WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tù chính trị, Anh là ai?

Kiến thức của một người là phần còn lại sau khi người đó đã học và đã quên. Trong cái “phần còn lại” khiêm tốn này, người ta nhận biết một thực tế rằng : mỗi môn học thường có một số câu nói có tính hoặc định đề, hoặc quy luật, hoặc tâm lý tổng quát khiến cho người theo học nhớ nằm lòng một cách dễ dàng.

Những người đã học hình luật một cách tổng quát hẳn nhiên không thể quên được câu nói sau đây : “Kể từ sau khi ra khỏi cổng nhà tù, phạm nhân mới thực sự cảm thấy y là một người tù”. Phạm nhân ở đây có thể là tù hình sự, có thể là tù chính trị. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập tới tù chính trị. Nói rõ hơn, bài viết này nhằm giải đáp câu hỏi : Tại sao sau khi lấy lại tự do, người cựu tù chính trị mới thực sự cảm thấy họ là tù chính trị, mới thực sự biết được họ là ai ?

Tù có nghĩa là không được tự do. Người ta có thể bị mất tự do về thể chất, tức là bị câu thúc thân thể. Người ta cũng có thể bị mất tự do về tinh thần, tức là tư tưởng bị giam bó hoặc bị ràng buộc bởi một khuôn phép nào đó.

Trong thời gian còn bị giam cầm trong các nhà tù, người tù chính trị tuy bị mất quyền tự do đi lại, tự do giao dịch với xã hội, nhưng trong phạm vi nhà giam, trong giao dịch giữa người tù với những người bạn đồng tù, người tù không tìm thấy những ngăn cách đáng kể. Tất cả đều áo rách vai, quần thủng đáy ; tất cả đều cầm cự với thần đói bằng khoai mì trắng, nước muối trong ; tất cả đều vào tù với cái “tội” đã yêu nước theo cung cách mà mỗi người đều tự cho là hữu lý nhất.

Người tù chính trị bị giam càng lâu càng cảm thấy thật rõ rằng nhà tù chỉ có thể trói buộc thể xác chứ không thể trói buộc tinh thần. Ðời sống tinh thần chỉ bị bó hẹp khi nào một người bị những người chung quanh chối từ giao tiếp. Mặt khác, nói đến tù, người ta không thể không bàn đến trách nhiệm. Trách nhiệm chủ quan và trách nhiệm khách quan. Một người tri tình gia nhập một tổ chức chống cộng tại Việt Nam sau năm 1975. Nếu bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bắt giam, người này trở thành một tù chính trị trên bình diện trách nhiệm chủ quan. Trách nhiệm chủ quan của một người là trách nhiệm của đương sự đối với những hành vi do chính đương sự chủ động gây ra.

Thế nào là trách nhiệm khách quan ? Xin bạn hãy lấy tỷ dụ luận để làm khởi điểm cho lý luận diễn dịch : trong tai nạn lưu thông, nếu chủ xe không là tài xế và nếu tài xế là người có lỗi trong tai nạn, thì trách nhiệm bồi thường phải quy vào chủ xe (bảo hiểm của chủ xe) chứ không quy vào tài xế. Trách nhiệm của chủ xe như vừa kể gọi là trách nhiệm khách quan.

Trách nhiệm khách quan là trách nhiệm mà một người phải gánh chịu về những hành vi không do đương sự tri tình tạo ra. Tương tự như vậy, một thanh niên sanh ra tại Miền Nam Việt Nam, rồi lớn lên, rồi đi học, rồi tốt nghiệp kỹ sư Công Chánh. Sau khi nhập ngũ, do lệnh động viên, “ông” Kỹ sư Công Chánh trở thành “ông” Sĩ quan Công Binh. Sau năm 1975, “ông” Sĩ quan Công Binh trở thành “ông” tù nhân cải tạo. Trong tỷ dụ này, quá trình hình thành một tù nhân cải tạo rõ ràng là một quá trình tác động của luật pháp và hành chánh thuộc hai chế độ chính trị Nam và Bắc đối nghịch. Nhân vật thanh niên là một nhân vật hoàn toàn thụ động.

