Tại sao TQ tiến hành xây dựng các hầm trú ẩn cực kỳ hiện đại và kiên cố?
Theo tin mới được Trung quốc công khai công bố thì Thượng Hải xây khu trú ẩn khẩn cấp và các tỉnh thành trong cả nước Trung quốc cũng bắt đầu xây hầm trú ẩn kiên cố vào thứ Tư, 30/03/2011 này. Số tiền được công bố không chính xác là bao nhiêu nhưng riêng ở Thượng hải để xây hầm này họ chi bước một là 76 triệu USD. Thực ra Trung quốc đã định xây hầm trú ẩn này từ rất lâu nhưng không cól ý do, sợ dư luận quốc tế lưu ý thì nay thời cơ ngàn năm có một, sau thảm họa ở Nhật Bản, chính quyền Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố kế hoạch ứng phó thiên tai bằng cách xây dựng khu trú ẩn khẩn cấp ở 30 công viên trong vòng 5 năm. Người ta dự đoán Trung quốc sẽ chi ra hàng chục tỷ đô-la để tiến hành mục đích chiến lược này.
Theo kế hoạch của Cục Diện mạo và Phủ xanh đô thị Thượng Hải, 76 triệu USD sẽ được chi cho việc biến một phần diện tích của 30 công viên trở thành khu trú ẩn khẩn cấp, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Mục đích của dự án là bảo đảm cho người dân có nơi sinh sống trước những thiên tai bất ngờ. Các khu trú ẩn mới sẽ được xây dựng ở 16 công viên, trong khi đó 14 khu trú ẩn hiện có được cải tạo. Các nhà vệ sinh, hệ thống tín hiệu và băng ghế sẽ được xây dựng tại các khu trú ẩn. Ngoài ra, thiết bị giám sát và màn hình kỹ thuật số cũng được cài đặt để cập nhật thông tin về tình huống khẩn cấp. Tại khu trú ẩn, chất thải sẽ được tái chế, nước mưa được thu gom để sử dụng lại và năng lượng mặt trời được tận dụng nhằm tạo ra điện. Nhưng dư luận cho rằng đây là hầm có khả năng chống hỏa tiễn từ Đài loan hay trước một cuộc tấn công của Hoa kỳ hoặc một thế lực nào khác từ bên ngoài nã vào Trung quốc. Đặc biệt có những địa điểm nhạy cảm ở Thượng Hải và Bắc kinh còn có khu hầm chống được một cuộc tấn công bằng hạt nhân. Cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Triều tiên hoặc giữa Mỹ và Trung quốc về tranh chấp biển Đông đang làm cho Trung quốc thấy cần phải đào nhiều hầm kiên cố như vậy để đối phó. Có người đã hỏi đây là đường hầm Tần Thủy Hoàng hay Vạn Lý Địa Đạo. Chắc chắn Hoa kỳ đang phải khó khăn đối phó với tình trạng này một khi Trung quốc quyết định khai hỏa hạm đội Mỹ trên biển bằng hỏa tiễn đất đối hạm. Đây là dấu hiệu mới sau khi Trung quốc tuyên bố không để cho bất kỳ một quốc gia nào lấy biển đảo của họ (hàm ý đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam lẫn cả khu vực biển Đông theo đường lưỡi bò mà họ đã công bố). Tình hình đang đặt Mỹ và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á phải cảnh giác. Người ta còn lưu ý Trung quốc dùng viện trợ kinh tế hay liên kết sản xuất hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung với Indonexia để gây chia rẽ trong nội bộ các quốc gia Đông Nam Á. Cũng tương tự như thế, họ giúp Lào xây dựng nhà máy thủy điện để tách Lào ra khỏi ảnh hưởng truyền thống của Việt Nam.
