WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cù Huy Hà Vũ- lương tâm thời đại

GS Ngô Bảo Châu

Mấy hôm nay định viết một bài về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nhưng không biết phải viết gì, vì những bài viết về ông đã quá nhiều. Hôm qua, nhân đọc cái note “Về sự sợ hãi” từ blog “Thích học Toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Tiến sỹ Vũ, cảm thấy không thể không viết vài lời để nói lên những suy nghĩ của mình.

Bắt đầu bài viết ngắn của mình, giáo sư Châu nói rằng: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.  Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Mượn lời ông, tôi cũng muốn nói rằng tôi không đặc biệt hâm mộ giáo sư Ngô Bảo Châu, và vì thế không bị lòng ngưỡng mộ chi phối đến nỗi không thể viết một bài phản biện bài viết của ông.

Ngay từ lúc bắt đọc cái note này của ông, tôi cứ ngỡ như mình đang đọc một bài báo của một nhà báo ở New York Times, chứ không phải là của một người Việt Nam. Ông đã viết với giọng văn quá khách quan đến nỗi tôi cảm thấy ông là một người “ngoài cuộc”, nghĩa là ông đứng trên  lập trường của một người không gắn cuộc sống, sinh mệnh và trách nhiệm của mình với cái đất nước này. Có lẽ lúc viết ông chỉ nhằm viết sao cho nó khách quan, không bị quan điểm chính trị chi phối. Nhưng đối với một người viết, tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm sao để diễn đạt cái quan điểm chủ quan của mình với tinh thần tôn trọng sự thật và trách nhiệm, vậy là đủ. Thật sư tôi chưa hiểu lắm khi giáo sư Châu cho rằng : “Những lý lẽ ông (Ts Hà Vũ) đưa ra tôi (Gs Châu) cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”. Câu này hơi mâu thuẫn với câu tiếp theo: “Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Và nếu không phải là mâu thuẫn thì sự kết hợp của hai câu này cũng tạo cho người đọc cái cảm tưởng có căn cứ rằng ông Châu khẳng định những hành động của Tiến sỹ Hà Vũ mang nhiều tinh thần dũng cảm và lòng nhân hơn là tính hợp lý và trí tuệ.

Tôi không nghĩ như giáo sư Châu, qua những sự kiện nổi bật liên quan đến tiến sỹ Vũ từ trước đến nay, chúng ta có thể thấy những việc ông đã làm không những sáng suốt, hợp pháp, hợp lòng người, mà còn thể hiện hài hòa tinh thần trách nhiệm với lòng yêu nước, lòng nhân ái với dũng lược của một sĩ phu. Thử điểm lại vài hành động nổi bật mà tiến sỹ Vũ đã làm trong sự soi sáng của trí tuệ và lòng can đảm.

Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông gửi đơn kiện TT Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên. Trong việc này ông đã hoàn toàn đúng khi cho rằng ông Dũng đã lạm dụng quyền lực và vi phạm pháp luật khi ký quyết định mà không thông qua Quốc hội. Theo luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, những dự án cấp tỉnh, vùng như dự án bauxite Tây Nguyên trước khi được cho phép thực hiện, chủ dự án phải lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cùng với thủ tục lập báo cáo, thẩm định và phê duyệt báo cáo rất kỹ lưỡng. Trong đó, sự tham gia của các tầng lớp dân chúng, đặc biệt là các chuyên gia về môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong Hội đồng thẩm định báo cáo ấy. Mọi phê duyệt của cơ quan chức năng phải dựa vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định mà không có bất cứ báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược nào. Ngoài ra ông ta còn vi phạm một số luật khác. Với tư cách là một công dân, ông Vũ có quyền kiện thủ tướng.  Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, tất cả chúng ta đều có lý do vững chắc để khẳng định việc phản đối dự án bauxite của Nhóm bauxite Việt Nam, mà ông Vũ là cố vấn luật pháp là việc làm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và với tính thần trách nhiệm công dân cao.

Cũng trong năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã viết bài tố cáo Tòa án Đà Nẵng đã vi phạm nhân quyền nghiêm trong khi mang tướng Trần Văn Thanh đang bị hôn mê do tai biến ra xét xử, đề nghị cách chức và truy tố ông Chánh án Tòa án Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận về “tội làm nhục người khác” và “tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật”.

