WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài suy nghĩ về thơ

Thơ...

Mới đây anh Tô Thẩm Huy (TTH ) viết bài “Nghĩ  về thơ” trên diễn đàn internet văn học Da Màu. Tôi viết cái comment ngắn: ”Người viết không hiểu nhiều về thơ lại viết về thơ. Thật bạo gan. Đến cái đẹp là gì cũng không biết. Thật bất khả tư nghị.” Không ngờ cái phản hồi ngắn gọn đã làm xôn xao dư luận. Được nhiều người và anh em văn nghệ sĩ quan tâm nêu ý kiến phản hồi.

Của đáng tội là sau khi đọc bài viết về thơ của TTH, theo phản ứng tự nhiên tôi viết ngay cái comment rồi gửi đi, không kịp đắn đo, nghĩ trước nghĩ sau về sự tác dụng của nó.

Giống như khi gặp TTH hay những anh em văn nghệ khác ở quán càfé Ngọ hay Lee Sanwish thành phố Houston! Anh em ngồi tán gẫu về chuyện này chuyện nọ, thơ văn hay chuyện chính trị chính em. Có khi xưng hô mày tao cũng không chừng. Quả là tai hại.

Sau khi cái ý kiến của tôi về bài viết được Da Màu hiển thị. Người viết hơi bối rối vì mình viết có hơi quá lời. Nêu  một ý kiến ra giữa nơi công cộng, giữa bàn dân thiên hạ ban ngày ban mặt mà giống như hai người  bạn đang nói chuyện với nhau. Thật không phải với bạn Tô Thẩm Huy chút nào.

Nói cho trung thực anh bạn TTH là một trong số ít ỏi người nghiên cứu hiện tại về  văn học cổ  Trung Quốc ở hải ngoại, anh am tường về Hán Nôm cổ thi, hay Đường Thi  Trung Quốc. Anh thường  dịch thơ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Lý Bạch, Tô Hiệu . . . ra Việt ngữ.

Anh cũng đã từng giữ mục “ Đùa với Đường Thi “ trước đây trên tạp chí Văn Học với bút hiệu Đàn Bách Kiếm, do nhà văn Cao Xuân Huy làm chủ biên.

Đáng lý ra cái ý kiến phản hồi phải nói ngược lại mới đúng. Thí dụ như: TTH là người hiểu nhiều về Đường Thi. (Chả thế mà bạn Đặng Thanh Tùng viết phản hồi đã gọi TTH là CỤ. Có lẽ hàm ý anh Tùng muốn gọi là CỤ ĐỔ chăng?) Sao lại viết một bài về thơ thiếu sót và ngớ ngẩn như thế! Chắc có lẽ anh viết ra một bài suy luận về thơ để thử phổi bạn đọc, xem có phản ứng gì không, hay đây chỉ toàn một lũ làm thơ ngu xuẩn giống như Nghị gật ở một nghị trường nào đâu đó. Thấy ai nói ra điều gì cũng xuýt xoa cho là hay là đúng, cái gì cũng nhất trí mà không biết suy luận đúng hay sai! Cái thảm trạng xuất hiện nhiều người  làm thơ  dở ở nước ta chắc đó là nguyên nhân phát sinh, trong cũng như ngoài nước. Nhà thơ mọc lên nhiều như lá rụng mùa thu. Giống như trước đây có kẻ tự hào sung sướng, cứ kêu toáng lên ỏm tỏi: Cứ ra đường là gặp anh hùng! Hèn gì chả làm mùa thu chết.

Lại nói đến cụ Đồ,  làm tôi chợt nhớ đến bài thơ “Cụ Đồ” của Vũ Đình Liên, trong đó có câu:  “Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ.” Nhà thơ họ Vũ luyến tiếc một thời đã qua, không còn bóng dáng những ông đồ già ngồi viết câu đối đỏ cứ mỗi độ xuân về bằng chữ Nho. Thành ra cứ gần đến Tết âm lịch, không ít người mang ra bình luận, tán dương.

