WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chiến tại đất nhà

Phản chiến từ 1965 tới 1971.

Giữa thập niên 60, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền tin tối tân như truyền hình đã đem tin tức, hình ảnh chiến sự tới người dân khiến cho phong trào chống chiến tranh tại Mỹ bùng nổ mạnh. Phong trào chống đối chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến Việt nam sở dĩ có ý nghĩa, lớn mạnh là vì đây là lần đầu tiên chiến tranh đã được giới truyền thông đưa vào quảng đại quần chúng.

Từ sau 1975 đến nay, nhiều người thuộc mọi giới quân sự, chính trị, ký giả, sử gia… đã nhìn nhận phản chiến là nguyên nhân quan trọng nếu không nói là hàng đầu đưa tới sụp đổ Đông Dương. Hành pháp Hoa Kỳ đã thua tại mặt trận đất nhà, War at home chứ không phải tại chiến trường.

Chiến tranh Việt Nam lần thứ hai bắt đầu từ 1957, 1958… khi CS nằm vùng tại miền Nam bắt đầu dùng vũ khí bén nhọn dao găm, mã tấu để giết hại các trưởng ấp nhưng thực sự bắt đầu từ giữa thập niên 60. Năm 1964, lợi dụng tình hình chính trị xáo trộn BV gia tăng xâm nhập, chính phủ Hoa kỳ gửi cố vấn và viện trợ quân sự cho miền Nam. Năm 1965 Hoa Kỳ leo thang chiến tranh, đổ quân vào miền Nam khi BV ngày càng gia tăng áp lực, phong trào phản chiến cũng bắt đầu thành hình và phát triển theo thời gian như sau:

Ngày 2-5-1964 một trăm sinh viên diễn hành qua Times square tại New York city, trong khi đó tại San Francisco có 700 người tham gia diễn hành, ngoài ra tại Boston, Seattle, Madison cũng có biểu tình nhưng ít hơn.

Ngày 24-5-1965 Một tổ chức chống chiến tranh của sinh viên tên là Student for a Democratic Societ lần đầu biểu tình tại Đại Học Michigan gồm 2,500 người tham dự, họ đã được 35 đại học khác trong toàn quốc hưởng ứng.

Ngày 17-4-1965 có 25,000 người diễn hành tại Washington DC chống chiến tranh Việt Nam, tháng 5 lần đầu tiên tại Đại học Berkeley một nhóm chống chiến tranh đã đốt thẻ trưng binh, khoảng 30,000 người biểu tình tới Văn phòng trưng binh địa phương, họ đốt hình nộm Tổng thống Lyndon Johnson.

Mặc dù có biểu tình phản chiến nhưng theo thăm dò của viện Gallup, tháng 5-1965 có 48% những người được hỏi tin tưởng chính phủ, 28% không tin, số còn lại không có ý kiến. Hạ tuần tháng 8 viện Gallup thăm dò cho thấy có 24% trong số được hỏi chống gửi quân sang Việt Nam, 60% đồng ý cho là không có gì sai trái.

Giữa tháng 10-1965, phản chiến lên cao và lan mạnh trở thành phong trào thế giới kéo hàng trăm ngàn người tham gia cùng một lúc tại 80 thành phố lớn tại Mỹ và cả tại Luân Đôn, Paris, La Mã…

Ngày 2-11-1965 Norman Morrison, 31 tuổi, nhà tranh đấu cho hòa bình tự thiêu dưới cửa sổ tầng thứ ba của Bộ trưởng quốc phòng McNamara tại Ngũ Giác Đài y như nhà sư Thích Quảng Đức năm 1963.

Ngày 27-11-1965 khoảng 40,000 người chống chiến tranh tới bao vây Tòa Bạch Ốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, cũng trong ngày này Tổng thống Johnson cho tăng quân leo thang từ 120,000 người tới 400,000 người tại Việt Nam.

Qua năm 1966 tình hình phản chiến đã gia tăng hơn trước, tháng 2 một nhóm 100 cựu chiến binh phản chiến tới Tòa Bạch Cung định ném trả huy chương nhưng bị đẩy lui.

Ngày 26-3-1966 phong trào phản chiến lan rộng toàn quốc và cả trên thế giới, tại New York có 20,000 người tham gia tại New York. Các cuộc thăm dò của viện Gallup cho biết 59% tin rằng chính phủ gửi quân sang Việt Nam là đúng.

Tháng 5-1966 một cuộc biểu tình lớn khoảng 10,000 người kêu gọi chấm dứt chiến tranh bên ngoài Tòa Bạch Cung, đài kỷ niệm Washington.

Thăm dò viện Gallup số người ủng hộ chính phủ xuống còn 41%, số chống đối tăng lên 37%, số còn lại không có ý kiến. Trong khi đó tại Luân Đôn ngày 3-7 có khoảng 4,000 người chống chiến tranh va chạm với cảnh sát bên ngoài tòa đại sứ Mỹ.

