Phải chăng ai nghĩ khác mình đều sai?
Hồi còn học tiểu học, khi biết rằng trái đất hình cầu và mọi người sống bao quanh hình cầu đó, tôi lấy làm lạ và lòng đầy thắc mắc. Tôi thấy mình và những người chung quanh mình lúc nào cũng đứng thẳng. Thế là tôi lý luận: nếu mình là người đứng thẳng, tất mình phải là người đứng ở phía trên đỉnh – nơi cao nhất – của trái địa cầu, vì chỉ có những người đứng trên đỉnh mới có thể đứng thẳng theo chiều thẳng đứng. Còn những người đứng theo chiều thẳng góc với mình ắt là đứng nghiêng, và những người đứng ở phía bên kia địa cầu – đối xứng với tôi qua tâm – ắt là đứng lộn ngược. Với đầu óc non nớt của tôi lúc đó, tôi cứ thắc mắc làm sao người ta có thể đứng nghiêng hay đứng lộn ngược với tôi mà không rơi xuống? Đầu óc non nớt đã khiến tôi thấy rằng chỉ có mình và những người chung quanh mình là đứng thẳng mà thôi. Còn những người khác ở xa đều đứng nghiêng hay đứng ngược cả.
Nhưng khi lên trung học, tôi mới hiểu được rằng bất kỳ ai trên thế giới cũng đều thấy mình đứng thẳng và đứng ở trên đỉnh của địa cầu y như tôi thấy tôi vậy, chẳng ai thấy mình đứng nghiêng hay đứng lộn ngược cả. Lúc đó, tôi lại giác ngộ một điều kỳ lạ khác xem ra rất ngược với lý luận toán học non nớt của tôi thời đó: tôi đứng thẳng, nhưng người đứng thẳng góc hay lộn ngược đầu với tôi cũng đều thấy họ đứng thẳng y như tôi. Cảm giác mình đứng thẳng hay đứng trên đỉnh trái địa cầu chỉ là tương đối. Về sau tôi rút ra bài học: Thật là sai lầm khi lấy mình làm thước đo người khác.
Cách phán đoán kiểu trẻ con của tôi thời tiểu học hóa ra lại là cách phán đoán chung của hầu hết mọi người trên thế giới, trong đó có cả tôi, mặc dù tóc tôi đã bạc từ chục năm nay. Thật vậy, tâm lý chung của hầu hết mọi người là: đồng với ta, ta cho là đúng; khác với ta, ta cho là sai. Nói cách khác, chúng ta thường lấy quan niệm của mình, tư tưởng của mình để làm thước đo cho những giá trị trên đời.
Như vậy, phải chăng trên đời không có một tiêu chuẩn khách quan nào cho việc phán đoán đúng sai sao? Thưa, ai cũng cho là phải có tiêu chuẩn khách quan đó thì mới có cái đúng khách quan. Và hầu như ai cũng cho rằng những tiêu chuẩn mà mình đang dựa vào để phán đoán đúng sai đều là tiêu chuẩn khách quan cả. Vì thông thường, ai cũng dựa vào một số nguyên tắc, những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn, phương ngôn hay danh ngôn nào đó làm cơ sở cho phán đoán của mình. Lạ thay những tiêu chuẩn mà mỗi người tự cho là khách quan ấy lại rất khác nhau. Nhưng ai cũng cho rằng tiêu chuẩn của mình mới thật sự khách quan. Chính vì thế, cái đúng của người này không hẳn cũng là cái đúng của người kia. Thậm chí điều người này cho là đúng thì người kia cho là sai. Chính vì thế mới có câu “Bên đây dãy núi Pyrénées là chân lý, bên kia dãy núi Pyrénées là sai lầm” (1*).
Ngay cả những người cùng dựa vào một tiêu chuẩn để phán đoán đúng sai thì mức độ vừa phải, hay sự đúng mức của mỗi người cũng khác nhau. Giữa những người cùng cho rằng ăn là điều quan trọng để sống, biết bao người cho rằng phải ăn nhiều mới khỏe, mới sống lâu, mới đủ năng lượng để làm việc; nhưng cũng vô số kẻ cho rằng ăn ít mới tránh được bệnh tật, vì “bệnh tật đến từ thức ăn”, vì “chúng ta tự đào huyệt bằng răng” (2*). Giữa hai lập trường đối nghịch nhau ấy có hàng trăm lập trường khác nhau ở giữa. Dù khác nhau, nhưng ai cũng cho mức độ của mình là hợp lý nhất, đúng nhất.
