WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Châu Âu “nhẹ người” trước kết quả bầu cử QH ở Ba Lan

Donald Tusk tiếp tục cương vị thủ tướng thêm 4 năm nữa. Ảnh PAP/Jacek Turczyk

Một ngày sau bầu cử, kết quả kiểm phiếu chính thức đã được công bố. Trên 14 triệu trong tổng số 30 triệu cử tri Ba Lan đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm chủ nhật vừa qua, 9/10/2011. Và họ đã lựa chọn đảng Cương lĩnh Dân sự (PO) là đảng cầm quyền thêm 4 năm nữa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk, sẽ tại vị tiếp một nhiệm kỳ nữa và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông, theo như một tuyên bố được đương sự đưa ra trong lúc tranh cử.

Thắng lợi lịch sử

Kết quả bầu cử không nằm ngoài dự đoán của các cơ quan thăm dò dư luận, ít nhất đối với 2 đảng lớn nhất trên chính trường Ba Lan. PO giành được 39,2% số phiếu bầu và sẽ chiếm 206 ghế trong nghị trường. Về thứ 2 là đảng Pháp luật và Công lý (PiS) với 29,9% tương đương 158 ghế.

"Chiếc bánh" Quốc hội đã chia xong. Ảnh TVN24

96 ghế còn lại thuộc về 4 đảng khác. Trong đó, đáng kể nhất là đảng của Palikot với 40 ghế. Đây cũng chính là yếu tố bất ngờ nhất của lần bầu cử này. Chính trị gia trẻ tuổi và khá nhiều xì- căng- đan, Palikot, vốn là một đảng viên PO cho tới tháng 10 năm ngoái. Sau nhiều tranh cãi ồn ào trên chính trường, ông đã rời bỏ PO thành lập đảng riêng và đảng của Palikot (RPAL) mới chính thức được công nhận từ tháng 6/2011.

Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, Palikot cũng cho ra một trang web có tên “PaliLeaks” để tiết lộ về những chuyện mà ông cho là “dối trá” và “tham nhũng” trong nền chính trị Ba Lan. Về thứ 3 với kết quả 10%, Palikot đã gặt hái được những thành công ngoạn mục. Dường như xì-căng-đan lại giúp cho chính trị gia ngoài 40 tuổi này trở nên hấp dẫn với các cử tri trẻ và họ ví ông như Silvio Berlusconi của Ba Lan! Theo công bố của Ủy ban bầu cử thì phần lớn những người bỏ phiếu cho Palikot là thanh niên.

Thảm bại lần này là Liên minh Dân chủ Cánh tả (SLD). Từ một đảng lớn trên chính trường Ba Lan, SLD tuột dốc, đứng vị trí thứ 5 trong kỳ bầu cử hôm qua. Napieralski chủ tịch đảng, sau lời lên tiếng thừa nhận thất bại đã tuyên bố sẽ từ chức, nhường quyền lãnh đạo đảng cho người khác.

Thắng lợi của PO được đánh giá là “mang tính lịch sử” vì đây là lần đầu tiên kể từ kỷ nguyên đệ tam Cộng hòa (sau khi chế độ cộng sản sụp đổ), đảng cầm quyền tiếp tục duy trì được quyền lực ở nhiệm kỳ quốc hội thứ 2. Nói cách khác, Tusk đã đi vào lịch sử Ba Lan thời hậu cộng sản, khi là thủ tướng đầu tiên được tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa.

Phát biểu ngay sau khi thắng cử, thủ tướng Tusk nói: “Xin cám ơn các cử tri đã bầu cho PO và cả những cử tri không bầu cho PO vì chúng ta sẽ còn làm việc cùng nhau 4 năm nữa”.

Ngày hôm nay, Tusk đã có cuộc gặp với Waldemar Pawlak- chủ tịch đảng PSL- người mà PO sẽ phải lập liên minh để giành đa số trong quốc hội và thành lập chính phủ mới.

“Châu Âu thở phào nhẹ nhõm”

Đó là tiêu đề một bài báo đăng trên trang mạng TVN24. Theo đó, các nước châu Âu, đặc biệt là 2 cựu thù Đức và Nga, “nín thở” theo dõi cuộc bầu cử quốc hội ở Ba Lan. Những cãi vã diễn ra hàng năm nay giữa PO và PiS không những đã làm nhiều người Ba Lan mệt mỏi, mà dường như, cũng tạo ra sự ngột ngạt trong một số mối quan hệ quốc tế.

Dư luận Đức cho rằng, thắng lợi của PO đồng nghĩa với việc mối quan hệ giữa 2 nước sẽ tốt đẹp ít nhất như hiện nay, hoăc có thể được cải thiện hơn nữa. Trong nhiệm kỳ vừa qua của mình, thủ tướng Tusk đã có những phối hợp được đánh giá là “ăn ý” với thủ tướng Đức Angela Merkel. Quan hệ song phương giữa Ba Lan và Đức cũng như giữa Ba Lan và khối EU được cho là “tốt đẹp hơn bao giờ hết” trong mấy năm vừa rồi.

