Thủ tướng: Nghiêm túc xem xét trách nhiệm vụ Vinashin
Theo bản tin của Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ thảo luận bên cạnh các vấn đề kinh tế, xã hội khác tại phiên họp thường kỳ, đó là đánh giá trách nhiệm trong sai phạm ở Vinashin.
Quan điểm của Thủ tướng là, tất cả các thành viên Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trong phạm vi quản lý của mình đều phải thẳng thắn, nghiêm túc đánh giá trách nhiệm, không né tránh.
Thông tin với báo chí tại phiên họp báo chiều qua, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay, đến nay, đã có 8 cán bộ, lãnh đạo của Vinashin bị bắt giam.
Theo ông Phúc, các thành viên Chính phủ khi thảo luận vấn đề này đều nhất trí tinh thần phải bình tĩnh xử lý, không vì sự việc này mà phủ nhận thành tựu to lớn, toàn diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong những năm qua; phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Hiện, Vinashin bước đầu đã củng cố bộ máy tổ chức để khôi phục hoạt động. Vừa qua Vinashin đã bán được một số tàu, có những tàu lớn thu về trên 150 triệu USD. Từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giao những con tàu hiện đại trị giá trên 100 triệu USD.
Vinashin có hàng nghìn công nhân kỹ thuật cao. Vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, việc làm cơ bản đã ổn định.
Sai phạm của Vinashin đã làm “nóng” kỳ họp Quốc hội thứ 8 ngay phiên khai mạc, trọng tâm là xoáy vào làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghiêm túc kiểm điểm: “Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn”.
Tại các phiên họp tổ sau đó, và đặc biệt trong hai ngày thảo luận kinh tế – xã hội được truyền hình trực tiếp đầu tuần qua, các ĐBQH đã “truy vấn” quyết liệt việc Chính phủ đã kiểm điểm ra sao, phân định rõ trách nhiệm của ai khi để thất thoát tài sản nhà nước.
ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết còn đề xuất lập Ủy ban lâm thời làm rõ trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Ý kiến này đã nhận được sự hưởng ứng của các ĐBQH khác.
Việc lập hay không Ủy ban lâm thời vẫn còn phải đợi quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, như giải thích của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, thời hạn xem xét ý kiến của ĐB Thuyết là 30 ngày.
Nguồn: Lê Nhung, vietnamnet
” Đừng tin những gì cộng sản nói mà hảy nhìn kỷ những gì cộng sản làm “. Đó là danh ngôn luôn luôn đúng ở nước ta, khi Thủ Tướng nói nghiêm túc kiểm điểm nghiã là không nghiêm túc gì ráo trọi. Để rồi xem, nó cũng giống như PMU 18 mà thôi. CS không có đối lập nên chúng cứ tự nhiên tha hồ mà lừa dân , nên theo tôi sau kỳ ĐH nầy thì “mèo lại hoàn mèo” mà thôi, phải không anh Dủng? Dân VN đã chán ngấy trò lừa bịp của ĐCS quá rồi, không ai tin các anh nưã đâu. Hãy để cho dân tộc tự quyết đi, tôi tin rằng không bao lâu thì nước ta sẽ khá, tuy không bằng Nhật nhưng ít ra cũng ngang bằng với láng giềng gần kề bên mình chứ gì mà tục hậu qúa thảm hại; một năm thu nhập bình quân đầu người khỏang 700 dollars chưa bằng 1/10 của Thái Lan. Đó là nói bình quân, chứ thực ra ở VN ta có người một ngày chưa kiếm ra được 50 xu Mỹ kim. Ai không tin tôi cứ về VN, đi xuống bất cứ vùng QUÊ nào ở nước ta, hỏi thử dân ở đó thì biêt liền. Quản lý kinh tế kiểu gì mà tồi tệ qúa vậy. Sao qúy vị ác độc qúa vậy, coi thường dân quá vậy. Các vị nghĩ rằng dân chăc mù hết rồi chăng, hay là dân VN tám mươi triệu đều ngu dốt hết để cho các anh làm gì thì làm.!
TRO HE Re TIEN !!!