Một quan điểm độc hại của học giả Mỹ về Đông Thái Bình Dương
Trong lúc Hoa Kỳ đang thay đổi các ưu tiên ngoại giao và quốc phòng để đối phó với nhiều thử thách dồn dập tại Trung Đông, Trung Á, Đông và Nam Á thì xuất hiện một lập trường kêu gọi Mỹ triệt thoái một phần khỏi khu vực Đông Thái Bình Dương – và dù không nói ra nhưng mục tiêu nhằm chuyển sự chú ý của Hoa Kỳ vào một khu vực nào khác mà chúng ta có thể đoán sau.
Tạp chí có ảnh hưởng hàng đầu trong ngành ngoại giao là tờ Foreign Affairs số tháng 3/4 năm 2011 đăng trên trang bìa bài viết mang tựa đề “China‘s Rise lead to War?” (Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có sẽ dẫn đến Chiến Tranh) của Giáo Sư ngành Chính Trị Học Charles Glaser thuộc trường Đại Học George Washington. Nội dung chính gồm các điểm:
1. Mỹ-Trung có nhiều khả năng chạm trán nhất là tại Nhật, Nam Hàn và Đài Loan
2. Hoa Kỳ cần duy trì hiện diện tại Nhật và Nam Hàn. Trung Quốc sẽ không phản đối vì nhờ có Mỹ nên Nhật và Nam Hàn không ồ ạt tăng cường quốc phòng.
3. Trái lại Hoa Kỳ nên rút khỏi Đài Loan vì Hoa Lục ngày càng mạnh. Cố bảo vệ quốc đảo này có thể dẫn đến chiến tranh hạch nhân Mỹ-Trung.
4. Bắc Kinh không có dấu hiệu về tham vọng lãnh thổ nên sẽ không lợi dụng hoàn cảnh mới để bành trướng sang các khu vực khác.
5. Dù Hoa Lục có yêu sách về đường lưỡi bò với các nước Đông Nam Á nhưng Mỹ có thể ngăn chận bằng các hợp tác và liên minh quân sự trong khu vực
6. Hoa Kỳ không cần giữ ưu thế quân sự ở Thái Bình Dương vì nguy cơ Trung Quốc tấn công qua đại dương không hề có.
Các điểm 3, 4, 5 và 6 trong bài viết mù mờ và mâu thuẫn. Tính chuyện rút khỏi Đài Loan ngay trong lúc đối phương còn chưa đủ mạnh là kế sách bị hù doạ đã chạy. Nhật, Nam Hàn và các nước Đông Nam Á không khỏi nghi ngờ về quyết tâm của Mỹ và có thể phải chọn lựa ngả theo Bắc Kinh. Nhắc đến đường lưỡi bò rồi lại cho rằng Hoa Lục không có tham vọng lãnh thổ là bất nhất. Cuối cùng, một mặt cho rằng Mỹ không cần giữ ưu thế quân sự, mặt khác lại viết Mỹ chỉ cần vài hợp tác và liên minh quân sự cũng đủ ngăn chận Hoa Lục ở biển Đông hoàn toàn thiếu căn cứ. Điều đáng nói là tác giả dùng cách trình bày hoa mỹ của một giáo sư đại học nhằm đánh hoả mù che đậy những lý luận ấu trĩ.
Chúng ta có thể đặt nghi vấn rằng mục tiêu chính của bài viết không phải về các tranh chấp Mỹ-Hoa, mà chỉ để kêu gọi Hoa Kỳ giảm hiện diện tại Thái Bình Dương đồng thời chuyển khả năng nhân vật lực sang một khu vực nào khác[1]
Chúng ta cần hiểu rằng một bài được chọn đăng trên tập san Foreign Affairs dù không thể hiện quan điểm nhà nước, nhưng vẫn đại diện cho một thế lực nào đó muốn thay đổi chính sách của Hoa Kỳ. Ngành ngoại giao của Mỹ là kết quả của những vận động hay tranh chấp giữa nhiều khuynh hướng đối choại – chẳng hạn như Hoa Kỳ nên chọn lựa ưu tiên và bỏ tiền của hổ trợ cho Do Thái hay A-Phú-Hản hay Đài Loan hoặc Đông Nam Á, nhất là trong hoàn cảnh các phương tiện của Mỹ đang eo hẹp và không thể gánh nặng mọi đầu.