Ông Trời vốn sinh ra con người như vậy, “bá nhân bá tánh”, “chín người, mười ý”, chẳng ai nghĩ giống ai. Cá nhân khác biệt nhau đã vậy, mà các tập thể cũng thế. Tôn giáo này dạy khác tôn giáo kia, đảng phái này chủ trương khác đảng phái kia, tổ chức này hành động khác tổ chức kia… Tập thể nào cũng tự nghĩ mình đúng nhất. Đó là luật đa dạng trong vũ trụ, ta không chấp nhận cũng không được.
Nhưng con người có hai thái độ trước sự đa dạng ấy:
1) Thái độ thường tình −như đã mô tả ở trên− cũng là thái độ bất bao dung, tức “đồng với mình mới là đúng; khác với mình ắt là sai”. Thái độ này có phần nào tương tự như tôi lúc còn học tiểu học, cho rằng chỉ có mình và những người đang đứng gần mình là đứng thẳng, còn những người ở cách mình phần tư hay nửa vòng trái đất đều đứng bất thường, đứng sai, đứng lộn đầu…
Thái độ bất bao dung này rất dễ dẫn đến tình trạng chia rẽ, xung đột, và có thể biến thành tình trạng độc đoán, độc tài khi mà có kẻ nào đó trở nên mạnh hơn mọi người, có quyền hành hơn mọi người. Lúc đó thì “lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng” (3*). Cũng vì não trạng bất bao dung này mà biết bao gia đình đang là nạn nhân của ông chồng hay người cha độc đoán vì ông là người có sức mạnh nhất trong nhà. Biết bao ông chồng hay con cái luôn luôn phải chấp nhận “lẽ phải” (dù chẳng “phải” chút nào) của người vợ hay người mẹ đang có ưu thế về tài chánh trong nhà… Cũng vì não trạng này mà toàn dân Việt Nam đang phải lầm than khốn khổ vì một chế độ độc tài, trong đó những kẻ đã cướp được chính quyền luôn luôn cho rằng mình đúng (dù kẻ ít suy nghĩ nhất cũng thấy là sai) và bắt buộc mọi người phải nghĩ như mình.
2) Thái độ bao dung, sẵn sàng chấp nhận những ai nghĩ khác mình, hành động khác mình, cho rằng họ có thể cũng đúng như mình, cũng có thể hợp lý theo lối suy nghĩ hay logích của họ. Thái độ này phần nào tương tự như cách suy nghĩ của tôi sau khi lên trung học, cho rằng những người đứng ngược đầu hay thẳng góc với mình cũng đều đứng thẳng và đứng rất bình thường như mình.
Thái độ này có thể dẫn tới tình trạng hài hòa, đoàn kết, dân chủ, vì mọi người đều chấp nhận lẫn nhau, đều tôn trọng cách suy nghĩ và hành động của nhau, cho dù họ suy nghĩ và hành động khác hẳn nhau… Nếu cần thống nhất một điều gì thì lấy ý kiến chung dựa theo biểu quyết của đa số.
Thiết tưởng những ai đang quyết đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên, chúng ta phải vượt lên cách suy nghĩ thường tình của mọi người là “đồng với ta, ta cho là đúng; khác với ta, ta cho là sai”. Cách suy nghĩ thường tình ấy sẽ tất yếu dẫn đến chế độ độc tài nếu ta trở nên kẻ mạnh, kẻ nắm quyền. Vì thế các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ nên suy nghĩ cách bao dung, sẵn sàng chấp nhận và tôn trọng những suy nghĩ và hành động khác mình. Có não trạng hài hòa như thế, chúng ta mới có khả năng kiến tạo một đất nước thật sự dân chủ.
Boston, ngày 9/10/2011.
© Nguyễn Chính Kết
© Đàn Chim Việt
__________________________
Phụ chú:
(1*) Dịch từ ngạn ngữ Pháp: “Vérité au delà des Pyrénées, erreur en deçà!”. Một vài cách dịch khác: “Chân lý bên này dãy núi Pyrénées thì khác với chân lý bên kia dãy núi ấy”, “Điều bên này dãy Pyrénées cho là chân lý thì bên kia cho là sai lầm.”