Ngày 14/9/2010 Tiến sĩ Hà Vũ lại có đơn kiện TT Nguyễn tấn Dũng về việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP cấm công dân khiếu nại tập thể, trái Hiến pháp và Pháp luật. Rồi cũng trong năm 2010, văn phòng luật sư của hai vợ chồng ông đã dũng cảm nhận lời bào chữa cho sáu giáo dân Cồn Dầu bị truy tố với tội danh ”chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng”. Ông Vũ cũng nhiều lần trả lời phỏng vấn trên các đài thuộc kênh thông tin tự do, yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân mà cụ thể là tố cáo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh Trung tướng Vũ Hải Triều về tuyên bố của ông Vũ Hải Triều đã đánh sập 300 trang mạng.

Đó là vài sự kiện nổi bật liên quan đến hoạt động đấu tranh bảo vệ môi trường và nhân quyền của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Những việc ông làm đều dựa trên luật pháp (dù nền luật pháp Việt Nam hiện nay còn vô số điều đáng nói), hợp nhân tâm và đúng với thông lệ quốc tế. Thử hỏi khắp Việt Nam này, có mấy người dám làm những việc trọng đại với tri thức phong phú và tấm lòng rộng rãi như ông. Vậy mà không hiểu giáo sư Ngô Bảo Châu đã có ý gì khi nói: “Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”?

Trong phiên tòa 4/4 vừa qua, Hồi đồng xét xử vụ án ông Cù Huy Hà Vũ đã vi phạm trắng trợn điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam khi họ từ chối công bố các tài liệu được cho là chứng cứ chống lại ông Vũ. Về điều này giáo sư Châu cho rằng: họ cẩu thả, “làm cho xong việc” và sợ hãi tranh luận.

Thứ nhất, tôi đồng ý với ông giáo sư khi ông cho rằng ở đây có sự sợ hãi tranh luận. Nhưng có lẽ ông chưa nói đầy đủ khi cho rằng Hội đồng xét xử sợ tranh luận. Hội đồng xét xử là người của chế độ, trước phiên tòa, họ là người đại diện cho chế độ, nói lên tiếng nói và bảo vệ quyền lợi chế độ. Vậy thì khi họ sợ hãi tranh luận thì điều đó cũng có nghĩa là cái chế độ này sợ hãi. Về cả mặt lý luận tư tưởng lẫn thực tiễn khách quan, sự tồn tại của chế độ này là cả một điều nghịch lý to lớn. Có ai không sợ hãi khi công lý, lòng người và sự thật không đứng về phía mình, dù kẻ đó có trong tay hàng ngàn đại bác, xe tăng, và hàng triệu Công an, Quân đội? Có ai không sợ hãi khi đối diện với một nhân cách lớn, một con người đại diện cho lòng dân, cho sự tiến bộ, đã tranh đấu hết mình cho công lý và sự thật, đặc biệt là khi gần đây một số chế độ độc tài lần lượt sụp đổ khi sự tồn tại không hợp lòng dân của họ đã đến đoạn đường cuối? Cả chế độ này đã, đang và sẽ sợ hãi những người con đất Việt đầy tài năng trí tuệ và có đủ cả sự can trường như ông Vũ, chứ không chỉ có mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm tép riu.