Riêng để vận động hành lang (lobby) người Mỹ gốc Do Thái đi theo tiến trình nhiều bước[2]:
* Trước hết tại các viện nghiên cứu (think tank) hay các trường đại học danh tiếng đưa những quan điểm chiến lược toàn cầu – kết quả thường được trình bày trong các buổi hội thảo lớn (conferences), những bài phân tích trên các tập san chuyên môn như Foreign Affairs, cùng các sách có giá trị biên khảo.
* Kế đến là các vận động trong chính quyền và Quốc Hội để các “quan điểm” thân Do Thái chính thức trở thành “chính sách” của Hoa Kỳ.
* Đồng thời dùng các phương tiện truyền thông đại chúng như đài truyền hình CNN, CBS, … và những tờ báo lớn Washington Post, New York Times, … để ảnh hưỡng quần chúng cùng các viên chức hành pháp và lập pháp
* Cuối cùng, gây quỹ hỗ trợ cho các ứng cử viên Tổng Thống và Quốc Hội. Đề nghị những nhân vật thân thiện với Do Thái nắm giữ các chức vụ quan trọng như Bộ Trưởng, Cố Vấn An Ninh. Áp lực hay ngay cả đe doạ các khuynh hướng đối nghịch.
Nếu so sánh giữa người Mỹ gốc Do Thái và gốc Việt cùng khoảng con số 2-3 triệu người, nhưng bù lại chúng ta hoàn toàn không có tiếng nói ở cấp bậc Liên Bang, trong các viện nghiên cứu chiến lược (think tank), các trường Đại Học danh tiếng, các cơ quan truyền thông quốc tế và cũng không tạo được một hệ thống chọn lọc và hổ trợ các ứng cử viên thân hữu.
Nếu xét về thứ hạng có lẽ tầm ảnh hưởng chính trị của người gốc Việt kém các sắc dân gốc Do Thái, Cuba, Mễ Tây Cơ, Ái Nhĩ Lan, Ý, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật, Đài Loan nhưng ngang hàng với người gốc Armenia và Kurdistan.
***
Báo chí và các trang mạng tại Hoa Lục đang ồ ạt phổ biến và tán thưởng bài viết nói trên của giáo sư Charles Glaser. Trái lại nhật báo Taipei Times của Đài Loan đã đăng một bài phản bác vào ngày 7 tháng 4[3]. Người viết hy vọng sẽ có những học giả gốc Việt đưa lên báo chí quốc tế nhiều lập luận sắc bén bằng tiếng Anh – Pháp để bác bỏ luận điểm độc hại này ngay từ trong trứng nước.
© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
Ghi chú:
[1] Hoa Kỳ giữa hai chọn lựa: Trung Đông hay Đông Nam Á? Tác giả Đoàn Hưng Quốc (02/2011)
[2] The Israel Lobby and U.S. Foreign Policy. Tác giả John J. Mearsheimer and Stephen M. Walt (Sep 2, 2008)
[3] The US cannot appease the Chinese. Tác giả Li Thian-hok, Taipei Times (April 7, 2011)
Ông ĐHQ ơi, đã góp tiền kháng chiến cho giòng họ Hòang xây dựng chiến khu Phở Bò rồi, tan nát niềm tin. Bây chừ ông bảo đóng góp tiền tài để xây dựng hệ thống lobby gốc Việt, nhiều người cũng đã nghĩ như ông, nhưng sợ rằng chuyến này lại đóng góp để xây dựng hệ thống: Bún Bò Huế, Hủ Tiếu Nam Vang, Cơm Tấm Bì Sừơn Chả, không chừng mua nguyên khu Phước Lộc Thọ ở tiểu SG đổi thành trung tâm “An Nam Mít Lobby” tuyệt vời, biết tin ai bây giờ . Cái “tôi” của người Việt quá bự.Hoan hô người Việt gốc Hê-Nết-Si, Rờ-Mi Đặt -Tên, Cu-Vô-Dê
TQ vẫn đề nghị Mỹ chia đôi ảnh hưởng của nhóm G2(chỉ gồm có TQ và Mỹ),hay ChinAmerica để cai trị thế giới.mà cho đến nay Mỹ không chấp nhận.Nhưng phải coi chừng các lobbies của TQ(cũng như Do Thái)tại Mỹ,đã thành công khi Henri Kissinger”đi đêm” với TQ để bán miền nam VN cho khối CS.
