WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về vấn đề cờ xí và chế độ chính trị

Chế độ chính trị là thể chế chính trị của một nước. Đó là khi một lực lượng chính trị nào đó đã lên cầm quyền trong cả nước và thiết lập ra một chính phủ nhất định. Chính phủ đó quyết định chế độ chính trị trong nước đó như thế nào, đó là thể chế chính trị của nước đó. Điều này trong lịch sử từ trước đến nay đã có sự khác nhau giữa chế độ quân chủ và chế độ cộng hòa, giữa chế độ tư sản và chế độ cộng sản. Đó là điều rất rõ ràng hiện nay trên thế giới mọi người đều đã biết, không có gì cần phải úp mở hoặc che đậy được nữa. Vấn đề là tùy theo một hoàn cảnh hay điều kiện thực tế xã hội cụ thể mà người ta buộc phải giải thích, hay buộc phải nghe sự giải thích theo cách như thế nào đó nhằm cho dễ nghe, hoặc để có thể được lọt tai ra sao thôi.

Nói khác đi, trong thời quân chủ, triều đại nào lên do dẹp yên được loạn lạc bờ cõi, do lật đổ được triều đại cũ trước đó, do giải phóng được ách ngoại xâm, vậy là khai sinh ra triều đại mới, trở thành vị vua hay vị hoàng đế mới. Tất nhiên quân chủ là cha truyền con nối, có khi triều đại kéo dài nhiều trăm năm, lúc hưng, lúc phế, có khi bị mất ngôi nhiều lúc lãng xẹt, và chuyển sang triều chính khác có thể tệ hơn, hoặc có khi cũng tốt hơn. Đã là quân chủ thì quyền thuộc vua mà không thuộc nhân dân, đó là quyền cá nhân mà không thể nào tập thể, bởi một nước không thể một ngày không có vua, và một nước cũng không thể cùng lúc có nhiều vua. Chế độ quân chủ tất nhiên cũng là chế độ độc tài, nhưng đó là độc tài cá nhân, ý vua là “ý trời”, không bất kỳ thần dân nào có thể đi ngược hay xâm hại đến được, cho rằng nó có thể phi lý ra sao. Tất nhiên người ta cũng có thể đặt ra các cơ quan hoặc cá nhân can gián vua, đó là các chức quan gián nghị đại phu ngày xưa mà ai ai cũng biết.

Nhưng tới khi xuất hiện định chế dân chủ thì mọi việc đã hoàn toàn khác. Quyền chính trong cả nước không thuộc về vua kiểu cha truyền con nối nữa, mà thuộc về toàn dân. Chính nhân dân đi bầu trực tiếp, tự do lựa chọn ra người đứng đầu đất nước để lãnh đạo mình. Ngoài ra, dân cũng bầu đại biểu Quốc hội để soạn thảo Hiến pháp, gọi là Quốc hội lập hiến. Có Hiến pháp, tức luật mẹ, luật cơ bản xong, thì hoặc Quốc hội lập hiến được chuyển qua, hoặc được bầu mới một Quốc hội lập pháp khác để làm ra pháp luật pháp nói chung, và cũng là cơ quan thường xuyên đại biểu cho dân. Cũng từ Quốc hội mà lập ra ngành Tòa án độc lập, tức là ngành tư pháp. Vậy đã có sự phân biệt ba quyền cơ bản, hay tam quyền phân lập theo kiểu dân chủ, đó là Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp như trên đây đã thấy. Đại để cả ba cơ quan này độc lập nhau, cùng là đại diện cho dân, nhưng có nguồn gốc bình đẳng nhau, nhằm để kiểm soát, hỗ trợ cùng nhau nhưng không thể xen lấn hoặc thay thế lẫn nhau. Ý nghĩa trên hoàn toàn là ý nghĩa khách quan, khoa học, vốn đã được thiết lập ngay từ đầu trong những nhà nước dân chủ tư sản sau khi phế truất được chế độ quân chủ chuyên chế. Do vậy các chế độ quân chủ đại nghị về sau cũng không đi ra ngoài nguyên tắc này, và nhà vua trong các nước đó cũng chỉ mang tính chất tượng trưng mà không còn uy quyền thực tế.

Song tới khi cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 xảy ra ở Nga, nhà nước Liên bang Xô viết hay Liên xô thành lập, thực hành theo học thuyết Mác, có nghĩa nhà nước theo chuyên chính vô sản, thì sự việc lại một lần nữa được đổi khác. Trong ý nghĩa tiến tới một xã hội cộng sản, mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa, thì nguyên tắc mới đảng cộng sản lãnh đạo lại trở thành nguyên tắc cốt cán. Có nghĩa khái niệm nhà nước tư sản với nguyên lý tam quyền phân lập bị loại bỏ. Cả ba quyền đó thật sự bây giờ chỉ được tập trung vào một xuất phát điểm duy nhất, đó là đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện. Vì nếu không làm như thế thì không tiến tới xã hội vô sản để đi lên xã hội cộng sản trong tương lai được, chỉ là một nguyên tắc đương nhiên. Đây là điều đã từng có suốt trong thời kỳ tồn tại của Liên xô và khối Đông Âu cũ trước đây, cũng như ở các nước Xã hội chủ nghĩa, tức những nước cộng sản khác. Nền dân chủ sau gọi là nền dân chủ nhân dân, hay nói khác là nguyên lý dân chủ tập trung, trong đảng cộng sản cũng như trong toàn xã hội, có nghĩa nó là một yêu cầu của chuyên chính vô sản theo ý nghĩa khách quan, và thật sự điều này cũng không có gì để phải cải chính hoặc thảo luận cả. Bởi vì nó là nguyên tắc phải có, cho tới khi hệ thống ý thức hệ theo lý thuyết của Mác trên toàn thế giới trong quá khứ đã hoàn toàn chuyển biến qua các sự kiện thực tế xảy ra mà nay ai cũng biết.