(2*) Dịch từ một câu tục ngữ Anh: “You dig your own grave with teeth.”
(3*) Lời của Jean de La Fontaine trong bài thơ ngụ ngôn “Le Loup et l’Agneau” (Con chó sói và con cừu non).
TRỞ VỀ MỤC LỤC
Vì người Việt hải ngoại chống cộng không đoàn kết, suốt ngày tri trét, mạ lỵ và chống nhau nên người chống cộng trong nước có cử mấy Anh minh ưu tú sang giúp người hải ngoại, đó là người viết bài này, TKTT, BKT, cả mấy vị đi pháp nữa, sắp tới có thể cả Lê Công Định, nào là dương hà….sang vận động quý vị đoàn kết thống nhất xong rồi có sức mạnh về đánh cộng sản mới ổn. Quý vị cố gắng hợp tác nhé!
SƠ ĐẲNG VỀ NHẬN THỨC LUẬN
Nhận thức luận là khoa học về sự nhận thức. Con người sinh ra ai cũng có lý trí, có bộ óc, tức khả năng nhận thức và quyền nhận thức của mọi người phải như nhau. Nhưng đó là nói về nguyên tắc trừu tượng, bao quát.
Nhưng thực tế, mỗi cá nhân sinh ra có thể có những dị biệt tiên thiên, bẩm sinh khác nhau, cùng có các kết quả học tập hay hậu thiên khác nhau, do đó khả năng nhận thức, lý luận cũng có thể khác nhau. Có nghĩa óc thông minh tự nhiên có thể khác nhau, mà kết quả hiểu biết về sau trong cuộc sống cũng có thể khác nhau.
Bởi thế người giỏi hơn có thể ngụy biện mà người dở hơn cũng có thể thấy là đúng được. Nên cái chính cốt ở tâm, không thể ở tà ý. Tâm sáng và lương hảo chỉ có một, nhưng tà ý thì có thể vô số. Đạo đức xã hội cũng chính là ở đấy.
Khi con người nhận thức về sự vật, ngoài cơ sở như nói trên, còn tùy theo vị trí, chủ đích của người quan sát, nhận thức. Mọi sự vật thì luôn đa dạng, đa diện, còn tùy theo tình huống, hoàn cảnh, như vậy kết quả nhận thức của mọi người cũng không thể có một mà có nhiều.
Trí năng của con người cũng tiến hóa theo lịch sử chung và lịch sử riêng của bản thân, còn trãi nghiệm qua kinh nghiệm thực tế, nên không thể có cái gì là duy nhất đúng trong cuộc đời thường nghiệm này, ngay cả khoa học khách quan và chính xác cũng luôn phát triển, tiến lên trong lịch sử nhân loại.
Như vậy mọi quan niệm cho rằng lãnh tụ nào là mãi mãi duy nhất, học thuyết nào là đỉnh cao tuyệt đối, đảng phái nào luôn luôn sáng suốt đều là chủ quan, hoặc vô tình hoặc có hậu ý riêng tư nào đó.
Và chăng trong thế giới này mọi sự vật luôn đa tạp mà không hề có cái gì là duy nhất. Mọi sự vật đều biến thiên qua lịch sử, không có gì bất biến hay trụ lại mãi được. Đó là quy luật biến đổi, quy luật phát triển, quy luật tiến hóa nói chung. Nói như thế không có cái gì là đơn nguyên, là một chiều, là duy nhất phát sinh hay tồn tại. Ý nghĩa của chân lý đa nguyên khách quan và cụ thể cũng chính là như thế.
Trong tính cách như thế, hoàn cảnh và tình thế của một đất nước cũng luôn biến đổi. Mọi đảng phái cũng đều do những cá nhân con người cụ thể tạo nên. Có nghĩa mọi bản thân tồn tại của một đảng hay cả chính nhận thức của đảng đó cũng luôn thay đổi hoặc khác nhau như chính những cá nhân con người. Do vậy nếu cá nhân con người không duy nhất trên cuộc đời này thì mọi tập hơn con người cũng là như thế. Từ đó các ý nghĩ độc quyền, độc đoán đều là chủ quan, thiển cận, mọi tính cách độc đảng cũng chỉ là như vậy.