Nga cũng là nước ‘mở cờ trong bụng’. Mặc dù mối quan hệ Nga- Ba Lan, vì những vướng mắc trong lịch sử, chưa bao giờ thực sự tốt đẹp, nhưng ít nhất đôi bên còn có thể đối thoại được với nhau, nếu PO cầm quyền.

Với chính sách dân tộc cực hữu, bài ngoại, cộng với những ngờ vực dai dẳng trong tai nạn máy bay ở Smolenski hồi năm ngoái, nếu PiS nắm quyền, mối quan hệ giữa Nga và Ba Lan sẽ nhanh chóng rơi vào thảm họa. Và điều này, chắc chắn không có lợi cho Ba Lan, ít nhất trong lĩnh vực kinh tế, khi khí đốt phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Nga và nước này cũng là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho Ba Lan.

Những lo ngại trước đó của một số nhà quan sát chính trị quốc tế về một chính sách đối ngoại “quay ngoắt lại” làm ảnh hưởng tới EU, nếu PiS cầm quyền, đã được giải tỏa. Không những trên lĩnh vực chính trị, mà chiếc van áp xuất của nền kinh tế Ba Lan sau mấy hôm căng thẳng, ngày hôm nay đã xả hơi. Các ngoại tệ lần lượt xuống giá trước đồng Zua-ty và cổ phiếu các công ty lớn của Ba Lan rộ lên sắc xanh hy vọng sau một tuần thấp thỏm lo âu.

Vị trí quan trọng

Ngay sau khi biết tin thắng cử, thủ tướng Tusk đã có cuộc gặp với tổng thống Komorowski để bàn về phương hướng trong tương lai. Chi tiết cuộc gặp không được báo chí tiết lộ. Việc PO tiếp tục lãnh đạo, trên cả cương vị tổng thống và thủ tướng, sẽ cho phép chính đảng này  thực hiện tiếp những kế hoạch còn dang dở, nhằm hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế.

Hơn 20 năm qua, Ba Lan đã có những phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn chính trị.

Do vị trí địa lý cũng như sự phát triển lịch sử, Ba Lan được coi như một chiếc cầu nối trong quan hệ giữa Tây và Đông Âu. Và là chiếc cầu trên cả 2 lĩnh vực kinh tế và chính trị.

Về kinh tế, Ba Lan đã giữ được sự ổn định ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và khu vực ảm đạm nhất. Năm ngoái, Ba Lan đã vượt Hà Lan trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 ở EU với tổng thu nhập quốc dân là 721 tỉ đô-la. Trong lúc các nước EU đều bị tăng trưởng âm và một số quốc gia đứng trên bờ vực phá sản vì nợ công thì Ba Lan là quốc gia duy nhất giữ mức tăng trưởng dương. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên khoảng 10 lần kể từ khi nước này đoạn tuyệt với chủ nghĩa Cộng sản.

Về chính trị, sự chuyển hóa dân chủ thành công của Ba Lan được coi như một điển hình để nhiều nước, đặc biệt là các nước thuộc Liên Xô cũ noi theo. EU đã sử dụng ‘chiếc cầu’ này để tiếp cận dân chủ với các nước phía Đông. Mới tháng trước, một cuộc gặp thượng đỉnh có tên là “Đối tác phương Đông” với sự có mặt của hơn 20 nguyên thủ quốc gia đã diễn ra ở thủ đô Warsaw, để bàn bạc về chiến lược phát triển của Liên minh châu Âu, cũng như những mối quan hệ với các quốc gia phía Đông. EU đang muốn qua cửa ngõ Ba Lan để chuyển hóa dân chủ, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, và không loại trừ việc sẽ kết nạp thêm các thành viên mới.

Năm nay cũng là năm Ba Lan giữ cương vị chủ tịch Liên minh châu Âu. Việc giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định về các mối quan hệ quốc tế chiến lược sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển chung của EU.

Vì thế, thắng lợi của PO mang một ý nghĩa đặc biệt.

© Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt

 

2 Phản hồi cho “Châu Âu “nhẹ người” trước kết quả bầu cử QH ở Ba Lan”

  1. dominh says:

    Các nước dân chủ có khoảng 50% dân đi bầu cử quốc hội thôi, còn Việt nam ta thì bao giờ cũng 99 với 100%, nghe đã thấy phi lý rồi. Vì bầu cử giải hiệu nên phải cưỡng bức, ép buộc dân đi bầu cho đông để quay phim, chụp hình ra khoe với thế giới

  2. vuzek- asg says:

    Bài tổng kết tương đối đầy đủ vầ bầu cử Ba lan, trông người lại ngĩ đến ta bao giờ mới có một cái quốc hội đa đảng đây còn bây giờ chỉ đáng gọi là cuốc hội thôi

Phản hồi