Như vậy trong năm 1966 mặc dù phản chiến có gia tăng hơn trước nhưng số người ủng hộ chính phủ tương đối vẫn còn cao hơn số người chống chiến tranh
Năm 1967 ngày 14 tháng 1 có từ 20,000 tới 30,000 người chống chiến tranh tại Golden Gate Park San Francisco.

Ngày 8-2-1967 Những người Thiên chúa giáo chống chiến tranh mở chiến dịch ăn chay vì hòa bình trên toàn quốc. Ngày 17-3-1967 một nhóm phản chiến tới Ngũ giác đài chống chính phủ can thiệp vào VN.

Ngày 25-3-1967 nhà tranh đấu nhân quyền (Civil-rights leader) Luther King dẫn 5,000 người biểu tình chống chiến tranh tại Chicago.

Ngày 15-4-1967 400,000 người biểu tình phản chiến tại New York city, họ đi từ Central Park tới trụ sở Liên Hiệp Quốc, cùng ngày có 100,000 người diễn hành tại Francisco.

Ngày 2-5-1967 nhà triết gia Anh Bertrand Russsell chủ tọa phiên xử của tòa án Russell tại Stockholm kết án Mỹ và đồng minh phạm tội ác chiến tranh tại VN.
Ngày 1-6-1967 hội Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh (Vietnam Veterans Against The War) đã được thành lập.

Ngày 30-7-1967 Viện Gallup thăm dò cho thấy 52% người Mỹ chống chính sách Johnson, 41% cho là sai lầm, 56% cho rằng Mỹ sẽ thua (losing the war) hoặc bế tắc (at an impasse).

Ngày 28-8-1967 dân biểu Tim Lee Carter Cộng Hòa, Kentucky nói:

Chúng ta còn mạnh, hãy đem hết quân về nước, Việt Cộng chiến đấu hăng vì đó là nước của họ và chúng ta người ngoại quốc can thiệp vào nội bộ nước họ. Khi cần chiến đấu chúng ta chỉ chiến đấu tại đất nước ta hoặc tại bán cầu này”

Tháng 10-1967 tuần lễ chống động viên (Stop the draft) gây nhiều sô sát ở Oakland, California, hàng ngàn người trên toàn quốc trả thẻ động viên.

Ngày 21-10-1967 hàng 100,000 người biểu tình tại Lincoln Memorial, Hoa Thịnh Đốn, sau đó 30,000 người diễn hành tới Ngũ Giác Đài, họ tổ chức thức đêm không ngủ.

Như chúng ta thấy theo thời gian từ 1965 tới cuối 1967, tỷ lệ những người ủng hộ chính phủ giảm dần và tỷ lệ những người phản chiến ngày một cao hơn, con số thăm dò cho thấy cán cân nghiêng nhiều về phía chống.

Tháng 2-1968 Viện Gallup thăm dò cho thấy 35% ủng hộ Johnson, 50% chống, số còn lại không ý kiến, trong một thăm dò khác có 31% là Bồ câu (Doves) chủ trương hòa bình và 61% Diều hâu (Hawks), chủ trương đánh mạnh.

Ngày 12-3-1968 ứng cử viên phản chiến Eugene Mc Carthy được nhiều phiếu hơn dự định trong cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire cho thấy ý nghĩa của phản chiến đã rõ ràng hơn.

Ngày 17-3-1968 cuộc biểu tình tụ họp trước tòa Đại sứ Mỹ tại Luân Đôn trở thành bạo động, 86 người bị thương, 200 bị bắt, hơn 10,000 người biểu tình ôn hòa ở công trường Trafalgar nhưng bị cảnh sát ngăn chận.

Tháng 3-1968 Viện Gallup thăm dò cho biết 49% được hỏi cho biết can thiệp vào VN là sai lầm.

Ngày 17-4-1968 truyền thông quay phim cảnh bạo động tại Berkeley Cali, cảnh đàn áp của cảnh sát được chiếu tại Ba Lê, Bá Linh khiến cho dân chúng tại đây cũng phản ứng.

Thăm dò tháng 8-1968 của Viện Gallup cho biết 53% nói gửi quân sang VN là sai lầm.

Năm 1968 sau trận tổng công kích tết Mậu Thân, truyền thông Mỹ thổi phồng thắng lợi của CS khiến phong trào chống đối lên cao dữ dội, người dân Mỹ không còn tin tưởng vào chính phủ. Phong trào phản chiến tạo hy vọng cho CSBV, họ chỉ mong có thế, sau biến cố Tết mậu thân người dân Mỹ không tin chính phủ có thể thắng CS, vả lại trong năm 1968, số tử thương của quân đội Mỹ tại VN tăng lên quá cao 16,592 người (gồm lính Mỹ chết tại mặt trận và chết vì những lý do khác) khiến phong trào chống chính phủ đã trở nên quyết liệt hơn.

Tháng 3-1969 (dưới thời Nixon) Gallup thăm dò cho thấy 19% dân Mỹ muốn sớm chấm dứt chiến tranh, 26% muốn VN hóa chiến tranh, 19% ủng hộ chính phủ, 33% muốn đánh CS tới chiến thắng.

