WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt và đầu óc vọng ngoại

Từ ngàn xưa ông cha chúng ta luôn nêu cao ngọn cờ độc lập  với các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, bà Triệu, Lý Bôn, Phùng Hưng, Mai hắc Đế…  và các cuộc chiến thắng lẫy lừng chống ngoại xâm của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… Ngay cả trong hơn  200 năm Nam – Bắc Triều (Lê, Mạc) và Trịnh, Nguyễn phân tranh (1527  – 1774)  không thấy nói đến quân đội ngoại quốc được cầu viện để giúp bên này hay bên kia. Tinh thần độc lập ấy bị mất đi kể từ cuối triều Lê với Lê chiêu Thống cầu viện quân nhà Thanh và Nguyễn Ánh Gia Long cầu viện quân Xiêm, quân Pháp. Nguyên nhân từ đâu?

Có lẽ cuộc nội chiến Bắc – Nam kể trên kéo dài qúa lâu với bao nhiêu hệ qủa của nó như chết chóc vì binh đao, sưu cao thuế nặng cung phụng chiến tranh gây cảnh đói khát, cướp bóc, những cảnh tàn phá nhà cửa ruộng vườn, cha mất con, vợ mất chồng, nhân tâm ly tán, do đó tinh thần dân tộc bị suy yếu, đạo đức xói mòn, dân khí xuống thấp, sĩ khí không còn. Khi vua Quang Trung ra Bắc có hỏi một ông Tiến Sĩ thời ấy:

- Đậu Tiến Sĩ có làm Chánh Tổng được không?

Trong Văn học sử Việt Nam từ trước đến thời Lê Mạt duy nhất chỉ có ba tác giả tạo ra hai khúc ngâm não nuột  là Cung Oán Ngâm Khúc của  Ôn Như Hầu (1741 – 1798) và Chinh Phụ Ngâm của Đặng trần Côn được bà Đoàn thị Điểm (1703 – 1746), một  người đương thời đem dịch ra chữ Nôm. Tiếp đến là Tiếng Kêu Mới Đứt Ruột  hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du  (1765 – 1820)  tả cuộc đời bi thảm của Thúy Kiều. Qua những tác phẩm buồn thảm ấy chúng ta thấy tinh thần  người Việt xuống thấp tới mức nào.

Lê chiêu Thống mượn quân nhàThanh để giữ lấy ngai vàng nhưng bị vua Quang Trung đánh tan. Tiếp đến Nguyễn Ánh, trong âm mưu khôi phục địa vị của dòng họ đã mượn hết quân Xiêm La (Thái Lan) đến quân Pháp đem về nước gây cảnh nồi da xáo thịt.  Không biết Nguyễn Ánh (sau này là vuaGia Long) hứa hẹn cho quân Xiêm những gì, nhưng khi quay sang cầu viện  Pháp thì với hiệp ước Verseilles  ngày 21 -11 – 1787,  Nguyễn Ánh đã nhường đứt cho Pháp cửa biển Hội An (Đà Nẵng), đảo Côn sơn.  May mắn khi ấy Pháp đang có tranh chấp ở Âu châu không thi hành hiệp ước nhưng Bá đa Lộc và hoàng tử Cảnh đã tuyển mộ được một số lính Pháp và mua vũ khí, tàu bè về tiêu diệt  nhà Tây Sơn.

Lên ngôi năm 1802, vua Gia Long (Nguyễn Ánh)  vẫn mang nặng đầu óc ngoại thuộc. Bao nhiêu những cải cách của vua Quang Trung bị bãi bỏ như việc dùng chữ Nôm trong sự học hành thi cử, những kinh sách được Viện Sùng Chính dịch sang chữ Nôm bị thịch thu  và đem đốt; bắt các sĩ tử phải học chữ Hán và kinh sách của Khổng Mạnh.  Vua Gia Long lấy gần như nguyên bộ luật khắc nghiệt của người Mãn Thanh lập ra để áp bức dân Trung Hoa đem áp dụng cho người Việt Nam gọi là luật Gia Long không kể gì đến phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của người Việt. Giáo Sư Vũ quốc Thông, Tiến sĩ, nguyên Khoa trưởng Đại Học Luật Khoa Saigòn  trong cuốn Pháp Chế Sử Việt Nam (trang 395)  nhận xét: “… người dân Việt thời Nguyễn gần như sống ngoài lề bộ luật Gia Long và vẫn tiếp tục theo các tập quán cổ truyền đời Lê được lưu truyền lại.”  Những luật lệ khắc nghiệt và trái ngược với phong hóa đã làm người dân bất mãn nổi loạn khắp nơi. Chỉ trong khoảng 60 năm, từ đời Minh Mạng (1820 – 1840) đến đời Tự Đức (1847 – 1883) có khoảng 500 cuộc nổi loạn của dân chúng từ Bắc chí Nam  -trung bình mỗi năm có gần 10 cuộc nổi loạn trong nước  -  dẫn quốc gia đến suy bại mất vào tay người Pháp.

