WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ thảm họa hạt nhân Nhật Bản, nghĩ về Bauxite

Trung tâm điện hạt nhân Fukushima sau vụ nổ. Ảnh chụp ngày 12/03/2011, Reuters

Mấy ngày qua trên các thông tin đại chúng liên tục phát đi các hình ảnh về thảm họa sóng thần đã tàn sát Nhật bản khiến số người chết đã lên đến 1800 người và có gần triệu người dân đã mất nhà cửa đang phải sống trong các khu nhà mà chính phủ trưng dụng để họ ở.

Chiến sự Libya bị như lùi vào bóng khuất và nay chuyện về nhà máy điện nguyên tử của Nhật vừa bị nổ đã lại làm người dân Nhật và thế giới phải quan tâm hơn. Chắc chắn tin này đã phải làm cho những ai bạo gan đưa ra kế hoạch xây dựng các nhà máy điện nguyên tửở phía Nam Việt nam và khai thác Bauxite ở Tây nguyên không thể không lạnh gáy. Những cảnh cáo của các nhà khoa học, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Đồng Sỹ Nguyên và của đại đa số nhân dân trong nước và ngoài nước đang được để lên bàn nghị sự tới đây ở Việt nam. Người ta nghĩ gì về vấn đề này? Xin hãy xem bài tường thuật sau đây đăng trên các báo Pháp, Anh tiếng Việt và các báo chí tại Việt nam. Tại Nhật Bản nỗi lo sợ xảy ra một vụ nổ nhà máy điện hạt nhân sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng hôm qua (11/03/2011) càng lúc càng tăng. Nơi bị thiên tai có 11 nhà máy điện hạt nhân, trong đó có hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt. Chính quyền đã phải yêu cầu dân chúng chung quanh di tản đi nơi khác.

Vùng Sendai, nơi bị cơn địa chấn gây thiệt hại nghiêm trọng nhất vào hôm qua có tổng cộng 11 trung tâm điện hạt nhân. Tất cả các lò phản ứng tối tân này đã ngưng vận hành một cách tựđộng. Tuy nhiên tình trạng của hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt, nhất là sau khi có tiếng nổ tại một cơ sở.

Sáng nay 12/03/2011, đích thân thủ tướng Naoto Kan ra lệnh di tản 45 ngàn dân trong một đường bán kính 20 km chung quanh trung tâm điện hạt nhân Fukushima số 1. Là nạn nhân của cơn địa chấn kỷ lục 8,9 trên thang điểm Richter vào  hôm qua và các dư chấn liên tục, hệ thống giảm nhiệt của một trong các lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 1 không hoạt động được. Nhiệt độ gia tăng từ chiều hôm qua buộc quân đội Hoa Kỳ phải cung cấp hóa chất làm lạnh suốt đêm .

Theo hãng thông tấn Kyodo, độ phóng xạ tại nơi đặt hệ thống kiểm soát vận hành tăng gấp 1000 lần mức bình thường. Điều đáng lo hơn nữa là theo thẩm định của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, rất có thểđang xảy ra hiện tượng nóng chảy trong lò phản ứng chỉ cách thủ đô Tokyo có 250 cây số.

Theo các chuyên gia hạt nhân, sự hiện diện của phóng xạ Cesium ở chung quanh trung tâm thường là dấu hiệu xác nhận lò phản ứng bị cháy. Cũng trong buổi sáng nay, tại lò phản ứng này có tiếng nổ làm sụp một phần kiến trúc bảo vệ lò phản ứng. Vụ nổ xảy ra vào lúc 15 giờ 36 phút giờ địa phương làm 4 nhân viên bị thương. Nhưng không phải chỉ có một trung tâm hạt nhân gặp vấn đề. Nhiều lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 2 cũng gặp trở ngại trong hệ thống hạ nhiệt. Công ty điện lực Tepco của Nhật, quản lý các trung tâm hạt nhân trong vùng, đãđược chỉ thị phải mở “van” an toàn để làm giảm “áp suất” bên trong và do vậy đã thải hơi nước có phóng xạ ra không khí bên ngoài.Từng là nạn nhân của hai quả bom nguyên tử, người dân Nhật rất nhạy cảm với vấn đề an toàn hạt nhân.Theo Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thì các biện pháp đối phóđã mang lại kết quả tương đối. Tình hình trung tâm hạt nhân Fukushima được mô tả là “gần giống với tai nạn hạt nhân ở Three Miles Island năm 1979 ở Hoa Kỳ, hơn là vụ nổ Tchernobyl tại Ukraina, năm 1986, thời Liên Xô cũ.

