WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính Đảng nào sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai?

Trong tiến trình đấu tranh giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công ở nước ta, thắc mắc thường thấy của khá nhiều người là: Tổ chức chính đảng nào sẽ đạt được thành công và có đủ khả năng lãnh đạo đất nước trong tương lai? Trong thực tế, tuy diễn biến Việt Nam tuỳ thuộc vào vố số yếu tố khác nhau song đất nước sẽ được thay đổi bởi công sức của nhiều tập thể, thành phần xã hội chứ không riêng từ tổ chức nào. Mặt khác, với thể chế dân chủ pháp quyền, chính phủ mới sẽ được lãnh đạo bởi nhân tài từ các chính đảng được đồng bào tín nhiệm nhiều nhất qua lá phiếu dân chủ; chứ không phải là một đảng nào đó sẽ độc quyền thay thế đảng CSVN.

Kể từ tháng 5/1975, một chính đảng và tổ chức đấu tranh tân lập đã được thành hình ở trong nước, kể cả một số tổ chức tuy không xưng danh “đảng” song có cơ cấu và chủ trương hoạt động như một chính đảng. Dù là công khai hay bí mật, và dù đã được công luận biết đến nhiều hay chưa, hoạt động của các chính đảng, tổ chức, phong trào đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đấu tranh đối kháng với chế độ độc tài toàn trị.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, sự đóng góp của nhiều vị trí thức, nhân sĩ đã thành hình một hàng ngũ đối kháng mới hoạt động song hành với các chính đảng, tổ chức. Vai trò của cộng đồng Bloggers cũng đã có nhiều đóng góp to lớn cho công cuộc dân chủ hóa đất nước. Một số người có triển vọng trở thành nhân tố cho hàng ngũ lãnh đạo quốc gia trong tương lai, dù tất nhiên sẽ phải trải qua vô số thử thách thực tế trên con đường đấu tranh chính trị đầy cam go và phức tạp. Bởi lẽ, học vị, địa vị, tài hùng biện… là những yếu tố thuận lợi song khả năng tổ chức, điều hành, lãnh đạo… là những yếu tố không thể thiếu để đóng các vai trò mang tầm vóc quốc gia. Tham gia các chính đảng hiện hữu, hay tự thành lập những tổ chức chính trị mới, sẽ là sự chọn lựa phải có của những nhân tài này.

Nhưng dù các thành phần sinh hoạt chính trị có thay đổi ra sao, vai trò của các chính đảng vẫn không thay đổi. Ở hiện tại, với nhu cầu bảo toàn an ninh cho các cơ sở ở nội địa, vai trò mặt nổi của các tổ chức chính trị đối kháng với CSVN đang có khá nhiều giới hạn. Tuy nhiên, một khi điều kiện hoạt động ở trong nước không còn quá khó khăn như hiện nay, các chính đảng sẽ xuất hiện và hoạt động như ở các nước đang phát triển khác. Hoàn cảnh hiện tại có thể giới hạn hoạt động song vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính đảng vẫn luôn là nhu cầu.

Tính quan trọng của các chính đảng đấu tranh có thể nhìn thấy qua thái độ và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN đối với những tổ chức chính đảng đang có hoạt động mạnh ở trong nước. Những bản án nặng nề áp đặt lên thành viên các chính đảng cho thấy chế độ rất sợ sự hoạt động của các tổ chức chính đảng.

Đấu tranh là phải có tổ chức. Không có tổ chức thì không thể có đủ điều kiện để tiến hành các công trình đấu tranh có tầm vóc lớn. Thiếu tổ chức thì một nhân tài chính trị xuất chúng cũng không thể có được môi trường ứng dụng tài năng một cách quy mô, hiệu quả. Trong một thể chế dân chủ, chính đảng còn là môi trường để các cá nhân có khả năng, tâm huyết có thể đóng góp được một cách hiệu quả cho quốc gia, dân tộc.

Cho nên, để có khả năng đối đầu với một đảng có thực lực như đảng CSVN, thì chắc chắn hình thức tổ chức phải là chính đảng. Không những thế, chúng ta lại cần có nhiều đảng để có thể tập hợp được nhiều khuynh hướng, thành phần quần chúng ủng hộ. Thời gian và hiệu quả thực tế sẽ đào thãi những tổ chức không thích hợp với nhu cầu xã hội.

Nói tóm lại, Chính Đảng là phương tiện không thể thiếu được để giải trừ tình trạng độc tài hiện nay, và xây dựng một xã hội dân chủ đúng nghĩa trong thời gian tới.
Tóm lại, nếu chúng ta muốn chấm dứt chế độ độc tài toàn trị CSVN để thành lập một chính phủ dân chủ đa đảng, thì điều đầu tiên cần làm là khích lệ, ủng hộ quyền lập hội, lập đảng ở Việt Nam. Trong tinh thần đó, hậu thuẫn các tổ chức chính đảng là thái độ cần thiết để tiến trình giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công. Khi chế độ lo sợ sự thành hình và hoạt động của các tổ chức chính đảng thì tại sao chúng ta không tập trung vào nỗ lực khai thác yếu điểm đó của CSVN?

Muốn thúc đẩy tiến trình giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công hiện nay, người Việt chúng ta cần hăng hái góp phần tham gia, yểm trợ các Chính Đảng.

© Lê Nguyên Bình

 

5 Phản hồi cho “Chính Đảng nào sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai?”

  1. jenna says:

    Dân của mình còn nghèo còn lạc hậu lắm các bác đừng chê trách dân mình .cs việt nam nó đè đầu cởi cổ tụi no làm đủ mọi cách để cho dân tộc mình ngu mụi dể sai dể bảo. muốn lập đảng , lập hội hả ? khó lắm , mình cũng muốn dân tộc mình có người lảnh đạo liên kết được với nhau. có tổ chức nào , có đảng phái đứng ra lảnh đạo nhân không?

  2. Thiên Đức says:

    Đồng ý với anh Bình .
    Đó là thì tương lai .
    Hiện tại đảng cộng sản đang câu giờ để bóc lột dân đen , tham nhũng .
    Chúng đang cản trở , phá nát dân tộc .
    Mỗi năm 14 tên + 200 đứa + hàng vạn tay chân của chúng kiếm # 5-10 tỷ đô .
    Càng lâu chúng càng thỏa sức ăn .
    Vậy nên chúng ra sức chỉnh để đốn tiếp . Chúng không còn là người nữa .
    Chúng tôi rất căm và khinh bỉ chúng nhưng chưa có cách để bắt chúng đền tội và giải phóng dân tộc .

  3. Đai Thu says:

    Tôi nghĩ,vấn đề đặt ra là cần có ban một lãnh đạo hiễu biết về lịch sữ và thời cuộc một cách chân chính..,cho dù đất nước sống trong bất kỳ một hoàn cãnh nào đi chăng nữa,chúng ta phãi cần sáng suốt chọn người mà trao việc,chứ không chọn việc trao người.Đễ tránh sự nhằm lẫn,thì sự việc nhận ra bạn hay thù là điều cần phãi học hõi không ngừng nghĩ.Nhìn lại lịch sữ nước Việt Nho ta ngày xưa,lúc bấy giờ chắc mọi người cũng hiễu kỹ cương cũa người Việt là trên thuận dưới hoà,biết người biết ta,biết trong biết ngoài,lấy nhân lễ nghĩa trí tín làm gốc đễ xữ trí với đời,vì là mục đích chân chính nhất là vì con người,lo cho cái lo cũa con người,bỡi vì con người là một động vật rất phức tạp,không phãi chĩ phiến diên,mà đa diện gồm có rất nhiều cái lo…Do đó,ba cái tam tài THIÊN ĐỊA NHÂN cũa đạo học Việt Nho nhưng chung qui dung hoà và bình đẵng gom lại chĩ có một là nhân là người.Chúng ta đã biết nhớ công ơn và thờ phượng tỗ tiên ông bà,nên nhà nhà điều có bàn thờ,đễ thờ những người đã mất,mục đích chung là mong những người quá cố,mãi mãi dư âm vẫn còn trong tâm thức và trái tim cũa ngưỡi còn sống,cho dù nếu có đời sau,sẽ được hưỡng những điều tốt lành hơn.Bãn sắc dân tộc cũa người Việt như thế cho nên mới có câu.
    Con người có tỗ có tông
    Như cây có cội như nước có nguồn
    Ỡ sao cho trong ấm,ngoài êm (đối nội và đối ngoại)
    Như cây có lá như chim có đàng.
    Vì lý do đó mà đạo Khỗng cũa Tàu,Đạo Phật từ Ấn Độ,Thiên chúa La mã.v.v.Đã được ông cha ta cho du nhập vào Việt Nam một cách thoãi máy mà không bị áp phê ngược,bỡi cái gốc cũa đạo học đã có sẵn.Cho nên nếu nói về văn minh thì người Việt đã có sẵn nhưng vì ta đã bị vong thân,quên đi cái bãn sắc cũa mình,Ví dụ như ông ta ngày xưa,tuy chưa sống dưới chế độ NHÂN CHŨ mà đã biết chọn người hiền đễ trao việc lãnh đạo,chứ không có theo dòng giống như Tàu,Thiên tữ con thay cha,vua thay trời xuống tri dân trị nước.Mặc dù đã bị,ngàn năm nô lệ giặc Tàu,trăm năm thuộc địa,đến nay lại cái ách Cộng sãn,độc tài toàn trị cã nước đã ba mươi bẫy miền nam bị bức tữ.Thữ hõi thanh thiếu niên Việt Nam đa phần trong nước không có học lịch sữ nước nhà một cách cụ thễ,có học chăng là chũ thuyết maxistLeninnist và gương bác Hồ,lại có nhiều người mù chữ nữa.Trong khi tuỗi trẽ VN ỡ hãi ngoại chưa chắc đã rành tiếng Việt,lịch sữ,và nếu có may mắn thành công được về mặc khoa học kỹ thuật nào đó thì đa phần tõ ra thái độ khinh miệt dân tộc tính cũa ông bà tỗ phụ.Thữ hõi một đất nước như vậy thì sẽ đi về đâu?
    Cho nên sau cùng mới nói,người Việt mới chính là người dân chũ và nhân chũ thật sự với điều kiên không còn là Cộng sãn hay tư bãn đõ,mafia theo kiễu Tàu nữa thì mới nói đến chuyện lập đãng phái nầy nọ…Chứ không sẽ rơi vào tình trang đãng cơ hội mộc lên như mấm giống như mấy thập niên gần đây…Hơn nữa,theo tôi nghĩ,lãnh tụ đối lập thời nào cũng vậy thường xuất hiện,lẫn lộn trong đám đông,chứ có ai tự mình xưng danh tôi là lãnh tụ đây.
    Cái sự hiễu biết chính đáng,tột cùng cũa mỗi người dân là ỡ chỗ chọn người trao việc,chứ không phãi chọn việc trao người,vì thế sự học hõi,khiêm tốn đễ nhận định điều nầy là không ngừng nghĩ.

    • Ngàn Khơi says:

      QUÁ NGHÈO

      Bác Hồ chết đã lâu rồi
      Thế sao lại cứ theo gương bác Hồ
      Các nước khác bác Hồ không có
      Vậy hỏi chơi họ có gương ai ?
      Mà sao người tiến quá trời
      Còn ta đọt đẹt khiến đời phải chê
      Lại còn học bác Lê, bác Mác
      Thật hẩm hiu con Lạc cháu Rồng
      Ngàn năm trước vẫn non sông
      Bà Trưng bà Triệu có cần học ai
      Rồi Nguyễn Huệ, rồi nào Lê Lợi
      Nguyễn Bỉnh Khiêm cho chí Nguyễn Du
      Phải chăng đã học bác Hồ
      Phải chăng đã học bác nào Mác, Lê
      Sao con cháu bao bề tha hóa
      Quên non sông chỉ nghĩ tới mình
      Muốn cho dân tộc làm thinh
      Để mình hãnh tiến, để mình thi đua …

      NON NGÀN
      (09/4/12)

  4. Võ Hưng Thanh says:

    ĐẢNG NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC

    Trong xã hội, thành phần những người thầm lặng luôn luôn là thành phần đa số. Thành phần đa số này chủ yếu làm kinh tế, hoạt động nghề nghiệp, hay nói chung sống đời sống bình thường không liên quan gì đến chính trị. Thế nhưng trong xã hội cũng luôn luôn có những thành phần ưu tú hơn, hay quan tâm những vấn đề chung của đất nước, dân tộc, hay lưu ý đến những vấn để chính trị. Thành phần này chỉ là số ít, xã hội nào cũng thế và bao giờ cũng thế. Vậy nhưng lại có thành phần thiểu số khác cũng rất đáng nói, đó là các thành phần tiêu cực về mọi mặt, tức chỉ biết vụ lợi riêng cá nhân mà bất chấp lợi ích chung. Đó là thành phần cặn bã, nhưng lại xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có khi rất thành công và hào nhoáng, đó là các kẻ cơ hội, thời cơ, con buôn hay đầu cơ chính trị. Thành phần ma đầu hay tà đạo này đôi khi cũng rất thành công, nhưng đó là những yếu tố phản chính trị chân chính, hay là ngụy chính trị. Đấy bức tranh xã hội luôn luôn đại loại là như thế, vàng thau lẫn lộn, nên không ai biết một người hơn là chính bản thân người đó hay chỉ một số rất ít những người nào thân cận nhất từng gần gủi hoặc có điều kiện để đi guốc được trong bụng họ.
    Từ trên cơ sở đó mà ý nghĩa của chính trị cũng thế. Có nhiều người khinh ghét hay coi thường chính trị, họ không tham muốn quyền hành, tuy có bụng ưu tư nhưng thường ở ẩn, không ưa xông xáo thấp kém trên chính trường, đó là những hạng người có bản chất cao quý, chỉ làm việc vì nghĩa vụ hay vô cầu. Trái với họ, là những kẻ coi chính trị như một môi trường béo bở, chỗ sinh lợi đầy hứa hẹn, nên bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để lăn xả vào, trong tính chất hãnh tiến và nhằm thăng tiến bản thân. Bức tranh chính trường vẫn luôn là như thế, thời đại nào cũng thế. Người ta nói người làm quan hai vạt áo trước sau phải không bằng nhau là như vậy. Thế nên chính trị âu cũng là thứ nghề nghiệp, một nghề nghiệp suốt đời, nhất là trong các xã hội toàn trị và những đảng phái toàn trị.
    Thời xa xưa chính trị không cần đảng phái mà chỉ cần phe nhóm. Không ai có thể làm chính trị chỉ duy một mình. Ngày nay trong thời đại dân chủ tiên tiến, đảng phái là điều cần trong chính trị. Đó là đảng hậu thuẫn cho bầu cử, đảng chia sẻ trách nhiệm trong mọi chức năng phát triển xã hội. Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có loại đảng theo kiểu ý thức hệ, tự nhận mình như có sứ mạng lịch sử tự phong hay giả tạo nào đó, nhân danh giai cấp nào đó chẳng ăn nhập gì với mình, để tự cho là có sứ mệnh lịch sử cao quý hầu lợi dụng lòng tin của những người nhẹ dạ để cầm quyền và hưởng lợi mút mùa, tứ quý. Đó là kiểu đảng phái mê tín hay lợi dụng sự mê tín mà tập trung, củng cố và bảo thủ quyền lực, quyền lợi.
    Vậy nên, đảng chân chính ngày nay hay trong tương lai của dân tộc, đất nước, là đảng gồm những người ưu tú và những người yêu nước thật tình, thật sự, cũng như hoàn toàn thực chất. Điều đó cũng đặt ra vấn đề thế hệ tương lai trong ý nghĩa đó sẽ thay thế cho thế hệ hiện tại cũng như mọi thế hệ quá khứ. Có nghĩa đó là một sự thoát ly mọi ý thức hệ giả tạo thật sự. Bởi ngày nay mọi ý thức hệ phi khoa học, phản thực tiển không còn bất kỳ giá trị hay ý nghĩa nào, nên mọi sự theo đuổi chúng đều nghịch lý, mâu thuẫn, phi lý. Đó là tính cách của yêu cầu giải phóng ý thức hệ và trở về với ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa khoa học khách quan, cụ thể, hiệu quả thật sự. Đảng như thế có thể gọi bất kỳ tên gì, có thể là một đảng hay đa đảng, nhưng chủ yếu là đảng yêu nước thật sự, không phải yêu phe nhóm hay yêu quyền lợi. Tất nhiên cho dầu là đảng như thế thì đa đảng vẫn tối ưu hơn độc đảng. Bởi nếu không là kẻ thù của nhau mà chỉ là anh em cùng lo việc ích chung cho xã hội, đất nước, đa đảng vẫn là điều hợp lý, vì có sự giám sát, chế ngự và chia sẻ mọi trách nhiệm lẫn nhau mà không phải chỉ hoàn toàn là lợi ích biệt phái hay quyền lợi riêng. Nên nói tóm lại, mọi tên gọi đều không quan trọng, quan trọng chính là ở tiêu chí, mục đích, tính cách, giá trị, ý nghĩa, cũng như mọi thành phần con người chân chính làm nên các đảng phái như thế. Đó cũng chính là chính đảng sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai mà mọi người cũng như toàn dân đều mong muốn.

    ĐẠI NGÀN
    (08/4/12)

Leave a Reply to Ngàn Khơi