Lịch sử cận đại chứng minh một lần nữa chúng ta (những người Việt) kém tinh thần độc lập và tự chủ. Trong thời Pháp thuộc, chúng ta đã không dựa vào thực lực của dân tộc để vận dụng công cuộc giải phóng đất nước. Ông Hồ chí Minh tự nhận là học trò của Karl Marx, Lénine sang Nga, Tàu cầu cạnh; ông Ngô đình Diệm sang Mỹ nương nhờ. Việc làm của hai ông ấy gây hậu qủa cho đất nước ra sao thì chúng ta đã đều biết cả.

Ông Ngô đình Diệm sau không thỏa mãn được những đòi hỏi của người Mỹ đành liều chết  để giữ chủ quyền quốc gia nhưng đã quá trễ. Ông Hồ chí Minh – qua các hồi ký của Nguyễn văn Trấn (Viết cho Mẹ và Quốc Hội), Vũ thư Hiên (Đêm Giữa Ban Ngày) – bị  những người thân Nga, thân Tàu bao vây và xử dụng như một loại bù nhìn.

Về văn hoá, các nho sĩ ngày xưa học Tứ Thư, Ngũ Kinh không bỏ một câu, một chữ, một dấu khuyên (giống như dấu chấm, dấu phảy bây giờ). Người hay chữ là người thuộc lòng kinh sách, điển tích Trung Hoa. Văn thơ phải có phong, hoa, tuyết, nguyệt  và lấy mẫu mực Hán, Đường làm tiêu chuẩn:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán,
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường.
Vua Tự Đức

Chúng ta thử đọc qua hai bài thơ một của thi sĩ Cao Bá Quát  và một của Bà Huyện Thanh Quan sống dưới thời nhà Nguyễn:
Ngán Đời
Thế sự thăng trầm quân mặc vấn, (1)
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.
Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.         nguyệt. (5)
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng.
Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu (8)
Gõ dịp lấy, đọc câu ” Tương tiến tửu “,
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,
bôn lưu đáo hải bất phục hồi.” (10)
Làm chi cho mệt một đời!
Cao Bá Quát

Ai cũng công nhận thơ của Thi sĩ Cao bá Quát hay về tứ nhưng rất khó hiểu cho người đọc vì dùng nhiều chữ Hán, Hán Việt và điển tích.  Hai câu đầu là chữ hán (việc đời lên xuống ngươi hỏi làm gì, hãy vui cùng chiếc thuyền câu nơi con sông gợn sóng khói phủ mờ). Câu thứ 5 trích thơ Tô đông Pha trong bài Tiền Xích Bích (chỉ có gió mát trên sông và trăng sáng trong khoảng núi). Câu 10 lấy trong bài Tương Tiến Tửu (sắp kèo rượu) của Lý Bạch (Ngươi không thấy nước sông Hoàng hà từ trời cao đổ xuống chảy vào bể không quay trở lại – ý nói thời gian trôi đi không lấy lại được).  Những chữ hán như mộng sự, chân thân, lâm tẩu (rừng và đồng cỏ)… người không học chữ nho  không hiểu được.  Câu “Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.” mang nặng tư tưởng Lão Trang và lấy từ điển tích: ngày xưa Thuần vu Phần bên Tàu  ngủ dưới gốc cây hoè nằm mộng thấy được  nhà vua  cho làm phò mã cực kỳ vinh hoa phú quí. Khi tỉnh mộng thấy mình vẫn nằm dưới gốc cây hoè.  Người ta ví cuộc đời như giấc mộng, mộng và thực lẫn lộn nhau.

Thăng Long Thành Hoài Cổ
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
Bà Huyện Thanh Quan

Bài thơ trên đây của bà Huyện Thanh Quan thường vẫn được coi như khuân thước của thể thơ Đường luật. Các độc giả trẻ không mấy người  hiểu nổi những chữ hí trường (rạp hát), thu thảo (cỏ mùa thu), tịch dương (mặt trời chiều), tuế nguyệt (năm tháng), tang thương (thương hải tang điền: ruộng dâu hoá thành biển, ý nói việc đời thay đổi), kim cổ (cũ, mới), đoạn trường (đứt ruột).  Những chữ  Việt – Hán trong bài thơ  -  nhất là nếu không có đầu đề là thành Thăng Long (Hànội) – làm người đọc có cảm tưởng tác giả tả một cảnh nào đó bên Tàu.