Tháng 7 năm 1969 viện Gallup thăm dò cho thấy 53% dân chúng ủng hộ Nixon, 30% không ủng hộ (New York times, July-31-69).

Ngày 15-10-1969 hàng triệu người Mỹ bỏ học, nghỉ việc để tham gia chống chiến tranh tại địa phương của mình, đây là những chống đối đầu tiên với chính phủ Nixon. Ngày 15-11-1969 có tới nửa triệu người tham gia biểu tình phản chiến tại Hoa Thịnh Đốn và một cuộc biểu tình tương tự ở San Francisco do Tân ủy ban vận động chấm dứt chiến tranh VN (New Mobilization Committee to End the War in Vietnam – New Mobe) và Ủy ban vận động sinh viên chấm dứt chiến tranh VN (Student Mobilization Committee to End the War in Vietnam – SMC).

Tháng 10-1969 Viện Gallup thăm dò cho thấy 58% số người được hỏi nói chiến tranh VN là một sai lầm.

Sang năm 1970 tình hình găng hơn trước khi Mỹ yểm trợ cho VNCH tấn công qua Miên cuối tháng 4-1970, ngày 4-5-1970 bốn sinh viên bị bắn chết trong một cuộc biểu tình tại Đại học Kent Ohio, một tuần sau có hằng 100 ngàn (100,000) người biểu tình tại Washington D.C chống đối việc bắn chết sinh viên và đưa quân sang Miên. Cảnh sát dùng xe bus bao vây xung quanh tòa Bạch Cung để ngăn cản đám biểu tình. Từ sáng sớm trước khi có biểu tình, Nixon tiếp xúc họ tại đài Tưởng niệm Lincoln nhưng không giải quyết được gì, cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn.

Sinh viên toàn quốc bãi khóa (National Students Strike), hơn 450 trường đại học, trung học đóng cửa, có 4 triệu sinh viên tham gia, kể cả ôn hòa cũng như bạo động, đó là cuộc bãi khóa toàn quốc duy nhất trong lịch sử Mỹ.

Thăm dò Gallup tháng 5-1970 cho thấy 56% ý kiến nói gửi quân sang VN là sai lầm.
Ngày 29-8-1970 có 25,000 người Mỹ gốc Mễ tham gia biểu tình tại Los Angeles, cảnh sát dùng lựu đạn cay đàn áp, đám biểu tình bị giải tán, có hai người chết. Cảnh sát tấn công một quán gần đó bắn chết Ruben Salazar, chủ nhiệm báo Kmex bằng súng phóng lựu đạn cay.

Theo Nixon trong No more Vietnams (trang 126-127) tình hình chống đối chiến tranh Đông Dương gia tăng mạnh năm 1969. Năm 1968 thời Johnson phản chiến nói chung bất bạo động như biểu tình, đốt thẻ trưng binh nhưng sang năm 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, sinh viên bắn cảnh sát, dùng dao uy hiếp ban giám đốc nhà trường, bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.

Năm 1969-1970 có 1,800 cuộc chống đối biểu tình, 7,500 người bị bắt, 247 vụ đốt nhà, 462 người bị thương, trong số này 2/3 là cảnh sát, 8 người chết. Bạo lực không chỉ ở trường học mà còn lan ra toàn quốc. Từ tháng 1-1969 tới tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, âm mưu ném bom hoặc đe doạ ném bom hầu hết có liên hệ tới cuộc chiến, gây thiệt hại 21 triệu về tài sản, 43 người chết, mấy trăm người bị thương.
Sau khi chính phủ loan báo giúp VNCH hành quân sang Căm Bốt tháng 4-1970 thì một làn sóng chống đối bạo động lan tràn trong nước. Tại đại học Maryland có 50 người bị thương trong cuộc đụng chạm với cảnh sát khi họ khám xét phòng huấn luyện sĩ quan trừ bị (ROTC). Tại Kent, Ohio hàng trăm người biểu tình đứng nhìn hai người phóng hoả đốt phòng ROTC (Đại học Kent) cháy rụi, Thống đốc Ohio kêu gọi quân đội tới can thiệp. Ít ngày sau một đám sinh viên ném gạch đá vào quân đội, đẩy họ lên một ngọn đồi. Lên trên đồi lính quay lại, vài người nổ súng, 4 người chết gồm 2 người biểu tình và 2 người đi coi biểu tình. Tháng 8 -1970 một xe van có chất nổ phát hoả nổ tung tại Đại học Wisconsin khiến 1 sinh viên chết, 4 người bị thương gây thiệt hại 6 triệu đồng. Nixon cho biết hành động của sinh viên đã khuyến khích Bắc Việt gây chiến không chịu đàm phán.

Năm 1971, 1972 việc không thi hành quân dịch tại VN sau này trở thành vấn đề đối với các chính trị gia, ứng cử viên. Những người bị chỉ trích gồm phó Tổng thống Dan Quayle, Dick Cheney, Tổng thống Bill Clinton, George w. Bush, Thượng nghị sĩ Norm Cloleman (Minesota).