Trách nhiệm khiến người Sĩ Quan Công Binh trở thành người tù cải tạo là trách nhiệm khách quan. Nói như vậy hoàn toàn không hàm ngụ ý nghĩa rằng tất cả cựu quân nhân và cựu công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đều đã sinh sống triệt để thụ động như ông Kỹ Sư Công Chánh trên kia. Sự phân tích tù chính trị qua hai bình diện khách quan và chủ quan chỉ nhằm đi đến kết luận mạnh mẽ rằng : Tất cả những người đã bị CSVN giam cầm vì lý do chính trị, từ người âm mưu lật đổ chế độ cho đến những cựu quân nhân và cựu công chức, kể cả những người thụ động nhất, đều phải được nghiêm túc ghi nhận : họ là những tù chính trị.

Sau khi đã xác nhận thành phần nội dung của tù chính trị, chúng ta hãy tìm hiểu tâm trạng của tù chính trị kể từ sau khi họ từ giã cổng nhà tù. Có lẽ chúng ta nên khởi hành từ những tâm trạng tệ hại nhất.

Ðiều bị gọi là “tâm trạng tệ hại nhất” chính là tâm trạng của những cựu tù nhân mà trong thời gian bị giam cầm ở các trại tù chính trị họ đã cam tâm nhận lời làm “mật báo viên” (antenne) cho giám thị trại tù. Do vai trò “antenne” những vị tù phản trắc này được ăn no hơn một tí, mặc ấm hơn một tí… họ trở thành “người tù quyền lực” giữa đám bạn tù cùng khổ. Thế nhưng ngay sau khi được trả tự do, họ trở thành những cựu tù khốn khổ và hèn hạ nhất : họ bị bạn bè xa lánh, họ thường trực bị ám ảnh bởi những cuộc báo thù có thể đến với họ bất kỳ lúc nào. Quả thực “sau khi từ giã cổng nhà tù, người cựu tù antenne mới thực sự cảm thấy họ là tù”. Tâm trạng của cựu tù antenne thật đau đớn nhưng đơn giản. Dĩ nhiên chúng ta không nên tốn nhiều giấy mực cho những người tù mất phẩm chất này.

Thế nào là người tù có phẩm chất ? Người tù có phẩm chất là người tù : một mặt tự mình duy trì tính bất khuất, mặt khác khích lệ tất cả các bạn tù phải quyết tâm duy trì tính bất khuất trước mọi hành hạ cũng như dụ dỗ của hàng ngũ công an. Tuy nhiên có những người tù đã thể hiện được phẩm chất cao quí trong suốt thời gian bị giam cầm, nhưng ngay sau khi ra khỏi cổng nhà tù, họ lại có những biến thái rất đáng quan ngại :

- Biến Thái I : Có những cựu tù nhân do những hành hạ thái quá trong trại tù, nay đã bị suy nhược về tinh thần cũng như thể chất. Họ mang mặc cảm tự ty đối với những người chung quanh về trình độ hiểu biết, trong nghiệp vụ chuyên môn, về sức khỏe cũng như về nghị lực trong công việc. Ngoài những lo lắng cho đời sống bản thân và đời sống gia đình, họ hầu như không muốn nghĩ đến điều được trang trọng gọi là dòng tâm-sinh-mệnh dân tộc.