Viết câu đối trong những ngày  đầu Xuân là một tập tục tốt của người Việt Nam chúng ta. Nhưng thiết nghĩ là nên viết bằng tiếng nước Ta, là tiếng Việt Nam thì hay biết bao.

Trong những năm gần đây phong trào những ông đồ trẻ ngồi trên vỉa hè ở Hà Nội hay Sài Gòn viết câu đối cho khách đi du Xuân. Hình ảnh tấp nập và vui vẻ của ngày Tết làm tăng lên vẻ đẹp của đường phố và của mọi người. Song câu đối trong thời nay không nên viết bằng chữ Nho (Hán tự ).

Hiện tại luồng gió xâm lăng biển đảo, và đất liền ở địa đầu biên giới Việt Nam của chúng ta ngày một nghiêm trọng. Mà chúng ta lại cứ cổ võ cái văn hóa đã đô hộ chúng ta cả ngàn năm nữa sao! Tại sao lại vô tình hay cố ý không muốn thoát ra. Còn muốn nghiện ngập ngâm nga Đường Thi. Còn luyến tiếc những áng văn chương “Sầu vạn cổ“ hay “Ngàn năm mây bay” cổ hủ quê kệch.  Ở trong nước còn muốn xây dựng Trung tâm Khổng Tử để làm đẹp lòng quân thù. Thiết nghĩ đó không còn là lòng tự trọng yêu nước nữa. Mà bây giờ vấn đề văn hóa hay kinh tế, cái gì có liên quan đến bọn xâm lăng mà chúng ta tẩy xóa được, tránh được. Thì mỗi người chúng ta phải tự trọng nên làm. Có như thế việc đòi lại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mới có ý nghĩa.

*
Lại nói về bài viết của TTH. Có người cho rằng người viết mạt sát tác giả. Vì tác giả đã viết một bài nói về thơ công phu, súc tích. Vị thi hào (bằng bằng trắc bằng bằng trắc, ) hãy soi kính hiển vi nhìn cho rõ xem người viết  mạt sát TTH ở điểm nào? Hay chính ông Đinh Yên Thảo mới là kẻ buông lời thóa mạ người viết.

Trong bài viết: “Nghĩ về thơ”. Huy cho rằng ”Ý không phải cái làm nên thơ.” Vậy thì cái gì mới làm nên thơ? Theo ý TTH thì “lời “ mới là  đáng kể. (Thực ra lời chỉ là cái xác chữ, mà tư tưởng  mới là cái linh hồn của bài thơ.) Làm mới về hình thức và cách tân chữ viết mặc dầu cũng là một yếu tố quan trọng, không thể phủ nhận.

Theo luận bàn của hầu hết những nhà thơ và những nhà nghiên cứu về thơ, mà trong số ấy có sự đồng tình của của người viết, thì, nếu gọi được là thơ: Một bài thơ khi đọc lên, hay nhìn bằng mắt phải tiết ra được Tứ thơ. Tứ thơ là cái đẹp toát ra từ  ngôn từ, ý tưởng và  nhạc tính. Muốn có Tứ thơ bài thơ đó phải hội đủ ba yếu tố:

1/ Tư tưởng
2/ Ngôn ngữ
3/ Nhạc tính.

Đằng này TTH bảo “Ý”  (ý ở đây là ý tưởng hay tư tưởng )” không phải là cái làm nên thơ.” Thành thử ra nó làm người viết mất bình tĩnh, nên mới có sự phản ứng nhanh như vậy.
Điều thứ hai quan trọng không kém, là cái ĐẸP.

TTH viết: “Nhưng cái đẹp là gì? Thưa cái đẹp là cái mọi người mơ hồ cảm thấy, mà không ai biết nó là cái gì.”