Thứ hai, tôi không thể nào đồng ý khi giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, Hội đồng xét xử đã cẩu thả trong việc xét xử. Họ không hề cẩu thả, thậm chí còn rất cẩn thận. Hơn nữa, tất cả mọi diễn tiến và kết quả ở bất cứ một phiên tòa nào ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các phiên toà liên quan đến chính trị đều được xem xét ở hậu trường rất cẩn thận, nghĩa là mọi thứ đã được ngầm thỏa thuận và quyết định ở hậu trường trước khi phiên tòa bắt đầu. Các phiên tòa chỉ là một màn kịch, một trò hề công lý diễn ra cho công luận xem chơi. Hãy suy xét bằng tư duy logic để thấy rằng người ta không cẩu thả như giáo sư Châu nói. Trước tiên, Hội đồng xét xử là người phục vụ (và có liên đới quyền lợi với) chế độ, làm sao họ cẩu thả khi xét xử một vụ án liên quan đến uy tín và động chạm nghiêm trọng đến quyền lợi chế độ? Thứ nữa, khi bất cứ việc gì được sắp xếp từ trước thì chắc chắn nó luôn được xem xét cẩn thận bởi nhiều người với sự chỉ đạo thống nhất từ cấp trên; chỉ khi nào một phiên tòa được diễn tiến tự nhiên (như các phiên tòa dưới hệ thống Thông  luật Anh- Mỹ chẳng hạn), không có sắp đặt trước thì khi sai sót xảy ra chúng ta mới có thể quy kết  cho trình độ chuyên môn và mức độ cẩn thận của Thẩm phán. Theo tôi, phiên tòa xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chuẫn bị cực kỳ công phu, không những trong phiên tòa mà cả ngoài phiên tòa Công an dày đặc, kiểm soát mọi biểu hiện của người dân đến xem, và đã có rất nhiều người bị bắt, bị đánh…(theo RFA). Nhà cầm quyền Việt Nam đã thẩm định và tiên liệu kỹ lưỡng về phản ứng của người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế để đối phó.

Tiếp theo giáo sư Châu cho rằng: “Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta (quan tòa) chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn”. Cách chức một hai người có lỗi chỉ là sự giải quyết bề nổi, họ chỉ như những “con dê tế thần” của chế độ (lâu nay phương pháp này thường được nhà cầm quyền Việt Nam dùng khi có scandals). Sự ra đi của họ tạo sự chính danh ảo, sự chính danh mỵ dân cho những người còn tiếp tục cầm quyền. Vậy thì sự ra đi này có giải quyết được tận gốc vấn đề hay không? Hỏi cũng là để trả lời!

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã viết một câu kết khá ấn tượng: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Câu nói này thật hay và có gì đó mang hơi hướng triết lý nhưng thiết nghĩ những người cộng sản từ trước nay chưa bao giờ bất cẩn với sự sống còn của mình. Thay vì nói điều này với Hồi đồng xét xử phiên tòa 4/4, giáo sư Châu nên nói điều này (trừ cụm từ “sự cẩu thả”) với  Bộ chính trị và những người cầm quyền chóp bu thì tốt hơn. Tôi thấy thật không công bằng khi cứ đổ lỗi cho mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm.

Là một người còn quá trẻ, thật sự tôi không tự tin lắm với việc viết phản biện nhắm vào một cá nhân, hơn nữa lại là một cá nhân nhiều thành tựu và uy tín như giáo sư Châu. Thế nhưng, cũng mượn lời ông, tôi muốn nói rằng chúng ta không nên sợ hãi tranh luận. Bởi sự thật có thể là nhiều mảnh ghép, chứ không nhất thiết phải là đúng hay sai. Tranh luận giúp chúng ta tìm ra nhiều mảnh ghép của chân lý, do đó việc tiếp cận nó sẽ dễ dàng hơn. Và chân lý đạt được thông qua lý luận luôn là thứ cần thiết để tạo nên sự canh tân ngoạn mục trong mọi lĩnh vực : chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học…

Tam Kỳ, ngày 7 tháng 4 năm 2011

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

 

 

142 Phản hồi cho “Cù Huy Hà Vũ- lương tâm thời đại”

  1. phamthientho says:

    Nói để biết rõ sự thật cho vui nhà vui cửa, chứ trách làm gì GS. Ngô Bảo Châu. Ông là nhà toán học tài ba ở lãnh vực chuyên môn này, nhưng về các lãnh vực khác chắc gì Ông đã thông hiểu hết, nhất là về mặt xã hội, luật pháp và chính trị dưới chế độ “độc tài toàn trị cộng sản“ đầy giẫy tham nhũng chính trị?
    Nên thông cảm cho Ông, một người trí thức trẻ trong buổi giao thời còn nhiều hỗn mang dưới chế độ CHXHCNVN hôm nay.