Người ta bất giác nhớ lại thảm họa tại Tchernobyl, kiến trúc bảo vệ bên ngoài không kiên cố nên bị nổ tung. Còn trong vụ tai nạn hạt nhân tại Hoa Kỳ năm 1979 thì nhờ kiến trúc bảo vệ kiên cố nên tránh được thảm họa hạt nhân.

Giới chuyên gia trong Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản và của Cơ quan Quyền lực An toàn Hạt nhân Quốc tếđều thẩm định sự cố Fukushima số 1 là hoàn toàn khác với Tchernobyl. Lò phản ứng của Nhật bị nóng là do hệ thống bơm nước biển để làm giảm nhiệt bị hỏng do động đất, tức là do yếu tố bên ngoài.

Câu hỏi đặt ra là liệu những lời tuyên bố trên đây có trấn an được một dân tộc từng bị hai quả bom nguyên tử hay không? Người dân Nhật và các quốc gia láng giềng khó có thể yên tâm vì 55 trung tâm điện hạt nhân của Nhật Bản nằm trong vùng động đất.  trong khi đó tại Việt nam dù mới chỉ là giai đoạn đầu của việc tiến hành xây dựng “công trình khai thác đầy ắp dư luận phản đối” về một bể chứa bùn đỏ khổng lò, một quả bom bùn đổ đầy hóa chất trong tương lai treo lơ lửng trên đầu người dân Tây nguyên và những vùng rộng lớn thấp dưới khu vực này. Lại nữa, những nhà máy điện hạt nhân tuy mới được ký kết với các đối tác nước ngoài nhưng điều các nhà khoa học Việt Nam người dân lo lắng đã trở thành hiện thực khi mà người ta đã nhìn thấy thảm họa có thực về các nhà máy điện nguyên tử của nhật nổ tung khi cóđộng đất ở cường độ 6,3 độ ricter. Trong khi các nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam nằm về phía nam cách không xa với vùng hay xẩy ra động đất mới đây tại ngoài khơi biển Vũng tầu mà trong lịch sử chính biển Phan rang đã từng tuôn trảo núi lửa cách vào những năm 1923.  Ngay chính TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đấtcủa Việt nam cũng đã nói rõ vấn đề này và cũng đã cảnh báo:  “ nếu xảy ra động đất lớn và gây ra sóng thần thì vùng biển Phan Thiết – Vũng Tàu sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp Động đất từ 6,5 độ Richter trở lên là có khả năng xảy ra sóng thần. Đáng chú ý là nếu khu vực này xảy ra động đất thì Việt Nam cũng không thể cảnh báo sớm được vì quá gần (khoảng 100 km) và hơn 10 phút sau sẽ tiến vào bờ giống như ở Nhật Bản vừa qua. Đới đứt gãy này kéo dài dọc theo biển Nam Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bà Rịa – Vũng Tàu và nối vào đới đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải.”

Người ta tự hỏi liệu ở Việt nam có thể có động đất ở cường độ 6,3 độ ricter hay mạnh hơn như ỏ Nhật bản hôm nay không? Không một ai giám nói là không. Vậy người ta thấy những lời khẳng định về “sự an toàn tuyệt đối” của những nhà hùng biện, cùng là nhà phát minh ra đại kế hoạch Bauxite ở Tây nguyên và các nhà máy điện nguyên tử Việt nam có thể tin tưởng được hay không? Điều này chắc chắn các đại biểu Quốc Hội Việt nam và các nhà khoa học vốn đã thẳng thắn phê phán “kế hoạch mang đầy tai họa lớn cho tương lai đất nước” này tới đây sẽ phải xem xét lại một cách khoa học, tỷ mỷ và có quy trách nhiệm cho từng cá nhân trước đất nước và Nhân dân về vấn đề này.