- Biến Thái II : Có những cựu tù nhân tự cho rằng những gì họ học hỏi trong tù và nhất là những gì họ đã phải chịu đựng trong tù là tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối khả kính. Kể từ sau lúc họ ra khỏi nhà tù, mọi người chung quanh có nghĩa vụ phải kính trọng họ vô điều kiện. Trong tất cả những buổi hội họp bàn chuyện phục vụ quê hương dân tộc, nếu có chiếu ngồi thì chiếc chiếu dành cho họ phải là chiếc chiếu duy nhất thượng hạng trong các loại “chiếu trên”. Từ trên chiếc chiếu duy nhất thượng hạng đó, họ nhìn những người chung quanh bằng đôi mắt trịch thượng của đấng lãnh chúa nhìn thuộc viên của ông ta. Quan sát thái độ của những cựu tù thuộc nhóm Biến Thái II, nhiều người liên tưởng đến tài phiệt. Những kẻ dựa vào thành tích tài chánh của họ để lấn át người khác gọi là tài phiệt. Những kẻ dựa vào thành tích ở tù để xem những người chung quanh như thuộc viên, có lẽ đáng được gọi là “tù phiệt”. Cuộc gặp gỡ giữa các “tù phiệt” chẳng khác nào cuộc gặp gỡ giữa các quân nhân vô kỷ luật. Quân nhân vô kỷ luật sẽ sản sinh ra nạn “kiêu binh”. Tù phiệt sẽ sản sinh ra “kiêu tù”.

- Biến Thái III : Có những cựu tù nhân đã biến những kỷ niệm tệ hại trong tù thành lòng thù hận cứng rắn đối với Cộng Sản Việt Nam. Ðành rằng nguồn gốc của lòng thù hận này là hữu lý, thế nhưng mỗi khi bàn thảo về tương lai Dân Tộc, mọi người phải để lòng thù hận bên ngoài phòng họp. Chúng ta chống Cộng sản vì Cộng sản gây tác hại đối với dòng sống Dân Tộc chứ không vì lòng thù hận phát xuất từ trại tù. Thái độ chính trị thích nghi và chừng mực không bao giờ được hướng dẫn bởi lòng thù hận. Hơn thế nữa, lòng thù hận rất nhiều khi đã đẩy người thù hận rơi vào tình trạng cực kỳ nghịch lý : họ chống Cộng sản cứng rắn đến độ họ đòi hỏi mọi người phải chống cộng theo đúng cung cách của họ. Người nào chống cộng theo một cung cách mà họ cho là “khác lạ”, lập tức người này sẽ bị chụp mũ là tay sai của Cộng sản, là “trở cờ”. Người ta bảo “trời xanh có mắt”, nhưng trong thực tế tôi thấy “quần chúng có mắt”. Chính nhờ “có mắt” cho nên quần chúng chẳng bao giờ quan tâm tới ý kiến của những người thường xuyên chống cộng với thái độ hận thù ngun ngút. Hận thù càng cao càng xa rời quần chúng và càng lạc hướng đấu tranh.

Cựu tù nhân nào vướng phải một trong ba Biến Thái kể trên, cựu tù nhân đó đã tự cô lập hóa, tự giam bó tinh thần mình. Nói đúng hơn : “Sau khi rời khỏi cổng nhà tù, người tù nào tự cô lập hóa thì người tù đó sẽ thực sự cảm thấy đương sự là một người tù”. Dĩ nhiên trong tình trạng cô lập hóa, không người nào có thể tiếp tục phục vụ Dân Tộc. Thế nên, cựu tù nhân chính trị giải trừ ba loại Biến Thái tâm lý nói trên không do đòi hỏi của các tiêu chuẩn đạo đức cổ điển, mà do nhu cầu phục vụ Dân Tộc. Ðành rằng chỉ có một vài cá nhân trong tập thể cựu tù chính trị đã vướng mắc Biến Thái, tuy nhiên để tránh hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” bài viết này đã thành hình. Mặt khác, hoàn cảnh chính trị hiện nay vô cùng phức tạp :

-Những người Cộng sản Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng tư tưởng không lối thoát.

-Những người trước kia chống cộng, nay đã “trở cờ”. Họ cho rằng chống cộng ngày nay đã trở thành không thực tế, mặc dầu họ không hiểu thực tế là gì và lại càng không hiểu nội dung cuộc khủng hoảng của cộng sản. Họ không tự nhận biết họ đang nộp đơn xin làm tay sai cho một ông chủ mà thủ tục phá sản của ông này đã đi vào bước thứ nhất.

