Yêu cầu huỷ bỏ dự án nhà máy nguyên tử năng ở Việt Nam
Thân chào các bạn độc giả,
Khi mới nghe tin nhà máy ĐNH (Điện Hạt Nhân) Fukushima ở Nhật bắt đầu gặp sự cố nghiêm trọng sau cơn động đất và sóng thần (12/03/2011), báo chí Canada đã có một bài viết khoa học trả lời những câu hỏi về nguy cơ “nổ lò nguyên tử”, tôi đã trích dẫn bài báo này gửi ngay về VN cho tờ báo SaiGon Giai Phong online xem như là một ý kiến đóng góp của một độc giả từ Canada. Thế nhưng sau 7 ngày tôi vẫn không thấy động tĩnh chi cả, vào SGGP vẫn thấy chính quyền Hà Nội ra thông báo về ĐHN, xin trích dẫn cho bà con cô bác biết:
_______________________________________________
4 lý do để xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Thứ bảy, 12/03/2011, 02:02 (GMT+7)
(SGGP). – Ngày 11-3, Trung tâm Nghiên cứu phát triển truyền thông (thuộc Bộ KH-CN) đã tổ chức giao lưu trực tuyến “Hướng tới nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam”. Đến thời điểm này, Việt Nam đang trên lộ trình tiến đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Đình Tiến khẳng định, tại thời điểm này Việt Nam có 4 lý do để có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân gồm: các nguồn năng lượng hóa thạch cũng như thủy điện trong nước cũng như trên thế giới đang cạn kiệt; nhu cầu năng lượng của Việt Nam hiện tại và tương lai ở tình trạng thiếu; năng lượng hạt nhân hiện nay đã đảm bảo tính an toàn cao và hiệu quả kinh tế cũng cao; điện hạt nhân giảm được khí thải nhà kính.
__________________________________________________
Nỗi quan ngại với những chi tiết tin tức mới:
1)- Vì sao đất tại Ninh Thuận đột nhiên đùn lên (www.sgtt.vn/Thoi-su/141796/Vi-sao-dat-tai-Ninh-Thuan-dot-nhien-dun-len.html): một hiện tượng địa chất bất thường xảy ra ở vùng núi lửa, theo lời chuyên gia địa chất của VN, TS Nguyễn Hồng Phương. Có thể là những dấu hiệu báo trước về những cơn địa chấn bất thường trong thời gian tới ở địa hạt Ninh Thuận, nơi mà Nhà nước đã quyết định xây lên hai nhà máy ĐNH vĩ đại? Nhà nước vẫn không thể giải thích được vài nghi vấn: “Vì sao có hiện tượng đất bùn phun trào từ dưới lên? Lực đẩy nào gây ra những hiện tượng di chuyển lạ lùng này, nếu không phát xuất từ những cơn địa chấn dưới lòng đất?”
2)- Trong một buổi họp báo khẩn do Bộ Khoa Học-Công Nghệ tổ chức long trọng ngày 16/03/2011, ông PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng Lượng Nguyên Tử VN đã vô tình để lộ ra sự dốt nát yếu kém của một cơ quan quan trọng hàng đầu về ĐNH. Ông Tấn đã thú nhận không hiểu phương thức giải quyết tai hoạ nổ lò nguyên tử của người Nhật, không hề rút ra được một bài học hay kinh nghiệm quý báu gì cho VN, ngoại trừ những lời tuyên truyền giả dối che đậy cho dự án xây hai nhà máy ĐNH ở Ninh Thuận (xem vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/03/rut-ra-bai-hoc-tu-su-co-hat-nhan-nhat-ban/);
3)- Nhật đang đứng trước thảm hoạ nổ lò nguyên tử giống như Chernobyl (1986): Thảm họa nhân loại gần kề, trong khi báo chí Nhật vạch trần sự thật của nhà máy Fukushima khiến cho một kỹ sư có lương tâm đã phải từ chức cách đây 35 năm;