Trong tính cách ý nghĩa chính trị của các chính thể hay chế độ chính trị cơ bản qua thực tế lịch sử đã có như thế, việc hình thức các cờ xí phải cùng đi theo như thế nào cũng là điều hoàn toàn khách quan, hiển nhiên, không có gì phải thắc mắc. Thời quân chủ, cờ xí đó là cờ xí phong kiến, chỉ do nhà vua được toàn quyền lựa chọn. Thời cộng hòa hay dân chủ tư sản, cờ xí đó tất nhiên là cờ phải được toàn thể nhân dân đồng ý qua các cơ quan tối cao đại diện cho họ quyết định. Đến thời cách mạng vô sản, tất nhiên cờ chính thức phải do đảng cách mạng, tức đảng cộng sản quyết định. Bởi lá cờ phải mang ý nghĩa cách mạng. Cờ của đảng dĩ nhiên là cờ búa liềm màu vàng trên nền màu đỏ, được hiểu như nó tượng trưng cho giai cấp công nhân và nông dân, trên nền tảng đấu tranh giai cấp của cách mạng. Điều này là thống nhất trong phong trào cộng sản quốc tế. Còn cờ quốc gia hay cờ nước, dĩ nhiên cũng phải có nền màu đỏ và hình thức ngôi sao nào đó, tùy theo sự lựa chọn đặc thù riêng, nhưng nói chung nó phải gần phần nào với cờ đảng như là một ý chí xuyên suốt và thống nhất.

Ngược lại với những điều trên, cờ của các quốc gia không cộng sản, tức các nước cộng hòa hay dân chủ tư sản, thì không liên quan gì đến ngôi sao và nền đỏ cả. Đó chỉ là những màu cờ lựa chọn theo truyền thống lịch sử nào đó của các nước đó một cách tự nhiên. Như cờ ba màu của Pháp, cờ ba màu của Nga hiện nay, cờ của Anh, của Mỹ, của cả hàng trăm nước khác nhau trên toàn thế giới hiện có, kể cả cờ của miền Nam cũ trước đây là cờ vàng ba sọc đỏ mà ai từng sống ở miền Nam trước năm 1975 đều biết. Nên nói cho cùng lại, cờ ngoài ý nghĩa tượng trưng cho những xu hướng chính trị nào đó, các đảng phái hay lực lượng chính trị nào đó, ở trong những đất nước đã có chính quyền, nó còn tượng trưng cho chính quyền, hay ngay cả nó tượng trưng trong hiện tại cho chính quốc gia đó. Tất nhiên khi còn đấu tranh giành chính quyền, cờ chỉ là cờ của các khuynh hướng chính trị nhất định. Nhưng khi một lực lượng chính trị nào đó đã lên cầm quyền một cách chính thức hoặc qua một cuộc cách mạng nhất định, để lập nên một thể chế mới, thường người ta cũng có khuynh hướng vận động đưa ngọn cờ đó hay ngọn cờ mới thích hợp thành ra một quốc kỳ mới.

Cho nên, ý niệm ‘cờ xí’ chỉ là ngôn ngữ bình dân nói cho vui. Nhưng trên tinh thần nghiêm chỉnh, phải nói là cờ, hay quốc kỳ, nếu nói một cách chính thức đối với một chế độ chính trị hay quốc gia nào đó. Dĩ nhiên, chế độ chính trị và quốc gia hay đất nước, là hoàn toàn khác nhau. Bởi quốc gia, dân tộc thì mãi mãi trường tồn theo thời gian, như là điều gì thiêng liêng nhất mà những người cùng dòng máu, cùng nguồn gốc đều luôn luôn nghiêm cẩn hướng đến. Trong khi đó các khuynh hướng chính trị, các chế độ hay chính thể, thật ra có khi chỉ nhất thời, cho dù có thể tồn tại trong các thời gian dài nhưng không bao giờ bao trùm cả toàn bộ lịch sử. Bởi vậy, cả quốc hiệu, quốc ca, quốc kỳ, luôn luôn có thể đổi thay theo thời cuộc, theo các thời kỳ lịch sử khác nhau, mà dân tộc, đất nước thì luôn luôn chỉ là một. Quốc kỳ là hồn của đất nước, đó là nói một cách tương đối, ít ra cũng trong những thời kỳ, giai đoạn lịch sử ngắn hay dài nào đó, nên quốc kỳ qua lịch sử có thể thay đổi, còn đất nước, dân tộc thì qua lịch sử vẫn mãi mãi gần như nguyên xi, bất biến, tức cứ mãi mãi trường tồn.

Nói như thế, để thấy rằng lá cờ hay quốc kỳ của một nước không phải là điều đáng để cợt nhã hoặc xem thường nếu là một người nghiêm túc. Thường trong những cuộc biểu tình chống nước ngoài, hay xảy ra những chuyện đốt cờ, như đốt cờ Mỹ chẳng hạn ở một số nơi, đó cũng chỉ là chuyện nhất thời. Nhưng xứ Mỹ là xứ tự do, người ta không đặt thành vấn đề người dân sử dụng quốc kỳ trong đời sống thường ngày ra sao, miễn là không có ác ý hay tà ý, cũng như không quá hoàn toàn phi lý. Nhưng điều này ở những nước khác thường là điều cấm kỵ. Nói cách mở rộng hơn, cờ hay quốc kỳ của bất kỳ nước nào, chế độ nào, cũng đều gắn liền với sự tôn kính, lòng tự trọng, tình cảm, cảm xúc, những kỷ niệm, thậm chí cả mồ hôi, nước mắt, cả xương máu của những người liên quan trong đó. Cho nên, trừ khi trong chiến tranh, đoạt cờ chém tướng, xé rách, bắn gục cờ của đối phương giữa trận tiền là điều khác. Nhưng khi cuộc chiến đã tàn, hay khi hòa bình đã có, việc không nên xúc phạm vô lối đến những kỷ vật riêng thiêng liêng của người khác, là điều mà bất kỳ người có văn hóa, có giáo dục nào cũng đều phải tránh. Đó là ý thức nhân văn lành mạnh, cần thiết và tốt đẹp. Bất kỳ lá cờ nào đã từng tồn tại chính thức trong lịch sử, thật sự nó đều có linh hồn, đó là linh hồn của những người đã từng xả thân, đã từng chết thật bụng vì nó.