Người làm thơ là người đi tìm cái đẹp, là người làm ra cái đẹp, chỉ ra cái đẹp cho mọi người thưởng thức. Mà lại bảo mọi người chỉ mơ hồ cảm thấy, không ai biết cái đẹp là cái gì? Như thế  là sao?

Cái đẹp tự nó,  khi ta nhìn thấy đã là cái đẹp rồi. Nếu có một cái khác tương tự giống nhau để so sánh, thì cái nào đẹp, cái nào xấu sẽ rõ ràng hơn. Chẳng có mơ hồ gì sốt cả. Thí dụ: hai người con gái đi bên nhau. Một người thì cao ráo thân hình thon thả, thanh tú nói năng nhỏ nhẹ lễ phép. Còn một người đi kế bên to béo cục mịch, lùn tịt nói cười cứ oang oang giữa đường phố. Thì khi mới nhìn qua hay tiếp xúc, chúng ta đã biết ai đẹp ai xấu rồi chứ. Sao lại bảo không ai biết cái đẹp là gì?

Đành rằng trong văn chương,  thi ca hay nghệ thuật tạo hình. Quan niệm về cái đẹp thường không giống nhau. Nó tùy trình độ thẩm mỹ thưởng ngoạn của mỗi người, hay mỗi khuynh hướng nghệ thuật khác nhau của mỗi thời để có sự dị biệt. Song cái đẹp thông thường thì một người không am hiểu về nghệ thuật cũng đã nhận ra.
(Houston Sept 30, 20011 )

© Quỳnh Thi

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Vài suy nghĩ về thơ”

  1. Thơ thẩn says:

    Bài của Quỳnh Thi tôi khoái nhất câu, “Viết câu đối trong những ngày đầu Xuân là một tập tục tốt của người Việt Nam chúng ta. Nhưng thiết nghĩ là nên viết bằng tiếng nước Ta, là tiếng Việt Nam thì hay biết bao.”. Đúng quá đi chứ, một vạn người Việt Nam dám chắc chưa có 1 người đọc được cái chữ lưỡi bò này, trong nước đã vậy, những ngày hội Tết ở hải ngoại có khi cũng vớ vẩn bày trò ông đồ vẽ giun vẽ sán bằng mực tầu giấy đỏ, thậm chí mấy đài TV hải ngoại mùa Tết cũng trang trí câu đối Tầu phù. Việt Nam Cộng Hòa mới mất tích mấy chục năm đã cho là quá khứ lâu lắm rồi cần phải quên đi, trong khi một ngàn năm đô hộ giặc Tầu thì tìm đủ mọi cách để khôi phục với hơn một triệu ba trăm ngàn thằng Tầu đói vác câu đối đỏ vào VN tung hoành, nghĩa nà nàm thao ?

  2. NGÀN KHƠI says:

    CÁM ƠN

    Cám ơn cô gái Quỳnh Thi
    Tỏ ra sâu sắc những gì về thơ
    Hiểu như nghệ thuật ngôn từ
    Hiểu là phiếm nhạc cũng như tơ lòng
    Hiểu như vần điệu tâm hồn
    Hiểu như tư tưởng và còn nhiều hơn
    Thơ đâu đơn giản chỉ buồn
    Thơ đâu nhạt nhẽo chỉ tuồng nói suông
    Thơ đâu ca ngợi luông tuồng
    Thơ đầy nông cạn thì còn ra chi
    Cho nên cô gái Quỳnh Thi
    Nói điều bộc bạch phải thì về thơ
    Giống hình thiếu nữ mộng mơ
    Dưới vành nón lá bên bờ đồng hoang
    Thơ đây tứ thật điệu đàng
    Ảnh hình đây đúng đàng hoàng thi ca !
    ……………………………………………………..