Phân tích bốn lý do do Viện Năng Lượng Nguyên Tử VN đưa ra, tôi xin nhận xét như sau:
1)- Nguồn năng lượng hóa thạch (chủ yếu là than đá) ở VN không hề cạn kiệt, vì VN là nơi xuất cảng than đá hàng đầu (từ Quảng Ninh) sang TQ, ngoài ra bể than sông Hồng có trữ lượng khổng lồ 210 tỷ tấn đang chờ nghiên cứu để khai thác, đủ để cung cấp năng lượng cho cả nước, ít nhất trong vòng 100 năm. Còn về thuỷ điện, quang cảnh lũ lụt ở miền Trung tăng dần vì hàng trăm đập thuỷ điện cỡ nhỏ bị xây cất cẩu thả, chất lượng kém, vì Nhà Nước thiếu hẳn chính sách quản lý chặt chẽ, cán bộ không đủ khả năng để theo dõi kiểm tra, nhiều nơi dư điện không hoà vào được mạng lưới quốc gia, nhiều nơi thiếu điện khẩn cấp, Nhà nước tiêu xài phung phí (xem 10 ngày Đại Lễ Thăng Long và những ngày lễ hội Tết trong các thành phố lớn);
2)- Nhu cầu năng lượng ở VN (hiện tại và tương lai) đang thiếu, đây là sự thật muôn thuở, ngay trong các nước tiền tiến cũng không tránh khỏi. Vấn đề nằm ở chỗ khả năng quản lý của Nhà nước và tài lãnh đạo của ĐCS VN. Sau 35 năm thống nhất, hoà bình, vẫn còn dẫm chân tại chỗ, ngược lại lắm khi góp phần gây ra những hiểm hoạ lũ lụt cho người dân miền Trung;
3)- Năng lượng hạt nhân không hề an toàn, sau những tai hoạ khủng khiếp trong lịch sử nhân loại, như: hai quả bom nguyên tử (Nhật, 1945), Three Mile Island (Mỹ, 1979), Chernobyl (Liên Xô, 1986) và Fukushima (Nhật, 2011). Trước bài học nghiêm trọng đang xảy ra mỗi ngày trên đất nước Nhật, nhiều quốc gia tiên tiến đã phải xét lại và đóng cửa nhiều nhà máy ĐNH. Hiệu quả kinh tế (ở những nước nghèo như VN) không bảo đảm tý nào vì lẽ phải lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang về nguồn cung cấp nhiên liệu (Uranium), thiết bị hiện đại, nhân lực cao và xử lý chất thải;
4)- Khí thải nhà kính: ĐNH không gây ra ô nhiễm (mưa a xít) hay khí thải nhà kính (khí CO, CO2), nhưng ngược lại khi mất kiểm soát phản ứng dây chuyền sẽ gây ra tai hoạ khôn lường về phát tán phóng xạ, ảnh hưởng lan rộng khắp thế giới. Nguy cơ nhiễm phóng xạ gây nên bệnh ung thư rất cao, tử vong cao, đừng hỏi tại sao người dân TQ ồ ạt chạy sang VN mua muối iode để phòng ngừa;
Vì vậy tôi đề nghị các Trang Mạng hải ngoại cho đăng bài này lên như lời cảnh báo khẩn thiết về một thảm hoạ vô cùng nguy hiểm cho hàng triệu người dân miền Trung nói riêng và cho toàn thể nhân dân VN nói chung.
Theo dõi sát sao những gì đang xảy ra trong các lò nguyên tử của Nhật Bản sau cơn động đất và sóng thần, chúng ta đều thấy hiểm hoạ “bom nguyên tử” đang lơ lửng trên đầu người dân Nhật, toàn thế giới đang nín thở theo dõi và hạm đội Mỹ đã phải rời xa bờ biển Nhật sau khi tham gia cứu trợ vì bị nhiễm phóng xạ, trong khi đó nhà cầm quyền VN vẫn tiếp tục làm ngơ, giả câm giả điếc, vẫn tiếp tục giữ quyết định xây hai nhà máy ĐNH tại Ninh Thuận (thiết kế Nga và nhà thầu Nhật). Tin này lại được Nhà Nước tái xác nhận với lý do là Quốc Hội đã bỏ phiếu chấp thuận từ năm ngoái.