  2. Lê Nguyễn Việt says:

    Tôi xin chia xẻ sự ngưỡng mộ trước Huỳnh Thục Vi và ao ước rằng có nhiều bạn trẻ VN noi gương HTV và TS CHHV dám đương đầu với bạo quyền, bằng trí tuệ, bằng chính nghĩa và nhân cách của mình.
    Với GS Ngô Bảo Châu, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tôn trọng ý kiến của ông ở khía cạnh ông đã lên tiếng, ông đã đứng về phía công lý, đã phê phán sự lưu manh của những kẻ đội lốt CS qua phiên tòa đáng hổ thẹn vừa qua. Cũng như quý vị, tôi và biết bao người Việt khác mong tìm thấy một Sakharov, một Vaclav Havel trong GS Ngô Bảo Châu, vì thế chúng ta thất vọng, vì thế chúng ta phê phán. Nhưng xin hãy công bằng, mọi đóng góp dù nhỏ đặc biệt là từ một người như GS NBC cũng đáng quý. Hãy tích gió thành bão và tránh phê phán làm chia rẽ, làm nản lòng và suy yếu sức mạnh chung.

  3. NgunhấtXứ says:

    Nhân dân các nước đang đấu tranh dành dân chủ từ tay các chế độ độc tài và họ đã thành công vì nhờ vào sự quyết tâm vào một chủ đích: giải thể chế độ độc tài, và họ đã liên tục đấu tranh mặt đối mặt với công an với đàn áp có khi từ hơn mấy tháng nay. Vì thế, xin đừng để Vụ án hai bao cao su đã xử dụng này bị đưa vào quên lãng như bao nhiêu vụ án trước mà phải được nhắc đi nhắc lại hàng ngày, hàng tuần cho thấy sự Thô Bỉ của chế độ độc tài này. Cũng như việc Nguyễn Tấn Dũng nhận 150 triệu đô la và Nông Đức Mạnh 300 triệu đô la từ Trung Quốc ra các ngân hàng Thụy Sĩ và ngoại quốc cho việc giao Bauxite Tây Nguyên. Tin rò rỉ từ Wikileaks do tòa Đại sứ Mỹ gởi về nước.
    Bảo vệ độc tài là bảo vệ cho chúng hốt của bỏ túi riêng, hãy tỉng ngộ những ai còn ngủ mê.
    Moubarak bỏ chạy với hàng chục tỷ đô la, Ben Ali cũng hàng chục tỷ, Gaddafi và gia đình hàng trăm tỷ đô la. Chúng lấy ngân quỹ nhà nước làm của riêng.
    Không biết vì ngu là vô tội, nhưng biết mà vẫn ngu thì đúng là ….ngu cả lủ.!

  4. ngocson146 says:

    huỳnh thục vy ơi ,cô viết bài này xuất sắc quá . tôi yêu cùu huy hà vũ ,riêng giao sư châu tôi chẳng quan tâm anh là ai ,bởi vì toan học không giải quyết được nhưng nổi bât hạnh của bá tánh.

    • Elisabeth Pham says:

      Huỳng Thục Vy suy nghĩ cuả mình về bài của giáo sư Ngô bảo Châu rất hay rất hay. Thực sự tôi cũng thấy bài của GS Bảo Châu (về sự sợ hãi) cũng toat lên cái gì đó của sự “sợ hãi”. Ông GS trẻ này chắc còn nhiều e ngại vì nhiều lý do! Còn dân Việt Nam những người bị chính quyền cộng sản cướp cả vật chất lẫn tinh thần thì thấy ở TS luật Cù Huy Hà Vũ một con người dũng cảm, hết lòng vì đất nước, vì dân tộc.
      Chúng ta thông cảm với ông GS trẻ này, dù sao ông ta cũng lên tiếng còn hơn nhiều người gọi là “trí thức” mà chỉ biết cúi đầu sợ hãi để bảo vệ nồi cơm của mình.

