Thư gửi người bạn trong tù
Anh Cù Huy Hà Vũ thân mến,
Vậy là người ta đã kết án anh, một mức án nặng nề ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi được tin này qua radio Sachsen, khi đang lái xe trên đường cao tốc.
Sáng ngày 3 tháng 8 trên trang nhất báo in của Đức, tất cả dường như đều có hình của anh, hai bàn tay nắm chặt, hiên ngang và bình thản. Hình ảnh anh làm bật dậy hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Dáng Đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân trong tôi. Người chiến sĩ hiên ngang ngã xuống, dáng của anh được tạc vào đất, vào nước vào lòng nhân dân, và là dáng đứng của thế kỷ. Người lính ấy ra đi thanh thản như vừa cầy xong thửa ruộng vì anh biết rất rạch ròi, anh chết bởi viên đạn của kẻ thù. Còn anh, có lẽ cay đắng hơn nhiều vì không có ranh giới rạch ròi đó, và chẳng ai là kẻ thù, họ đều là đồng chí, đồng đội của gia đình dòng họ anh. Người cha kính yêu của anh là một trong những người khai sinh ra nó. Để rồi tiếng kêu của anh như viên đá ném tõm xuống ao bèo trong đêm vắng.
Tôi không có thói quen đọc báo chí của nhà nước(trong nước) nên không rõ họ bình luận hay đánh giá gì về anh, nhưng báo Đức, họ không đồng tình với bản án này. Một bản án nặng nề, phi lý đã đóng cọc lên một con người đang bệnh tật như anh.
Như anh đã biết, tôi là người ít quan tâm đến chính trị, pháp luật nên rất dốt về khoản này. Nói như vậy không phải tôi không có những chính kiến riêng của mình. Nên khi biết tin anh phải cõng đến 7 cái xiềng chặt và 3 xiềng lỏng, tôi điện về cho ông cậu nguyên là chủ tịch quận nơi anh cư ngụ, cũng là bạn của anh (ngày còn ở Paris anh hay gọi là sếp). Ông chép miệng, bảo: Vũ nó cho toa nặng đô quá, bệnh nhân sốc, chịu không nổi, phản thuốc có lẽ từ từ tốt hơn. Tôi hiểu ý của ông, nhưng tôi lại có suy nghĩ khác. Con siêu vi trùng này đang tàn phá quá mạnh và người bệnh đang bên bờ hiểm nguy, nếu không dùng toa thuốc nặng đô đó e rằng không khống chế được nó. Phương thuốc từ từ của ông có lẽ chỉ giành cho những liều thuốc bổ để bình phục cơ thể của người bệnh, sau khi con trùng bị khống chế, và tiêu diệt.
Anh Vũ thân mến! Người ta gán cho anh cái tội đòi đa đảng, lật đổ và phỉ báng chính quyền. Trời đất ạ! Một con người bệnh tật như anh, đảng phái thì không, không hiểu anh dùng sức trói gà của mình tuyên truyền, cổ động được ai để chống lại chính thể được trang bị hùng hậu đến tận răng như vậy.
Mấy ngày nay tôi tìm đọc gần hết những bài viết (công khai)của anh gửi đảng và chính phủ Việt Nam, và những bài viết trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài. Thật sự tôi thấy những bài viết, những góp ý đó, dường như anh đang đứng về phía đảng và chính phủ VN, để giải cứu Đất Nước trong giai đoạn khó khăn, nguy hiểm hiện nay là đằng khác.Viết cho anh đến đây, tôi sực nhớ một bài viết đâu đó về ông cựu thủ tướng Helmut Kohl, người có công phá bỏ bức tường Berlin để đi đến thống nhất nước Đức. Ông nói với các cố vấn (Berater) của mình, trong một cuộc họp(đại ý): Tôi luôn luôn cần ở các anh những ý kiến, ý tưởng khác với suy nghĩ của tôi kìa.
Có những lãnh đạo như vây, một nước Đức bị tàn phá, chia cắt, sau một thời gian ngắn họ đã có nền khoa học, kinh tế, luật pháp đứng hàng đầu thế giới là điều dễ hiểu phải không anh?.