Ngay TT.Nixon đã từng nhắc lại lời cũa 1 ông Vua Pháp là”Nước Mỹ không có kẻ thù truyền thống,cũng không có bạn bè trường cửu,mà nước Mỹ chỉ có quyền lợi vĩnh viễn”. Vậy VK Mỹ nên nhanh chóng thành lập lobby như Do Thái,thay vì chia rẽ thành hàng trăm hội đoàn,băng nhóm,tranh dành chức chủ tịch và phu nhân!!
ĐẾ QUỐCMỚI !
Có nước nọ vốn xưng là «cách mạng »
Đã từ lâu vỗ ngực chống lung tung
Thường trợn mắt phùng mang phê « Đế quốc»
Kiểu ta đây gọi «chú hổ không răng» !
«Răng nguyên tử» có người phê phán lại
Thì bày trò xách động tại nước mình
Bao thế hệ từng ngậm bùa gian dối
Thảy gồng «vì thế giới đấu tranh» !
Quả bi đát sao lòng người giả dối
Lừa phỉnh nhau biết bao chuyện «vong thân»
Sống chẳng khác như một bầy múa rối
Xập xòe luôn quả một đội múa lân !
Tuy dầu vậy sợ «hở môi răng lạnh»
Đã biết bao người tha thiết hùa vào
Dân Việt Nam tưởng ngàn năm đã thoát
Có ai dè nay phải vướng Hoàng Sa !
Ôi Hoàng Sa và Trường Sa quốc thổ
Từ lâu rồi đã thuộc nước non ta
Nay thoáng chốc có anh chàng «cách mạng»
Tình mặn nồng đang quyết «đớp» của ta !
Kìa quả thật chiếc «lưỡi bò» nhám nhúa
Đã thè ra nhằm thôn tính đất đai mình
Lúc ban đầu Hoàng – Trường Sa miếng nhỏ
«Tằm ăn dâu» sẽ dừng lại ai tin * ?
Quả «Nước chảy đá mòn»(1) là thế đó
Trò quái chiêu như rắn muốn nuốt gà
Cứ há miệng đớp rồi thì ngậm đó
Để dần dà gà cũng hết đường la !
Ôi tình thế thật dầu sôi lửa bỏng
Toàn quốc dân sao chỉ thấy im lìm
Chỉ chốc chốc nhà nước thường lên tiếng
Phản đối chay mà càng khiến giật mình !
Chuyện vốn dĩ rõ ràng ai cũng biết
Hoàng – Trường Sa lãnh thổ quốc gia ta
Nay Trung Quốc đã phớt lờ ra mặt
Lộ liễu thay một tâm địa gian tà !
Ngang ngược vậy sao mình đành lép vế
Quá ngỡ ngàng vì lở bộ rồi sao
Chuyện trọng đại sao phản công bằng miệng
Hỏi giặc nào chỉ sợ cách tào lao !
Vậy thiết yếu quốc dân cần lên tiếng
Phải làm cho thế giới ủng hộ mình
Bằng hành động khách quan và thiết thực
Không lặng yên thụ động hoặc làm thinh !
Ôi cớ sự biết bao nhiêu cớ sự
Dù lậm rồi cũng phải gỡ cho ra
Chuyện phải trái trên đời cần có lý
Đâu giống như việc ăn cướp đầu làng !
Cả thế giới rõ ràng đều đã biết
Toàn dân trên tám mươi triệu chơi sao
Nên không thể mở mồm cho chiếu lệ
Bằng cách chi phải ngăn lủ tràn vào !
