WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức của Ed Stuhler

Không hề là quá muộn mằn
(Lời tựa cho ấn bản tiếng Việt đầu tiên)

1

Ed Stuhler

Ed Stuhler sinh tháng 02 năm 1945. Sau ba năm (1965-1968) nghiên cứu Hóa học tại Magdeburg, ông đã bị khoa học nhân văn quyến rũ . Rốt cuộc ông tốt nghiệp Cử nhân Khoa học về Văn hóa và Văn chương tại trường Đại học Tổng hợp Berlin khóa 1973-1978. Ngay từ năm 1976 ông đã là biên tập viên cho những công trình Văn hóa tại Berlin. Từ năm 1979, ông trở thành nhà văn tự do gặt hái nhiều thành công với những ca từ, những tác phẩm dành cho nhà hát và sân khấu truyền thanh. Ông được nhiều người biết đến với cuốn sách Margot Honecker- một tiểu sử ( Wien năm 2003) và cuốn Tình ái của Honecker và cuộc chiến đấu ( Berlin năm 2005). Và Ed Stuhler càng nổi tiếng hơn khi tác phẩm Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức của ông được Nhà xuất bản Ch.Links phát hành rộng rãi vào năm 2010 và ngay lập tức được VIPEN mua bản quyển dịch sang tiếng Việt. Từ sau ngày 03.10.1990, tại Đức đã xuất hiện rất nhiều cuốn sách đề cập hoặc động chạm tới chủ đề những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức. Ví dụ: Guido Knopp với cuốn “ Vĩnh biệt DDR” ( Goodbye DDR- (C.Bertelsmann-2005), Helmut Kohl với cuốn “ Tôi muốn sự thống nhất của nước Đức”( Ich wollte Deutschlands Einheit) do sự trình bày của hai tác giả Kai Diekmann và Ralf George Reuth ( Ullstein -2010), hoặc Stefan Aust với cuốn ” Nước Đức, Nước Đức” ( Goldmann 2011). Sau Biên niên sử của Cách mạng (Hannes Bahrmann & Christoph Links) , Sống hay là bị sống (Christa Wolf), sách của Ed Stuhler là cuốn sách thứ ba trực tiếp nói về Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức ( do Vipen xuất bản bằng tiếng Việt năm 2012).

2
Đây không phải là cuốn biên niên sử mà là một tập hợp 18 bút ký, phóng sự được tổ chức theo từng vấn đề căn bản, nối bật, liên quan nhau theo mô hình liên khúc để mô tả những sự kiện dồn dập, những con người trụ cột trong 199 ngày căng thẳng của sự kết thúc đầy sóng gió của CHDC Đức trong dòng lịch sử (kể từ 18.03.1990 cho đến ngày 03.10.1990).

Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức (Ed Stuhler)

Hay suy ngẫm về thế sự nước Đức trong những mối liên tưởng đa chiều, đọc xong cuốn sách , tôi thường hay so sánh sự thống nhất Bắc –Nam bằng xương máu của người Việt và sự thống nhất Đông –Tây bằng diễn biến hòa bình của người Đức trong thế kỷ trước.

Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp thắng lợi của nước Việt nam dân chủ cộng hòa, các nước lớn đã họp Hội nghị tại Geneve lấy vĩ tuyến 17 để chia đôi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ mới 9 tuổi đời (1945-1954).

Sau 20 năm (1954-1975) huynh đệ tương tàn với núi xương sông máu trong những ván bài sấp ngửa của các cường quốc trong cuộc chiến ý thức hệ, rốt cuộc hai nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa ( Bắc Việt) và Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt) đã thống nhất thành một nước CHXHCN Việt Nam. Trong khi say sưa ca bài đất nước trọn niềm vui, trong ngày thống nhất Bắc –Nam, hầu hết người Việt đều chưa hoặc không hay biết về những cuộc dàn xếp trên lưng mình của các nước đàn anh.

Nước Đức phát xít (1933-1945) sau năm 1945, đã phải chịu sự can thiệp của Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô lên bốn vùng cương thổ. Từ 07.10 năm 1949, người Đức đã chấp nhận phân chia thành hai nước: CHDC Đức, một quốc gia hơn 16 triệu dân ( do Liên Xô trông coi ) và phần còn tại là CHLB Đức, một quốc gia 63 triệu dân – do Anh , Pháp, Mỹ chăm sóc.

Sau 40 năm (1949-1990), dù cũng đã trải qua những xung đột ý thức hệ gay gắt dưới một bầu trời bị chia cắt, một thành phố Berlin bị xẻ tư để chia hai, Đông Đức và Tây Đức đã tự diễn biến một cách căng thẳng trong sự bất hòa gay gắt nhưng rất đỗi hòa bình với một văn hóa đối thoại minh bạch để ý hệ mở toang cho tường thành sụp đổ. Và Đông Đức đã hóa thân từ chế độ độc tài, độc đảng thành chế độ dân chủ.

Dù quá trình thống nhất Bắc – Nam của người Việt vào năm 1975 rất khác với sự thống nhất Đông –Tây của người Đức vào năm 1990 nhưng những nỗi truân chuyên đau đớn của người Đức và người Việt trong quá trình thống nhất non sông cũng có vô vàn kinh nghiệm có thể xẻ chia.

3
Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức đã là dĩ vãng nhưng lại đang là những ám ảnh bàng hoàng đối với các chính khách độc đảng đang cố tình loay hoay duy trì chế độ độc tài.

Sự biến mất của CHDC Đức vào tháng 10 năm 1990, cùng với quá trình dân chủ hóa ở Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô sau đó, đã khiến cho chính quyền Cộng sản Hà Nội buộc phải thậm thụt tới Thành Đô, ngã hẳn vào Hiệp ước Việt – Trung để tạm thời thoát hiểm trước nguy cơ sụp đổ cận kề.

Từ đó, thường xuyên xuất hiện các chính khách độc cô cầu lợi của Hà Nội đi đêm với Bắc Kinh trong tư thế đệ tử.

Trớ trêu thay, những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức đã là một cú huých định mệnh nghiệt ngã xô đẩy chính quyền độc đảng của một nước Việt (đã thống nhất Bắc-Nam) đắm chìm hẳn vào thời kỳ Bắc thuộc nhục nhã.

Tuy thế, từ bấy đến nay, dường như chính trường Việt Nam đương đại vẫn tự diễn biến, vẫn đã và đang có sự phát sáng của các chính khách cao thủ có trí tuệ cấp tiến. Dù chưa đủ mạnh để lấn át phe bảo thủ và đám chính khách con buôn lộng quyền trục lợi nhưng họ vẫn đang âm thầm ủng hộ trí tuệ hướng về dân chủ đa nguyên của lớp trí thức đương đại, can đảm đang bị cầm tù và bị đàn áp bạo liệt. Họ đang nỗ lực ráo diết bầy đặt một thế trận tương hỗ giữa đa phương chiến lược và song phương chiến thuật trong áp lực tương sinh-tương khắc giữa các siêu cường đang nỗ lực khẳng định lại sức mạnh đa chiều của mình ở Châu Á và Thái bình dương.

Sự sát nhập của CHDC Đức vào CHLB Đức để làm nên sự thống nhất nước Đức vào ngày 03.10.1990 ít nhất cũng là kết quả của trò chơi quyền lực của bốn siêu cường: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô.

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945-1969), đến thời Chủ tịch Trương Tấn Sang chưa bao giờ thoát ra khỏi những trò chơi bập bênh quyền lực của các cường quốc.

Tôi tin rằng,bất chấp mọi bất hòa gay gắt diễn biến của sự tương khắc tương sinh giữa các từ trường địa chính trị trong sự thăng tiến khôn lường của trí tuệ dân chủ đa nguyên đang chất chứa những sụp đổ và dung dưỡng những hóa thân không gì cưỡng nổi cho một xã hội dân sự mới tại Việt Nam.
Cuộc đời nào cũng có những năm tháng cuối cùng. Chính quyền nào cũng có những tuần trăng cuối cùng. Thể chế nào cũng có ngày hết hạn sử dụng. Khó khăn là ở chỗ sao cho những tuần trăng cuối cùng ấy sẽ là một sự hóa thân, một sự thăng hoa cho quốc gia, dân tộc chứ không phải chỉ là một khoảnh khắc sụp đổ ê chề.

4
Vừa là chứng nhân vừa là người trong cuộc, Ed Stuhler đã ghi lại một cách sinh động và sắc sảo sự minh triết đượm chú đắng cay của vị Thủ tướng cuối cùng của CHDC Đức:

“…Tại phiên họp thành lập nội các, Lothar de Maizière gọi tên hoàn cảnh tâm lý lạ lùng của chính phủ ông lúc ấy: ‘Thưa các ông, từ giờ phút này trở đi, giờ phút đầu tiên này, chúng ta không được phép quên rằng chúng ta có một nhiệm vụ với nội dung là chúng ta phải tự làm mình hết hạn, chúng ta phải xóa sổ chính mình!’ Chắc hẳn đây là một hoàn cảnh người ta chẳng sớm thấy lại được trong lịch sử thế giới: một chính phủ có mục đích chính là tự biến mất.”

Ngẫm người chợt nghĩ đến ta, kể từ khi bị lệ thuộc vào Bắc Kinh từ những năm 90 của thế kỷ trước, chưa bao giờ các chính khách Việt Nam có thói quen tự làm mình hết hạn hoặc tự xóa sổ chính mình một cách công khai. Cho đến nay, chưa bao giờ người Việt được lãnh đạo bởi một chính phủ được sinh ra với mục đích duy nhất là để tự biến mất.

5
Không hẳn là ai ai cũng sẽ thích hoặc ai ai cũng sẽ đủ kiên nhẫn để đọc ngấu nghiến Những tuần trăng cuối cùng của DDR. Hy vọng, cuốn sách chứa đựng nhiều tri thức chính khách bổ ích cho cả phó thường dân lẫn thủ lĩnh bậc cao; thậm chí có thể làm cho những bộ óc giầu năng lượng của các lãnh đạo tối cao trở nên tinh tế và lão luyện hơn. Đặc biệt, đối với những chính khách Việt Nam đương thời, chắc hẳn Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm lịch sử xương máu cho một cuộc chuyển hóa từ một chế độ độc tài sang một chế độ dân chủ.

Cho nên, không hề là muộn mằn khi mà bây giờ bạn đọc tiếng Việt mới được biết về Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức.

————————————–

Thế Dũng

Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức của Ed Stuhler NXB Ch. Links năm 2010
Nguyên tác tiếng Đức: Die letzten Monate der DDR của Edstuhler
Người dịch: Thế Dũng & Thiên Trường -Bản quyền tiếng Việt của VIPEN Edition
VIPEN xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng Bản quyền
giữa Ch.Links Verlag với VIPEN Edition(www.vipen.de)
Sách dầy: 270 tr. Khổ 14 x 21 cm Thiết kế bìa: Thai Gottsmann -Trình bày sách: Vũ Xương Minh Phát hành tại CHLB Đức từ tháng 05.2012 Giá sách: 15,90 Euro
Đặt mua theo địa chỉ: peter.knost@berlin.de hoặc the.dung@vipen.de

5 Phản hồi cho “Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức của Ed Stuhler”

  1. Tổng Hội Người Việt tại Đức says:

    Trò quảng cáo rẻ tiền cho sách đã bị ế , hay là giấc mơ của Dũng râu muốn vác gậy chọc Trời cao ?

    Dũng râu ơi , cơm thừa quán ăn của vợ ở Tây không đủ à ?

  2. Tân Phong says:

    Cần trao đổi để nhìn nhận sâu sắc về những bài học lịch sử

    Thưa hai anh Thế Dũng và anh Nửa Vời,
    Tôi chưa được đọc cuốn sách đang giới thiệu, original và bản dịch. Vậy trao đổi sau đây là dựa trên ý kiến các anh đang bàn luận.

    Khái niệm „chính phủ tự biến mất“ có lẽ được hiểu từ câu tiếng Đức: „Nach den ersten freien Volkskammerwahlen der DDR am 18. März 1990 kam eine Regierung an die Macht, deren Aufgabe es war, sich selbst abzuschaffen.“ – Nghĩa là việc tự/bị giải thể của chính quyền (chính phủ) CHDC Đức sau 6 tháng tồn tại đã được „lập trình hóa“ trước; Nó cần thiết chuẩn bị cho việc hoàn tất công cuộc thống nhất nước Đức mà các tiền đề nó phải tạo lập được là 3 liên minh: Kinh tế, tiền tệ và xã hội.
    Có 2 ý quan trọng có lẽ cần suy ngẫm kỹ: Thống nhất quốc gia và chuyển đổi thể chế. Những tài liệu lịch sử được đưa ra trong những hội luận truyền hình cho thấy ngay từ khi 2 nhà nước Đức được dựng lên trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những nhà chính trị nhìn xa trông rộng của CHLB Đức (SPD) đã đặt ra đường lối tiếp cận để tiến tới thống nhất đất nước, khi điều kiện quốc tế cho phép. Như vậy có thể thấy trong một đất nước có nền văn hóa và triết học cao, những nhà chính trị hiểu rõ nhiệm vụ tối thượng là nhắm tới quyền lợi dân tộc và thống nhất quốc gia. Thời hạn 2 năm cho việc thống nhất nước Đức (thực tế diễn ra sau 6 tháng) không khác gì hạn kỳ 2 năm sau hiệp định Genf về tổng tuyển cử cho Việt Nam. Người Việt đã không làm được điều đó (Lịch sử chưa rõ ràng về việc miền Bắc có thăm dò việc tổng tuyển cử và miền Nam từ chối) chứng tỏ nền tảng văn hóa cho một ý thức quốc gia mạnh mẽ của người Việt chưa đạt được độ chín cần thiết. Có lẽ điều đó cũng giải thích tại sao sự chuyển đổi thể chế ngày nay khó khăn khi những tinh hoa chính trị đang còn bị vướng mắc trong những giáo điều „ý thức hệ“. (Có phải chính „ý thức hệ“ đã dẫn dắt những nhà chính trị Hà Nội đến Thành Đô và họ lầm tưởng là đã kiếm được chiếc phao cứu mạng nhưng thực chất lại là miếng bọt nước pha mầu để Dân tộc ngày nay chưa thoát khỏi hệ lụy?!)

    Suy cho cùng, một dân tộc, một quốc gia có phát triển để hùng mạnh và tồn tại hay không chỉ là do trình độ văn hoá và đi theo là ý thức tự thân về nội lực của mình để tự chủ, tự cường được hay không. Một kẻ không tự lực được mà chỉ sống nhờ vào ăn xin và leo dây thì chịu phận nô lệ là điều không tránh khỏi!
    Chúng ta trao đổi cùng nhau để nhìn nhận và chung sức thoát ra khỏi bi kịch này; Tổ tiên chúng ta sống mạnh mẽ hơn chúng ta nhiều.

    Thân ái.
    (Link tham khảo: http://www.christoph-links-verlag.de/index.cfm?inhalt=detail&nav_id=1&titel_id=570&CFID=24294286&CFTOKEN=73719266)

  3. nửa vời says:

    “Cho đến nay, chưa bao giờ người Việt được lãnh đạo bởi một chính phủ được sinh ra với mục đích duy nhất là để tự biến mất”.
    Nói chung đọc bài này tôi cảm phục nhận thức sâu sắc và nhậy bén của Thế Dũng, tuy nhiên có một vài nhận định và so sánh hết sức lởm khởn và khập khiễng. Thế Dũng nên biết rằng chẳng có một chính phủ nào trên thế giới từ trước đến nay, khi thành lập nên được, nắm được quyền bính mà lại xác định được là mình sẽ phải “tự biến mất” cả, trừ khi bị các thế lực khác lật đổ. Còn chính phủ cuối cùng của CHDC Đức do Lothar de Maizière (đảng CDU) làm thủ tướng tự nó xác định được rằng nó sẽ phải biến mất vì lúc bấy giờ nó đã xác định được rằng nó chỉ mang tính chất “lâm thời” để đi đến thống nhất nước Đức. Thiết nghĩ cũng nên nhắc lại cho mọi người hiểu rõ là khi đó vào lúc cuối cùng chính phủ cộng sản đông Đức tan rã thì quốc hội đông Đức lúc đó đã kịp thời thông qua và tiến hành bầu cử tự do và đảng CDU thắng cử (lúc đó đại đa số mọi người tin rằng SPD sẽ thắng cử, nhưng với sự cáo già về chính trị nên CDU đã đưa thủ tướng tây Đức Helmut Kohl sang đông Đức vận động bầu cử cho SPD của đông Đức với lời hứa sẽ thống nhất ngay tiền tệ (tức đổi tiền D Mark) và thống nhất ngay nước Đức nên đã đánh trúng vào ước nguyện lớn nhất của dân đông Đức lúc bấy giờ là được tiêu ngay đồng D Mark. Trong khi đó SPD của cả đông và tây lại đưa ra chương trình thống nhất nước Đức một cách từ từ và thận trọng nên đã bị thất bại).
    Vấn đề cần nói đến ở đây là tại sao chính phủ cuối cùng của CHDC Đức lại biết mình sẽ tự biến mất thì đến đây mọi người đã hiểu. Chính phủ đó đã đi theo trật tự thống nhất của một nước Đức pháp quyền, đó là phải nộp đơn xin gia nhập CHLB Đức theo quy định của hiến pháp Đức, chứ không phải tổ chức “hội nghị hiệp thương” như ở VN vào cuối năm 1975 để thống nhất đất nước. Vì vậy việc chính phủ cuối cùng của CHDC Đức xác định “tự biến mất” là do phong cách làm việc theo trật tự pháp quyền của người Đức và nước Đức, chứ không phải do họ có “đạo đức chính trị vì dân” gì cả đâu mà lại đi lấy đó ra mà so sánh và phê bình các nhà lãnh đạo và chính phủ VN, muốn “chê” thì phải đi tìm những lý lẽ khác có tính thuyết phục hơn thưa ông Thế Dũng.

    • nửa vời says:

      tôi cải chính đoạn : “… đưa thủ tướng tây Đức Helmut Kohl sang đông Đức vận động bầu cử cho SPD của đông Đức …” , xin đọc là “… đưa thủ tướng tây Đức Helmut Kohl sang đông Đức vận động bầu cử cho CDU của đông Đức …”:
      Thành thật xin lỗi tất cả bạn đọc.
      Hoặc nhờ toà soạn sửa trực tiếp dùm tôi, xin chân thành cảm ơb.

  4. NON NGÀN says:

    PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC

    Người lãnh đạo đất nước, tức cũng là lãnh đạo cả một dân tộc, trước nhất cần phải có ý thức trách nhiệm và tinh thần độc lập, tự do. Trách nhiệm là trách nhiệm đối với nước, với dân. Không có ý thức trách nhiệm chỉ hoàn toàn tỏ ra là người bất xứng. Có tinh thần, ý thức độc lập, tự chủ, mới thể hiện được ý chí, tài đức độc lập của mình. Không có tính cách như thế, thực chất chỉ chạy theo bên ngoài, theo lý thuyết mơ hồ, hay theo quyền lợi người khác, dân tộc khác mà mình không tự biết, hoặc có biết cũng thay kệ, lờ đi, chỉ vì quyền lợi riêng, hay tham vọng riêng của chính bản thân ích kỷ của mình.
    Phẩm chất bắt buộc thứ hai là người lãnh đạo đất nước đúng nghĩa tuyệt đối không bao giờ mị dân, tuyên truyền dối gạt dân. Bởi nếu thực chất chỉ nghĩ đến dân, đến nước, tất luôn luôn phải trọng sự thật khách quan, làm sao mà mị dân, dối dân. Bởi vậy chỉ nhìn vào cách tuyên truyền giáo dục chính trị cho dân cũng biết được tính cách của người lãnh đạo thực chất là ra sao của đất nước đó. Người lãnh đạo có đạo đức, có hiểu biết, có trình độ, chỉ tin vào khoa học và sự khách quan, làm sao còn có thể mù quáng để phải tuyên truyền dối gạt dân chỉ hầu phục vụ sự ích kỷ, mị dân, để hầu có lợi cho riêng mình.
    Người lãnh đạo đúng nghĩa bao giờ cũng chỉ dựa vào toàn dân, không phải chỉ dựa vào đảng phái. Bởi toàn dân là đối tượng, là mục đích của sự lãnh đạo. Đảng phái chẳng qua chỉ là công cụ, là phương tiên nhằm phục vụ cho mình để mình phục vụ lại cho dân, cho nước. Bởi đảng phái, cá nhân có thể sai lầm, nhưng toàn dân, toàn xã hội không bao giờ hoặc ít bao giờ có thể bị sai lầm một cách thật sự nghiêm trọng. Do vậy, chỉ dựa vào chính đảng, đặt chính đảng cao hơn dân, coi chính đảng là mục đích tối hậu, chỉ cho thấy đó là tính chất ích kỷ, là tham vọng cá nhân, coi dân hay đất nước chỉ là công cụ cho mình mà không hề coi đó là mục đích tối cao, tối hậu mình phải ra sức phục vụ.
    Vì thế, đã có tinh thần, ý thức tự chủ, tự do tất nhiên cũng nhất thiết phải tôn trọng tính độc lập, dân chủ, tự do của toàn dân. Điều đó không thể đưa tới sự độc tài toàn trị một cách khắt nghiệt hoặc vô lý. Bởi độc tài toàn trị một cách khắt nghiệt, phi lý, chỉ thật sự làm lợi cho cá nhân, nhóm, hay đảng phái nào đó một cách nhất thời, trước mặt mà chỉ đi ngược lại mọi quyền lợi lâu dài, cơ bản và chính đáng nhất của dân tộc, của đất nước, của toàn dân.