ViệcViệt Nam nhiều năm qua đã vì nâng niu quá mức tình hữu nghị giữa hai nước, đã có các cuộc họp cả song phương và đề nghị giải quyết vấn đề nhức nhối về lãnh hải, đảo biển với Trung quốc và các nước trong khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền nhưng đã liên tục bị phía Trung quốc bác bỏ, không những thế lại tăng cường võ trang lực lượng hải quân, đổ tiền của và đưa lính ra chiếm các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng là Bắc Kinh đã chi hàng chục tỷ đô la để xây dựng khu vực Vịnh Bắc bộ mà phần lớn là thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đã như giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Ngay Philipine cũng không chịu nhường nhịn với Bắc Kinh khi các cuộc đàm phán không đi đến kết quả nào, họ cũng đã đưa quân đội và bắt đầu thăm dò và khai thác dầu khí tại Nam biển đông. Rõ ràng thời kỳ đàm phán đơn phương đã bị phá sản và chỉ là cơ hội để Trung Quốc có thời gian chuẩn bị sức mạnh độc quyền xâm chiếm biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực này.
Giờ là lúc Việt Nam phải thể hiện rõ quan điểm của mình về chủ quyền chính đáng của mình. Dư luận rất hoan nghênh việc Việt Nam và tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở Biển Đông, ngoài khơi bờ biểnViệt Nam kể từ tháng Tư tới, là thể hiện rõ ý chí đó.
Việt nam với dải bờ biển dài trước sự hung hăng của hàng ngàn hạm đội và tầu chiến nước lạ chuyên khát khao dầu hỏa và đảo biển, chắc chắn ngoài việc phải tăng cường lực lượng pháo và hỏa tiễn thì việc xây hầm kiên cố cũng là lá chắn để tự bảo vệ mình. Còn cách nào khác cũng là để “chống lại sóng thần” một khi nã vào bờ. Rõ ràng ở bên cạnh một ông “bạn” rất bất thường này là sự nhức nhối và nhiều khi đến khổ đau của đất nước hình chữ S rất đỗi hiền hòa này. Nhưng biết làm sao được? Tốt nhất như cha ông ta vẫn dạy: “yêu thương nhau rào dậu cho kín”.
Người Tây nguyên có câu: “sống trong rừng nhiều hổ báo dữ phải có cung nỏ và giáo mác không dời tay”. Thật là câu nói chí lý!
Ngày 2 tháng 4 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Chúng tôi là bạn đọc thường xuyên của báo Đàn Chim Việt rất thích thú khi đọc những bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hà. Chúng tôi cho rằng những tin và đánh giá của tác giả Nguyễn Hoàng Hà rất chuẩn xác về tình hình Trung quốc hiện nay. Điều chúng tôi sửng sốt chính là hôm nay báo chí Mỹ đã đăng tin này mà ông Nguyễn Hoàng Hà đã nói về nó cách đây nửa năm trên báo Đàn Chim Việt. Xin đưa tin báo Mỹ và quốc tế đã đăng để mọi người thấy. Các bạn khi nhận xét về tác giả nên cẩn trọng và khách quan đừng nên có phát ngôn không lịch sự thiếu văn hóa. Trước là mình tự coi thường mình và sau là coi thường người khác.
Trân trọng:
Hoàng Nhuận Minh
‘Tiến bộ nhanh chóng’
“Chúng ta không còn nằm ngoài tầm với”, Thomas Mahnken, giáo sư tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ ở Rhode Island nói trong một cuộc phỏng vấn. Trong trường hợp đặc biệt, ông cho rằng, các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc có thể dội xuống sân bay và những căn cứ khác của Mỹ trên đảo này. “Họ đã dùng rất nhiều tài nguyên vào các chương trình tên lửa”, Mahnken nhấn mạnh.
Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự để phù hợp với vị thế một siêu cường kinh tế. Ảnh: china-defense-mashup
Theo ông, trong khi Mỹ vướng bận cả một thập niên qua tại Afghanistan và Trung Đông thì Trung Quốc đã có tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ quân sự. “Họ tận dụng việc này”, ông nói.
Bên cạnh tên lửa đạn đạo thông thường, Trung Quốc còn tập trung phát triển lên lửa phóng từ các tàu trên biển (cả hạt nhân và thông thường), tàu ngầm hạt nhân và diesel, tên lửa hành trình, vũ khí đạn đạo xuyên lục địa, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, vũ khí chống vệ tinh… Mahnken cho rằng, khả năng chiến tranh ảo cũng được chú ý.
