WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Miến Điện: những bước chuyển động

Tù nhân Miến Ðiện được phóng thích từ trại giam Insein ở Yangon, ngày 12/10/2011

Tình hình Miến Điện đang có những bước chuyển động tích cực.

Tuy những chuyển động chưa thật mạnh mẽ, hoành tráng, nhưng đã có thể báo hiệu những bước chuyển biến tiếp theo hướng tích cực.

Miến Điện và Việt Nam ở gần nhau, nay cùng ở trong khối Đông nam Á, lại cùng loại chế độ độc đoán độc đảng, một bên là độc tài quân phiệt – một bên là độc đảng Cộng sản, nên có ảnh hưởng tác động đến nhau không nhỏ.

Miến Điện – nay được gọi là Myanmar – là nước rộng nhất vùng Đông Nam Á (676.000 km2), gấp đôi Việt Nam, với dân số gần 60 triệu, trước là thuộc địa Anh, độc lập từ năm 1948.

Những nét đặc sắc của Miến Điện gần đây là: cuộc đấu tranh cho dân chủ khá rộng lớn từ hơn 20 năm nay, trình độ văn hóa, biết đọc biết viết trong toàn dân thuộc hạng loại cao nhất châu Á ngay từ sau Thế chiến II.

Miến Điện có những nhân vật xuất sắc. Ông Aung San, lãnh tụ chống thực dân Anh và phát xít Nhật, thân sinh của bà Aung San Suu Kyi, được suy tôn là Anh hùng dân tộc. Ông U Thant từng là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc 10 năm liền, từ 1961 đến 1971. Bà Aung San Suu Kyi, người đứng đầu Liên minh Toàn quốc Đấu tranh vì Dân chủ, có uy tín cao trong xã hội, được Giải Nobel Hòa bình năm 1991 khi đang ngồi tù; trước đó bà được giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng năm 1990. Bà còn được chính phủ Ấn Độ tặng giải thưởng J. Nehru; được chính phủ Venezuela tặng giải thưởng S. Bolivar; và được chính phủ Canada phong tặng danh hiệu à Công dân Danh dự Canada. Bà là một trí thức loại ưu tú, nhà văn, từng tốt nghiệp về kinh tế Đại học New Delhi, Ấn Độ, tốt nghiệp môn chính trị – xã hội tại Đại học Oxford và London, Anh. Bà cũng từng là trợ lý cho ông U Thant ở Liên Hiệp Quốc.

Hiện nay có hơn 1 triệu người Miến Ðiện ở nước ngoài, sống làm việc, kinh doanh, du học tại Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp…; cộng đồng này đã tỏ ra rất đoàn kết, đồng thuận trong ủng hộ phong trào dân chủ trong nước. Họ kiên quyết chống thế lực quân phiệt phi pháp từng dùng súng đạn hủy bỏ cuộc tổng tuyển cử vang dội ngày 27-5-1990, khi Liên minh của bà Aung San Suu Kyi dành được đa số tuyệt đối 59% phiếu bầu và 81% ghế trong Quốc Hội, 392 trên 485 ghế. Họ coi cuộc đảo chính quân sự của các tướng lãnh là phản nghịch, phản dân chủ, chống nhân dân. Họ vận động ráo riết cho việc tố cáo và cô lập chính quyền quân phiệt.

Đến nay cuộc đấu tranh cho dân chủ đang ở mùa thu hoạch, theo cách nói của bà Aung San Suu Kyi – mà người dân Miến bà thường gọi thân mật là «Đâu Xiu» (Dow Suu) – Cô Xiu.

Lần đầu tiên trong 21 năm qua, sau khi bị quản thúc từ ngày 20-7-1989 đến ngày 13-11-2010, Cô Xiu mới tỏ ra lạc quan, khi chính quyền quân phiệt tự giải thể vào tháng 4-2011, khi tổng thống mới được bầu, Thein Sein – tuy vốn là tướng, là thủ tướng – cam kết sẽ theo quy chế dân sự, các tuớng lãnh sẽ không làm bộ trưởng kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, ngoại giao… như trước nữa. Ông Thein Sein đích thân gặp bà Aung San Suu Kyi trong bộ cánh dân sự, với lời hứa sẽ xem xét việc trả tự do cho tù chính trị, nới rộng tự do báo chí và mở rộng dân chủ. Sau đó bà Aung San Suu Kyi được tự do đi lại trong thành phố, còn đi thăm một số địa phương, tự do gặp gỡ các thành viên trong tổ chức của bà, không có mật vụ nào bám theo.

Tổng thống Thein Sein đích thân thúc đẩy việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền và soạn thảo bộ Luật Lao động mới theo những tiêu chuẩn lao động quốc tế, theo yêu cầu và khuyến nghị xây dựng của các phái viên của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Việc trả tự do cho 6.000 tù nhân, trong đó có 300 tù chính trị mấy hôm nay chính là do khuyến cáo của Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền vừa được thành lập.

Cô Xiu càng tỏ ra lạc quan có cơ sở khi ông Thein Sein và chính phủ thống nhất ý kiến đình chỉ việc xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irrawaddy, công trình trọng điểm của quốc gia, trị giá 3,6 tỷ đôla, do 1 hãng thầu quốc doanh Trung Quốc thực hiện từ 5 năm nay. Đây là một thái độ chính trị mạnh mẽ làm Bắc Kinh đùng đùng nổi giận, nhưng ông Thein Sein nói rõ đây là quyết định đặt cuộc sống an toàn của nhân dân Miến Điện.