Sự lệ thuộc tinh thần “Học vay viết mướn ” ấy kéo dài cả 2 ngàn năm.   May nắm tổ tiên đã trang bị cho con cháu (dân tộc Việt) một nền văn chương, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán ” viết ” bằng ngôn ngữ  dưới dạng tục ngữ, ca dao đủ vững để không bị người Tàu đồng hóa như những sắc tộc khác bên phía bắc ải Nam quan.   Chúng ta may nắm chỉ có một thiểu số rất ít người chịu  học chữ Nho (vì khó, mất nhiều thì giờ, nếu không đậu đạt thì học cũng vô ích, chỉ “dài lưng tốn vải  ăn no lại nằm “)  như nhà nho (Nho giáo), nhà sư (Phật giáo), thầy cúng (Lão giáo), còn đại đa số tiếp tục  duy trì nền văn hóa truyền thống của ông cha để lại  bằng ngôn ngữ chứ không bằng chữ viết.  Vì học vay viết mướn một thứ chữ quá khó (khó ngay cả với người Tàu, phải học khoảng 10 năm mới đọc được báo chí, ngược lại chữ Việt chỉ học khoảng 6 tháng)  nên hơn 2 ngàn năm số tác phẩm do người Việt viết bằng chữ Hán  chẳng đáng là bao, đó là chưa nói đến những tác phẩm thực sự có giá trị.

Giáo sư Dương quảng Hàm trong  tác phẩm Việt Nam Văn Học Sử Yếu liệt kê được  156 cuốn sách (và 7 bài thơ, văn như  Vạn Ngôn Thư của Lê cảnh Tuân,  Ngọc Tỉnh Liên Phú của Mạc Đĩnh Chi… ).     Trong  156 cuốn sách đã kễ một số khá nhiều ghi lại những cuộc đi sứ sang Tàu,  ví dụ:  Phùng Công Thi Tập của Phùng khắc Khoan,  Trúc Ông Phụng Sứ Tập  của Đặng Thụy,  Nguyễn Trạng Nguyên Phụng Sứ Tập của  Nguyễn đăng Đạo.   Phần lớn những cuốn sách chữ Hán thực sự có giá trị đã được dịch sang tiếng Việt  từ lâu như Việt Điện U  Linh Tập, Lĩnh Nam Chích Quái, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Sử  Tiêu Án, Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Lam Sơn Thực Lục…  .

Những tác phẩm viết bắng chữ nôm đã nhanh chóng được in ra bằng chữ “quốc ngữ ” như truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Phan Trần, Trinh thử, Trê Cóc,  Tấm Cám…;  những thơ chữ nôm của Vua Lê thánh Tông,TrạngTrình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ xuân Hương, Nguyễn công Trứ, bà Huyện thanh Quan…  cũng được phổ biến rộng rãi (bằng chữ quốc ngữ) làm cho số người đọc tăng lên gấp trăm gấp ngàn lần.  Thơ, văn không còn là thứ xa xỉ ưu đãi cho một số người nữa.

Sau khi thoát khỏi ảnh hưởng của chữ Hán, chỉ trong chưa đầy  một thế kỷ (1918 – 2009),  số sách, báo,  văn, thơ, triết học, tôn giáo, lịch sử, sách giáo khoa…   có thể gấp trăm, ngàn lần của 2. 000 năm học chữ Tàu.   Chẳng những thế, các ngành khác như  ca nhạc, kịch nghệ, hội họa phát triển  rất mạnh, nhất là hội họa và nhiếp ảnh Việt Nam  được quốc tế biết đến.

Thế nhưng gần đây lại có một vị học giả có ý cho rằng chữ quốc ngữ  viết theo mẫu tự Latin do thực dân Pháp áp đặt nhằm mục đích làm dân tộc Việt Nam “đứt đoạn ” với văn hoá truyền thống ngàn xưa.   Theo  đó cần phải học lại chữ nho, có học chữ nho mới hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu của từng chữ, dịch ra tiếng Việt thì mất hết cái hay.  Những người bài bác chữ nho hay không muốn học chữ nho là những người lười biếng vì chữ (nho) nào nhiều nét nhất cũng chỉ hơn 30 nét thôi!

Nếu nói rằng dịch không hay, không lột được hết ý nghĩa của chữ  nghĩa”Thánh Hiền ” thì ngày xưa Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh về dịch là sai lắm sao?  Bà Đoàn thị Điểm dịch khúc Chinh Phụ Ngâm, ông Phan Huy Vịnh  dịch Tỳ Bà Hành dở lắm sao?    Cụ Tản Đà không biết điều đó nên đem  kinh sách của Khổng Tử ra dịch?