Anh có lẽ là người đặt viên gạch đầu tiên thực thi cái quyền cơ bản nhất của con người (VN) mà bấy lâu nay nó chỉ nằm trên giấy. Anh kiện người đứng đầu chính phủ vì anh thấy việc làm của họ là sai, đi ngược với quyền lợi của nhân dân, đất nước.Có lẽ cả nước bị bóp, thiến cái dạ dầy, bao tử đã quá lâu,nên khi chúng ta có một chút no đủ, tính ích kỷ trỗi dậy chỉ lo ki cóp, bảo vệ cái nhỏ nhoi đó. Do vậy những việc làm của anh họ cho là chập chập cheng cheng, không bình thường, nhưng với người ít am hiểu luật pháp như tôi, hay những bà bán rau, bán bánh mì ở Đức này đều cho là rất bình thường.
Đầu năm 1999 ông Schröder vừa lên nhậm chức thủ tướng CHLB Đức, ông và cơ quan an ninh, bị bà bán bánh mì và rau hoa quả (gần nhà riêng của ông) kiện lên tòa án thành phố Hannovervì can tôi dán biển cấm xe ô tô dừng trước cửa hàng, làm trở ngại đến việc buôn bán, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bà, và khách hàng. Mặc dù thành phố và cơ quan an ninh xin đổi cho bà một cái cửa hàng khác đẹp hơn và đền bù thiệt hại. Nhưng bà không chịu, vì đã gắn bó cửa hàng này đã lâu và có nhiều khách quen thuộc bà ưa thích. Không biết do sợ thua kiện hay vì tình hàng xóm, ông Thủ tướng Schröder đã cho tháo biển cấm dừng xe xuống, và vợ ông đã trực tiếp đến xin lỗi bà bán bánh mì. Sau này người ta thấy vợ chồng ông thủ tướng vẫn thường xuyên đến mua bánh, hoa quả của bà. Báo chí thời gian đó nghiêng hẳn về phía bà bán bánh mì, người ta lý luận cửa hàng có trước khi ông Schröder làm Thủ tướng và có cái bảng cấm kia, làm thế nào bảo vệ tốt cho ông Thủ tướng là nhiệm vụ của cơ quan an ninh, nhưng không được làm ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần người dân.
Đây là sự việc có thật, ông Schröder nay không còn làm Thủ tướng nữa (vì không được dân tín nhiệm, bị phế truất giữa nhiệm kỳ), nhưng vẫn thường xuyên sang Việt Nam, tôi cũng mong có nhà báo nào đó gặp phỏng vấn, xem ông nói gì?
Thế hệ chúng ta thời trẻ đã đi qua chiến tranh, nên đã thấm hiểu, từng nắm đất của Tổ quốc được đổi bằng máu của cha anh. ( …Chúng con lớn lên cùng bom đạn. Đôi vai gầy của mẹ quẩy hai đầu chiến tranh..- Trích từ Trường Ca Tổ Quốc- Đỗ Trường-) Do vậy tình yêu Tổ Quốc trong anh, chỉ có những người cố tình không nhận ra, nhằm phục vụ mục đích nào đó, để phủ nhận những việc làm của anh.
Trên giấy tờ và pháp lý, tôi hoàn toàn không còn là người Việt Nam và thời gian tôi sống ở Đức cũng nhiều hơn ở Việt Nam. Nhưng anh Vũ ơi! Không hiểu sao mỗi lần vén ống quần của mình lên, tôi lại thấy mầu vàng vàng của váng đồng còn đọng lại nơi cổ chân.Rồi những dăm bông, xúc xích cũng không thể thay lúa gạo trong bữa ăn hằng ngày của tôi. Đêm đêm vẫn có hương lúa chín, và tiếng ve đầu phố ru tôi vào trong giấc ngủ. Từ những cảm nhận này, tôi đã hiểu được một phần nào tình yêu trong anh. Nhìn anh trong giờ tuyên án, tôi cảm thấy mình dường như nhỏ bé lại. Và bài Trường Ca Tổ Quốc, tôi đã viết cách nay đã trên hai mươi năm vào dịp bức tường Berlin sụp đổ lại trỗi dậy trong lòng:
“…Quê hương ơi! Con xin được gọi Người là mẹ
Người đã ru con từ thuở trong nôi
Người là những bài ca dao mà con đã thuộc
Những ánh trăng rằm soi sang đường thôn
Người là những cơn gió hè đưa con vào mùa gặt
Gọi nắng về làm cho thóc ai khô?