Hành động chây lỳ ngoan cố này cho thấy rõ rằng Nhà Nước VN dưới quyền lãnh đạo của ĐCS đã và đang cố tình đưa đất nước vào con đường chính trị phiêu lưu mạo hiểm. Họ muốn tạo sự hiện diện của Nga tại VN (xây lò nguyên tử, cung cấp vũ khí, bảo trì hải cảng Cam Ranh) để làm đối trọng với áp lực của TQ ngoài Biển Đông. Trong tương lai (10-20 năm) họ hy vọng sẽ chế tạo được bom nguyên tử để thương thuyết với chính quyền Bắc Kinh. Đường lối chính trị này, thêm một lần nữa, chứng tỏ ĐCS VN chỉ biết nghĩ đến quyền lợi đảng phái mà bỏ quên sự an toàn của người dân, luôn tìm cách dựa vào thế lực ngoại bang để giữ quyền thống trị độc tài, độc đảng trong nước. Từ đó làm mất ổn định tình hình chính trị VN và tiếp tục gây phân hoá trong xã hội. Nguy hiểm bậc nhất là trong tình trạng xã hội suy đồi, mê tín tràn lan, tham nhũng hối lộ đục khoét bộ máy quản lý như hiện nay, VN không hề có một nền giáo dục khoa học kỹ thuật căn bản để đào tạo những chuyên gia kinh nghiệm, kiến thức có khả năng điều hành và bảo trì nhà máy ĐNH. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ thôi là toàn bộ nhà máy mất kiểm soát gây nên nhiều sự cố dây chuyền cuối cùng dẫn đến thảm hoạ khôn lường, Nhà nước VN hãy nhớ đến Chernobyl (Liên Xô 26-04-1986), Three Mile Island (Mỹ 28-03-1979) và Fukushima ngày hôm nay để làm bài học để đời.
Kiến nghị:
Do đó, tôi trân trọng yêu cầu Nhà nước VN hãy suy nghĩ lại và lấy quyết định huỷ bỏ dự án xây hai nhà máy Điện Hạt Nhân tại Ninh Thuận càng sớm càng tốt. Sau đó đề nghị khơi mào lại cuộc tranh luận toàn quốc, trong và ngoài nước, về vấn đề năng lượng để cùng nhau tìm ra một giải pháp tối ưu.
Giải pháp đề nghị thay thế ĐNH:
Đứng trước nhu cầu điện năng mà VN cần phải tiêu thụ trong thời đại công nghiệp hoá để bắt kịp đà tiến hoá nhân loại, tôi nhận thấy rằng giải pháp nhiệt điện (nhà máy chạy bằng than đá) vẫn luôn là phương hướng đơn giản và an toàn nhất cho VN trong hoàn cảnh thiếu nhân lực và thiết bị hiện đại. Việt Nam đang là nơi xuất cảng than đá hàng đầu sang TQ với các mỏ than hiện thời (Quảng Ninh), tuy rằng phương pháp khai thác còn thô sơ, hiệu quả thấp và than lậu bị tuồn sang biên giới khá nhiều gây thất thoát cho đất nước. Ngoài ra VN còn có bể than sông Hồng mà hồi năm ngoái Nhà Nước đã lên tiếng, với trữ lượng khổng lồ 210 tỷ tấn, dư sức cung ứng cho nhiều nhà máy nhiệt điện ít nhất trong 50 năm tới. Nói thế để thấy rõ rằng tài nguyên VN không thiếu cho nhu cầu năng lượng, chỉ thiếu chăng là nhân lực có kinh nghiệm và kiến thức cộng với một chính sách quản lý minh bạch, trung thực ngõ hầu mọi chuyên gia và trí thức có cơ hội đóng góp chất xám. Giữa nhà máy nhiệt điện và nhà máy ĐNH, sự khác biệt nằm ở “trung tâm lò nguyên tử”, đó là mầm mống của mọi hiểm hoạ nghiêm trọng khi mất kiểm soát, và cũng là con bài chính trị trói buộc VN vào quỹ đạo của ngoại bang sâu đậm và lâu dài, chủ quyền độc lập bị xâm phạm.
Cho đến nay nhiều nước Âu Châu (Đức, Pháp, Thuỵ Sĩ) ngay cả TQ cũng bắt đầu quyết định huỷ bỏ hẳn chương trình khai thác ĐNH. Thiển nghĩ, một khi thế giới nhận chân hiểm hoạ ĐNH thì chắc chắn bài toán “ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính” của nhà máy nhiệt điện sẽ được đem ra mổ xẻ để tìm phương án giải quyết tốt đẹp, không còn lựa chọn nào khác.