  5. Võ Hưng Thanh says:

    CỘNG ĐỒNG MẠNG

    Con người trao đổi nhau qua cử chỉ, điệu bộ, qua tiếng kêu, lời nói, và cuối cùng qua văn viết. Các yếu tố giao tiếp trước luôn luôn trực tiếp, chóng qua, không hề lưu lại, còn bị hạn chế trong không gian, thời gian nhỏ hẹp, hoàn toàn không đáng kể. Yếu tố sau văn viết mới thật là quan trọng nhất. Điều này chỉ loài người mới cá, giới tự nhiên không có. Tài liệu viết có thể trở thành sử liệu, nếu có giá trị, ý nghĩa lớn, thiết yếu hay quan trọng, có thể đi vào lịch sử, được sao tìm, ghi chép lại, vì nó hoàn toàn có ích về nhiều phương diện, kể cả phương diện định vị thời gian và dấu mốc lịch sử.
    Ngày xưa con người chỉ mới có kỹ thuật in ấn và phát hành tài liệu xuất bản theo cách cụ thể, cho dù rộng lớn bao nhiêu, đó cũng là một hạn chế về nhiều mặt. Ngày nay trong thế giới hiện đại, mạng điện toán toàn cầu quả là một phát kiến và công dụng thật vô cùng vĩ đại của toàn nhân loại, nếu không phải của toàn bộ lịch sử xã hội từ đây về sau. Mạng điện toán toàn cầu chính là cộng đồng rộng lớn nhất hiện nay. Nó vượt ra khỏi mọi biên giới quốc gia, mọi sắc thái đặc thù, để trở thành ngôi nhà chung, cộng đồng chung của cả nhân loại, một ý nghĩa lớn vượt không gian và vượt cả thời gian. Bởi vì khối lượng dữ liệu lưu lại của nó là vô hạn, vô hình, nhưng thật sự đầy đủ, lúc nào cũng có thể mở ra và khai thác lại được tất cả. Nó lưu chứa lại đó tất cả mọi cái gì đã có của nhân loại và đưa lên mạng, hay hoặc dở, cá nhân, tập thể, cũng như toàn bộ cộng đồng xã hội.
    Cộng đồng mạng do vậy trước hết phải có tinh thần khoa học, tức ý nghĩa khách quan, tôn trọng sự thật, cũng như mang tính kết hợp một cách có hệ thống. Có nghĩa cộng đồng mạng phải nhất thiết là cộng đồng tuyệt đối tự do và dân chủ. Người điều khiển các mạng cộng đồng nói chung phải hoàn toàn có tinh thần khách quan, vô tư, có ý thức nhân văn và xã hội thật sự. Tức họ luôn hiểu cộng đồng mạng là nơi sinh hoạt thường xuyên, hữu ích nhất của tất cả mọi người, là quyền tham gia của tất cả mọi người, quyền hưởng dụng của tất cả mọi người, chỉ vì lợi ích chung mà không phải chỉ vì lợi ích riêng cho bất cứ một ai. Tinh thần dân chủ, tự do ở đây như vậy còn cao gấp cả trăm lần so với tự do, dân chủ ở ngoài đời, cho dù tại bất cứ nơi đâu hay lúc nào cũng vậy. Bởi vì mọi cái ngoài đời đều luôn vướng vào mọi giấy tờ, mọi điều kiện của con người cụ thể, mọi hoàn cảnh khách quan của xã hội cụ thể. Còn cộng đồng mạng quốc tế không bị vướng vào bất kỳ ý nghĩa gì khác cả, ngoài tính hiệu quả kỹ thuật thuần túy của sự vận động và sự điều hành mạng. Có nghĩa con người có thể giao tiếp với nhau một cách tức thời, trực tiếp qua mạng, không bất kỳ điều kiện nào hạn chế cả, chỉ ngoài cơ sở của tính văn hóa, văn minh, ý nghĩa cộng đồng, ý nghĩa xã hội, và ý nghĩa thiết thực cũng như lợi ích nói chung.
    Thế nên cộng đồng mạng điện tử toàn cầu ngày nay quả là một kỳ công của nhân loại, một thành quả hết sức lớn lao của toàn bộ lịch sử nhân loại quá khứ. Nó không những là ngôi nhà chung, mà kể cả một trường học rộng lớn, từ bậc sơ cấp, tiểu học, đến bậc trung học, hay kể cả bậc đại học và cao hơn nữa, nếu mọi người cùng biết đóng góp và cùng biết khai thác trên cơ sở của mọi giá trị phong phú cũng như mọi lợi ích cao thấp, rộng hẹp khác nhau chung. Nhưng nó không những là trường học rộng lớn, nó cũng còn là thao trường mở rộng và cần thiết không kém. Bởi vì trên cộng đồng mạng luôn có thể có những sự cọ xát quan điểm, tư duy, tình cảm, cảm xúc, hay cảm tính cùng nhau. Sự cọ xát như thế không phải chỉ có thể tiêu cực, mà thật sự còn mang cả ý nghĩa tích cực. Bởi vì chính sự cọ xát mới giúp rút ra được những nhu cầu cần phát triển hay hướng đến mới. Đó chính là thao trường, là môi trường tập luyện, trưởng thành lên của tất cả mọi người. Đó là sự tự đấu tranh với chính mình, đấu tranh với người khác, đấu tranh với các tập thể nói chung, để tìm ra được con đường mới, sự phát triển mới, có ích cho chính mình, cho mọi người, cho cộng đồng và xã hội về tất cả mọi ý hướng, mọi mục đích và mọi phương diện. Đó không phải chỉ là nhu cầu hay sự ích lợi trong hiện tại, mà còn cả cho tương lai hay có thể nói được là mãi mãi.
    VHT