Người là những câu hò của người đi biển
Gọi cá về cho cuộc sống vui tươi
Người là những câu chuyện tình bất tử
Để đá vọng phu đứng đợi ai về?
Người là những trang hào kiệt nhất
Đưa con về với đời Lý, Trần, Lê…”
Mấy ngày nay đọc báo, tôi thấy người Tầu trà trộn vào Việt Nam nhiều lắm. Chính phủ cũng thú nhận có những nhà máy có hàng ngàn công nhân người Trung Quốc làm lậu. Cửa khẩu biên giới và bộ phận quản lý lao động(riêng) với người TQ của ta sao lỏng lẻo quá vậy?. Chắc anh cũng biết tội làm lậu ở Pháp, Đức và Châu Âu, ông chủ thuê và người làm sẽ bị phạt tù rất nặng. Cứ đà này không rõ người Tầu sẽ còn trà trộn vào những đâu và cơ quan nào của đất nước chúng ta Chả lẽ những dự đoán của anh sẽ là sự thật sao?.
Anh Vũ thân mến!
Vài lời riêng tư tôi muốn gửi đến anh, một người bạn đang bị tù đầy. Nhưng tôi không có địa chỉ nơi giam giữ anh, nên đành phải gửi báo chí, những nơi yêu mến anh, may ra anh có thể nghe, hoặc đọc được, và biết rằng còn có những người bạn phương xa luôn nhớ đến anh. Mong anh giữ mình, người nào phát âm, hay nói ngọng xin anh hãy đề phòng tránh xa, biết đâu đó kẻ thù phương Bắc đang tìm đến anh. Vợ con, gia đình, bạn bè đang chờ đón anh.
Đức Quốc 14- 8- 2011.
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt
Bác Lộc Trần- Tôi không nghĩ như bác, câu “Để rồi tiếng kêu của anh như viên…..” Nó chỉ muốn nói kết quả hay hệ quả cái chính quyền do người cha anh Vũ là cụ h´Huy Cận dựng lên. Không có người thứ 3 thứ 4 nào ở đây cả, vì luật sư, hay gia đình cũng thay mặt ông vVũ kêu lên các cấp cả thôi. thân Nguyên vũ
Bác Lộc Trần – hoàn toàn hiểu khác ý của người viết. Tôi lấy ví dụ tác giả viết “Để rồi tiếng kêu của anh như viên đá ném tõm xuống…… ” Theo tôi hiểu tiếng kêu phản ứng của gia đình, luật sư đại diện bác VŨ kêu lên các cấp chính cs mà cụ Huy Cận đã khai sinh ra, nhưng không ai trả lời.. Chứ không phải không có tiếng vang với cộng đồng và quốc tế; Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong những vấn đề hiểu sai người viết của bác Lộc Trần. Mong bác đọc kỹ, có gì sai xin bác lượng thứ- Nguyên vũ
Bạn Nguyễn Vũ mến,
Tố đã đoc kỹ rồi.
Trong đoạn văn bạn lấy ví dụ trên; tôi nghĩ tác giả ví anh Vũ, chỉ một mình anh Vũ (mà thôi) với “hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Dáng Đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân”. Một hình ảnh hiên ngang ví với một hình ảnh hiên ngang. Xuyên suốt đoạn văn trên, tôi nghĩ tác giả Đỗ Trường chỉ muốn so sánh hóa cái “HÙNG” của anh Vũ và chia sẽ niềm xót xa cho cái “BI” của hoàn cảnh anh Vũ. Tôi không nghĩ là tác giả Đỗ Trường lại cẩu thả đến mức lồng vào bức tranh “BI HÙNG” này một người thứ ba (gia đình, luật sư đại diện bác VŨ ).