© Lê Quốc Trinh
© Đàn Chim Việt
>>>> Về VN để hít đầy buồng phổi khói xả đen nghịt từ hàng triệu chiếc xe máy và vận tải để hiếu rằng tuổi thọ người dân VN có được lâu dài không ?
Như vậy thì bác Trinh làm sao bảo vệ ” … giải pháp nhiệt điện (nhà máy chạy bằng than đá) …” được ? :-) Than đá xịt đầy ô nhiễm vào môi trường mà !
Mặt khác, Ontario/Canada của bác vẫn “full steam ahead” với điện hạt nhân mà (Ref [1]) ! Ontario định bỏ hẳn than đá vào năm 2014 mà (Ref [2]) !
Theo tui, điện hạt nhân có thể nguy hiểm thật, nhưng chắc loài người phải tìm cách sống với nó trong an toàn. Không phải nước nào cũng có thuỷ điện dồi dào như Canada. Đó là chưa kể đến vũ khí hạt nhân như là răn đe với nước “lạ” như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đề nghị.
Chào ông bạn TuiĐó,
Coi bộ ông bạn rành tình hình Canada dữ há! Tỉnh bang Ontario bị bó buộc phải xây nhà máy ĐNH là vì địa hình không cho phép xây đập thuỷ điện tràn lan như Quebec. Tuy nhiên mọi nhà máy đều thiết kế theo mô hình CANDU, tuy rằng an toàn hơn, nhưng đắt tiền hơn và công xuất yếu hơn những nhà máy Mỹ và Âu Châu.
Như tôi phân tích thì hiểm hoạ ĐNH đang xảy ra ở Nhật sẽ tác động mạnh lên nhiều quốc gia tiền tiến (dân chủ, tự do) bắt buộc họ phải kiểm tra và xét lại chương trình ĐNH. Trước sự tàn phá ghê gớm của sự cố “nổ lò nguyên tử” như vậy, khiến nhiều nhà bác học và chuyên gia phải ngồi lại tính toán để thay thế ĐNH bằng nhiệt điện (than đá), dĩ nhiên họ phải tìm ra phưong pháp lọc khói ô nhiễm như thế nào để tránh hiệu ứng khí thải nhà kính, một nguy cơ tiềm tàng làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Đó chính là một thách thức KHKT của thời đại mới này. Còn nếu không, phải tìm cho ra một loại năng lượng khác: xanh, sạch, công xuất cao, dồi dào và rẻ tiền để thay thế dầu hoả và than đá.
Hiện ở Quebec đang có bàn cãi trên báo chí về một dự án khai thác khí đốt ngầm dưới lòng đất đá sâu bằng cách bơm nước dưới áp xuâ’t cực mạnh, chưa biết kết quả thế nào.
Ông bạn TuiDó có biết rằng tỉnh bang Quebec vừa mới xây xong lò nguyên tử Gentilly I (650MW) đầu tiên là đã đóng cửa nhà máy ngay (1978) vì vài trục trặc kỹ thuật, tuy rằng kiểu mẫu CANDU là mô hình an toàn bậc nhất (dùng nước nặng Deuterium để trung hoà vận tốc dây chuyền hạt nhân và làm nguội lò nhanh). Nhà máy kế tiếp Gentilly 2 chỉ hoạt động cầm chừng để Quebec tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm về hạt nhân, lá bài chủ vẫn luôn luôn là thuỷ điện (điện Quebec nổi tiếng dư và rẻ nhất thế giới) nhờ địa hình và chính sách năng lượng quán triệt.
Để xem sau sụ cố nổ lò nguyên tử Fukushima (Nhật) thì thế giới văn minh sẽ quyết định ĐNH như thế nào? Vấn đề nhiệt điện (than đá) lại sẽ mang ra bàn cãi tiếp và thách thức các nhà khoa học tìm cho ra lời giải tối ưu cho vấn đề ô nhiễm môi trường, không khác gì vấn đề xe cộ trong thập niên 70, trước khi người ta tìm ra cách thức lọc khói xả từ xe hơi (catalyseur). Về VN để hít đầy buồng phổi khói xả đen nghịt từ hàng triệu chiếc xe máy và vận tải để hiếu rằng tuổi thọ người dân VN có được lâu dài không ?