Chuyện quốc nạn chẳng làm thơ để khóc
Mà thơ là vũ khí để xông lên
Cất tiếng nói vì lợi quyền dân tộc
Nhằm cố sao lay động hết lòng người !
Bởi lịch sử ngàn năm ai cũng rõ
Không khi nào giặc đến lại đầu hàng
Bởi không «giặc» thì gọi gì cho đáng
Bạn bè ư sao phạm đến quê hương !
Đơn giản vậy nên đừng ngây thơ quá
Dân tình ơi cả nước lẫn trong ngoài
Phải nghĩ cách những cách nào hiệu quả
Cùng tiến lên nhằm bảo vệ quê hương !
Trò ăn dâu có tằm nào dừng lại
Kế hiểm sâu như nước chảy đá mòn
Con cáo trước chuồng gà luôn ở đó
Ôi dầu sôi lửa bỏng thật xốn xang !
Vài lời vậy đâu thể nào im lặng
Tuổi già rồi trông cậy lớp thanh niên
Để lên tiếng muôn người lòng như một
Cần làm chi nhằm bảo vệ đất thiêng !
Giặc tới cửa dẫu đàn bà phải đánh
Quyết làm sao cho giặc thảy tan tành
Giang sơn đó phải thu về một mối
Bằng cách nào đâu thể nói suông thôi !
Bài thơ ngẫu cảm
Sàigon, chiều 12/7/2010
VÕ HƯNG THANH
“Cuộc đời nay như ngưạ buông cương,
Khó dừng lại vó cu lụp bụp.
Mặt nước biển lô nhô lặn hụp,
Chim đua bay cá lại tranh mồi.
NGỌN THUỶ TRIỀU NÔ NỨC SỤT SÔI,
BẦU TRÁI ÐẤT MỘT PHEN LUÂN CHUYỂN.”
Lầu Năm Gốc luôn đặt an ninh trong đất nước Liên Bang lên hàng đầu, việc bên ngoài Liên Bang cho dù là quyền lợi lâu dài, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Hoa Kỳ đang sống trong nước. Nếu đem lên bàn cân giưả hiểm hoạ an ninh trong lảnh thổ là khủng bố, với sự bành trướng không ngừng cuả Trung Quốc, hai phiá hai đầu đều có trọng lượng cần quan tâm như nhau.
Lần Năm Gốc sẽ chọn đường lối hoà hoãn với các nước Hồi Giáo trên thế giới, trong đó Châu Phi đang có chuyển động khó lường hết được, nên Hoa Kỳ can phải có những dự liệu trước để khã dỉ đáp ứng kịp thời cho mọi biến đổi. Con đường mở ra cho Obama làm Tổng Thống thêm một nhiệm kỳ nưã vẫn còn nhiều tia hy vọng, khi mà hướng hoà hoãn với thành phần Hồi Giáo trên thế giới đang và sẽ rất cần thiết cho Hoa Kỳ. Cũng trên chiều hướng đó, bên trong Trung Quốc thành phần Hồi Giáo luôn luôn là một sức mạnh, mà Hoa Kỳ dù muốn hay không muốn cũng phải đặt trước tầm ngắm vào đó trong từng giai đoạn sắp tới.
Làn sóng tranh đấu dân chủ trong đất nước Trung Quốc, trong thoáng chốc sẽ đổi màu chuyển đổi có thể hiểu được và thấy rõ trước, đó là cuộc giành lấy quyền tự trị cuả các sắc dân mà từ lâu nay thành phần nầy bị dân Hán tộc tướt đoạt. Chiều hướng hoà hoãn với Hồi Giáo trên thế giới cuả Hoa Kỳ, một phần giải thích cho thái độ lúc tiến lúc thoái cuả Hoa Kỳ, đối với tình trạng giải quyết vấn đề đang xảy ra ở Libya hiện nay. Cho rằng Hoa Kỳ chưa nắm được đầy đủ niềm tin nơi các thành phần nổi dậy, chẳng qua đó chỉ là sự diễn luận mà thôi.