Bên Úc cũng có phản chiến như bên Mỹ. Ngày 23-4-1971 Cựu chiến binh Mỹ tại VN trả lại 700 huy chương trên thềm phía Tây điện Capitol. Hôm sau có khoảng 500 ngàn người phản chiến, được coi là cuộc biểu tình lớn nhất từ sau cuộc diễn hành tháng 11-1969.

Hai tuần sau vào ngày 5-5-1971 có 1,146 người bị bắt tại điện Capitol vì âm mưu đóng cửa Quốc hội. Tổng số người bị bắt trong cuộc biểu tình vượt quá con số 12,000.
Ngày 19-4-1972 chính phủ gia tăng oanh tạc BV khiến sinh viên toàn quốc tràn vào các trường đại học đe dọa bãi khóa, tuần sau lại biểu tình phản chiến tại New York, San Francisco, Los Angeles và nhiều nơi khác.

Ngày 13-5-1972 biểu tình trên toàn quốc chống Nixon cho thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng và mở lại những cuộc oanh tạc BV. Cuộc oanh tạc Hà Nội ngày 24-12-1972 khiến Thủ tướng Thụy điển Olop Palme phản đối kịch liệt, ông cho hành động đó tàn ác như Đức Quốc Xã và Xô viết khiến bang giao Mỹ-Thụy điển lạnh nhạt cho tới tháng 3-1974.

Nhìn chung cho tới cuối 1968 tổng số lính Mỹ tử thương ở Việt nam lên 35,751 ngàn người (kể cả chết ngoài mặt trận và vì nhiều lý do khác) vượt quá dự đoán và cuộc chiến chưa biết bao giờ hết khiến đa số dân Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Người dân ủng chiến tranh VN giảm dần từ thập niên 60 và hai năm đầu thập niên 70. William L. Lunch và Peter W. Sperlich thu thập dữ kiện ý kiến chung đo lường sự ủng hộ chiến tranh từ 1965 tới 1971 như dưới đây (nguồn Wikipedia)

Tỉ lệ ủng hộ giảm theo năm tháng

Tháng, năm – Tỷ lệ (những người ủng hộ)
8-1965 – 61%
3-1966 – 59%
5-1966 – 49%
9-1966 – 48%
11-1966 – 51%
2-1967 – 52%
5-1967 – 50%
7-1967 – 48%
10-1967 – 44%
12-1967 – 48%
2-1968 – 42%
3-1968 – 41%
4-1968 – 40%
8-1968 – 35%
10-1968 – 37%
2-1969 – 39%
10-1969 – 32%
1-1970 – 33%
4-1970 – 34%
5-1970 – 36%
1-1971 – 31%
5-1971 – 28%

Nhìn bảng so sánh tỷ lệ người ủng hộ chúng ta thấy số người ủng hộ ngày một giảm và như vậy số người chống ngày càng tăng: Từ cuối 1965 tới cuối 1966 số người ủng hộ giảm từ 61% xuống còn 51%, từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ đầu 1968 tới tháng 10-1968 giảm từ 42% xuống còn 37%, từ đầu 1969 tới tháng 10-1969 giảm từ 39% xuống 32%, từ đầu 1970 tới giữa 1971 giảm từ 33% xuống còn 28%.

Những nguyên nhân và các tổ chức.

Những lý do chính đưa tới phản chiến như chống quân dịch, lý do đạo đức, vấn đề hợp lý, những lý luận thực tiễn. Chính sách động viên khiến giới nghèo trung lưu phải nhập ngũ. Những người phản chiến vì lương tâm tuy ít nhưng tích cực, việc động viên cũng không được công bằng khiến giới bình dân Mỹ và da đen chống quân dịch ngoài ra do những tin tức không kiểm duyệt được phổ biến rộng rãi trên TV cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào.

Ngoài việc chống quân dịch, giới sinh viên thường lấy lý do đạo đức chống lại chính sách can thiệp cũa Mỹ vào VN. Đường lối của sinh viên khác với các thành phần dân chúng, họ tố cáo chính phủ có tham vọng đế quốc, chỉ trích chiến tranh vô nhân đạo. William F. Petter viết hàng triệu trẻ em đã bị giết, bị đốt cháy tại cuộc chiến VN, hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một tên Việt Cộng trong dịp Tết Mậu Thân cũng tạo dư luận phản chiến ầm ỹ.

Một yếu tố khác của phản chiến là nhận thức về sự can thiệp của Mỹ qua thuyết Domino về sự đe dọa của CS không hợp lý. Có người cho thuyết Domino chỉ là con ngáo ộp che dấu tham vọng đế quốc, có người cho Mỹ can thiệp vào VN là can dự vào quyền dân tộc tự quyết của họ.

Người Mỹ bị phân hóa vì chiến tranh VN, những người ủng hộ cho rằng theo thuyết Domino hễ mất một nước các nước lân cận sẽ mất y như trong ván bài domino. Những nhà quân sự phản chiến cho rằng sự xung đột VN là một vấn đề chính trị, vai trò quân sự không thể hoàn thành mục tiêu. Nhóm phản chiến dân sự cho chính quyền miền Nam không hợp pháp về chính trị, yểm trợ cho nam VN là thiếu đạo đức, vô nhân đạo.

Khi người dân càng bất mãn với sự can thiệp của chính phủ vào VN, một số tổ chức chống chiến tranh được thành lập như Ủy ban bất bạo động (Committee for Non – violent action – CNVA), một tổ chức hòa bình chịu ảnh hưởng của Ghandi, dùng bất tuân dân sự (civil disobedience) chống lại hành động quân sự. Ủy ban nguyên tử phụng sự hòa bình (Committee for sane nuclear Policy – SANE) một tổ chức quốc tế thành lập từ 1957.

Từ thập niên 60 tại các trường đại học sinh viên tham gia những phong trào chính trị như chống chiến tranh, phong trào phản chiến trở thành đảng, họ chống lại những truyền thống Mỹ. Những hoạt động chính trị xâm nhập vào các trường đại học rất mạnh như tổ chức sinh viên Những Người Mỹ Trẻ Cho Tự Do (The Young Americains For Freedom – YAF), tổ chức bảo thủ tại một khu đại học thập niên 60, mục đích chính phát huy chủ trương bảo thủ, nguyên tắc chính là ngăn chặn bành trướng Cộng Sản, ủng hộ chính phủ Mỹ trong chiến tranh VN. Phong Trào Sinh viên Tự Do (Student Libertarian Movement) thành lập 1972 nguyên tắc chống chiến tranh, chống động viên.

Phong trào ngày càng lớn mạnh, tháng 11-1965 hai người phản chiến tự thiêu khiến cho người ta thấy chiến tranh vô nhân đạo. Ngày 2-11, một người tự thiêu trước Ngũ Giác Đài tên Norman Morrison 32 tuổi thuộc giáo phái Quaker. Ngày 9 tháng 11, một người nữa tên Roger Allen La Porte thuộc Catholic Worker Movement tự thiêu trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York City, họ học theo các nhà sư tranh đấu bên VN.

Phản chiến bắt đầu từ cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 đa số tại Mỹ, phong trào đã khiến chính phủ báo động, người ta bắt đầu điều tra những kẻ tình nghi giúp Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Biến cố Tết Mậu Thân 1968 đã khiến người Mỹ thay đổi lối nhìn của họ về chiến tranh VN. Giới chức quân sự trước đó báo cáo tình hình miền Nam đã được ổn định, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu thân Mỹ và VNCH đã thắng lớn, CS bị thảm bại nhưng truyền thông Mỹ kể cả khuôn mặt đáng kính như Walter Cronkite đã nói ngược lại, họ thổi phồng thành chiến thắng của CS khiên người dân không tin vào chính phủ và chống chiến tranh mạnh hơn trước, họ nghĩ chính phủ sẽ không thể thắng cuộc chiến tại VN.

Ngày 15-10-1969 hàng trăm ngàn người đủ thành phần phản chiến toàn quốc tuy nhiên cũng không rõ tỉ lệ thành phần những người tham gia. Cuộc tàn sát Mỹ Lai được dùng làm tiêu biểu cho hành động ô nhục của quân đội.

Người Mỹ cho rằng VNCH cần được thu phục nhân tâm nên họ cũng đã thực hiện nhiều công tác dân dụng để giúp dân. Những đơn vị Mỹ do quân đội quản lý lo kiến thiết trường học, đường xá, công sở, mở mang chương trình y tế để giúp dân và để thu phục nhân tâm. Tuy nhiên những cuộc oanh tạc tàn phá làng mạc, những vụ thảm sát thường dân như Mỹ Lai đã mang lại hậu quả trái ngược vì mất lòng dân.
Mặc dù có nhiều tin xấu về chiến sự nhưng dưới thời Johnson, người dân vẫn ủng hộ hành pháp, ngoài thuyết Domino, nhiều người cũng nghĩ tới việc giữ thể diện trong trường hợp phải rút quân như Tổng thống Nixon nói “Mang lại hòa bình trong danh dự”. Ngoài ra tội ác của CS cũng đã được phổ biến sâu rộng như bài “Bàn tay đẫm máu của Hồ chí Minh” trong báo Reader’s Digest năm 1968.

Tuy nhiên tư tưởng phản chiến vẫn lên cao, nhiều người chống chiến tranh vì căn bản đạo lý trước sự tàn phá gây ra cho thường dân, nhiều người cho chính phủ Hoa Kỳ xâm phạm độc lập của VN hoặc can thiệp vào nội chiến của một nước khác. Những người phản chiến khác cho mục đích cuộc chiến không rõ ràng và không thể thắng được CS.

Năm 1968 Johnson chuẩn bị tái tranh cử, ngày 31-3 ông tuyên bố rút lui, ông cũng thông báo bắt đầu thương thuyết với Hà Nội. Robert Kennedy ra tranh cử sơ bộ 16-3 với chủ trương phản chiến, rút quân, phó tổng thống Humphrey cũng ra tranh cử sơ bộ, ông hứa tiếp tục ủng hộ VNCH.

Nghe lời khuyên của các nhà thông thái, cuối tháng 3-1968 Johonson tuyên bố không ra tái tranh cử, ông đã viết trong hồi ký như sau.

“Lo ngại lớn nhất của tôi không phải là vấn đề Việt Nam… mà chính là sự chia rẽ bi quan tại Mỹ… Tôi dùng bài diễn văn sắp đến như một cơ hội để lấy lại sự cân bằng cũng như mở rộng một sự hiểu biết tốt đẹp hơn. Tôi biết rõ ràng rằng sự sụp đổ của mặt trận tại đất nhà là những gì Hà Nội mong chờ”- Nguyễn Đức Phương – Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 34.

Như vậy chính Johnson đã công nhận hành pháp Hoa Kỳ trúng kế của CSBV, họ đã nỗ lực đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản chiến tại đất nhà.

Người Mỹ nói, đất nước dân tộc đã bị phân hóa, a people divided. Thật vậy toàn bộ nước Mỹ bị phân hóa vì chiến tranh VN, phe chống chiến tranh và phe ủng hộ chính phủ thường ẩu đả nhau vì lập trường trái ngược. Nhiều người cho rằng phản chiến do những cuộc biểu tình của sinh viên nhưng có lẽ quan trọng hơn là hai nguồn chống đối khác đó là những người nghèo và dân tộc thiểu số. Họ không được hoãn dịch vì lý do học vấn, dân da đen bị gọi nhập ngũ vì chính phủ cần nhân lực cho cuộc chiến tranh của Tổng thống Johnson khiến họ nghi ngờ chính phủ. Suốt thời kỳ chiến tranh VN, có 11 triệu người Mỹ đã phục vụ (luân phiên) cho ngành Quốc phòng, 2 triệu người đã (luân phiên) ở VN, 600 ngàn đã trốn quân dịch, trong số này 200 ngàn bị buộc tội trốn quân dịch; 300 ngàn tìm cách xin hoãn dịch bị từ chối; 170 ngàn được hoãn dịch, khoảng từ 30 cho tới 50 ngàn người trốn sang Canada và 20 ngàn người trốn tại Mỹ hay ra ngoại quốc (theo “The Vietnam War, A History In Documents”). Phong trào chống lệnh trưng binh lên cao.

Mục sư Martin Luther King lần đầu tiên tuyên bố chống chiến tranh tháng 7-1965, ông ta tránh đề cập tới chiến tranh một thời gian nhưng cuối 1966 ông nản lòng khi thấy chiến tranh leo thang và phản chiến lan rộng tại Mỹ. Trong khi ấy hai phe phản chiến và ủng hộ chính phủ đánh nhau vì bất đồng chính kiến. Tháng 3-1967 Luther King dẫn đầu phong trào antiwar tại Chicago. Ngày 4-4-1967 tại nhà thờ Riverside Church New York ông đã lớn tiếng chống đối chính sách chiến tranh của chính phủ, King vừa đòi nhân quyền vừa chống chiến tranh, ông bị ám sát năm 1968.

Ngay trong quân đội cũng có những người chống chiến tranh, năm 1967 có 6 cựu quân nhân thành lập một tổ chức lấy tên Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh (Vietnam Veterans Against The War gọi tắt là VVAW), năm 1970 VVAW có 600 hội viên, mấy năm sau tăng gấp bội. Tháng 1-1971, họ tổ chức thuyết trình tại Detroit, 100 người cựu chiến binh dẫn chứng tội ác chiến tranh, từ 19-4 tới 23-4-1971 họ biểu tình tại Washington D.C rồi cắm dùi tại công viên Potomac Park. Những người này đã vận động Quốc Hội để sớm chấm dứt chiến tranh.

Bọn họ tố cáo lính Mỹ khi hành quân vào các làng mạc ở Việt Nam đã hãm hiếp, đốt làng, cắt tai, chặt đầu người dân y như quân Mông cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.
Năm 1970, phó Tổng Thống Agnew tuyên bố tại trường Wespoint rằng chỉ có một thiểu số phóng đại những mặt xấu của bọn lưu manh côn đồ nhưng thực ra đa số chiến sĩ ta đã chiến đấu, chết tại những cánh đồng lúa Á Châu để bảo vệ tự do trong khi một thiểu số lợi dụng làm bậy. Bọn phản chiến đã dùng điểm này để công kích nỗ lực của ta ở Việt Nam.

Những cựu chiến binh này nói người dân Mỹ đã bị chính phủ đánh lừa, ta không thể thắng được cuộc chiến này nếu cứ tiếp tục như vậy, ta phải rút bỏ Việt Nam, họ nói tình hình Việt Nam không có gì để đe dọa Hoa Kỳ, thuyết môi hở răng lạnh là sai (The Vietnam War… trang 126).