    VHT
    (23/10/11)

  3. Gái GÓA says:

    Thơ HAY
    Ai Tày Tố HỬU

    Thương Cha thương Mẹ thương CHỒNG
    Thương Người thì Một thương ÔNG Thì MƯỜI
    Gái GÓA nghe Cũng Nực CƯỜI
    Tố ở Lộ NẼ Tố TRỒI Lên KHÔNG
    Một Đêm TỐ ngủ với CHỒN G
    CHÍN Đêm TỐ ngủ với ÔNG Râu XỒM
    TỐ Ơi Tố Đả Bán TRÔN
    Một Mai TỐ Đẻ đứa Con Con GÌ
    Đứa Con TÙ Tỉ Tù TI
    Nữa thì Mũi LỌ Nữa thì Tốc QUĂN
    Nữa yêu Nước Nữa Thực DÂN
    Nữa Là Gái VIỆT Gian DÂM với TÀU
    Luồn Cửa Trước Cúi Cửa SAU
    Thì thầm To NHỎ Bán RAO Của TRỚI

  4. D.Nhật Lệ says:

    Trang web.Damau cũng được,tiếc là những người làm thơ VIỄN MƠ chiếm đất nhiều qúa thành ra có đôi khi mình cảm thấy chật chội,hụt hẫng,thậm chí bực mình.Dĩ nhiên,cũng có không ít nhà thơ biết suy tư và bực bội về tình hình đất nước nhưng là thiểu số.Đa phần là nhà thơ trong nước,có lẽ vì họ thường xuyên bị kiểm duyệt nên họ cũng tự kiểm duyệt dù là thơ đăng báo online ngoài nước qua cách dùng từ ám chỉ hay ẩn dụ,chứ đâu
    dám nói thẳng thừng như những nhà thơ đang sống ngoài nước.
    Tôi cũng thỉnh thoảng góp ý ở đây nhưng xử dụng lời lẽ phải rất ôn hòa,nhẹ nhàng chứ thẳng thừng qúa cũng bị xóa như thường.Chắc là có 1,2 vị cầm chịch trong BBT.sợ phật lòng người khác chăng ?

  5. Phan Chu says:

    damau [ http://www.damau.org theo thiển ý là một website văn học có uy tín, nhiều bản lĩnh. Xin mời vào. Bỏ đôi dày bốt đồ sô ngòai thềm cửa trước khi vào nhà nhé. Dù website nay bảo đây là sân chơi không phân biệt màu da, chính kiến, tuổi tác, thì theo tôi nó đi trước thời đại của rất nhiều người Việt mà tôi e rằng lòng cứ ứ hận thù và thành kiến, khiến tôi từng đã không còn tha thiết nhắc tới.

    • Người San Jose says:

      Xin cám ơn,vì đã cầm đèn chạy trước máy-bay !

      Người San Jose

  6. Jorge says:

    Nhắc đến Da Màu làm tôi giật mình ! Tôi vào Da Màu và tìm lại.
    Đây rồi, trang 17. Bài thơ (Sướng khi làm tình) của tác-giả Trương Văn Vinh.
    Phần comment còn đáng chú-ý hơn.
    Tôi lấy nickname là Litteghost và có vài ý-kiến,nhưng BBT chỉ hiễn-thị có một.
    Nếu quý-vị rãnh-rỗi thì vào xem một lần cho biết,thế nào là văn-chương Da Màu.
    Bài của tác-giả Quỳnh Thi đăng ở trang 01.

    +1

  7. Người San Jose says:

    Nhắc đến Da Màu làm tôi giật mình ! Tôi vào Da Màu và tìm lại.
    Đây rồi, trang 17. Bài thơ (Sướng khi làm tình) của tác-giả Trương Văn Vinh.
    Phần comment còn đáng chú-ý hơn.
    Tôi lấy nickname là Litteghost và có vài ý-kiến,nhưng BBT chỉ hiễn-thị có một.
    Nếu quý-vị rãnh-rỗi thì vào xem một lần cho biết,thế nào là văn-chương Da Màu.
    Bài của tác-giả Quỳnh Thi đăng ở trang 01.

    Người San Jose

Leave a Reply to Thơ thẩn