Có người nói lá cờ vàng ba sọc đỏ trước đây ở miền Nam, coi như Quốc kỳ của miền Nam, vốn đã có từ năm 1890, được vua Thành Thái đã thông qua một nghị định để thay đổi lá cờ với các ký tự Trung Quốc bằng một lá cờ mới. Nó được gọi là Đại Nam Quốc kỳ 1890-1920. Về sau vào cuối triều Nguyễn, khi vua Bảo Đại chưa thoái vị đã sử dụng lại, tiếp đó là chính phủ Trần Trọng Kim, rồi tới nền cộng hòa cũ của miền Nam vẫn sử dụng chính thức lá cờ này. Nếu ý kiến này là có cơ sở khách quan, bất kỳ người nào có ý hướng nghiên cứu lịch sử cũng cần tìm hiểu để xác nhận chính xác mọi dữ liệu lịch sử liên quan thực tế của nó cụ thể ra sao. Nhưng điều này thật sự cũng chỉ còn mang ý nghĩa quá khứ, ít ra cũng ở trong nước hiện nay. Vì thực sự trong nước hiện nay, cờ chính thức của cả nước cũng như trên quốc tế, là lá cờ đỏ sao vàng như nói trên, không ai có thể phủ nhận được. Bởi về mặt chính trị, Quốc kỳ thường đi liền với chế độ, với tính cách pháp lý nhất định của chính thể đó, thì chỉ trừ những người nào chống đối lại chế độ và ở bên ngoài lãnh thổ mới có thể không kể đến nó, cho dầu nước nào, thời nào, và ở đâu cũng vậy.

Vì thế, khách quan mà nói, nếu cho cờ vàng ba sọc đỏ ở miền Nam cũ là cờ “ngụy”, và không hề có ai thực bụng hoặc đã quyết tâm đổ máu vì nó, là hoàn toàn không đúng. Cũng như cho cờ đỏ sao vàng chỉ là cờ cộng sản và trong thực tế không có ai đã đổ máu hay quyết tâm sinh tử vì nó như một lý tưởng yêu nước thật sự, cũng hoàn toàn không đúng. Bởi vì, bất kỳ cuộc chiến nào, cho dù ý nghĩa ra sao, kể cả những cuộc chiến có phần nào đó nồi da xáo thịt, thì những ý nghĩa tuyên truyền chính trị, các mệnh lệnh một chiều hay khắc nghiệt, vô tình, không phải không có. Còn những người buộc phải chấp hành theo điều đó trong mọi tình huống hay tính cách khác nhau thế nào, có ý thức hay không có ý thức, tự chủ hay không tự chủ, bó buộc hoặc tự nguyện, hoàn toàn là những ý nghĩa chỉ trong thâm tâm họ biết mà những người bên ngoài, cho dầu ở khía cạnh hay góc độ nào thật sự cũng khó hoàn toàn biết rõ. Thế cho nên, ý nghĩa khách quan, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa nhân văn, đạo đức, vẫn là những ý nghĩa thật sự sâu sắc hơn mọi cái bên ngoài, cho dù nó được biểu tượng hoặc ca ngợi ra sao đều thực chất cũng chỉ là bề ngoài hay hình thức.

Cho nên đó cũng chính là ý nghĩa của sự hòa hợp, hòa giải dân tộc thực lòng ngày nay, mà nếu muốn hay cần thiết mọi người đều có thể hướng tới. Bởi vì chỉ cần một trong hai bên nào đó không thật lòng, không có mục đích đúng đắn thật sự, mọi sự hòa giải hòa hợp đều không thực hiện được, chỉ là bề ngoài, hoặc thực chất, thật sự cũng chỉ là không cần thiết. Bài này sở dĩ được viết ra không phải hoàn toàn ngẫu hứng, mà thực chất trên mạng điện tử hiện nay, dường như đang có rất nhiều các ý kiến khác nhau đang rất sôi nổi đề cập đến các lá cờ theo kiểu của một cách thượng vàng hạ cám. Nên nói cho cùng lại, về mặt lịch sử cũng như về mặt pháp lý thực tế, hiện thời lá cờ vàng ba sọc đỏ không mang ý nghĩa hợp pháp trong nước, tức trong lãnh thổ quốc nội, còn ở ngoài nước, nó có thể liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, hoàn toàn tùy nghi và được tự do sử dụng, lại là chuyện khác. Ngay cả như cờ của MTDT GPMN cũ, tức chỉ là một nửa lá cờ của miền Bắc, thì nay cũng hoàn toàn không còn mang ý nghĩa gì. Điều này cũng chính là ý nghĩa pháp lý của vấn đề. Có nghĩa sự hợp pháp hay không hợp pháp là đối với nền pháp luật trong quốc nội hiện hữu, cho dù đó là bất kỳ quốc gia nào. Còn mọi toan tính khác nhau, điều đó chỉ là ý nghĩa chính trị, và cũng không còn là ý nghĩa pháp lý, tức không mang tính chất hợp pháp nữa, khi chống lại nhà nước, ít nhất cũng là đối với chính quyền, tức là Chính phủ đang cầm quyền, đó lại là chuyện khác. Bởi thực chất, về mặt pháp lý trong nước, VNCH ngày nay không còn tồn tại nữa, ít ra cũng đã 36 năm rồi, điều đó hoàn toàn là một thực tế, không thể nào nói khác đi hay chối cãi được.