-Những người khác rất trung kiên chống cộng, chống ồn ào, chống vô điều kiện, chống chẳng cần quan tâm đến tương lai của cuộc đấu tranh, chống chẳng cần biết : Làm thế nào để kết hợp đại khối Dân Tộc ? Mô hình của xã hội Việt Nam sẽ là mô hình nào ? Bằng cách nào chúng ta tiến tới mô hình đó ?

-Sau cùng là khối đa số Việt Nam thầm lặng. Khối này thường xuyên cảm thấy lòng quặn đau mỗi lần nghĩ đến quê hương. Khối này ngày lại ngày chau mày nhíu mặt trước những chuyển biến chính trị phức tạp của quốc nội cũng như quốc tế.

Trong hoàn cảnh chính trị rối ren như đã sơ phác, tập thể Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam không thể đóng vai khách qua đường. Tuy nhiên muốn làm một điều gì đó cho quê hương, trước tiên mỗi người cựu tù chính trị phải quay về với chính mình để triệt để gột rửa các Biến Thái Tâm Lý nói trên, nếu có. Chỉ có quay về với chính mình như vừa nêu, người cựu tù chính trị mới nhận biết : Tù Chính Trị, Anh Là Ai ?

- Anh là Người đã cống hiến cho quê hương một phần lớn mồ hôi, máu và nước mắt trong lao tù.

- Anh là Người sau khi ra khỏi nhà tù vẫn tiếp tục duy trì một tâm lý vững vàng : không tự ty yếm thế ; không tù phiệt, kiêu tù ; không phục vụ quê hương do lòng thù hận, mà do tim óc trong sáng của một chiến sĩ cách mạng.

- Anh là Người quyết tâm tiếp tục phục vụ Dân Tộc như Anh đã và đang phục vụ. Trên bước đường phục vụ Dân Tộc trong những ngày tới, Anh thừa biết : mọi việc làm sẽ là Dã Tràng xe cát nếu chúng ta không hiểu được qui luật Ðoàn Kết Dân Tộc, không thấy được mối tương quan biện chứng giữa Dân Tộc Tính và Nhân Loại Toàn Tính, và không hình dung được cũng như không thể khai thác được cuộc khủng hoảng tư tưởng vô tiền khoáng hậu của các quốc gia Cộng Sản hiện nay.

Tù chính trị, Anh là ai ? Bây giờ, Anh đã biết rồi. Kính mời Anh lên đường.

Thân mến chúc Anh thành công.