Người ta hôm nay nhìn vào thảm họa đang diễn ra ở Nhật và cả Trung quốc Người ta tự hỏi liệu ở Việt Nam có thể có động đất ở cường độ 6,3 độ richter hay mạnh hơn như ỏ Nhật bản hôm nay không? Không một ai giám nói là không. Vậy người ta thấy những lời khẳng định về “sự an toàn tuyệt đối” của những nhà hùng biện, cùng là nhà phát minh ra đại kế hoạch Bauxite ở Tây nguyên và các nhà máy điện nguyên tử Việt Nam có thể tin tưởng được hay không? Điều này chắc chắn các đại biểu Quốc Hội Việt Nam và các nhà khoa học vốn đã thẳng thắn phê phán “kế hoạch mang đầy tai họa lớn cho tương lai đất nước” này tới đây sẽ phải lại đưa tất cả lên bàn hội nghị trước sự chăm chú của bàn dân thiên hạ xem xét lại một cách khoa học, tỷ mỷ và chắc chắn sẽ phải có sự quy trách nhiệm cho từng cá nhân trước đất nước và Nhân dân về vấn đề này.

Người ta hôm nay nhìn vào thảm họa đang diễn ra ở Nhật và cả Trung quốc khi cho rằng “tất cả vẫn còn có thể xem xét lại khi chưa quá muộn dùđã tốn nhiều tiền, nhưng còn hơn sẽ mất đi sinh mạng của hàng triệu con người và môi trường sống của cảđất nước này.” Nhưng nói ra ai nghe và ai sẽ phải tiếp thu? Ai sẽ chịu trách nhiệm?  vẫn là điều cần phải hỏi và cần có câu giải đáp.

Tin mới nhất mà Hoàng Hà nhận được khi chưa kịp gửi bài cho báo, đó là Hà Nội ban hành kế hoạch phòng tránh động đất đăng trên báo Người Lao Động và tất cả các báo trong nước hôm nay: “Chiều 11-3, UBND Hà Nội ban hành kế hoạch cảnh báo, triển khai phòng tránh và khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn. Theo đó, các đơn vị chức năng phải làm tốt công tác tuyên truyền, đưa kiến thức cơ bản về phòng tránh động đất trên các phương tiện đại chúng, khuyến cáo người dân tự tổ chức phòng tránh khi nhận được thông tin cảnh báo. Khi xây dựng các công trình công cộng, cao tầng và công trình quan trọng, chủ đầu tư phải tính đến yếu tố động đất. Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn TP lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng tránh động đất trên địa bàn…”

Vậy bao giờ Tây nguyên nơi đang hình thành quả bom bùn đỏ vĩ đại và các tỉnh thành nơi vinh dự sắp có các nhà máy điện nguyên tử sẽ báo động đây? Hãy kiên nhẫn chờ xem!

Ngày 13 tháng 3 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

11 Phản hồi cho “Từ thảm họa hạt nhân Nhật Bản, nghĩ về Bauxite”

  1. LeQuocTrinh says:

    Thân chào các bác,

    Hôm nay tình cờ nghe Thông Tấn Xã VN ra thông báo rằng nhà máy Tân Rai đã tổ chức mời bộ trưởng Bộ Công Thương để tiến hành “làm lễ động thổ nhà máy sản xuât mẻ quặng Alumin đầu tiên”:
    ________________________________

    Đúng 11h ngày 16/3, tại mỏ Bauxite Tân Rai (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã làm lễ động thổ khai thác mẻ quặng bauxite phục vụ cho hoạt động sản xuất tuyển quặng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Alumin tại Tổ hợp Bauxite – nhôm Lâm Đồng.

    Hoạt động trên do Công ty Cổ phần Than Hà Tu (Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam) đảm nhận và cũng là hoạt động đầu tiên, cần thiết của kế hoạch sản xuất Alumin dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2011.