Nói rằng chữ quốc ngữ do thực dân Pháp áp đặt thì chữ Nho  ai đem tới?  Hai thứ chữ  đều xuất hiện trong thời kỳ xấu nhất của lịch sử quốc gia, nhưng trong cái rủi có cái may: những cái chúng ta chưa có thì mượn  của người.  Cả Âu châu bị người  La Mã đô hộ khoảng 500 năm, nước nào cũng dùng tiếng Latin cả nhưng sau đó nước nào nước ấy phát triển ngôn ngữ  riêng của mình.  Vấn đề là có đầu óc độc lập  để thoát khỏi lệ thuộc mãi mãi không.

Ông Đỗ thông Minh, một giáo sư ở Nhật,  cho rằng trong nước (2006)  hiện có khoảng 300 ngàn người học chữ Hán  và 250 ngàn học chữ Nhật. ” Đây chính là một cơ may thật hạn hữu, có thể giúp phục hồi văn hoá dân tộc Việt Nam “.  (Đỗ thông Minh, Tiếng Việt Mến Yêu đăng trong  Đặc san Lê Hoa số Xuân 2006 trang 116).

Văn Hoá dân tộc Việt Nam chỉ nằm gọn trong  156 cuốn sách chữ Hán và 7 bài  văn, thơ sao?    Hay còn phải kể cả sách của Khổng, Mạnh, Mao, Tưởng…?

Về kinh sách nhà Phật chúng tôi không dám nói đến nhưng những loại như Tứ Thư, Ngũ Kinh hay những sách  do những  vị đồ đệ của Khổng Tử ở Việt Nam biên soạn thiết nghĩ  không nên nhắc tới cho mất thì giờ vì  đã sấp sỉ một thế kỷ  những người Tàu  như Lương khải Siêu, Khang hữu Vi, Lỗ Tấn… đã làm một cuộc cách mạng đối với giáo điều Khổng Mạnh rồi.  Sáu, bảy chục năm nay sĩ tử Trung hoa không còn đụng đến những cuốn sách do Khổng, Mạnh  viết nữa .

Trở lại với 300 ngàn người trong nước học chữ Hán mà ông Đỗ thông Minh  cho là cơ may hạn hữu, thiết tưởng  không đúng lắm vì chính  ông Minh cũng nhận thấy vì do Tàu, Nhật đầu tư nhiều ở Việt Nam nên:” nếu biết chữ Hán đi làm thì mức lương sẽ cao gấp bội “, chứ không có hậu ý “giúp phục hồi văn hoá dân tộc Việt nam “  như ông nghĩ.

Đó là một thực tế đáng buồn  nữa. Người Việt học hành, thi cử chỉ cốt mong được đi làm mướn cho người ngoại quốc ngay tại đất nước mình!

Đọc lịch sử cận đại, chúng ta thấy người Pháp chiếm toàn bộ sáu tỉnh Nam Kỳ từ năm 1864, lúc ấy những nhà nho yêu nước của chúng ta lãnh đạo Đông Kinh Nghĩa Thục và phong Trào Đông Du sau này hầu hết đều chưa chào đời (chúng tôi không có ý xúc phạm tiền nhân mà chỉ đem sự kiện ra phân tích. Với những nhà cách mạng thời Pháp thuộc chúng tôi đã đề cập đến trong 2 bài: Con Người VN, Lòng Dũng Cảm và Khí Phách của Người Việt).  Cho đến khi Pháp hoàn toàn đặt nền đô hộ ở Việt Nam (1884), các cụ đang tuổi cắp sách đến trường: Cụ Phan bội Châu 17 tuổi (1867 -1940), Cụ Phan Chu Trinh 12 tuổi (1872 – 1926), cụ Huỳnh thúc Kháng 16 tuổi (1876 -1947)  nhưng các cụ cũng như các nhà nho khác lúc ấy chưa thức tỉnh, mặc dù đã có những bản điều trần của ông Nguyễn Trường Tộ trình lên Triều đình Huế yêu cầu đổi mới  đất nước từ lâu.  Nhất là lời kêu gọi thống thiết của nhà nho Phan Thanh Giản (1796-1867) vào lúc dân tộc đang bên bờ vực thẳm  của nạn ngoại xâm do thực dân Pháp tiến hành trên đất nước ta:

Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,
Thấy việc Âu châu phát giựt mình.
Kêu gọi đồng bào mau tỉnh thức,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin.
Phan thanh Giản