  6. vohoan says:

    Giáo sư Ngô Bảo Châu là một nhà toán học, ông không phải là một luật gia. Bản án của luật sư tiến sỉ Cù Huy Hà Vủ là một bản án liên hệ đến chánh trị. Như mọi bản án chánh trị trong nước Cộng Hòa Xả Hội Chủ nghiả Việt Nam, bản án của luật sư Cù Huy Hà Vủ đả được sấp đặt và ấn định từ bên trên chóp bu là Bộ Chánh trị hay đảng Cộng sản VN. Có bàn cải thì củng như nước đổ lá môn

  7. hoài nguyễn says:

    Mặc dù trong phần phản hồi của người đọc đã có nhiều bài khen tặng cô Huỳnh thục Vy , nhưng tôi vẫn viết phản hồi này vì cô rất xứng đáng để được ca ngợi . Một người trẻ có tấm lòng với đất nước . VN , hơn lúc nào hết , rất cần đến những người như cô , như Tiến Sĩ Cù Huy hà Vũ , bác sĩ Phạm hồng Sơn , luật sư Lê thị Công Nhân ……… VN đã có được những người trẻ can đảm dấn thân , mong một ngày nào rất gần , người dân VN thật sự có được tự do và dân chủ.

  8. khaymouk says:

    doc tai thi lam quyen
    co dan chu thi guong may chinh quyen do bot lam sai
    co dan chu thi dat nuoc moi co nhieu nguoi tai gop phan dong gop xay dung dat nuoc phon thinh

  9. Peter P says:

    Goi chi Thuc Vy: Doc bai phan bien cua chi ve “note” cua GS.Chau lam toi rat lay lam nguong mo.That ra quan diem cua GS.Chau doi voi tien si CHHV la quan diem ca nhan cua o.Chau. Tuong tu nhu blogger Tuan Dao , toi khong nho chinh xac co viet 1 bai ve “ngay den dui cua bao chi”… toi co cam giac la nhung nguoi nay ho nhin tien si Vu nhu 1 mot nguoi ngong cuong. Rieng ca nhan toi , tien si Vu khong he “ngong” ti nao ca, nhung yeu cau cua ong tai toa deu la nhung dieu thuong thay o cac nuoc tu do. Ngay ca o nhung nuoc quan chu lap hien nhu Thailand chang han, nguoi dan co quyen kien thu tuong ra toa, va 2 ben deu co luat su de tranh bien tai toa, roi tuy theo toa phat nhu the nao thi van phai lam theo…, nhung 1 dieu chac chan la khi co kiem cao thi ngay ca ong thu tuong cung phai ra hau toa. Khong nhu truong hop cua VN.

  10. Lê Dân Việt says:

    Cám ơn t/g Hùynh Thục Vy viết bài này như một bổ đề phụ làm rõ nghĩa thêm cho bài viết tâm tình của NBC về Ls. Cù Huy Hà Vũ. Ở vị trí của NBC viết đưọc như vậy là can đảm lắm rồi. NBC không thể nói toạc móng heo như những người khác. Nếu những người có bằng cấp CS ở VN có thể dám phát biểu cảm tưởng của mình như NBC, thì là một may mắn lớn cho dân tộc trước một cơ hội mới.

    Cá nhân tôi nghĩ bài cảm tưởng của NBC chắc chắn là một cái tát vào mặt 14 tên đầu đảng BCT CSVN, nhất là tên thủ Dũng mà NBC chỉ dám mượn tên chánh án làm dê tế thần cho bọn đầu lậu này. Tôi không biết sau bài này NBC có bị CA đảng côn đồ hỏi thăm hay không. Hy vọng là không.

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh