WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắc Phi, tiếp sau là gì?

Tác giả: Catherine Ashton

Chiến sự Libya. Ảnh Daily Beast

Đôi khi câu hỏi: “Sau đó thì sao?” lại là câu hỏi cực kì khó đối với nền chính trị thế giới. Đấy là câu hỏi mà người ta sẽ và bắt đầu đưa ra cho tôi trong buổi thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh bàn về tình hình Libya vào thứ bảy tới ở Paris.

Lịch sử có đầy các thí dụ về chiến thắng trong chiến tranh nhưng lại thất bại trong nền hòa bình sau đó. Ở châu Âu đã diễn ra những sai lầm khủng khiếp ngay sau Thế chiến I, dọn đường cho Thế chiến II. Sau năm 1945 chúng ta đã thành công hơn, mặc dù sau đó đã diễn ra chiến tranh lạnh, vì chúng ta hiểu rằng phải làm nhiều hơn là đánh bại Hitler. Chúng ta phải tái thiết lục địa đã tan hoang sau cuộc chiến.

Ở Libya thành công không chỉ có nghĩa là bảo vệ được thường dân trong những nhày tới hay là bảo đảm rằng chế độ của đại tá Muammar el-Qaddafi sẽ cáo chung. Thành công đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược hành động sau đó. Tôi muốn tập trung thảo luận về những biện pháp nhằm đối đầu với thách thức đó.

Về nguyên tắc, chúng ta biết rằng cần phải đặt nền móng cho một nền dân chủ có chiều sâu – một nền dân chủ lâu dài và không dễ bị phá hoại. Chúng ta cần chế độ pháp quyền, với lực lượng cảnh sát trung thực và các quan tòa độc lập. Chúng ta cần chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hiệu quả và minh bạch. Chúng ta cần quyền sở hữu có hiệu lực, quyền tự do ngôn luận và tự do thành lập các công đoàn. Nhưng trên hết, chúng ta phải làm cho sự thịnh vượng lan truyền với tốc độ cao và xa để cho toàn thể người dân đều cảm thấy có phần trong cuộc cải cách dân chủ.

Đấy không chỉ đơn giản là những ý tưởng tự do của phương Tây. Trong những tuần gần đây chính tôi đã cảm thấy rằng những ý tưởng đó đã khích lệ những người cải cách ở Tunis và Cairo, còn các cộng sự của tôi thì đã nhìn thấy ước muốn thực thi các ý tưởng đó trên đường phố Benghazi và thậm chí ở Tripoli nữa.

Tôi sẽ trình bày những điều EU có thể làm, và chúng ta muốn hợp tác với các nước phương Tây khác như thế nào – và quan trọng sống còn là hợp tác với Liên đoàn Arab – để đạt được mục đích đó. Một số người kêu gọi thực hiện một kế hoạch Marshall mới. Về mặt tình cảm thì như thế là đúng. Nhưng Bắc Phi thế kỉ XXI không phải là châu Âu những năm 1940. Chúng ta phải soạn thảo một chiến lược mới có mục đích rõ ràng nhằm giải quyết những nhiệm vụ trước mắt. Đấy là điều chúng tôi đang làm trong nội bộ EU. Trọng tâm là ba chữ M: Tiền, tiếp cận thị trường và năng động (money , market access và mobility).

Về mặt tiền, tôi muốn châu Âu đóng góp hàng tỉ euro cho việc phát triển nền kinh tế Libya, Ai Cập và Tunisia. Một phần trong số đó sẽ được rót trực tiếp từ quỹ của EU, tôi hi vọng rằng các thành viên khác trong EU cũng như các nghị sĩ sẽ cùng tôi tìm phần còn lại từ Ngân hàng đầu tư châu Âu (European Investment Bank) và Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (European Bank for Reconstruction and Development).

Đầu tuần này tôi đã gặp bà Fayza Aboulnaga, bộ trưởng bộ kế hoạch Ai Cập. Bà ấy nói với tôi rằng nhu cầu khẩn thiết là phải xây dựng thêm một triệu ngôi nhà. Tôi muốn châu Âu, cùng với những nước khác, giúp bà làm điều đó – và giúp vốn cho những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tunisia và Libya-hậu Qaddafi nữa. Chúng ta còn có nguồn lực, kinh nghiệm và quyết tâm giúp đỡ xây dựng các định chế của một xã hội dân sự lành mạnh, và đã bắt đầu thảo luận những dự án đặc biệt với các chính phủ mới ở Tunis và Cairo rồi. Chúng ta có thể giúp tổ chức và theo dõi các cuộc bầu cử tự do.

Nhưng chúng ta cũng biết rằng cuối cùng thì trợ giúp có vai trỏ rất hạn chế. Các nước phải làm việc và tiến đến thịnh vượng theo con đường của mình. Đấy là lí do vì sao tiếp cận thị trường lại có ý nghĩa to lớn như thế: đấy là khả năng bán hàng cho những nước giàu có hơn.

Vì là láng giềng giàu có gần nhất với Bắc Phi cho nên châu Âu có vai trò đặc biệt quan trọng. Về mặt hình thức, rào cản thương mại còn lại không đáng kể. Nhưng vẫn còn đó những rào cản khác. Chúng ta yêu cầu hàng nhập khẩu, từ lương thực cho đến hàng công nghiệp, đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất. Cho nên cùng với thời gian, chúng ta phải rỡ bỏ hàng rào thuế quan và làm việc với những nền dân chủ mới ở Bắc Phi nhằm giúp họ bán hàng và dịch vụ vào châu Âu.

Biện pháp đặc biệt mà tôi sẽ đề nghị với các nước thành viên EU là thông qua chương trình trợ giúp phát triển ngành nông nghiệp trong các nước Bắc Phi, để sao cho Ai Cập, Tunisia và sau này là Libya có thể sản xuất được lương thực thực phẩm đáp ứng chất lượng mà người tiêu dùng châu Âu đòi hỏi. Tất cả các biện pháp này đều cần thu hút các khoản đầu tư tư nhân, là những khoản đầu tư cực kì quan trọng đối với sự thịnh vượng về mặt kinh tế.

Muốn năng động hơn thì cũng cần một loạt biện pháp. Châu Âu đã có nhiều chương trình giáo dục như Erasmus Mundus, EuroMed Youth và Tempus. Cần phải mở rộng các chương trình này để đưa nhiều sinh viên hơn đến châu Âu và bằng cách đó giúp củng cố cơ sở của các nền dân chủ mới. Chúng ta cũng cần xem xét lại thủ tục cấp chiếu khán của chúng ta, sao cho các danh nhân và những người có tay nghề có thể đi lại giữa châu Âu và Bắc Phi một cách dễ dàng hơn.

Tôi thừa nhận rằng chương trình còn chưa có sức hấp dẫn. Nhưng không phải là không có tham vọng. Trong mấy tuần gần đây nhiều người đã nói rằng các sự kiện ở Bắc Phi đặt ra thách thức đặc biệt đối với EU. Tôi đồng ý như thế. Đối với thế giới, quan trọng là Libya, Ai Cập, Tunisia và các nước khác trong khu vực phải trở thành những nền dân chủ ổn định. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với châu Âu vì các nước này là láng giềng của chúng ta. Thất bại không chỉ là cơn ác mộng đối với người dân của họ mà còn có ảnh hưởng xấu đối với các công dân của chúng ta.

Sự thử thách đối với chúng ta không chỉ là chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới mà là chuyện gì sẽ xảy ra trong những tháng và những năm sau khi hòa bình đã được lập lại và các phương tiện truyền thông đã chuyển sự chú ý sang những cuộc khủng hoảng ở những nơi khác. Buổi họp ở Paris vào thứ bảy sẽ cho chúng ta cơ hội lập kế hoạch cho hòa bình, chúng ta phải nắm lấy.

Nguồn: What Next in North Africa?

Catherine Ashton là đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh của EU.

 

© Phạm Nguyên Trường ((Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Bắc Phi, tiếp sau là gì?”

  1. lotxac says:

    Dẫu biết rằng: cuộc chiến này là cuộc chiến xảy ra giữa khối Euro do Pháp dẫn đầu bao gồm: Pháp England; Ý; Spanish; Thụy Sĩ etc…nhưng Mỹ không có trong khôí Euro mà lại là nhân vật chính đứng đằng sau; vừa bị rớt một chiếc Jet; tính ra tới trăm triệu dollars !
    Nếu dựa vào tính LƯƠNG TÂM mà nói; thì cuộc chiến tranh này có sự sắp đặt của Mỹ và Âu châu từ trước có chuẩn bị ngăn nắp, và cuộc chiến này không ngoài CHIẾN TRANH DẦU HỎA; mà các nhà nghiên cứu về KINH TẾ, và DẦU HỎA tiên đoán trước đây không lâu : CHIẾN TRANH DẦU HOẢ cũng là DẤU HIỆU của THẾ CHIẾN TOÀN CẦU… mà nó phải bắt nguồn từ nước PHÁP; chứ không phải nước Mỹ ( vì Pháp là GIAO ĐIỂM của các nước trên thế giới ).
    Như bài bình luận trên nói: Sau thế chiến thứ I; nó sẽ dọn đường cho thế chiến thứ II. Bây giờ; cuộc chiến trong khố A-Rập và Bắc Phi trên là dấu hiệu… dọn đường cho thế chiến thứ III sẽ đưa đến cho nhân loại trong thời giao điểm này, và điều đó chắc chắn rồi sẽ đến… đó là câu hỏi nêu trên: tiếp theo là gì ?
    NHÂN DÂN THẾ GIỚI SẼ ĐÓN NHẬN MỘT KHỐN KHỔ KHỦNG KHIẾP; TRONG ĐÓ NGƯỜI VN tha hương và người VIỆT trong nước chắc cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Leave a Reply to lotxac