Sức mạnh của văn minh Tây phương với chiến hạm, đại bác nổ liên hồi như tiếng  gầm gừ của loài khủng long há rộng miệng nuốt từng khúc thân  hình tổ quốc nhưng những nhà Nho Việt Nam vẫn tôn ông  Khổng tử là ” Vạn Thế Sư Biểu “, vẫn lấy chế độ quân chủ Trung Hoa làm khuân mẫu không chịu nhìn ra thế giới bên ngoài. Sau này  các Cụ lại nhờ đọc sách vở của Tàu do các ông Lương khải Siêu, Khang hữu Vi  viết mới biết đến chế độ dân chủ ở  Pháp  và các nhà lập thuyết  của chế độ  ấy như  Montesquieu (1689 – 1755), Jean Jacque  Rousseau (1712 – 1778)…  trong khi người Pháp vác súng  đứng sừng sững trước mặt mà phải  tìm hiểu họ gián tiếp  qua người Tàu.

Có đáng buồn không!?

Việc đáng buồn này, Giáo sư Dương quảng Hàm có nhận xét: ” Về đường học thuật, thì xưa kia ta chỉ biết có học thuật của nước Tàu, lấy người Tàu làm mẫu mực mà bắt chước họ, quá ham chuộng việc nước Tàu  mà quên cả việc nước mình  và không biết đến việc thế giới; lại có tính quá phục tòng cổ nhân thành ra mất cả trí sáng kiến mà không nghĩ ra được điều gì  là cái đặc sắc của mình (Việt Nam Văn Học Sử Yếu  trg 389). Chữ ” ta” Giáo sư Dương quảng Hàm dùng ở đây để chỉ giới học chữ Nho, tức giới trí thức thời xưa chứ không phải chỉ chung tất cả người Việt Nam ;  chữ ” phục tùng cổ nhân ” là phục tùng ông Khổng, ông Mạnh  chứ không phải phục tùng văn hoá của tổ tiên Việt vì theo Giáo Sư thì: ” Về đường văn chương, xưa kia các cụ thường viết chữ Nho mà có ý khinh miệt  và nhãng bỏ quốc văn ” (VNVHSY trang 389).

Đó là những việc xẩy ra từ thế kỷ thứ  19, 20 cách nay cả hàng trăm năm.

Bây giờ  chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21.  Hiện thời tại ở Nga (thánh địa Cộng sản)  và ĐôngÂu  chủ nghĩa CS đã bị loại bỏ và bị kết án như một chủ nghĩa phi nhân thì tại Việt Nam sinh viên, học sinh vẫn phải học thuộc lòng  từng dấu chấm, dấu phảy như các nhà nho xưa kia. Những người viết sách, viết báo trong nước vẫn phải chưng dẩn từng chương, từng điều, từng câu, từng chữ  nhưng khi Marl còn sống chỉ trong 15 năm ông sửa cuốn Tư Bản Luận tới 3 lần!

Chưa hết, sau khi cùng với Mao trạch Đông triệt hạ Khổng Tử  bao nhiêu năm, bây giờ người Tàu  cho phục hồi Khổng Lâm và sắp sửa  xây Viện Khổng Học tại Hà Nội thì chính quyền Việt Nam  cho tu sửa lại Văn Miếu (ở Hà Nội) và dự định lập lại bia Tiến sĩ cho sĩ tử  của chế độ.

Phải chăng như  một số người nghĩ, chúng ta bị hơn ngàn năm đô hộ giặc Tàu và 80 năm đô hộ giặc Tây mà mất hết đầu óc độc lập?

Điều đó không đúng vì suốt thời gian Bắc thuộc và Pháp thuộc, nếu xem kỹ lại lịch sử, dân tộc ta luôn luôn quật cường, không mấy khi quân giặc được ăn ngon ngủ yên  để bóc lột.   Vả lại trên thế giới không có dân tộc nào không bị ngoại xâm.

Hy lạp xâm chiếm La Mã 4, 5 thế kỷ và văn hoá Hy Lạp theo đoàn quân viễn chinh lan toả từ Âu sang Á tới Ấn Độ  nhưng về sau Hy Lạp bị La Mã đô hộ cũng khoảng thời gian đó. La Mã còn đô hộ khắp Âu Châu như Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha…  Những nước Âu châu sau này thoát khỏi  sự thống trị của La Mã và trở nên cường thịnh bậc nhất thế giới.

Vậy lý do nào  làm chúng ta kém tinh thần độc lập, tự chủ?

Câu hỏi này chúng tôi xin dành cho những người nặng tình với dân tộc trả lời.

© Đàn Chim Việt Online 2009

Phản hồi