Bắc Kinh cũng không che giấu thái độ vừa lo âu vừa tức giận khi ông Thein Sein dẫn đầu một đoàn cao cấp có 13 bộ trưởng đi thăm Ấn Độ nhằm thắt chặt quan hệ toàn diện một cách thực chất. Báo chí New Delhi ca ngợi ông Thein Sein khác hẳn ông Than Shwe là người tiền nhiệm ở thái độ chính trị «thức thời và tiến cùng thời đại». Sự gắn bó Ấn Độ – Miến Điện còn ở dựa trên cơ sở có chung nền văn hóa Phật Giáo, xa rời chất cộng sản vô thần của Bắc Kinh.

Cô Xiu cũng tỏ ra lạc quan khi được mời dự một diễn đàn kinh tế lớn, có đại diện chính phủ, các nhà doanh nghiệp và 37 nhóm và tổ chức chính trị, tôn giáo của cả nước. Tại diễn đàn, ý kiến của bà rất được cử tọa tôn trọng và lắng nghe.

Cấm vận quốc tế đang được nới lỏng nhanh chóng, các tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cùng với các tổ chức nhân đạo và thiện nguyện Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Ấn Độ, đang thực hiện trợ giúp Miến Điện Các nước đang quan sát kỹ việc trả tự do cho tù nhân lương tâm và thực hiện tự do thông tin báo chí để có đối sách thích hợp. Báo lề phải ở Miến Điện mấy tuần nay đã đăng tin hoạt động của bà Aung San Suu Kyi khá đầy đủ, khách quan, như về một nhà hoạt động chính trị, không còn cắt xén, xuyên tạc, mạt sát như đối với một người bị án quản thúc như trước.

Tất nhiên ông Thein Sein là người tỏ ra biết điều và có thiện chí, ông mong mỏi cuộc cấm vận của quốc tế chấm dứt, rồi thế giới dân chủ sẽ chi viện, đầu tư, hợp tác với quy mô lớn, khi xã hội dân sự được khôi phục, nhân tài Miến Điện ở khắp nơi trở về bắt tay cùng nhân tài và nhân dân trong nước xây dựng lại đất nước phồn vinh cho toàn dân.

Ông Thein Sein và những người cộng tác thân cận nhất đang hy vọng Miến Điện trên con đường hòa hợp dân tộc sẽ có vị trí khác hẳn trước, và những năm trước mắt sẽ được vinh dự đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của Tổ chức các Quốc gia Đông Nam Á, với một tư thế mới, ảnh hưởng mới.

Không phải ngẫu nhiên mà có nhà báo Miến Điện cho rằng vận mệnh nước nhà đang chuyển động do 2 nhân vật bắt tay nhau thân thiện và tương kính, cả 2 đều cùng tuổi, cùng một năm sinh – ông Thein Sein ngày 20-4-1945, bà Aung San Suu Kyi ngày 19-6-1945, cùng năm âm lịch Ất Dậu .

Hai con gà gáy sáng báo bình minh của nước Myanmar mới.

Mừng cho nhân dân Miến Điện đang có cuộc bứt phá đầy triển vọng. Hy vọng cuộc bứt phá sẽ thật sự ngoạn mục, thành một nguồn cảm hứng chính trị sâu rộng cho mọi người Việt Nam yêu nước, yêu dân chủ, cho toàn dân ta.

Blog Bùi Tín (VOA)

3 Phản hồi cho “Miến Điện: những bước chuyển động”

  1. khaymouk says:

    Mien dien co mot thay doi dang mung neu Mien dien thanh thuc va tich cuc thay doi thi ho da thao go
    duoc su bat dong thao duoc doc tai chuyen che thao duoc rao can cua su phat trien va cong dong quoc te se hoan nghenh ho va giup dat nuoc ho se phat trien nhanh va nguoi dan se duoc huong su cong binh am no hanh phuc hon ( that cam phuc cho nguoi Mien dien ho truong ky dau tranh moi co)
    con nguoi viet minh nghi gi?

  2. Khanh says:

    Xin nghiên cứu cẩn thận trước khi viết: Dawn Suu (không phải Dow) không hề có nghĩa ‘cô’. Dawn để bày tỏ sự kính trọng cho phụ nữ đã có tuổi và địa vị tôn kính trong xã hội, đặt trước tên phụ nữ (Ngược với đàn ông sẽ đu7ọc gọi là U). Nếu phải dịch thì phải gọi là ‘Bà’, và không hề có ý ‘thân mật’ đâu. Nếu gọi thân mật một phụ nữ thì người dùng chữ “Ma” thay cho chữ “Dawn”. Nếu người Miến đọc được cách gọi này đối với lãnh tụ của họ, họ sẽ giận và khinh thường người viết.

    MĐ còn lâu mới tới 60 triệu dân. Họ ít đẻ chứ không như người mình.

    Sao ông biết không có “mật vụ nào bám theo” bà Dawn Suu?

    Chỉ thả 215 tù nhân chính trị trong số gần 2000. Lấy đâu ra số 300? Một mạng người đều quý chứ đâu thể tính mạng người một cách tùy tiện theo số liệu như vậy!

    Hoa Kỳ trợ giúp MĐ hay nới lỏng cấm vận hồi nào?

    Sơ sài quá!

  3. vn says:

    Mừng cho Myanmar đã có những dấu hiệu tốt thì lại buồn cho Vietnam

Leave a Reply to Khanh