Theo Mahnken, quân sự Mỹ rõ ràng vẫn chiếm ưu thế, “nhưng trong một số trường hợp, lợi thế của chúng ta đang giảm sút”. Đầu tháng này, Mahnken đã đưa ra cảnh báo tương tự với Ủy ban Vũ trang Hạ viện và đại biểu của Guam tại Hạ viện Mỹ Madeleine Bordallo. “Đây là vấn đề cấp bách kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến sát tới một khả năng quân sự có thể từ chối sự tiếp cận của Mỹ và đồng minh với hầu hết vành đai tây Thái Bình Dương”, ông nói với Ủy ban. “Giả định rằng, các căn cứ Mỹ tại Guam, Nhật Bản và những nơi khác có thể an toàn trước một cuộc tấn công giờ đây trở thành vấn đề phải hoài nghi”.
Thay đổi cán cân quyền lực
Quân đội Trung Quốc đang phát triển hệ thống tên lửa hành trình và đạn đạo cùng một số khả năng khác được thiết kế để phá hủy hầu hết các cơ sở chủ chốt, Mahnken cảnh báo. Tuy nhiên, cho dù có tuyên bố của Mahnken, thì trong một bài phát biểu, bà Bordallo nói rằng: “Không có mối đe dọa đặc biệt nào từ Trung Quốc có thể chống lại các lợi ích Mỹ tại Guam. Việc sắp xếp lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương là để phản ứng tốt hơn với các mối đe dọa hoặc các cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực. Hơn nữa, quân đội của chúng ta vẫn duy trì nhiều tài sản có thể đối phó với nhiều loại vũ khí mà bất cứ quốc gia nào có thể đưa ra”.
Bà Bordallo còn nhấn mạnh: “Mặc dù tôi chia sẻ quan ngại về mức độ đầu tư của Trung Quốc cho quân sự, cũng như sự thiếu minh bạch trong mục tiêu phát triển, nhưng tôi cũng tin tưởng rằng, quan hệ Mỹ – Trung sẽ tiếp tục cải thiện thông qua sự tương tác lớn hơn giữa quan chức quân sự hai nước cũng như các cơ hội kinh tế lớn hơn giữa hai quốc gia”.
Kể từ Thế chiến II, Mỹ trông chờ vào một hệ thống căn cứ tiền phương để ngăn cản đối thủ và trấn an đồng minh. Mahnken cho rằng, trong hệ thống ấy, Guam thường được coi là “đầu ngọn giáo”. Ông nói với Ủy ban Vũ trang Hạ viện Mỹ: “Giả thuyết các tàu hải quân Mỹ có thể hoạt động tự do ở mọi phần của tây Thái Bình Dương là đáng nghi ngờ”.
Câu hỏi chính là liệu Trung Quốc có coi Guam như một “vạch đỏ” mà họ không dám vượt qua vì nguy cơ đáp trả của Mỹ. Ông dự đoán, nếu xảy ra một cuộc xung đột quanh vấn đề Đài Loan, thì Guam có thể trở thành “sân chơi” với cả hai bên.
Mahnke nhấn mạnh, Trung Quốc đã làm việc cả ngày lẫn đêm để phát triển “một chương trình làm suy giảm hay phá hủy các khả năng chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc của Mỹ cũng như hệ thống tình báo, do thám, giám sát và hàng hải vốn rất quan trọng với hoạt động quân sự Mỹ”.
Lực lượng Mỹ sẽ khó khăn trong phòng thủ, ông nói, nhưng Trung Quốc rõ ràng đang phát triển sức mạnh quân sự để phù hợp với vị thế một siêu cường kinh tế. Tóm lại, ông tuyên bố trước các nghị sĩ: “Công cuộc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có nguy cơ làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á”.