Saigòn, 08/03/2011

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

57 Phản hồi cho “Về vấn đề cờ xí và chế độ chính trị”

  1. Tập Làm Văn says:

    ĐÁP LẠI LỜI ÔNG VÕ HƯNG THANH

    Chẳng ai tấn kích nếu ông đừng nói bậy
    Bênh bạo quyền hiếp đáp kẻ thế cô
    Ông có học nhưng ăn nói hồ đồ
    Thích cúi đầu khom lưng và nịnh bợ
    Ông coi diễn đàn như cái chợ
    Nghinh ngang, tự đắc, cho mình là có học
    Nhưng văn ngôn thì như kẻ thất phu
    Là trí thức có mắt cũng như mờ (tránh chữ mù)
    Vô cảm và thờ ơ với đất nước
    Ông đã tỏ ra là con người bạc nhược
    Thấy bất công mà vẫn cứ lặng thinh
    Lại còn viết; “quân tử lấy vui chơi là chính
    Chơi xong quên thiên hạ lạ hay sao ?

    Rõ ràng ngụy quân tử, thứ ma cao
    Hay là lũ lưu manh, phường vô đạo
    Hỏi Ông: đâu tình bạn, nghĩa đồng bào?

  2. Võ Hưng Thanh says:

    TRẢ LỜI CHUNG CHO CÁC BẠN TẤN KÍCH TÔI

    Dù tấn kích cứ coi nhau là bạn
    Bởi vì sao, là vì nghĩa đồng bào
    Quyền tự vệ ấy là quyền chính đáng
    Người đập ta ta chỉ đứng yên sao
    Kẻ hảo hán dễ gì đâu dọa nổi
    Chỉ thoi ta ta đạp lại cái áo
    Có xiểng niểng đừng nên la chí chóe
    Sư dầu hiền cũng biết dá cây cao
    Mình không đập bất kỳ ai trước cả
    Nhưng đập ta ta há để yên sao
    Xuống gậy trước phải khôn hồn xin lỗi
    Đừng chờ đây khi phản pháo ào ào !
    Cuộc đời đó ta vẫn xem trò trẻ
    Chơi thì chơi cho dẫu chuyện tào lao
    Người quân tử lấy vui chơi là chính
    Chơi xong quên thiên hạ lạ hay sao ?

    VHT

  3. @ Vỗ Hưng Thanh

    Vỗ Hưng Thanh giả bộ Vỗ « xuất khẩu thành thơ » để HÙ thiên hạ với cái tài thợ thơ hũ nút hù dọa …

    • Võ Hưng Thanh says:

      ĐÁP LỜI ÔNG NGUYỄN HỮU VIỆN

      Thơ đâu phải súng mà hù
      Thơ như con nhạn bay vù trên không
      Cho dù súng thép đạn đồng
      Gặp thơ cũng phải chổng mông kêu gào
      (BBT cắt bỏ 4 câu cuối)

  4. Trung Kiên says:

    Bạn tô huy cơ phác hoạ lá cờ mới trong tương lai cho Việt Nam, vẫn giữ nét CỜ VÀNG làm nền tảng! Hay, nhưng chuyện ấy vẫn còn xa…

    Bạn viết…”Lá cờ vàng đã hết vai trò lịch sử giữ nước, nhưng tinh thần DÂN TỘC vẫn sẽ được bảo lưu!

    Đồng ý! Thế nhưng trong công cuộc đấu tranh với csvn hiện tại, thiển nghĩ NVHN phải biết trân trọng và bảo vệ CỜ VÀNG, vì nó là biểu tượng cho NVHN và là biểu trưng cho DÂN CHỦ – TỰ DO, nó cũng là lá cờ duy nhất của VN đối lập với CỜ ĐỎ!

    Khi nào không còn csvn nữa, lá CỜ VÀNG sẽ được coi đã tròn nhiệm vụ và sẽ do toàn dân quyết định!

  5. tô huy cơ says:

    lá cờ là biểu tượng tối linh của một quốc gia . Lá cờ đỏ đẫm máu dân lành toàn thể dân Việt sẽ mất đi nay mai thôi cùng với sự chế độ cs bị xóa bỏ , nên chẳng cần nhắc tới nó làm gì . Vấn đề là sau đây lá cờ nào được lấy làm biể tượng cho nước Việt ? Lá cờ vàng đã hết vai trò lịch sử giữ nước , nhưng tinh thần DÂN TỘC vẫn sẽ được bảo lưu , cho nên chỉ cần thay vạch đỏ trên bằng vạch xanh , vạch đỏ dưới bằng vạch trắng , như vậy tính Dân tộc được bảo lưu bằng nền vàng , hòa nhập với cộng đồng thế giới TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI ( tới từng cá nhân ) bằng ba vạch XANH TRẮNG ĐỎ là xong . Tôi tin vào điều đó !.

  6. D.Nhật Lệ says:

    Theo tôi,VC.có rất nhiều thủ đoạn tuyên truyền tinh vi lẫn xảo quyệt.Hiện nay,chúng đã bóp trán nặn óc nghĩ ra thủ đoạn tuyên truyền mới vì kiểu cũ chẳng còn hiệu nghiệm,dân chẳng dễ tin như trước kia.Lý do là Internet đã có khả năng vạch mặt tất cả các ngón đòn lừa bịp của VC.
    Do đó,mới đây trên báo chí quốc doanh ta thấy xuất hiện một cách tuyên truyền mới qua việc báo
    chí đưa tin,nào là “báo chí nước ngoài” khen thủ tướng NTD.lãnh tụ xuất sắc nhưng sự thật chỉ là
    tờ quãng cáo của 1 công ty hốt rác ở Đức,nào là ông Andrew Nguyên nào đó tự xưng là Việt kiều
    học giả (đúng là GIẢ) ở Canada lên án bọn phản động trong cộng đồng VN.hải ngoại v.v.và v.v. Tất
    cả chỉ nhằm mục đích “trấn an” dân trong nước…rằng thì nà…đồng bào thấy chưa là người ngoại
    quốc lẫn người Việt đều một lòng tin vào sự lãnh đạo “sáng suốt” của Đảng ta !!! Vậy thì đồng bào
    trong nước hãy bắt chước những tiếng nói “trung thực” này mà trung thành với chế độ ,kẽo bị thế
    lực “diễn biến hoà bình” phản động lợi dụng v.v. và v.v.
    Mặt khác,chúng cũng vẫn xử dụng những tên “trí thức” lưu manh để tuyên truyền một cách âm
    thầm rất nguy hiểm.Đặc điểm của lối này là khi thì nói lý thuyết suông,nói nước đôi,nói 1 nửa sự
    thật,khi thì dẫn dụ người ta là dân chủ hóa phải từ từ,phải ưu tiên giữ “ổn định chính trị”.Đặc điểm
    nữa là chúng chỉ nhấn mạnh thực tế “VN.đang thuộc chế độ CS.” mà nhắm mắt lờ đi không thấy gì cái thực tế đàn áp,cướp đất,bất công,tham nhũng,lộng hành,khinh thường nhân dân v.v.của chế độ đó vì sợ người dân ý thức được chế độ thối nát phải thay đổi,phải lật đổ (như nhân dân các nước CS.Đông Âu đã thành công) mà trong đó quyền tự do của họ tiếp tục bị CS.thẳng tay tước đoạt,bị lừa dối “ăn bánh vẽ” của chế độ nói một đàng,làm một ngả !
    Thành thử,hãy cảnh giác trước lối tuyên truyền xảo trá và nguy hại nhất này vì sự che dấu tinh vi
    có tính toán,khó nhận ra nếu không hiểu rõ ý đồ bất lương của bọn bồi bút và văn nô chuyên nghề
    khua môi múa mỏ ngụy biện.

  7. Tập Làm Văn says:

    Quốc kỳ rồi cũng qua đi
    Cờ Vàng dân tộc khắc ghi trong lòng
    Bao năm đánh giặc long đong
    Đuổi pháp, chống cộng những mong hoà bình
    Tự do dân chủ văn minh
    Đó là ước nguyện dân mình phải không?
    Việt nam gặp cảnh bão dông
    Do đảng Cộng Sản bởi ông họ Hồ
    Rước Nga giày xéo cơ đồ
    Búa liềm cờ đỏ làm cờ Việt nam
    Gây nên bao cảnh tóc tang
    Cải cách ruộng đất tan hoang cửa nhà
    Xúi con đấu tố mẹ cha
    Mậu Thân máu đổ nhà nhà khóc thương
    Cộng quân gian ác một phường
    Xe tăng đại bác lên đường vô nam
    Gọi là giải phóng địa bàn
    Miền nam phỏng giái gian nan mọi bề
    Cộng rằng “cách mạng” đã về
    Việt nam “thống nhất” nước tề cùng non
    Hỏi ai tâm huyết vẫn còn
    Hãy mau trình diện cho tròn lương dân
    Nghe lời ngon ngọt ân cần
    Quân dân cán chính góp phần hân hoan
    Cộng Hoà hớn hở sĩ quan
    Balô trình diện tống toan vô tù
    Rừng sâu nước độc âm u
    Hiểu ra “cắt mạng” trả thù rân rang
    Hải ngoại còn mỗi cờ vàng
    Nêu cao Dân chủ dẫn đàng Tự do
    Việt cộng điên đảo giở trò
    Quyết tâm đánh phá bôi tro cờ vàng
    Việt nam lịch sử sang trang
    Không còn cờ đỏ vinh quang nước nhà

    • Hoài An says:

      Một cựu nữ chiến binh Việt Cộng, nhiều năm sau chiến tranh, đi vào tận trại tù tìm thăm người sĩ quan VNCH cô từng gặp trên chiến trường, và rồi..NHUNG DOI HOA SIM ???