© Ðỗ Thái Nhiên

8 Phản hồi cho “Tù chính trị, Anh là ai?”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    THƯƠNG THAY VIỆT NAM

    Một trăm năm nô lệ thực dân Pháp, rồi đến phát xít Nhật, mọi người VN đều mong ước một đất nước thanh bình, hạnh phúc, phát triển. Có lẽ trong tinh thần và nguyện ước chính đáng đó mà cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 tương đối đã dễ thành công, rồi đến cuộc chiến tranh Pháp Việt 1945 – 1954 cũng cuối cùng thắng lợi về phía người Việt. Nhưng rồi cuộc chiến tranh Nam Bắc 1954 -1975 không thể gọi là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thuần túy nữa, mà dần dần rõ nét là cuộc chiến tranh ý thức hệ, có lẫn vào đó yếu tố quốc tế của hai phe đối địch cộng sản và tư bản ở khắp năm châu. Điều đó nếu không ai thấy ra, rõ ràng là lấy vải thưa che mắt thánh, rõ ràng tự ngụy tín, hoặc rõ ràng dốt nát, khờ khạo hoặc hoàn toàn mù quáng, mất phương hướng, thiếu ý thức độc lập, tự do. Bởi vì sau 1954, miền Bắc rõ ràng đã có sự hậu thuẫn, đỡ đầu của phe Liên xô và XHCN. Miền Nam sau 1954 rõ ràng có sự đỡ đầu của Mỹ và các đồng minh tư bản, chống cộng. Đó là sự kiện miền Bắc tuyên bố tiến nhạnh lên CNXH và chiếu cố miền Nam. Miền Nam từ chế độ Ngô Đình Diệm đến chế độ Nguyễn Văn Thiệu đều tự tuyên bố rõ ràng là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do hay thế giới tư bản. Nói chung lại là hai chiếc dù. Chiếc dù đỏ quốc tế cộng sản cắm tại miền Bắc, chiếc dù xanh tư bản chủ nghĩa cắm tại miền Nam. Bởi vì nếu không phải vậy, từ 1954 tại miền Bắc đã không xảy ra cải cách ruộng đất theo lối kinh tế tập thể tập trung kiểu Nga sô viết của Lênin và Trung Quốc, cũng như không có đấu tố dã man, phi lý mà ai cũng thấy là do tư tưởng mác xít lẫn Mao Trạch Đông. Ấy vậy như từ khoảng năm 1963 trong Nam có MTDTGPMNVN của ông Nguyễn Hữu Thọ ra đời. Trong đó có chữ dân tộc và chữ giải phóng là đậm nét nhất. Nhưng lá cờ của MT lại nửa đỏ nửa xanh có ngôi sao vàng ở giữa. Lúc đó phần lớn chỉ thấy các ông Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát có thể không phải là đảng viên CS. Nhưng sau này mọi người mới biết, nói vậy mà không phải vậy. Kể cả thành phần thứ ba khi ấy cũng tin, hay cũng giả đò tin như thế. Nói tóm lại, sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ ông Hồ Chí Minh đến ông Nguyễn Hữu Thọ với lý tưởng cộng sản từ đầu chí cuối. Sau năm 75, chỉ cần xóa nửa màu xanh trên nền cờ đi, thế là nước Việt Nam thống nhất XHCN với màu cờ đỏ sao vàng nguyên thủy xuất hiện trên cả nước là điều hoàn toàn tự nhiên, khách quan. Cũng thế, sợi chỉ xanh xuyên suốt từ Bảo Đại qua Trần Trọng Kim, đến Ngô Đình Diệm rồi Nguyễn Văn Thiệu thì cũng thế, tức là không CS hay là chống CS. Chính Dương Văn Minh là gạch nối vừa bi tráng vừa khôi hài để tiến tới một nước VN thống nhất dưới chủ nghĩa mác xít lêninnít. Điều này bây giờ đã hoàn toàn công khai trong cả nước và trên toàn thế giới giống như lá bài đã công nhiên lật ngữa, chẳng ai không biết. Cho nên dầu có nói cũng không còn ngại ngùng gì, không còn tác hai gì, vì nay không còn chuyện kín của riêng ai, mà đã là chuyện công khai của bàng dân thiên hạ tứ phương tám hướng. Thế nhưng, điều đáng tiếc không phải là sự thống nhất đất nước, cũng không phải là chế độ chính trị nào, vì kẻ thắng lợi thì vẫn ưa thích muốn mặc chiếc áo của mình, mà chính là nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc vượt biên vĩ đại của hàng nhiều triệu người sau khi hòa bình lập lại, nguyên nhân nào đã dẫn đến cải tạo tư sản công thương nghiệp, sự truất hữu ruộng đất tận kỳ cùng của những người tư sản, sự học tập cải tạo đại trà đối với toàn bộ sĩ quan cũ, sự loại bỏ hoàn toàn hệ thống hành chánh, trí thức cũ, sự hụt hẫng và chảy máu, cùng tê liệt chất xám trên toàn quốc, sự đào tạo mới vừa hồng vừa chuyên nhưng hồng là chính và chuyên thì vá víu, nửa vời, giả tạo, lạc hậu. Đó mới là điều đáng thương thay cho VN trong gần suốt một thế kỷ. Trong tính cách đó, thành phần yêu nước giả tạo, giả đò không phải không có, thành phần cơ hội không phải không nhiều, thành phần trí thức, văn nghệ sĩ nửa mùa, thiếu tinh thần ý thức độc lập, tự chủ, hay thậm chí điếu đóm, tầm vơ, không phải không có, có khi còn có nhiều là khác, do được đào tạo bài bản, chính quy không đúng cách, hay chỉ là loại người ngọn cỏ gió đùa, cuốn theo chiều gió. Đó là điều đáng thương thay cho đất nước VN, dân tộc VN, chính là như thế đó. Nhưng rồi quá khứ cũng lại qua đi, lịch sử tất nhiên không lặp lại, bây giờ từ lâu xã hội cả nước cũng đã đi vào hội nhập, đi vào đổi mới, mọi việc cũng đã trở lại bình thường. Có chăng cái không bình thường cũng chỉ vẫn còn là việc rượu mới bình cũ thế thôi. Thế giới đã sang trang, lịch sử loài người đã sang trang với bao tình huống và nội dung hiện đại mới mẽ, lịch sử dân tộc thực tế cũng đã sang trang. Sự sang trang hoàn toàn lặng lẽ, thật hoàn toàn khác với bao nhiêu hô hào, cường điệu và bao nhiêu khổ đau hoành tráng trong thời kỳ chiến tranh kéo dài thảm khốc của một quá khứ vẫn được nhiều người từng đã hân hoan đón nhận như một thực tế hết sức vĩ đại, oanh liệt và hào hùng. Hình như đây là bản chất lãng mạn của người VN nói chung, hoặc như một sự lãng mạn bất đắc dĩ không hoàn toàn khách quan, hay cái được gọi là lãng mạn cách mạng có thể gọi được là chủ quan của một số người VN nào đó nói riêng.