Bạn thấy tôi phân tích đoạn văn này có xuôi tai không?
Một bài báo cảm động .
Hà Vũ sự thật là yêu nước , thương dân và muốn đảng cộng sản Việt nam chuyển sang tư thế tốt hơn , chính danh hơn .
Dân nghèo Hòa Xuân luôn biết ơn ông vì đã đấu tranh chống lại sự cướp đất ruộng của Vua Thanh giao cho Sungroup ( nghe đâu của người nhà Dũng Triết ).
Đền 30 ngàn , bán lại 10 triệu /m. Đẩy nông dân vào thất nghiệp .
Nhà độc tài thì vẫn độc tài . Đã độc tài thì ác và xấu .
Bản án là sự chứng minh cho sự thù hèn , bất nhân của 14 siêu cướp và siêu lừa .
Tôi chỉ là người được đọc ké lá thư thôi mà thấy Thủ Tướng người ta mà ham.Mong sao cái tầm của
các nhà lãnh đạo của ta chỉ cao ngang đầu gối ông Thủ Tướng CHLB đã là phước,huống hồ cả cái
đầu của ông (cũng gọi là thủ tướng đấy) chỉ vừa trong cái bao cao su đã qua xử dụng thì còn gì để
mà trông với chả mong.
Thưa tác giả,
Đọc bài viết của ông có khá nhiều đoạn tôi không thể hiểu theo phương pháp logic được.
“Còn anh, có lẽ cay đắng hơn nhiều vì không có ranh giới rạch ròi đó, và chẳng ai là kẻ thù, họ đều là đồng chí, đồng đội của gia đình dòng họ anh.”
Nhà thơ Huy Cận là cộng sản lão thành cùng thời với HCM, chứ có là đồng chí hay đồng đội với Nguyễn Tấn Dũng, TT đương thời đâu. Ông căn cứ vào đâu để cho rằng người CS ở mọi thời đều có chung một chí hướng để gọi là đồng chí. Nếu họ còn là đồng chí thì anh Hà Vũ đã chẳng đòi thưa Dũng ra tòa về tội bán Tây Nguyên cho Tàu Cộng.
Chẳng biết ông có để ý thấy biết bao nhiêu kiến nghị đòi trả tự do cho anh Hà Vũ. Quốc hội các nước Tây Phương yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho anh. Nhưng quan trọng hơn cả là sự thách thức bạo quyền của anh Vũ rất có thể là nguồn cảm hứng cho những biểu ngữ “Bảo vệ trí thức yêu nước!”, “Không được kết tội trí thức yêu nước!” đã xuất hiện trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/08/2011. Khác với ông tôi không nghĩ “Để rồi tiếng kêu của anh như viên đá ném tõm xuống ao bèo trong đêm vắng.”
“Ông chép miệng, bảo: Vũ nó cho toa nặng đô quá, bệnh nhân sốc, chịu không nổi, phản thuốc có lẽ từ từ tốt hơn.”.
Câu trích trên cho thấy rõ bản chất của người CS. Họ luôn miệng tuyên truyền “tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH”. Nhưng đến khi sửa sai thì muốn từ từ “uống thuốc”. 36 năm uống thuốc “xuyên tâm liên”, thuốc “lú” của chủ nghĩa CS một cách “nhanh và mạnh” thì chẳng sợ “sốc” thuốc. Nay thì sợ sốc thuốc giải độc. Rõ là loại triết gia “cắc kè”.
Một điểm nữa tôi muốn nói đến ở đây là sự không logic của ông khi cho rằng “Trời đất ạ! Một con người bệnh tật như anh, đảng phái thì không, không hiểu anh dùng sức trói gà của mình tuyên truyền, cổ động được ai để chống lại chính thể được trang bị hùng hậu đến tận răng như vậy.”. Tôi nhớ không lầm thì vào thế chiến thứ hai, người lãnh đạo thế giới tự do là TT Hoa Kỳ, Franklin Roosevelt. Ông là một người sử dụng xe lăn để di chuyển.
Anh Hà Vũ đã tự khẳng định trong các phiên tòa, anh không hoạt động để lật đỗ chính quyền CS. Nhưng với tư cách bất khuất của anh, nếu anh dương cờ đại nghĩa, tôi tin rằng sẽ có rất nhiều người xin theo.
