòng dân chút, còn thực lòng vẫn sợ Trung quốc lắm. Nhưng già néo đứt dây. Tôi tin là đến khi không còn sức chịu đựng, khi thấy mất đảo, chinh quyền bạc nhược với Trung quốc dân sẽ nổi dậy cho xe.Lịch sử Việt nam thường diễn ra với nguyên nhân này hơn là vì miếng cơm mà vùng dậy. nhiều người cứ nghĩ tại sao tại Ai-cập hay các nước châu Phi, Trung đông cách mạng nổi lên như sóng cồn mà ở Việt nam không thấy động tĩnh gì? Các bạn hãy xem lại lịch sử thì thấy ngay.
    Hồ Quỳnh Như ( Ba đình-Hà nội)

  10. Trung quốc rõ ràng đang thôn tính đảo biển của Việt nam và tước quyền đi lại trên biển của quốc tế trong đó kể là Mỹ mà không thèm đếm xỉa gì đến phnr ứng của quốc tế và các quốc gia này. Họ cũng coi thường Mỹ luôn và tuy không nói ra nhưng sầnng nghênh tiếp bằng vũ lực với cả cựu ba schủ thế giới một thời này. Vấn đề là Hoa kỳ và Việt nam có xích lại gần với nhau vì quyền lợi chúng hay không? Theo tôi cả hai phía đều nên phải có quyết tâm lớn.
    Việt nam một khi để Trung quốc lấn át lấy đảo mà dân bất bình dễ nổi loạn hơn là lý do độc Đảng như nhiều người hay nói đến. Tại sao nói vậy? Vì dù sao dân Việt nam vẫn có ăn, có mặc chỉ không có nhà to cửa rộng mà thôi, lại sẵn có tính nhút nhát hay chóng thỏa mãn nên khó có thể nổi lên chống Đảng và nhà nước. Chỉ khi đất nước bị lâm nguy, chủ quyền đất nước bị thôn tính thì lòng yêu nước thôi thúc họ hành động. Cho nên Đảng và Nhà nước Việt nam thấy rõ điều này vì thế cho bà Phuong Nga phản đối dài dài và đôi khi có vẻ to mồm với Trung quốc để lấy lòng dân chút, còn thực lòng vẫn sợ Trung quốc lắm. Nhưng già néo đứt dây. Tôi tin là đến khi không còn sức chịu đựng, khi thấy mất đảo, chinh quyền bạc nhược với Trung quốc dân sẽ nổi dậy cho xe.Lịch sử Việt nam thường diẻn với nguyên nhân này hơn là vì miếng cơm mà vùng dậy. Hãy xem lại lịch sử thì thấy ngay.
    Hồ Quỳnh Như ( Ba đình-Hà nội)

Leave a Reply to Nguyễn Hữu Viện