Không riêng gì ngành nguyên-tử,khi chúng ta không có chuên viên kỷ-thuật cao,mà di mời người nước ngoài xây dựng thì rất nguy hiểm! Nói như vậy không có nghĩa những nước tiên tiến không có nước khác vào dầu tư.Nói gì thì nói,kỷ-thuật là vấn dề của trí tuệ,chúng ta không có trình dộ bằng hoặc hơn người khác,thì bất cứ làm cái gì cũng rất nguy hiểm,lý do lấy gì mà “kiểm tra,kiểm trẻ”,dó là chưa kể chuyện”bôi trơn,bôi lán”nữa.Do dó người nước ngoài mang kiến thức về VN,không khác nào múa gậy vườn hoang! Dó là: nhà máy lọc dầu Dung-Quốc,những Hầm dường bộ xuyên qua núi,những công trình xây-dựng…không ngớt dầy sự cố,mặc dầu những công trình dó, hầu hết là chuyên viên nước ngòai.Nguy hiểm hơn nữa,hiện giờ VN có chế-dộ thuê chuyên viên nước ngòai làm Giám-sát kỷ-thuật,khi Úc,khi Dại-Hàn,Singapore,có khi cả Phi-luật-tân,Mã-lai…,miển sao người dó không phải VN,dể khoe rằng”công trình có người nước ngoài giám-Sát”hàng ngoại! mặc dù hàng chưa dược xác minh hàng thiệt hay hàng giả.Dất nước là Dất nước của mình,công trình xong,tiền thầy bỏ túi,giám-sát về”quê mẹ”công trình có sự cố lấy ai ra mà mò.Dó là hiện tượng Dung-quất hôm nay,Nga xây dựng,nhưng bây giờ phải mời chuyên viên Mỹ-Anh-Pháp sữa chữa.Than ôi!!Dất nước ngàn năm Văn vật,mà hôm nay quí-vị CS dem ra xài như “trò chơi con trẻ”!! Chẳng trách Dất nước nghèo
mãi.
>>> “… tôi nhận thấy rằng giải pháp nhiệt điện (nhà máy chạy bằng than đá) vẫn luôn là phương hướng đơn giản và an toàn nhất …”
Tui thì thấy chính Canada nhà bác Trinh, mà cụ thể Ontario lại có chính sách tìm cách dẹp bớt nhà máy nhiệt điện dựa trên than đá, lại tìm cách khác để thay thế cái nguồn xịt ô nhiễm vào không khí này (xem Tham Khảo [1]). Họ hy vọng là ở Ontario than đá sẽ bị loại hẳn vào năm 2014 (Tham Khảo [1]).
Theo Tham Khảo [2], thì Ontario lại không sờn lòng, tiếp tục kế hoạch thay than đá bằng nguyên tử. Tui cũng thông cảm vì Quebec mua rẻ (bóc lột) thuỷ điện từ Newfoundland :-), nên hổng có lo gì cả, mà còn chống lại điện hạt nhân vì hạt nhân lại cạnh tranh với thuỷ điện. Các nguồn khác, ví dụ như gió, mặt trời, thuỷ triều, tuy sexy, nhưng chẳng được bao nhiêu [3].
Nếu Việt nam chưa có kỹ thuật điện hạt nhân, bom hạt nhân thì đó cũng nên là lý do để học, phát triển ngành này Trước đây, chính Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng đề nghị Việt nam phải có vũ khí hạt nhân như là một răn đe với nước “lạ”; và tui cũng phải đồng ý với ông ấy về điểm này.
Nhưng tui cũng đồng ý với bác Trinh rằng mua, sử dụng kỹ thuật hạt nhân từ đâu, đặt nhà máy hạt nhân ở đâu là vấn đề phải suy nghĩ, tranh luận kỹ. Trong hoàn cảnh chính quyền hiện nay, dùng kỹ thuật hạt nhân, dù là để sản xuất điện hay làm bom, điều này quả thật làm tui thấy ớn lạnh dọc cột xương sống.
Xay nha may dien hat nha tren nen tang la su tham nhung…
(BBT cắt vì không đánh dấu tiếng Việt)