WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

124 năm tù cho vụ Vinashin

Sau 4 ngày xét xử, chiều ngày 30.3, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo trong vụ án hình sự “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin).

“Với những tài liệu có trong hồ sơ và phiên xét xử công khai trước tòa, đã có đủ căn cứ xác định Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinashin và các đồng phạm đã có hành vi “Cố ý làm trái những quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hành vi của các bị cáo không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác như gây dư luận xấu, bất bình trong xã hội, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với Nhà nước, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục ngàn lao động… vì vậy phải có hình phạt nghiêm khắc nhất trong khung hình phạt đối với các bị cáo để răn đe”- dó là tuyên bố của HĐXX khi tuyên án vụ án xảy ra tại Vinashin.

Bác toàn bộ lời bào chữa của luật sư

Ngày cuối cùng trong phiên xét xử vụ án “Cố ý làm trái…” xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin đã diễn ra khá căng thẳng bởi phần tranh luận giữa luật sư và đại diện VKS. Vấn đề gây tranh cãi lớn giữa các LS và VKS trong vụ án này vẫn là quan điểm luận tội và sự đúng đắn của kết quả giám định mà cơ quan điều tra sử dụng. LS bào chữa cho Trần Quang Vũ tính toán: “Nếu xem xét 3.500 chi tiết của con tàu Bạch Đằng Giang, mỗi chi tiết cần 10 phút thì cũng phải mất 63 ngày mới xem xét xong vậy mà những người giám định chỉ có 2 ngày để xem xét, vậy kết quả này có đáng tin cậy hay không?”.

LS Trần Hồng Phúc nêu câu hỏi: “Còi hơi giám định viên nói là không hoạt động được, nhưng không lắp lên tàu để thử thì tại sao có thể nói được là nó không hoạt động? Chẳng nhẽ giám định viên không thổi được thì nói còi không hoạt động à?’. Vị LS này cũng truy tiếp: “VKS nói rằng nếu chúng tôi nghi ngờ giám định viên không đủ tư cách thì đi mà hỏi các bộ, nếu sau này chúng tôi chứng minh được giám định này là sai thì VKS tính sao về việc đã buộc tội oan?”. Nhiều LS cũng đã dẫn chứng ra việc VKS tự áp đặt mức thiệt hại đối với từng vụ án như vậy là thiếu căn cứ bởi việc xác định thiệt hại chỉ có giá trị pháp lý khi được thực hiện bằng một Hội đồng giám định chứ không phải của riêng cơ quan kiểm sát.

LS Nguyễn Đình Hưng bào chữa cho Nguyễn Tuấn Dương đặt câu hỏi: “Tại sao Dương dùng tiền của mình đem ra sử dụng mà cũng bị truy tố. Việc Dương vay tiền và được chủ sở hữu là Vinashin cho vay, có giấy vay nợ và hẹn trả đàng hoàng, món nợ ấy cũng chưa đến kỳ phải trả vậy tại sao lại cáo buộc Dương sử dụng trái phép tài sản?”…

Đáp lại những vấn đề LS nêu ra, đại diện VKS cho rằng chủ thể bị xâm hại ở đây là nhà nước, các bị cáo đã gây ra thiệt hại lớn cho nhà nước. Các bị cáo đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế, lời biện hộ của các luật sư đều là không có căn cứ nên không chấp nhận được. “Tuy nhiên tôi rất buồn vì rất nhiều nguyên đơn không biết có nợ hay không, số nợ bao nhiêu. Tại sao một số nguyên đơn không thiết tha đòi nợ bởi đòi là cũng đòi cho nhà nước, chả liên quan đến mình. Chúng tôi sẽ kiến nghị vấn đề này đến các cơ quan có thẩm quyền” – vị đại diện VKS trần tình.

Về vấn đề giám định, VKS phát biểu: “Chúng tôi không nghi ngờ gì về tính pháp lý của bản giám định này. Nếu LS phát hiện có vi phạm gì thì đề nghị LS làm việc với Bộ Tài chính, Bộ công thương và có thể đưa vụ việc này ra tòa. Hồ sơ tố tụng cũng không cần phải xác định tư cách của giám định viên. Các giám định viên có thẻ hành nghề hay không không thuộc thẩm quyền của VKS, nếu LS phát hiện có vấn đề gì thì đi hỏi các cơ quan chức năng khác”… Về vụ án Bạch Đằng Giang, VKS cho rằng: “Cty Nam Triệu bán cả con tàu hay phá tàu rồi bán VKS không quan tâm, cái sai là việc phá không được báo cho VFC vì hợp đồng giữa Nam Triệu với VFC đã ghi rõ ‘không được phá dỡ”. Bán xong rồi lại không chuyển trả tiền cho VFC, như vậy tại sao lại nói là không trái?” – VKS lập luận.