Nói cách khác, tính cách của mỗi đảng là theo các tiêu chí, mục đích của mình. Nên khi các tiêu chí, mục đích đó trở nên ảo ảnh, không thể thực hiện được nữa, buộc nó phải tự thay đổi bản thân, danh gọi hay phải chấp nhận sự song hành cũng các thực thể đảng phái khác. Đó là ý nghĩa của đa đảng về mặt nguyên lý cũng như về mặt thực tế.
Vậy thì đối với con người nhận thức luận là điều quan trọng nhất. Chỉ có nhận thức đúng đắn, khoa học, khách quan, lý tính, kết quả hành động mới có ý nghĩa và mới tốt đẹp. Những nhận thức chủ quan, sai lầm, bảo thủ chỉ có thể không có nền tảng hay chỉ mang mục đích hẹp hòi, ích kỷ, không còn sáng suốt, không còn phù hợp với mọi yêu cầu chính đáng hay tốt đẹp chung nữa.
Vậy nên khoa học và thực tế luôn luôn phải bổ sung cho nhau. Khoa học luôn phải có nền tảng thực tế, và giá trị của thực tế cũng luôn phải đặt trên nền tảng khoa học. Phi khoa học, không thực tế luôn luôn chỉ là ảo tưởng, không ích lợi cho ai mà còn cản ngại hoặc làm hại chung cho toàn xã hội cũng như lịch sử. Đa đảng mà phức tạp không giá trị, điều đó cũng không xác đáng, tức không thực tế, không khoa học. Tất nhiên độc đảng thì luôn cực quyền, luôn chủ quan, luôn hạn hẹp, luôn tạo ra những đặc quyền, bất công khác nhau trong xã hội không thể tránh được là như thế. Nên mọi người có nhãn quan tốt, có ý thức tốt, luôn luôn chỉ nghĩ đến cái chung, cái triển vọng hay ho cho toàn xã hội, không chỉ dừng lại ở khía cạnh cục bộ, trước mắt, hạn hẹp, riêng tư nào cũng chính là như vậy.
Võ Hưng Thanh
(24/8/13)
Người viết bài là người cs.Mà người cs viết bài thường họ có mục đích gây xáo trộn,bấc hoà trong cộng-đồng chống cộng.Khi người csvn nói họ muốn đòi hỏi dân chủ,tự-do cho dân tộc và đất nước VN,thì để chứng minh lòng chân thành của họ muốn đước trong sạch trong cuộc xóa sổ bọn csvn thì họ cần thực hiện vài điều sau đây.
Xé bỏ thẻ đảng csvn
Đự́ng lên kêu gọi mọi thành phần dân tộc nổi dậy lật đổ bạo quyền csvn
Chúng phải luôn đứng đầu trong tập thể nổi dậy lật đổ bạo quyền csvn.
Đó là lòng thành với dân tộc và đất nước và đặc niềm tin lên người dân,còn viết bài để nói ba điều bảy chuyện thì chỉ là kẻ bấc tài mà muốn được làm vua như bọn csvn hiện nay.thì chết đi.
Dở trò tiểu nhân của csvn thì không còn ai tin mình,nhìn lại mình thì như ma đói.
Những nguời tham gia diễn đàn này không chỉ là người Việt ở Mỹ. Không hiểu ông/bà có ý gì? Tôi không tin là ông muốn chụp mũ.
Bạn đọc ở Vn người ta suy nghĩ kém dân chủ đã đành nhưng xem nhiều diễn đàn từ trước tới nay thì bạn đọc ở Mỹ và dân việt kiều ở Mỹ cũng có thói chụp mũ hay sỉ vả những người có quan điểm khác mình, thế thì còn gì là dân chủ nữa. Các bác Việt kiều ăn cơm tây hưởng dân chủ tây phải nêu gương cho chùng em học chứ, các bác cứ súm vào chửi bới nhau, làm người trong nước nhìn dân chủ mà sợ đấy.