    Tham dự lễ động thổ sản xuất của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, dự án Bauxite – nhôm Lâm Đồng là dự án trọng điểm của ngành công nghiệp Việt Nam và cũng là dự án lớn nhất của tập đoàn.
    Tính đến thời điểm này, tất cả các hạng mục xây dựng trong khu vực tổ hợp đều được triển khai đảm bảo tiến độ và đạt chất lượng. Hoạt động của hạng mục chính là nhà máy sản xuất Alumin cũng sẽ bảo đảm đúng tiến độ cam kết.

    Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam phối hợp chặt chẽ với tỉnh Lâm Đồng hoàn chỉnh các hạng mục để nhanh chóng đưa Tổ hợp Bauxite – nhôm vào sản xuất ổn định, đúng kế hoạch Chính phủ yêu cầu.

    Lãnh đạo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cho biết, trước mắt, để vận hành tổ hợp Bauxite – nhôm Lâm Đồng còn có một số khó khăn về điện năng, nhân lực. Tuy nhiên, Tập đoàn cũng cam kết sẽ phát huy hết khả năng có thể của chủ đầu tư và các nhà thầu để đảm bảo tiến độ cho phép bước vào tháng 4/2011 triển khai chạy thử tải từng phần những hạng mục trọng tâm, hướng tới chạy thử nhà máy sản xuất Alumin vào cuối năm 2011.
    _______________________________

    Đúng như tôi tiên đoán, rõ ràng là nhà máy vẫn chưa hoàn tất, và mục tiêu chạy thử sản xuất đình lại đến cuối năm 2011 này. Tôi đã nghi ngờ khả năng này từ lâu. Hơn nữa tôi hơi khó hiểu khi nghe cụm từ “làm lễ động thổ khai thác mẻ quặng bauxite”. Có lẽ các ông cán bộ Nhà nước mới chỉ xúm nhau chụp tấm hình cầm xẻng và cuốc để “động thổ” xúc lên lớp đất đá chứa quặng Bô Xít mà thôi, chứ chưa thấy đầu ra bên kia nhà máy cho ra hình hài những hạt bột Alumin trắng xoá như bột gạo nghiền nhuyễn, sản phẩm chính của nhà máy. Và có lẽ …đây là buổi lễ “động thổ” lần thứ hai sau khi cố Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm lễ “động thổ” lần thứ nhất mở đầu công trình Tân Rai (cuối năm 2009).

    Vài hàng góp ý để các bác khỏi “mừng húm”.

    TB: Tôi dùng chữ “cố Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng” vì lẽ chức vụ này hiện hành trong thời kỳ ĐH 10, sang đến ĐH Đảng kỳ 11 vẫn chưa thấy ai được đề cử? Công trình này bị “động thổ” hơi nhiều đa!

  2. D.Nhật Lệ says:

    Bài viết “Từ thảm họa hạt nhân NB.,nghĩ về Bauxite” là một cảnh báo hết sức cần thiết và tối quan trọng đối với việc khai thác Bauxite ở Tây nguyên.Có lẽ tác giả thấy vấn đề Bauxite đang ở trước mắt và đang đi vào tiến trình khởi sự khai thác,do đó nghĩ ngay đến Bauxite.
    Thế nhưng cái khó khăn nhất thuộc về nhà nước VC.trong quan hệ “anh-em” với kẻ thù truyền kiếp phương Bắc vì chính VC.đã tự nguyện “hợp tác toàn diện” qua bản Tuyên Bố Chung từ mấy năm về
    trước,do đó bây giờ không thể nào rút ra được nữa.Có đời nào mỡ sa vào miệng mèo mà mèo thản
    nhiên bỏ đi ? Có ai bao giờ đi làm bạn với kẻ thù truyền kiếp được không ? Huống chi còn kết nghĩa
    “anh-em” trong cái gọi là vô sản quốc tế đã hết thời,chỉ còn ngắc ngoải ở 4 nước CS.lẻ loi đang sống
    nhờ vào sự đầu tư của các nước tư bản !
    Trách nhiệm hay đúng hơn tội ác này hoàn toàn thuộc về những kẻ nắm quyền CS.hiện nay.
    Ngoài ra,có lẽ cũng cần phải nghĩ tới việc VC.sẽ xây mấy nhà máy nguyên tử ở Ninh Thuận.Nhật Bản
    là nước ở ngay vùng động đất cũng đã xây dựng kiên cố mà vẫn chẳng ăn thua gì với thiên tai.Thế mà
    các ngài quan chức cứ “nói thánh nói tướng”…như ở trên mây thì đúng là bọn phản dân hại nước !

  3. Chúng tôi thấy cần phải nói một điều là tại sao cái gì cũng ưu tiên xây ở Hà nội trái tim của Tổ cuốc mà cái chết lại xây ở Ninh thuận. Theo tôi nên ưu tiên cho các vị lãnh đạo ở Hà nội được vinh dự ở gần nhà máy điện nguyên tử để có thừa điện chạy máy lạnh và mát sa thân thể.
    Hãy xây ở Hà nội, chúng tôi nhân dân Ninh thuận không cần điện này.
    Phạm Thị Thu Thủy

  4. Tôi mấy ngày qua nghĩ thương cảm với tình cảnh của người dân nước Nhật và lo cho vận mệnh dân mình nhất là dân Ninh thuận sẽ ra sao khi để xây nhà máy điện nguyên tử ở đây. Thật là điên rồ đi làm một việc nguy hiểm như vậy? Tại sao không xây ở Sơn tây Hà nội lại đem về vùng đất quê tôi là xây? Thật ích kỷ quá.
    Trần Văn Hai

  5. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn đọc về ý kiến tại sao nhà nước Việt nam lại cứ phải cố tình thậm chí cãiz bừa là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho việc khai thác Bauxite ở tây nguyên và xây nhà máy điện nguyên tử ở tỉnh Ninh thuận. Đó là xuất phát từ quyền lợi cá nhân, mỗi lần đặt bút ký là có 15 % tiền lại quả đút vào túi cho nên ngừng sao được? Chứ các vị này thừa biết là họ chẳng có cơ sở hay phương pháp gì để chống lại thiên tai là động đất và núi lửa hết. Theo chúng tôi tác giả Nguyễn Hoàng hà viết bài bài rất trung thực nhưng nhẹ nhàng quá chắc là sợ làm mất lòng nhà nước Việt nam chăng? Nhưng dù sao giám viết để báo động công luận và làm những người có trách nhiệm, những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt nam phải xem xét lại việc hệ trọng này cũng là việc làm quá quý rồi.
    Chúng tôi không biết những cái đầu nhỏ mà bụng to ấy có nghe hay không? Hãy cố gắng nhẫn nại chờ thôi chứ biết làm gì đây?
    Hoàng Nhật Lai

  6. Chúng tôi tự hỏi tại sao cứ phải cố chết cố sống để khai thác Bauxite ở Tây nguyên? Tại sao cứ phải xây nhà máy điện hạt nhân mà không làm điện bằng sức gió hay năng lượng mặt trời? Có mà trời biết? có lẽ vì ký vậy được chia mầu được lại quả nên giờ không muốn dừng vì phải trả lại tiền hay bị chính kẻ hối lộ tố, đưa ra ánh sáng.
    Nguyễn Chân Tình

  7. Thực sự người dân chúng tôi ở Ninh thuận rất lo nhà nước cho xây nhà máy điện nguyên tử. Ai cũng biết đến xây cái cầu chưa xong đã gãy, nhà xây vừa xong thì nún móng vậy hỏi xây nhà máy điện nguyên tử sao có thể tin. Chúng tôi lo nhất là nay động đất liên miên nếu động đất ở độ 6 độ Richte trở lên thì sao đây? Chết cả nút. Chúng tôi tự hỏi tại sao nhà nước không đầu tư làm điện quạt xay gió hay điện mặt trời? Có lẽ làm vậy các quan không lấy được tiền để xài và làm giầu chăng? Thôi cầu Trời Phật phù hộ cho người Nhật thoát khỏi tai họa này và cầu cho chính phủ bỏ xây nhà máy điện hay có xây thì xây trong vườn ông Nguyễn Tấn Dũng.
    Trần Hòa Bình ( Ninh Thuận)

  8. LeQuocTrinh says:

    Ông LotXac thân mến,

    Ông chẳng hiểu tôi nói gì mà đã phản hồi rồi. Ông cứ tưởng rằng bọn bành trướng TQ có lòng tốt muốn giúp VN xây dựng công nghệ khai thác Bô Xít đấy phỏng? Ông lầm rồi ông ơi!

    Để tôi giải thích cho ông nghe nhé:

    1)- Bọn chúng muốn tống tháo những thiết bị cũ rích từ những nhà máy lỗi thời bên TQ sang VN, từ khi dân chúng bên đó biểu tình phản đối dữ dội vì gây thiệt hại môi trường nặng nề;

    2)- Bọn chúng muốn VN phải lệ thuộc 100% vào kinh tế TQ, cho nên một mặt thì dùng tiền bạc dụ dỗ đút lót bọn quan tham ô lại, một mặt hứa cho vay “lãi nhẹ” để mua chuộc dư luận, một mặt thì đấu thầu giá thấp nhất để “giựt giao kèo”;

    3)- Đương nhiên muốn khai thác Bô Xít đến nơi đến chốn như các nước Âu Mỹ thì phải có kế hoạch xây dựng những công trình phụ “yểm trợ” như: đường xá cho xe vận tải, đường sắt để chuyển quặng xuống bến, bến cảng Kê Gà để tải xuống tàu biển đi khắp nơi. Gôm hết tất cả những công trình đó lại thì chi phí tổng cộng sẽ lên đến cả chục tỷ US$, trong khi quặng Bô Xít chưa phải là sản phẩm chính (produits finis) như kim loại nhôm, giá bán bấp bênh, chất lượng “hạng bét”, chỉ có TQ mới chịu nhận mua sau này. Coi như VN lỗ chỏng gọng ngay từ con tính sơ sài;

    4)- Không có đường vận tải kiên cố, thì làm sao chuyển vận những cỗ máy khổng lồ, nặng cả ngàn tấn, trên những chiếc xe vĩ đại (hàng chục bánh xe). Đường đèo từ đồng bằng lên đến cao nguyên Lâm Đồng khúc khuỷu, dốc cao xe vận tải cỡ lớn làm sao đi lọt;

    Cho nên tôi nói rằng công trình này đến Tết Congo mới hoàn tất, giống như dự án đào kênh Nhiêu Lộc ở SaiGon (do nhà thầu TQ đảm nhiệm). Hơn 10 năm qua đã đi đến đâu rồi? thay vì giải quyết nước xả thì lại càng gây ra lụt lội nhiều hơn!

    Dĩ nhiên, bọn chúng sẽ chây lỳ kéo dài công trình, một mặt đổ lỗi cho phía VN, một mặt thì cứ tiếp tục tuyến quân thêm, đào hố, giao thông hào, xây nhà kiên cố cho dân quân TQ ở lâu dài. Đó không phải là chiến lược “tầm ăn dâu” cộng với hạm đội hải quân hùng hậu ngoài biển Đông, sông ngòi MeKong bị chặn từ trên thượng nguồn. Gọi rằng đó là “thập diện mai phục” cũng không ngoa!

    Muốn chờ cho bùn đỏ trở thành mối nguy thật, cũng phải đến 1o năm sản xuất liên tục, với điều kiện nhà máy khánh thành sớm đúng thời hạn (cuối tháng ba 2011).

    Lý do tôi nhắc đến ông thần Kim Quy chính là để gợi lại một bài học đau lòng về “nội gián” vì theo tôi VN đang đứng trước mối nguy “giặc từ bên trong đánh ra”, đủ mọi cấp bậc “từ BCT, cho đến cán bộ cao cấp Nhà Nước”. Chỉ sợ chúng ta bị mất nước trước khi bùn đỏ tràn xuống đồng bằng.