Khi được nói lời nói cuối cùng, hầu hết các bị cáo đều cho rằng hành vi của mình không có động cơ vụ lợi mà đều vì cái chung nên xin HĐXX có chính sách khoan hồng lượng hình cho đúng. “Với quyết tâm và nhiệt huyết làm điều tốt cho nhân dân, đất nước cho ngành đóng tàu nhưng có những lúc do nóng vội, có thể làm sai nhưng đều vì lợi ích tập thể chứ không có một động cơ cá nhận nào vì vậy mong HĐXX xem xét” –bị cáo Phạm Thanh Bình bày tỏ.

Phạt hết khung cho các bị cáo

Sau thời gian nghị án, HĐXX đã tuyên đọc bản án đối với các bị cáo. Theo HĐXX thì các bị cáo trong vụ án đều là người có chức quyền, được giao quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản của Tập đoàn Vinashin và các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn. Song đã không tuân thủ pháp luật, đưa hàng ngàn tỷ đồng vốn của nhà nước vào các công trình trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, để lại dư luận xấu và bất bình và tác động đến đời sống của hàng chục người lao động. Vì việc này, Chính phủ đã phải tìm lãnh đạo mới cho tập đoàn để duy trì ổn định sản xuất kinh doanh.

“Ngoài hậu quả thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước với giá trị đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị can còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tại phiên xét xử, cơ bản các bị cáo khai nhận phù hợp lời khai người làm chứng và hồ sơ công khai tại tòa nên có đủ căn cứ xác định các bị cáo trên vi phạm các quy định về quản lý kinh tế, vi phạm trình tự thủ tục đầu tư, vi phạm các nguyên tắc tín dụng… gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Riêng bị cáo Phạm Thanh Bình, là người có nhiều tình tiết được giảm nhẹ song bị cáo là người đứng đầu Tập đoàn, vi phạm ở mức độ nghiêm trọng nên cần xử phạt ở mức án cao nhất” – Thẩm phán Trần Văn Nhiên tuyên bố…

Vì lẽ đó, HĐXX tuyên Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinashin 20 năm tù; Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên GĐ Cty Viễn Dương 19 năm tù; Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà (Quảng Ninh), 18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyên (50 tuổi), nguyên giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, 16 năm tù; Trịnh Thị Hậu, nguyên TGĐ Cty Tài chính TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy, 14 năm tù; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó TGĐ Cty tài chính TNHH một thành viên CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT 13 năm tù; Trần Quang Vũ, nguyên TGĐ Vinashin, nguyên TGĐ TCty Nam Triệu, 11 năm tù; Đỗ Đình Côn, nguyên Kế toán trưởng, Phó TGĐ Cty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, 10 năm tù; Nguyễn Tuấn Dương, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, 3 năm tù.

Ngoài ra HĐXX còn cấm các bị cáo đảm nhiệm các chức vụ về quản lý kinh tế trong thời gian 5 năm sau khi mãn hạn tù và buộc các bị cáo phải bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng là số tiền đã gây thiệt hại cho nhà nước.

Chí Tùng (Báo Lao Động)

 

3 Phản hồi cho “124 năm tù cho vụ Vinashin”

  1. paramita says:

    Không co’ gi` pha²i lo, hay² chiu kho’ vô tù vài ngày, dàn anh se~ tim cach’ cuu’ ra và cho chuông`ra nuoc’ ngoài huong² cuôc doi` con la.i

  2. Phan BA says:

    Đám này sẽ ở tù, một căn phòng đầy đủ tiện nghi để chúng thỉnh thoảng tới nghỉ.. Thời gian còn lại thì phải ra ngoài xài tiền chớ!!! vài năm thì xong chuyện, nợ nần có nhân dân trả.

  3. Tuần Triệt says:

    Bố mẹ nó… xử kiểu nầy ngu gì mà không tham nhũng…

Phản hồi