Người Việt tị-nạn ở Mỹ…không hẳn đơn thuần là người Miền-nam đã chiến đấu chống csvn mới được có mặt ở Mỹ nầy….Mà có những người việt cs được đảng đưa qua đây để là thối lên cộng đồng tị-nạn chống csvn.Và từ đó,những kẻ không có lập trường chống lại bọn cs gian ác và buôn dân ,bán nước….Thì họ quay ngược lại chống đối Cộng-đồng ti-nạn chống csvn thật sự.Những kẻ đó thường tình vì danh-lợi,thường vì tính gian trá đã có trong cơ thể họ…họ thường dể lật lọng,chụp mũ kẻ khác,thí dụ như thằng chó chết nguyễn phương hùng,thằng vủ ánh,và nhiều nữa,chúng luôn sống trong bóng tối như ma cà rồng…khi thấy ánh sáng và sự thật thì chúng gầm gừ lồng lộn lê như con thú dử.Chúng là tay sai,đàn em của bọn csvn.Chúng không có nhân tính,chúng không có lẻ phải,chúng không có đạo-đức làm người,chúng luôn đi hai hàng và cũng thích đu dây.
Cho nên,Lê dũng đừng bảo các bác Việt kiều…mà là những bọn người đang làm nhiệm vụ,thi hành nghị quyết 36 mà người csvn đã giao cho họ.Người Việt tị-nạn Miền-nam đơn thuần là muốn xóa sạch bọn csvn cũng như bọn việt gian cộng sản.
Dân chủ không có nghĩa là phải làm đúng,làm tốt…Mà là mọi người đều được nói lên tiếng nói của chính mình,dù đó là lời nói sai trái,chúng ta không thể cấm họ,hoặc bịt mồn họ lại như bọn csvn ở quê nhà.Họ chống đối nhau,chụp mủ nhau,nói xấu nhau…nhưng không gây thương tích cho nhau đó là xã-hội dân chủ.
Tôi có lập trường chống cs thật quyết liệt..dù ở không gian nào,dù ở thời gian nào,dù ở hoàn cảnh nào tôi cũng một lòng nhất quyết phải tiêu diệt bọn csvn…Vì có những kẻ tham danh lợ thối tha và họ cũng không có khả năng chống csvn quyết liệt như vậy…thì họ bắt đầu lên tiếng..và cho đó là chống công cực đoan….và họ quay mủi chống lại những người chống csvn.
Cho nên,người chống cộng cực đoan không có nhiều…và cho đến ngày hôm nay…bọn cs buôn dân,bán nước vẩn vui cười,đùa cợt bên cái tang thương khốc liệt của cả dân tộc.
Ngày nào kẻ chống cộng cực đoan chưa đủ sức mạnh để nhổ cái gốc cây cs ra khỏi quê hương VN thì ngày đó người dân vẩn phải tiếp tục sống không cảnh ngục tù của bọn csvn.
Bất kể mọi bất đồng về suy nghĩ, về lối sống, mà người ta chỉ chửi nhau, chứ không đánh nhau, không dùng bạo lực đàn áp nhau thì vẫn không có gì là sai với “dân chủ”, t
bất kể mọi bất đồng giữa chính quyền và dân chúng, mà chính quyền và dân chúng chỉ cãi cự nhau & chỉ trích nhau, chứ chính quyền không dùng công an & những phiên tòa kăng gu ru để bắt giam bất hợp pháp dân chúng, nhục hình người tù…. thì vẫn là dân chủ
Chỉ là “phi dân chủ”, phi dân chủ bằng cung cách của tội ác, khi Lê Dũng bán linh hồn cho giặc tàu, xin giặc tàu súng đạn đi bắn giết người anh em mình, chỉ vì người anh em mình có lối sống khác mình, có suy nghĩ khác mình, chỉ vì người anh em mình chọn lối sống theo khuynh hướng dân chủ tự do tây phương, theo kinh tế thị trường,
chứ không theo con đừơng xã hội chủ nghĩa tội ác & nghèo đói của Nga & Tàu do bác Hồ chí Minh gian ác và bọn cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai rước giặc tàu vào VN, dựa vào súng đạn giặc tàu khủng bố & giết hại người dân miền bắc, dụng nên nhà cầm quyền cộng sản VNDCCH độc tài đê tiện, tay sai ngoại bang, cắt đất VN dâng cho giặc tàu, bành trướng chủ thuyết mác lê tội ác vào VN.