Không phải vô cớ mà Ngoại Trưởng Hillary Clinton phát biểu Biển Ðông Á là quyền lợi đất nước Hoa Kỳ, trước Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì Trung Quốc với lời ngạo mạn là “quyền lợi cốt lõi” chắc như đinh đóng cột. Qua đó, nước cờ đi thấp hay cao cuả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được cả thế giới thấy được tường tận. Nước cờ đi mà đã đẩy Trung Quốc phải rơi trở lại thế co cụm, đánh mất không ít niềm tin một số đông các nước trong vùng. Nhất là Việt Nam, tuy là nước Cộng Sản đàn em, nhưng lại đang là nước sẽ có sự tranh chấp mặt đối mặt với Trung Quốc trong một tương lai không xa.
Giáo Sư Charles Glaser hẵn nhiên cũng đã thấy được hướng hoà hoãn với Hồi Giáo thế giới đó cuả Lầu Năm Gốc, một hướng đi ít nhiều ảnh hưởng không tốt cho quyền lợi cuả dân và đất nước Do Thái, trong khi quyền lợi cuả toàn thể đất nước Hoa Kỳ luôn sẽ phải đặt để trên tất cả quyền lợi riêng biệt cuả các sắc dân đang sống trên đất nước Hoa Kỳ. Cho dù không thể phủ nhận tiếng nói có nhiều trọng lượng cuả dân gốc Do Thái, nhưng ắt là phải có một thoả hiệp nào đó mà có thể chấp nhận được giưả chính quyền Hoa Kỳ với thành phần gốc Do Thái. Nó tương đối giống như sự chấp nhận Ngọn Cờ Vàng cuả Cộng Ðồng Người Việt ở Hoa Kỳ không hơn không kém.
Những luận điểm cuả Giáo Sư Charles Glaser đều tập trung vào sự thúc đẩy Hoa Kỳ đối đầu với Hồi Giáo trên toàn thế giới, tuy có tạo lợi thế cho dân và đất nước Do Thái, nhưng chắc chắn đưa Hoa Kỳ vào một cuộc phiêu lưu mới, cũng như người dân trên đất nước luôn phải bị khủng bố đe doạ từ mọi hướng. Lầu Năm Gốc chắc chắn sẽ chọn con đường hoà hoãn với Hồi Giáo thế giới, một con đường chẳng những đem lại an toàn trên chính đất nước Hoa Kỳ, mà nó sẽ là tiền đề cho một sự tan rã trên đất nước Trung Quốc, bởi vì thành phần Hồi Giáo trên đất Trung Quốc luôn trông đợi một sự tự trị mà họ xứng đáng được hưởng lấy.
Hoa Kỳ không hưởng nhiều quyền lợi lắm khi phải bảo vệ Ðài Loan, tạo sự khó chịu trên mặt ngoại giao với Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ không thể làm gì khác được, bởi vì muốn giử vửng niềm tin cho các đồng minh khác trong vùng, nhất là Nhật và Nam Triều Tiên. Nếu Hoa Kỳ buông bỏ Ðài Loan, niềm tin cuả Nhật và Nam Triều Tiên sẽ xuống rất thấp, hiệu ứng Domino đổ xụp dây chuyền là điều khó tránh khỏi trong vùng, trong khi Úc-Ấn-Nam Dương là vòng đai bên ngoài sẽ theo thời gian mà bị suy xụp theo.
Trước làn sóng trổi dậy không ngừng cuả Trung Quốc, hướng hoà hoãn với Hồi Giáo Thế Giới là con đường bảo vệ hữu hiệu nhất chẳng những trên lảnh thổ Hoa Kỳ, mà còn là một đòn bẩy có sức bật mạnh mẻ làm vỡ tung từng mảnh, khối khổng lồ Cộng Sản Châu Á còn sót lại trên thế giới hôm nay.
“MÈO KÊU BÁ TÁNH LAO XAO,
Ðến chừng rồng rắn máo đào chỉnh ghê.
Con ngưạ lại đá con dê,
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao.
Khỉ kia cũng bị xáo xào,
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.”
Xin trân trọng.
(BBT đề nghị ông/ bà góp ý ngắn gọn)