    NGÀN KHƠI
    (16/4/12)

  2. CôngĐài says:

    Tôi đồng-ý nhiều điểm nêu ra bởi D.Nhật Lệ ngày 12/04/12. Tôi cũng cám ơn tác-giả vì sự phân-tích trong bài viết của ông, nói chung cũng hợp-lý, nhưng đi vào chi-tiết mỗi trường-hợp thì không hẳn đúng như thực-trạng. Tuy vậy, hiện nay trong phong-trào người Việt khắp nơi trên thế-giới, quốc-nội cũng như quốc-ngoại, việc phân-tích trên không đem lại ích-lợi thiết-thực nào. Phải chấp-nhận đa-dạng-tính của quần-chúng. Không thể áp-đặt lên tư-tưởng, khuynh-hướng của họ một mẫu-mực chung. Điều cần-thiết hiện nay là tập-trung sức mạnh khối theo một thừa-số chung là ‘ Tự-do, dân-chủ, dân-quyền, nhân-quyền v.v..’. cho VN, nghĩa là đối-nghịch với CSVN và chính-quyền đảng-trị của nó hiện nay, nhằm giải-thể chế-độ này làm cứu-cánh ; bước đầu chỉ vậy thôi, không phân-biệt chính-kiến, khuynh-hướng cá-nhân hay đoàn-thể, tổ-chức, tôn-giáo. Chắc-chắn phải có những bất-đồng, nhưng phải ý-thức mà đặt những bất-đồng này sau mục-tiêu chung là sự đấu-tranh với cứu-cánh nói trên. Ai, tổ-chức nào chấp-nhận đường-lối này phải chấp-nhận sự gắn-bó để thực-hiện mục-đích chung đó. Ai đứng hẳn với CSVN, làm tay sai cho chúng là ‘ kẻ đối-nghịch ‘. Không nên phân-hóa hàng-ngũ đấu-tranh chống CSVN bằng những sự phân-biệt tiểu-tiết khác. Đó là lằn ranh được phân-biệt rõ-ràng : chỉ có hai phe, không có nhiều phe. Trong giai-đoạn hiện-tại, cố-gắng tối-đa đừng bơi-móc những quá-khứ. Chúng ta phải hướng về tương-lai, chỉ nhắm duy về một cứu-cánh cho-là-xa-nhất, là sự giải-thể chế-độ CSVN hiện nay. Nếu cần phải lột trần những âm-mưu đánh-phá, nằm vùng của CSVN trong phong-trào đấu-tranh, thì phải thực-hiện cách chính-xác, đủ bằng-cớ, phải thực-tâm xây-dựng, không cố-tình vì cảm-tính mà vu-oan, bôi-nhọ. Dĩ-nhiên là khó trong đa-dạng-tính của quần-chúng, nên đòi-hỏi sự sáng-suốt của từng người có tấm lòng tha-thiết với đại-cuộc.Vô-tư, trầm-tĩnh, sáng-suốt, khéo-léo và thực-tâm là những yếu-tố cho sự hòa-đồng.

  3. D.Nhật Lệ says:

    Hình như nhiều vị trí thức thường thích phân tích,mổ xẻ chữ nghĩa hay tìm hiểu nguyên nhân và phân loại
    nhiều hơn tìm ra phương cách hành động như thế nào trong tình hình thực tế khẩn cấp như hiện nay.Lý luận
    thì không cùng mà còn gây ngộ nhận cho người khác,nên có lẽ không nên đi sâu vào tiểu tiết làm gì !
    Sự thực là số người làm antena như tác giả kể rất ít,không đáng để quan tâm cho lắm mà cần đặt sự chú
    ý vào việc lớn thì mới thực tế và hữu ích hơn.
    Theo tôi,người thì đấu tranh chống cộng vì chủ nghĩa cộng sản độc tài,tàn bạo và người thì đấu tranh dân chủ kèm với việc chống cộng.Họ đều có mẫu số chung là muốn VN.được tự do,dân chủ.Như thế là may
    lắm rồi,cần gì phân tích để gây ra nghi kỵ trong hàng ngũ đấu tranh.Vấn đề cốt lõi nhất là kiểm chứng lời
    nói có đi đôi với việc làm không vì có người hô hào chống cộng hay dân chủ nhưng họ làm ngược lại,tức
    là làm lợi cho cộng sản,chứ không phải cho công cuộc dân chủ hóa VN.
    Theo như tôi biết,một số người chống cộng vì tình cảm qúa mức thường dễ xoay chiều hơn những người
    chống công vì lý trí.Lý do là họ không đủ bản lĩnh lý luận để tranh cãi với bọn nằm vùng,do đó họ rất dễ bị
    dụ dỗ và mua chuộc,ngay cả bị lường gạt.Nếu VC.dụ dổ bằng lợi lộc,họ sẽ lập tức quay ngoắt 180 độ !
    Chống cộng theo tình cảm thì tuỳ hứng nên dễ thay đổi vì người tình cảm thường là người dễ tin,hay chao
    đảo nên khó trung kiên đến cùng khi thấy cuộc đấu tranh dân chủ còn nhiều khó khăn,do đó họ dễ nản chí,
    không thấy toàn cục mà chỉ thấy cái có lợi cho mình ở trước mắt.
    Phải kiểm chứng lời nói và hành động,chứ không thì dễ bị lừa bởi vì có người lúc đầu hô hào chống cộng
    nhưng bây giờ họ phò cộng công khai,nhân danh tự do ngôn luận để định hướng dư luận có lợi cho csVN.

  4. Tuần Triệt says:

    Bản chất chế độ cộng sản khát máu là diệt chủng cho nên thể chế cộng sản không cho là có đối lập, chỉ cho là phản động…..( Ai nghĩ đối lập lại với cộng sản là dại…. )

  5. Người San Jose says:

    Hồn Việt.

    Nhửng lá cờ vàng phấp-phới bay.
    Nhửng tâm-hồn Việt vẫn còn đây.
    Ba dòng máu đỏ chưa vơi cạn.
    Một khối lòng son vẫn chắc đầy.
    Cái lẽ thịnh,suy: trò kim,cổ.
    Con đường vinh,nhục: chuyện xưa, nay.
    Anh-hùng chẵng nệ câu thành,bại.
    Thái Học muôn đời danh chẵng phai.