    Ông Lotxac hiểu rồi chứ,

  9. binhxuan says:

    Liên minh châu Âu, Úc, Hàn Quốc, và Singapore đều tuyên bố sẽ sớm gửi chuyên gia hạt nhân, chó nghiệp vụ và đội cứu hộ tới. LHQ cũng cho biết Nhật đã nhận sự hỗ trợ từ Đức, Mexico, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc.
    Nước đứng thứ 2 về kinh tế thế giới là Trung Quốc đâu mất rồi, chẳng lẽ giàu quá mà ngồi xem, có phải là đất nước tự cho mình có nhân tính văn minh nhất không, hay vẫn còn hoang dã thời động vật, họ đứng thứ 2 thế giới là cũng do các nhiều nuớc khác giúp họ mà.

  10. LeQuocTrinh says:

    Lũ bùn đỏ Bô Xít Tây Nguyên

    Tác giả Nguyễn Hoàng Hà chớ vội lo lắng mà mất tinh thần. Theo kinh nghiệm xây dựng công nghiệp khai khoáng của tôi (trên 20 năm) ở Canada, tôi đoan chắc nhà máy này sẽ không bao giờ hoàn tất và lũ bùn đỏ sẽ không đe doạ được ai, ngoại trừ một tiểu đoàn quân Tàu đang nguỵ trang đào giao thông hào chiếm đóng trọng điểm trên nóc nhà Đông Dương.

    Con dân Lạc Việt luôn ghi nhớ lời dặn dò của vị thần Kim Quy với nhà vua An Dương Vương trong giây phút thua trận Triệu Đà bỏ chạy: “Giặc không ở đằng trước mà đang ngồi sau lưng nhà vua đấy”. Lịch sử oai hùng giòng giống Lạc Việt luôn luôn chiến thắng quân thù phương Bắc và không bao giờ tha thứ kẻ “nội gián”. Tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN hãy xem gương đám triều thần Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc để học bài học lịch sử.

    Mến chào,

    • lotxac says:

      Đọc đoạn bình luận của LeQuoc Trinh; tôi thấy lời nói chỉ trên lý luận KHÔNG CHÍNH XÁC; không thực tế, và còn có đầu óc THẦN QUYỀN :như THẦN KIM QUY của những câu chuyện THẦN THỌAI của VIET NAM xưa;mà không đi vào thực tế và khoa học.
      Chuyện VN ta đánh giặc từ phương Bắc xưa, và giặc Phương Bắc nay không thể đem cái kiến thức chuyên nghiệp của một ngành nghề của mình mà cho mình biết hết mọi thứ về bộ mặt chính tṛi và quân sự được ?. Nếu như TQ nó đã tính thôn tính toàn cõi ĐÔNG DƯƠNG trong đó VIETNAM là chính yếu. TQ nó biết DÂN miền TRUNG là dân lì lợm; gan dạ; chiến đấu để sống còn với mọi tình huống; nó sẽ dùng Bô-xít từ cao nguyên đổ xuống phủ đầu cho dân miền Trung trôi ra biển, và từ biển TQ dùng tàu bè để đánh vào; thì dân Trung không có cơ sở để sống; khi dân TRUNG bị tiêu sạch. Dân Bắc phải theo Tàu; Dân Nam thì lè phè không đấu tranh như Trung; thì nước VIET NAM sẽ thộc về Tàu; mà không phải tốn kém như Mỹ đã phải hy sinh ở VN ?
      Qua kinh nghiệm Tàu đã học từ tên thực dân Pháp; Pháp để miền TRUNG lại không đánh; mà đánh lấy miền Nam; rồi ra chiếm miền Bắc; sau cùng là dứt miền Trung.
      Như vậy; Bô-xít là một chiến lược; mà Tàu đang ngấm ngầm thực hiện; khi kế hoạch đã chín mùi nó ùa ra một lược thì thôn tính VN như trở bàn tay.
      Ngồi đó mà đem cxhuyện THẦN KIM QUY ra mà tán ?

Leave a Reply to LeQuocTrinh