      1 Gia Dinh duoc thanh lap voi 3 Dua Con KHAU KHINH.

      ***

      Sau 3 ngày quần thảo ác liệt với địch quân, chúng tôi mới chiếm được mục tiêu, đơn vị chủ lực miền của địch thuộc tỉnh Bến Tre đã bị xóa sổ, nhưng tiểu đoàn của chúng tôi cũng bị thiệt hại khá caọ Trung đội 4 của tôi được lệnh bung rộng ra kiểm soát từng hầm hố, từng công sự của địch. Cảnh vật hoang tàn đổ nát, những thân cây dừa bị mảnh đạn pháo binh băm nát lỗ chỗ. Hầu như không còn chỗ nào nguyên vẹn, mùi thuốc súng nồng nặc khó chịu vẫn còn vương lại nơi đâỵ Tôi với Kính, người mang máy truyền tin, cẩn thận từng bước trên bờ mương nhỏ. Chợt Kính nói nhỏ:
      - Ông thầy! Coi chừng hình như có người trong lùm cây đàng kiạ
      - Tản rộng ra, theo dõi kỹ chung quanh và coi chừng đồ chơi của tụi nó.
      Tôi ra lệnh cho Kính xong là lom khom phóng qua những thân cây nằm ngổn ngang trên mặt đất, khẩu M16 lên đạn sẳn sàng, Kính theo kế bên hông.Tiếng rên nho nhỏ của phụ nữ văng vẳng ra từ trong lùm cây rậm rạp.
      - Một đồng chí nữ nhà ta đấỵ Kính reo nho nhỏ
      Kinh nghiệm chiến trận cho tôi biết không bao giờ hấp tấp trước mọi tình huống, có thể địch gài mìn bẫy xung quanh, hoặc gỉa vờ bị thương để dẫn dụ đối phương tới gần rồi sát hạị Dơ ngón tay ra hiệu lệnh và chỉ vào lùm cây, tôi quan sát lần nữa rồi rón rén bước nhẹ, đằng kia thằng Kính lăm le khẩu súng trên tay trông chừng. Tôi lấy mũi súng vạch đám lá, một cô gái trạc độ 18,19 tuổi nằm gối đầu lên chiếc ba-lô mầu “cứt ngựa”, vai trái bị trúng đạn máu tuôn ra ướt đẫm, mắt nhắm nghiền nhưng miệng vẩn không ngớt rên rỉ:
      - Nước…Nước..cho tôi miếng nước”.
      Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của “cô” địch quân sau khi ngừng tiếng súng, việc đầu tiên là phải cầm máu, tôi lấy băng cá nhân lau nhẹ trên vết thương, đoạn dùng lưỡi lê cắt khoảng áo trên vai, đỡ cô ngồi dựa vào người tôi đoạn bảo Kính:
      - Mày băng dùm cho tao, nhớ nhẹ taỵ
      - Ông nhân từ quá, gặp em con nhỏ này tiêu đờị
      Kính vừa băng vừa cằn nhằn. Tôi im lặng không nói gì, Kính nói đúng, những người lính của tôi đã ngã xuống, máu của họ đổ ra cho sự tự do, người Cộng Sản có nhân từ với người anh em của tôi không?
      - Nước… Cho tôi xin miếng ….. nước.
      - Đ. Mẹ … Câm miệng mày lạị
      Kính quát tháo giận dữ, tôi lừ mắt nhìn người đệ tử ra vẻ không hài lòng.
      - Mày đừng nói như vậy, với một người sắp sửa chết mình đừng nuôi thù hận nữạ Thôi mày ra ngoài trông chừng cho tao đị
      Tôi lấy cái khăn màu tím cột trên vai áo, dấu hiệu nhận diện của đơn vị, thấm chút nước rót từ (bi dông) lau nhẹ trên mặt cô gáị Tôi ngẩn người trong giây lát vì sắc đẹp của cô, khuôn mặt thanh tú với hàng mi cong vút nhất là sống mũi cao nom cô phảng phất như minh tinh màn bạc dù trắng xanh vì mất máu nhưng cô ta vẫn có nét thu hút đặc biệt. Ghé bình nước vào miệng cô gái, tôi nói nhỏ:
      - Cô uống đi, nhớ từ từ từng chút một
      Cô ngoan ngoãn nghe lời như một em bé. “Cám ơn ông nhìều”. Giọng nói yếu ớt và mệt mỏị
      - Tôi sẽ tiêm cho cô 2 mũi thuốc trụ sinh và cầm máu, cố chịu đau nghẹ
      - Không cần đâu, làm phiền ông nhiều rồi, vả lại tôi cũng sắp chết đến nơị
      - Bậy bạ, vết thương này đâu có gì nguy hiểm.
      - Đừng an ủi như vậy, hồi nãy ông nói tôi sắp chết đừng nuôi hận thù nữạ
      - Tại vì…Tại vì…Tôi không muốn lính của mình ăn nói kỳ cục như vậỵ
      Cô gái mở mắt nhìn tôi với vẻ cám ơn, trong đáy mắt chứa nhiều điều muốn nói, lâu lắm cô nói thều thào:
      - Bây giờ ông sẽ làm gì với tôỉ Bắn một phát súng có lẽ nhẹ nhàng hơn là giao tôi cho cơ quan điều trạ
      Thật tình tôi không biết trả lời sao với cô, chưa kịp phản ứng thì cô tiếp:
      - Tôi sinh ra ở miền đất mênh mông sông nước, hãy để thân xác này vùi dập nơi đâỵ Xin ông đừng giao cho ai hết. Tôi van xin ông.
      - Thôi được rồi, tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của cô. Nhưng trước nhất hãy để tôi tiêm thuốc cái đã đừng bướng bỉnh như vậỵ
      Cô gật nhẹ đầu mà không nói lời nàọ Kéo ống tay áo lên, lộ làn da trắng nõn nà, tôi chăm chú chích mũi Penicilline mà không thấy má của cô thoáng đỏ vì hổ thẹn mà chỉ thấy cô nhăn nhó suýt soa vì đau, tôi bật cười:
      - Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ có mũi kim bé tí tẹo mà cô nhăn nhó, rên rỉ như….
      - Sao không đau, ông ăn nói… như khỉ chứ gì?
      Cô cướp lời, tôi cười trừ, đỡ cô gái nằm xuống ngay ngắn trên mấy tầu lá chuối rồi tôi đứng dậy cầm cây súng lên đạn .. rồi lấy trong ba-lô mấy hộp lương khô, bình nước đầy và cuộn băng cứu thương, tất cả đặt bên cạnh cô rồi nghiêm nghị nói:
      - Đơn vị tôi sẽ di chuyển đi nơi khác bất cứ lúc nào để tìm các đồng chí của cô, nhưng những thứ nầy cần thiết cho cô, tôi hy vọng người của cô sẽ trở lại tìm và cứu sống đồng đội của mình.
      Tôi lấy khăn nhúng nước lau mặt cho cô đoạn cẩn thận lấy mấy tàu lá dừa che kín lạị
      - Này… Ông tên là gì vậỷ
      - Có quan trọng lắm không?
      - Ít ra sống hay chết tôi còn biết tên người đã đối xử tốt với mình chứ.
      - Vậy thì cô nói với Diêm Vương gã đó là Lam, Trần Hoài Lam và cô xin với ổng cho tôi tai qua nạn khỏi trong chiến tranh nàỵ
      Tôi nghe tiếng cô cười nhỏ cùng tiếng nói thật nhẹ:
      - Dạ, Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏị
      Quyên, người con gái mà tôi gặp gỡ một lần, và chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời kế từ đó.
      Bước chân người lính như tôi đã qua mọi đoạn đường đất nước, những trận đánh đẫm máu bằng cái chết của đôi bên lên rất caọ Vài lần bị thương nặng nhẹ nhưng tính mạng vẫn còn giử được, phải chăng Quyên hằng đêm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi như nàng đã hứả
      Đất nước thanh bình, tiếng súng lặng im, nhưng những người được gọi là sĩ quan QLVNCH như tôi và bạn bè khác không được thở hít không khí hòa bình ấy, sau bao năm trăn trở với chiến tranh, tất cả đi vào trại “cải tạo”, một danh từ mỹ miều nhưng thực chất là đầy đọa, là giết lần mòn chúng tôị Tôi bất lực nhìn bạn bè ngã xuống, đói, bệnh hoạn, đày đọa, khủng bố, đánh đập!
      Thân xác anh em chúng tôi bị vùi dập ở nơi núi rừng hiu quạnh, ở hốc núi đen tối ngàn trùng. Tôi lặng lẽ sống như cái bóng tinh thần vững vàng, nhưng thể xác thì suy sụp nặng nề, bám víu ý nghĩ duy nhất “Trả nợ oan gia binh nghiệp”. Phải, sinh ra người lính thì chấp nhận mọi gian nguy may rủi về mình.
      Ngày hôm ấy, trại Bù Gia Mập, nơi tôi đang “lao động là vinh quang” có cơn bão rừng rất lớn, mọi người được phép nghỉ tại lán. Anh Đan, khối trưởng nhận thư từ quản giáo phân phát cho anh em. Là một kẻ không thân nhân, không họ hàng, tôi lảng đi nơi khác cho đỡ tủi thân.
      - Trần hoài Lam có thư.
      Cả phòng xôn xao ngạc nhiên vì ai cũng biết tôi là thằng “mồ côi”, là “con bà Phướ’c”, danh từ ám chỉ những kẻ không có ai thăm viếng lẫn thư từ. Rất ngạc nhiên tôi nghĩ thầm trong bụng có lẽ trùng tên với một người nào đó nên im lặng.
      - Trần Hòai Lam có thư.
      Người khối trưởng lập lại với vẻ khó chịụ
      Tôi dè dặt bước tới trong trạng thái hoang mang.
      - Có thật là của tôi không anh Đan?
      - Tên anh rành rành trên phong bì làm sao sai được, thôi nhận đi cho tôi cịn làm việc, nếu có sai thì cho tôi biết.
      Cầm lá thư tôi lật qua lật lại, xem kỹ có phải đúng tên mình không. Hoàn toàn đúng nhưng tuồng chữ lạ hoắc và cái tên cũng chưa bao nghe qua, nhưng một điều chắc chắn người viết là phái nữ, nét chữ mềm mại thẳng đứng nhưng rõ ràng. Trần Hoài Quyên, thật là lạ, trùng họ, trùng chữ lót, chỉ khác tên. Tôi tứ cố vô thân làm gì có họ hàng. Tôi đọc:

      “Anh Lam!
      Có lẽ anh ngạc nhiên lúc nhận thư của Quyên, người con gái xa lạ gởi đến cho mình, nhưng khi em nói câu này chắc chắn anh hình dung Quyên là ai:
      “Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ mủi kim bé tí teo này mà nhăn nhó rên rỉ như…”.
      Đọc mấy dòng chữ trên, tôi lặng người rất lâu, bàng hoàng và xúc động hơn bao giờ hết khi nhớ’ lại trong trận đánh ấy, một nữ VC khuôn mặt bê bết sình đất, tóc tai rũ rượi gối đầu trên ba lô nhỏ, ánh mắt thất thần khi tôi đến gần rồi nhẹ nhàng lấy khăn lau cho cô, khuôn mặt thiên thần trong sáng hiện rạ. Cô viết tiếp:
      - Đúng như anh nói, đêm hôm ấy đồng đội đã mang em ra khỏi nơi mù mịt khói lửa và chữa trị ở bệnh viện Trung Ương, sau khi rời khỏi bệnh viện, em xin về đơn vị ngành để họat động, không còn muốn tham gia vào nơi lửa đạn nữạ. Từng là chiến sĩ xuất sắc trong khu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, vậy mà thoái lui về hậu phương, kỳ lạ quá phải không anh Lam? Chính anh đã làm thay đổi lập trường của em. Những người đối đầu không hẳn đều tàn ác, bằng chứng là anh. Anh đối xử thật tốt, thật nhân đạo với kẻ thù, dù rằng thuộc hạ của anh không biết bao người đã ngã xuống vì những viên đạn của kẻ địch, mà có thể trong đó có cả em bắn rạ
      Hòa Bình tái lập em không vui vì còn hận thù, vay nợ máu phải trả, phương châm của bạn bè, cấp lãnh đạo đề rạ Em rất buồn vì biết anh đang đi vào ngõ cụt, không lối thoát, con đường đi đến cái chết. Như đã nói, từ sau ngày bị thương, em ra khỏi cuộc chơi, không muốn dính líu đến thù hận nữa, bàng quan trước mọi việc nhưng không thể nào quên anh, em đã cậy cục, tìm kiếm tin tức của anh qua các trại học tập. Trời không phụ lòng người, rốt cục em cũng tìm ra anh. Anh Lam! Còn nhớ những gì em đã nói trước khi anh từ gia ra đi không?
      “Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏị”
      Em đã cầu nguyện như vậy mỗi đêm để ơn trên ban mọi điều lành đến cho anh tai qua nạn khỏi đúng như lời đã hứạ. Em đang thu xếp công việc để đến thăm anh kỳ tớị Mong được găp lại anh. Hy vọng đừng làm mặt lạ với Quyên.
      . . .
      Từ đó tôi không còn là người cô độc nữa, Quyên thăm đều đặn, lần nào cũng khóc, giọt nước mắt long lanh trên má làm tôi xúc động muốn khóc theọ. Ân tình của em làm sao tôi báo đáp cho nổi! Thôi thì chỉ còn cách là…
      *
      Trên đất tị nạn, Quyên bây giờ là mẹ của bầy con 3 đứa kháu khỉnh, xinh đẹp. Em chu toàn nhiệm vụ của người vợ hiền, người mẹ nhân áị. Sống ở xứ người văn minh tân tiến nhưng Quyên vẫn là của tôi dạo nào, áo bà ba và sợi thung buộc trên tóc. Những đêm con cái ngon giấc, em qua nằm kế bên tôi thủ thỉ trò chuyện tâm sự:
      - Quyên à, em thương anh từ lúc nàọ
      - Kỳ cục, ai mà nhớ, hỏi bậy bạ không à”. Em mắc cở phụng phịụ
      - Vậy thì thôi anh không hỏi nữạ Tôi làm bộ giận dỗi quay mặt đi nơi khác. Cô lật đật nắm lấy tay tôi năn nỉ:
      - Thôi đừng giận nữa, em nói, nhưng cấm không được cười à nhạ
      Quyên bắt tôi thề thốt đủ mọi điều rồi mới nói:
      - Em yêu từ lúc anh kéo tay áo lên để tiêm thuốc. Mắc cở muốn chết, đã vậy còn ghẹo người ta này nọ. Anh biết không, cái khăn màu tím ngày đó anh lau mặt cho em, em giữ mãi trong người, đi đâu cũng xếp lại bỏ vào túi áo, lâu lâu mở ra xem sợ rớt mất.
      Cảm động tôi hôn lên trán vợ, không ngờ cô yêu thương tôi đến như vậỵ
      – Anh biết không, có một hôm em giặt xong phơi ở hàng rào gió thổi mất tiêụ Trời đất, em khóc mấy ngày trời, bỏ ăn, bỏ ngủ, đi tìm nó. Không hiểu sao nó lại về với em, đứa bạn nhặt được mang trả lạị Nó nói cái khăn này bay tới tận khu ủy, cách đó gần 5 cây số. Em tin rằng anh luôn luôn bên cạnh để giúp em vượt qua nguy hiểm. Hôm bị thương nếu gặp người khác có lẽ cuộc đời của em không biết ra saỏ Có lẽ bị chết không chừng.
      Quyên ngủ say bên vai tôi, tiếng thở nhẹ nhàng êm áị Một điều huyền diệu khó tin nhưng thật sự là vậỵ Phải chăng duyên số đưa đẩy để tôi gặp em trong hoàn cảnh đó. Đúng như Quyên nói, nếu gặp người khác em có thể bị bắn chết hoặc chết vì vết thương. Hôn lên trán vợ, tôi thì thầm:
      - Duyên nợ trời định em ạ”.
      Bên vai tôi, Quyên ngủ ngon lành khuôn mặt thiên thần không gợn chút bụi trần./.