Để đối phó, theo Mahnken, Mỹ nên tăng cường các mạng lưới tình báo, do thám và giám sát ở Thái Bình Dương; củng cố và đa đạng hóa các căn cứ trong khu vực này, đặc biệt là Guam, đồng thời hỗ trợ lực lượng tàu ngầm của đồng minh, phát triển tốt hơn sự liên kết giữa họ.
(Theo guampdn) Thái An dịch
Trích Hoàng Nhuận Minh”…Các bạn khi nhận xét về tác giả nên cẩn trọng và khách quan đừng nên có phát ngôn không lịch sự thiếu văn hóa. Trước là mình tự coi thường mình và sau là coi thường người khác…”
Bên dưới bài chủ, có 2 ý kiến “chê” tác giả Hoàng Hà. Nếu không đồng ý với tác giả hay bạn đọc nào, tôi nghĩ bạn HNM nên trích ý kiến đó ra, phân tích và chứng minh nó sai chỗ nào với những chứng cớ dựa trên bài chủ thì mới hợp với cách trao đổi ý kiến trên diễn đàn. Nói hàm hồ theo kiểu “bà già mất gà” như trên, theo tôi, tự nó chẳng lịch sự hay có văn hóa như bạn đã nhắn gửi đến độc giả khác.
Trong bài chủ, tác giả HH có thể kể vanh vách ngân sách cũng như các chi tiêu xây dựng cho chiến tranh của nước khác, nhưng tại hải phận nước nhà, ông không kể tên được nước nào ham dầu, biển, đảo của nước ta mà phải dùng chữ “NƯỚC LẠ”, thì tôi cho là “ẹ” (= dở). Bạn thích bài viết hay tác giả nào đó là tùy thuộc vào trình độ cũng như ý thích của bạn, chẳng có điều gì là sai cả. Nhưng lên án độc giả phê bình người mà mình ngưỡng mộ là “không lịch sự thiếu văn hóa” thì tự nó đã thiếu lịch sự và kém văn hóa rồi. Tôi nghĩ tác giả HH cũng không vui gì khi bài viết của ông được “ngưỡng mộ” bởi vài độc giả nói theo cảm tính, không có lý luận hay dẫn chứng cụ thể.
Tóm lại, tôi nghĩ bạn Hoàng Nhuận Minh đã gửi trích dẫn bên trên tới lầm địa chỉ. Bạn nên giữ nó ở nhà để nghiền ngẫm và góp ý tốt hơn–có lý luận và chứng mình dựa theo bài chủ.
Trân trọng
Tất cả bạn đọc đều buốn cười việc bạn Cotoda đã không hiểm tâm ý của ông Nguyễn Hoàng Hà khi viết tầu lạ để trong ngoặc kép đó là ý nói mỉa báo chí trong nước và nhà nước Việt nam đã dùng cặp từ này để sợ mất lòng người đàn anh Trung quốc.
Bạn phải hiểu thuật viết của người Việt nam khi đã để trong ngoặc kép tức là nói ý hay để bạn đọc chú ý.
Bạn nên biết ông Hoàng Hà là cây bút rất thâm thúy và không tránh né nhưng hay có cách hành văn khôi hải nên bài viết luôn được bạn đọc yêu quý đón đọc là vì vậy.
Góp một vài lời cho vui nhé.
Trần Quốc Bình
Cám ơn bạn Trần Quốc Bình đã phản hồi. Bạn cũng vui tính nhưng xin đừngi vội vã quá! Cũng đừng cường điệu vơ ” Tất cả bạn đọc…” theo ý bạn. Đọc kỹ góp ý, hiểu rõ rồi mới có thể “giảng giải về cách hành văn” và cười được, bạn ạ!
Phần đầu góp ý của tôi chê VC hèn khi nói tầu của giặc Tầu là “tầu lạ”. Phần sau mới phê bình tác giả Hoàng Hà dùng chữ “nước lạ”. Các chữ trên tôi dùng trong ngoặc kép. Xin bạn TQB chỉ cho tôi trong bài chủ trên, chữ tầu lạ và nước lạ nào tác giả Hoàng Hà dùng trong ngoặc kép.