    Cho nên chỉ nhìn vào cách thể hiện của người cầm quyền chính hay người lãnh đạo đất nước cũng biết rõ ý nghĩa hay giá trị, tính cách của họ một cách khách quan như thế nào rồi. Chỉ có những con người nào hoàn toàn trung thực, không mị dân, không tuyên truyền dối gạt dân chúng cho dầu bất kỳ lý do gì mới thật sự là những người có tư cách, có phẩm chất, có mục đích cao cả để lãnh đạo dân tộc, đất nước thật sự. Nói khác đi, một người, một vài người, một chính đảng có thể chỉ sai lầm trong chốc lát hoặc ngắn hạn nào đó, và điều đó còn có thể chấp nhận hoặc tha thứ được. Nhưng nếu sự sai lầm trở nên kéo dài không hạn định, các biện pháp mị dân trở nên thường xuyên, không chính đáng một cách bao quát, điều đó chỉ cho thấy ý nghĩa và tính chất cũng như giá trị lãnh đạo là hoàn toàn không có. Điều đó cũng giống như thấy một người cứ sốt hoài cũng biết được người đó là bệnh hoạn, thấy một người chỉ nói láo bậy bạ hoài cũng biết được người đó là điên loạn, thấy một người chỉ toàn nói dối hoài, cũng biết được người đó là kém nhân cách, kém phẩm chất và kém giá trị.
    Nên phẩm chất cần có của người lãnh đạo đất nước bất kỳ ở đâu và thời đại nào trước hết cũng phải là sự trung thực, tính khách quan, tinh thần đúng đắn. Chỉ có những đức tính cơ bản đó mới không thể mị dân, dối dân, gạt dân. Do vậy chỉ nhìn vào lời nói, hành vi, ý thức của người lãnh đạo có trung thực với dân hay không cũng đánh giá được ý nghĩa thật của người lãnh đạo đó có thật bụng vì dân, vì nước, vì mọi người hay không, hay chỉ vì bản thân, phe phái, quyền lợi, hoặc sự phóng lao thì phải theo lao đã có, giống như chuyện đã trèo lên lưng cọp thì không còn nhảy xuống được của mình. Nói như vậy để thấy ý thức độc lập, tự do, tự chủ của người lãnh đạo đất nước, dân tộc là quan trọng như thế nào. Bởi chỉ có ý thức và tinh thần này thật sự mới có tính cách phục vụ cho dân cho nước thật sự. Nếu không có tính cách này, tất yếu chỉ có thể bán rẻ đi cả non sông, đất nước, dân tộc khi hoàn cảnh bó buộc hay chỉ nhằm sao có lợi cho bản thân, tham vọng, quyền lợi riêng của mình. Đó cũng là lý do tại sao nhân dân bao giờ cũng chỉ chuộng người lãnh đạo có tinh thần tôn trọng tự do dân chủ thực sự, còn rất căm ghét hay chỉ cắn răng chịu đựng đối với mọi cá nhân hoặc thể chế, đảng phái độc tài, độc đoán, nếu còn chưa thể làm gì được.

    ĐẠI NGÀN
    (11/4/12)

Leave a Reply to nửa vời