      Mũ Xanh Hắc Long (TQLC) Lê Văn Nguyên

      • Võ Hưng Thanh says:

        Chuyện cảm động ấy tình người là thế
        Người thương nhau há bởi sắc màu sao
        Chuyện tình đẹp đây chuyện tình có hậu
        Con người thôi mới ý nghĩa tối cao
        Bởi tất cả chỉ như quần áo ấy
        Hết cởi ra rồi cũng chỉ mặc vào
        Người nhân bản không lụy vào quần áo
        Chỉ tâm hồn cao cả mới là cao !

        VHT

  8. SƠN says:

    Bài viết của Lê Nguyên Hồng khối 8406 đã nói lên tất cả. Người ta đang đấu tranh cho dân chủ, người ta không sợ bị VNCH …dành ghế, dành cờ mà các ông , bà lại sợ …mất ghế thay cờ là sao ??? Nếu sợ VNCH gây ảnh hưởng , thì chỉ có …Việt Cộng ! Mụ NHỦ HOA gì đấy tham khảo lại lịch sử rồi hãy chỏ mồm vào nhé !

  9. NHƯ HOA LÊ says:

    Xin DCV info viết lại cho như sau: Ngày sanh của lá cờ vàng ba sọc đỏ, là NGÀY 2 THÁNG 6 NĂM 1948. Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân ban hành một thứ Hiến Chương lâm thời, gọi là Pháp quy tạm thời của nước Việt Nam

    Tôi đã đánh sai như sau: Ngày sanh của lá cờ vàng ba sọc đỏ, là NGÀY 6 THÁNG năm 1948. Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân ban hành một thứ Hiến Chương lâm thời, gọi là Pháp quy tạm thời của nước Việt Nam:

    • Trung Kiên says:

      Xin được góp ý cùng NHƯ HOA LÊ:

      Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 – 1920. Nền vàng / Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân. Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt. Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:

      - Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
      - Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
      - Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.

      Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”. Như vậy, từ ngữ “quốc gia” có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với “thuộc địa”, chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ “cộng sản” xuất hiện.

      ———————————————-

      Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa”

      Cờ Vàng Quốc Gia VN (2 Jun, 1948 – 20 Jul, 1954)
      2-6-48: Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920.
      20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.

      Góp ý –> Từ sau ngày 30.04.1975 đến nay, CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ là biểu tượng của NVHN và là biểu trưng của DÂN CHỦ – TỰ DO!

  10. NHƯ HOA LÊ says:

    Ngày sanh của lá cờ vàng ba sọc đỏ, là ngày 6 tháng năm 1948. Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân ban hành một thứ Hiến Chương lâm thời, gọi là Pháp quy tạm thời của nước Việt Nam:

    Xin DCV info thêm số 2 sau chữ THÁNG [nghĩa là ngày 6 tháng 2 năm 1948]

Phản hồi