    Người San Jose

    • Builan says:

      Bác Người San Jose
      Bác làm thơ Đường sao hay và nhanh quá vậy !
      Tôi đọc một lúc , cả 3 bai
      - Chợ Hồ Lê Duãn
      - Cướp biển
      - Hồn Việt .
      – * Có nhận học trò không, thua bác ?.
      PHỤC !

      • Người San Jose says:

        Cám ơn bác Builan.
        Tôi chỉ học lóm được vài kỷ-thuật thơ Đường.
        Chỉ là vác búa qua cửa nhà sấm thôi mà.
        Rất hân-hạnh được biết bác Builan.
        Kính.
        Người San Jose

  6. xoathantuong says:

    “-Những người khác rất trung kiên chống cộng, chống ồn ào, chống vô điều kiện, chống chẳng cần quan tâm đến tương lai của cuộc đấu tranh, chống chẳng cần biết : Làm thế nào để kết hợp đại khối Dân Tộc ? ” (Đỗ Thái Nhiên)

    Có thật như nhận định của Đỗ Thái Nhiên hay không? Này, đừng vơ đũa cả nắm chứ. Tôi chống Cộng, hay nói cho rõ:

    Nghề Chống Cộng

    - Bạn làm nghề gì vậy?

    - Nghề Chống Cộng.

    - Nghề Chống Cộng? Chống Cộng có nhiều kiểu, nhiều cách. Có người chống Cộng vì thù hận, có người chống Cộng vì ghét độc tài, mà Cộng Sản là độc tài nên họ chống. Có người chống Cộng vì họ thấy đảng CSVN là lực cản trở cho tương lai của Việt Nam. Có người chống Cộng vì thấy dưới chế độ cai trị của Cộng Sản nhân phẩm con người bị chà đạp. Có người chống Cộng sống ở trong nước, có người chống Cộng sống ở ngoài nước. Có người chống Cộng và thề là không về Việt Nam nếu còn CSVN cai trị, có người chống Cộng và về Việt Nam để liên lạc tổ chức. Chống Cộng có người gìa, có người trẻ, có nam, có nữ. Có người chống Cộng có tổ chức, có người chống Cộng không theo tổ chức nào. Có người từng là bộ đội, hoặc đang là bộ đội, có người từng là lính VNCH, có người chỉ là người dân bình thường. Có người chống Cộng ngoài mặt nhưng thật ra là người của Cộng Sản gài vào để lũng đoạn các tổ chức chống Cộng.

    Có người chống Cộng bằng cách tìm tòi tài liệu để phô bày sự gỉa trá của Cộng Sản, có người chống Cộng bằng cách liên lạc với các tổ chức quốc tế để lên tiếng phản đối và kết án sự độc ác của CSVN, có người chống Cộng bằng cách phổ biến các tài liệu thực, thông tin nhiều chiều liên quan đến CS nói chung và CSVN nói riêng, có người chống Cộng bằng cách biểu tình phản đối hay tẩy chay các vụ việc liên quan tới CSVN. Vậy bạn chống Cộng theo kiểu cách nào?

    - Tôi chống Cộng theo kiểu “bợp tai đá đít”

    - Bợp tai đá đít? Nhưng bợp tai ai và đá đít ai?

    - Tôi bợp tai đá đít thần tượng dỏm, thần tượng đểu, thần tượng xạo. Đạo đức chó gì mà cho đàn em giết vợ hờ, bỏ con, đi đéo lung tung từ Đầm sang Xẩm, tới vợ của đồng chí cũng chẳng tha, nhưng hễ mở miệng ra là Bác phải lo chuyện nước không có giờ để làm chuyện ấy. Đéo lung tung mà vẫn còn tân? Có chó nó mới tin.

    - Bạn có thể nói rõ hơn ai là nhân vật đó?

    - Thì còn ai vào đấy. Cái ông đang bị ngâm trong cái “nhà ỉa lớn nhất nước” chứ còn ai vào đấy.

    - À à… nói thế tôi biết là ai rồi. Này nhờ bạn tí, nếu tiện dịp thì bợp tai và đá đít dùm tôi nữa nhá. Cám ơn trước!

Leave a Reply to Người San Jose