Lộc Trần
CƠ SỞ NỀN TẢNG CỦA TỰ DO DÂN CHỦ
Có sở của tự do dân chủ không gì khác hơn là ý thức của con người. Con người có thấy mình bình đẳng với người khác, mới tôn trọng người khác. Khi đó, mới thật sự có ý thức về sự tự do và dân chủ. Có nghĩa, mình không thấy mình cao hơn người khác, cũng không thấy mình thấp hơn người khác. Thấy mình cao hơn người khác, cho dầu bởi lý do gì, chính đáng hoặc giả tạo, đều không tôn trọng người khác đúng mức. Thấy mình thấp hơn người khác, cho dù bất cứ lý do gì, chính đáng hay không chính đáng, cũng sẽ quỵ lụy, lệ thuộc người khác. Tất cả điều này, phần nào do cá tính, do giáo dục, và do cả hoàn cảnh xã hội tạo nên. Tính hợm hĩnh, tính nhu nhược, đó là yếu tố cá tính mà trên đã nói. Sự hiểu biết cao hay thấp, đó là yếu tố giáo dục mà mọi người đều rõ. Còn hoàn cảnh xã hội, chính là cơ chế thực tế của xã hội đó. Trong cơ chế xã hội tự do dân chủ, ai cũng được quyền nói, quyền lên tiếng, quyền yêu cầu công khai, chính đáng mọi điều cần thiết và nghiêm túc, thì không ai có thể bị người khác khống chế một cách bất công. Trái lại, trong xã hội độc tài, độc đoán, chỉ có một cá nhân, hay vài cá nhân nào đó thực chất nắm quyền cao nhất, và chỉ họ mới được quyền quyết định hết mọi chuyện, thì sự bất bình đẳng luôn như là một thực tế “tự nhiên”, mà phần lớn đều cảm nhận được. Như thế làm thế nào mà những người khác có thể có quyền tự do dân chủ được. Cho nên, có sự hiểu biết, sự nhận thức về các yêu cầu chính đáng của tự do, dân chủ, mới có thể có sự thực thi tự nhiên về quyền dân chủ tự do cho mọi người, và cũng có điều đó, mới có ý thức đòi hỏi dân chủ tự do cho bản thân hay xã hội nói chung. Không có ý thức này, làm sao thấy mình có trách nhiệm thi hành dân chủ tự do cho người khác, cho mọi người dân, nếu mình là người cầm quyền. Và ngược lại, không có ý thức này, cũng chẳng biết quan tâm đến tự do dân chủ là gì, nên cũng chẳng có yêu cầu đòi hỏi, vì biết có đòi hỏi cũng không được gì cả. Đó chính là nói ý thức về dân chủ tự do theo khía cạnh chung nhất, tự nhiên nhất, hay lý tưởng nhất. Nên nếu người cầm quyền chỉ thấy thuần các lợi điểm của mình, vì lý do nào đó, thấy thuần mục đích của mình, vì lý do nào đó, tất nhiên là chúng hoàn toàn giả tạo, hay không chính đáng, cũng không hợp lý, nhưng tự bản thân họ lại quan niệm ngược lại, tự cho đó là chính đáng và hợp lý theo ý họ, thì tất nhiên cũng không thể có ý thức tự do dân chủ đối với người khác, hay đối với toàn thể xã hội được. Vậy nên, nói theo cách lý tưởng, thì ý thức tự giác có trước, rồi thực tế mới tới sau. Nhưng ngược lại, nếu không theo cách lý tưởng như thế, thì phải chính thực tế xã hội tới trước, rồi ý thức mới có thể tới sau. Thực tế xã hội đó, không gì khác hơn là sự vận động của yêu cầu chính trị, sự chuyển biến của yếu tố kinh tế, và sự đòi hỏi mạnh mẽ chung của toàn xã hội, hay của thực tại xã hội, tất nhiên cũng đều sẽ mang lại được đích điểm của dân chủ, tự như chính là kết quả sau cùng.
VHT
(16/8/11)