Có “ngưỡng mộ” ai thì cũng nên bênh khéo mộ tí. Hy vọng gặp lại bạn trong 1 góp ý bình tĩnh hơn.
KHÔNG ĐỦ THÔNG TIN THÌ KHÔNG NÊN VIẾT
Trích bài chủ : “Việt nam với dải bờ biển dài trước sự hung hăng của hàng ngàn hạm đội và tầu chiến NƯỚC LẠ chuyên khát khao dầu hỏa và đảo biển…”
Khi hải quân Tầu bắn giết ngư dân VN, bắt giữ người và tầu đánh cá để đòi tiền chuộc như bọn hải tặc, Việt Cộng đã không bảo vệ được dân chúng mà còn tỏ ra hèn nhát đến nỗi không dám phản đối giặc Tầu và gọi tầu thuyền của hải quân Tầu là “TẦU LẠ.”.
Trên diễn đàn quốc ngoại mà tác giả Nguyễn Hoàng Hà dùng chữ “NƯỚC LẠ” thì quả là “lạ”! Không có đủ thông tin thì không nên viết. Viết như vậy thì “ẹ” quá!
Nếu cho Mỷ vào đầu tư như vây vùng biển và vùng đất kế cận TQ rất hay ,mình còn yếu sống bên kẻ manh có tiền sử đô hộ ngàn năm phải cảnh giác,có tâm thần mới làm bạn,hoặc có lợi lộc gì mới bám theo mà thôi.
Trung quốc dám có gan chơi Mỹ một vố thật đau. Hãy tin như vậy. Nếu tin này là đúng thì đây là tin xấu nhất đến với Hoa kỳ.
Trần Đức Hùng
Trung quốc rõ ràng lợi dụng việc Nhật bản bị thảm họa sóng thần và nổ nhà máy điện nguyên tử họ xây hầm chống bom nguyên tử và để chuẩn bị cho một cuộc chiến chống Mỹ trong một tương lai gần vì họ không chịu nhượng bộ về việc từ bỏ chiếm đoạt biển đông bất chấp sự phản đối của Mỹ, Việt nam và các nước trong khu vực. Đây là hành động ngạo mạn có chủ ý rất nham hiểm và lộ liễu coi thường thế giới. Họ đang bị cô lập thảm hại.
Chúng tôi hoan hô bài viết này của ông Nguyễn Hoàng Hà và báo Đàn Chim Việt. Xin các bạn dịch sang tiếng Anh để mọi người đều biết.
Viết dở bỏ đời, dịch làm gì cho tốn công, báo chí nước ngoài đầy các bài phân tích về TQ hay gấp vạn. Dựa hơi bài viết của nước ngoài rồi viết lại thì có gì mà dịch nựa
Tôi đã đoán biết trước: Tại sao CSVN để cho CT EXXON của Mỹ trúng thầu để xây dựng nhà máy lọc dầu ở vùng duyên Hải miền Trung VN cách vùng HS, và TS không xa ?
Giống như các mỏ than ở VIET BẮC; trước đây VC đã cho Pháp trúng thầu để Pháp có văn kiện nói chuyện với TQ; nhưng sau khi thấy chính phủ Pháp Francois Mitterrand tịch); người Pháp không đủ khả năng đối địch lại Tàu. VC liền cho CT ĐỨC thầu để tránh sự quấy rầy của TQ.
VIET CỘNG; chúng học những mánh lới để bảo tồn DÂN TỘC của phương thức của họ; phải nói công bình là chúng học từ những nhà KINH TẾ và TÀI CHÁNH của VNCH như ÂU trường THANH; NGUYỄN XUÂN OÁNH, và chúng đã đưa người qua TÂN GIA BA để lạy LÝ Q. DIỆU làm thầy.
Bây giờ; thì CSVN đã chịu TÂM PHỤC; KHẨU PHỤC MỸ, và đã ra mặt với TÀU nếu TÀU có thái độ.
Dỉ nhiên; Mỹ họ chỉ cho VC ăn no; nhưng VN vẫn là tiền đồn của SEATO.