Xã hội, đất nước bị phân hóa vì chiến tranh VN. Nhóm phản chiến in những tờ yết thị kêu gọi chấm dứt chiến tranh như một bích chương kêu gọi người da đen có in hình hai người lính da đen đang hành quân:

Thời gian ra trận là chỉ có chết … Đa số lính da đen ở Việt Nam phải ra tiền tuyến để chiến đấu và chết cho cuộc chiến này, hãy chấm dứt chiến tranh vì nó sát hại chúng ta… (The Vietnam War, A History In Documents trang 144) ”

Một tờ yết thị khác cho thấy ngân quĩ chính phủ Johnson dành cho chương trình chống nạn nghèo đói đã chuyển sang cho chiến tranh VN. Tổng thống hy vọng vừa giải quyết nạn nghèo đói vừa giải quyết chiến tranh, nhưng cuối cùng chỉ giải quyết chiến tranh. Họ đăng hình hai ông Tướng Thiệu, Kỳ trông rất dữ tợn, nhe răng trợn mắt và viết.

Bọn họ ăn hết của chúng ta, ăn hết cả nhà cửa, thành phố, trường học y tế, môi trường… bọn họ là Tổng thống Thiệu và Phó Tổng thống Kỳ, các quân nhân cầm quyền ở Việt Nam. Năm nay họ đã hút của ta 13 tỉ để xử dụng vào bộ máy chiến tranh của họ. Số tiền này đủ để xây 2,000 trường trung học, 10,000 chung cư bình dân, phục vụ y tế cho 165, 000 bệnh nhân, tăng chương trình chống ô nhiễm lên gấp 10 lần.
(Trang 144, sách đã dẫn)

Những tờ yết thị, bích chương đầy những hình ảnh khích động chống chiến tranh đã gây ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng khiến cho phong trào ngày càng lên cao. Những nhà báo, ký giả, phóng viên Mỹ săn tin chiến tranh ở Việt Nam về viết bài phóng sự chống chiến tranh thổi phồng những khía cạnh xấu của cuộc chiến, lên giọng đạo đức giả xuyên tạc sự thật. Tại Âu châu phong trào phản chiến cũng bộc phát không kém phần vì Pháp bị Mỹ hất cẳng ra khỏi Đông Dương 1955 nay thọc gậy bánh xe phá Mỹ.

Sau trận Điện Biên Phủ Pháp cay cú Mỹ đã không giúp họ để thắng trận, năm 1955 lại bị ông Diệm hất cẳng ra khỏi VN nên đã trả thù bằng cách bài kích Mỹ và VNCH suốt cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Pháp tuyên truyền không công cho Hà Nội, trắng trợn hơn nữa họ còn cho Mặt Trận Giải Phóng miền Nam đặt văn phòng chính thức tại Paris. Ngoài ra CSBV cũng được CS Quốc tế tiếp tay quảng bá tuyên truyền chống Mỹ.

Tình hình phản chiến ở Hoa Kỳ từ 1965 đến 1971 khiến cho Hành pháp ngày một suy yếu, đất nước bị phân hóa, chính phủ vừa phải lo cuộc chiến Đông Dương vừa phải đối đầu với phong trào chống đối trong nước, nó xuất phát từ tâm lý của anh nhà giầu sợ chết, dù được che đậy dưới hình thức nào cũng không thể dấu diếm được cái bản chất hèn nhát của anh nhà giầu. Đầu năm 1969 có 35,751 người lính Mỹ chết tại Việt Nam, theo tin tức Mỹ riêng năm 1968 Cộng quân mất gần 290 ngàn cán binh, cho tới cuối 1968 có vào khoảng 500 ngàn Việt Cộngbị giết. Tính ra số tổn thất nhân mạng của Mỹ chỉ bằng 5% hoặc 10% so với số tử của CSBV nhưng CS không bao giờ có một lời than, người Mỹ đã sai lầm tham dự một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa một anh nhà giầu sợ chết và một người nghèo đói đánh thí quân.

Phản chiến đã tạo niềm tin cho CSBV, họ chỉ chờ có thế. Vào những năm 1952, 1953 người dân Pháp lúc ấy quá chán ghét, ghê sợ cuộc chiến tranh Đông Dương vừa chết người tốn của, trong suốt cuộc chiến tranh 1947-1954 đã có 19 chính phủ Pháp bị đánh đổ vì không giải quyết được cuộc chiến. CS chỉ trông chờ vào phong trào phản chiến để đối phương phải chán ghét rồi bỏ cuộc, chiến lược “cố đấm ăn xôi” của CSVN đã từng thành công từ cuộc chiến tranh Việt – Pháp nay họ lại đem áp dụng vào cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Hậu quả.
Qua các dữ kiện, con số thống kê nêu trên trích trong các sách báo, chúng ta có thể kết luận như sau:

Trong những năm khởi đầu leo thang chiến tranh từ 1965, 1966 mặc dù có biểu tình phản chiến nhưng số người ủng hộ chính phủ ở tỷ lệ 60%, 50% vẫn còn cao hơn số phản chiến khá nhiều. Qua năm 1967 số người ủng hộ chính phủ giảm còn 45%, 46% trong khi số phản chiến tăng lên 50, 51%. Tình hình đã tỏ ra bất lợi cho chính phủ Johnson. Năm 1968 sau trận Tổng công kích Tết Mậu Thân, qua sự thổi phồng của truyền thông nhất là những phóng sự của Walter Cronkite đã khiến cho người dân Mỹ không tin tưởng chính phủ có thể thắng CSVN. Phong trào phản chiến ngày càng lên cao hơn, cuối 1968 số ủng hộ chính phủ tụt xuống còn 37%, số phản chiến vượt lên trên 50%.

Sang năm 1969, Nixon lên nhậm chức Tổng thống người dân chưa chống đối mạnh vì tin tưởng ông sẽ mang quân về nước, tìm hòa bình trong danh dự, nhưng tháng 10-1969 họ bắt đầu bãi khóa, đình công chống đối mạnh mẽ, tỷ lệ ủng hộ tụt xuống còn 32%. Sau khi Nixon giúp VNCH tấn công qua Căm Bốt cuối tháng 4-1970, người dân càng chống đối dữ, ngày 4-5-1970 bốn sinh viên bị bắn chết trong một cuộc biểu tình tại Đại học Kent Ohio, một tuần sau có hằng 100 ngàn người biểu tình tại Washington D.C chống đối việc bắn chết sinh viên và đưa quân sang Miên.

Các chính khách phản chiến bắt đầu dành được nhiều phiếu của những người chống đối để vào Quốc hội, cuộc chiến tại đất nhà đã bước sang một giai đoạn mới. Phe phản chiến đã có thực lực trong tay, họ nắm được Quốc hội, lá phiếu của họ đã bắt đầu tạo ảnh hưởng đè nặng trên vai hành pháp. Một phần các chính khách Dân chủ mị dân, họ tiếp tay với phong trào chống chiến tranh để giữ ghế của mình, vả lại ta thường thấy đảng nọ luôn luôn phá đảng kia.

Bầu cử Tổng thống 7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông , 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay.

Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế Hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Dân chủ nắm đa số, họ chống đối chiến tranh VN mạnh khiến Hành pháp gặp nhiều khó khăn.

Cuối cùng Lập pháp gồm những vị dân cử phản chiến từ từ trói tay Hành pháp bằng những đạo luật khiến cho Tổng thống mất dần quyền hành trong cuộc chiến. Đầu năm 1973, Nixon ký Hiệp định Paris, đem về nước 587 tù binh.

Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê để rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời lấy lại tù binh và để để tránh cho nước Mỹ khỏi phải cấu xé nhau tan nát. TT Nixon khi tranh cử 1968 hứa sẽ mang lại hòa bình trong nhiệm kỳ, nay tháng 11 -1972 nhiệm kỳ đã kết ông bị thúc ép phải ký Hiệp định Paris gấp vả lại ông phải vội vã vì Quốc hội sắp ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ VN để rút quân lấy lại 580 tù binh còn bị BV giam giữ.
Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Đông Dương, được áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội Mỹ ra Đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (Wars Powers Act), đòi hỏi Tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.

Quân phí của Hoa kỳ trong chiến tranh Đông Dương bị quốc hội cắt giảm. Dần dần VNCH bị Quốc hội Mỹ cắt giảm quân viện xương tủy từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, cón số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471).

Bầu cử Hạ viện Năm 1974 khiến Dân chủ thắng thêm 49 ghế thành 291 ghế, Cộng hòa mất 48 ghế chỉ còn 144 ghế, Dân chủ chiếm đại đa số, 66.9% Hạ viện, Cộng hòa chỉ còn 33.1%

Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho McGovern thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền Nam như trên để bỏ rơi đồng minh. Theo lới kể của Kissinger (Years of Renewal trang 479) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển nhiều xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân , tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ giết nó.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tầu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ, họ cử phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần.

Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt.Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.

Theo Cựu Đại tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87, 92) Hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho Không quân VNCH phải giải tán hơn 200 phi cơ chiến đấu, oanh tạc, vận tải thám thính, giảm giờ bay thực tập và yểm trợ, yểm trợ giảm 50%, vận chuyễn trực thăng giảm 70%, không vận bằng vận tải cơ bị cắt giảm 50%. Hoạt động Hải quân bị cắt giảm 50%, hoạt động từ tháng 7-1974 ở sông ngòi giảm 70%, giải tán 600 giang thuyền…

Từ tháng 7-1974 quân đội chỉ xử dụng khoảng 19 ngàn tấn đạn một tháng so với 73 ngàn tấn một tháng thời gian trước đó, hỏa lực giảm trên 70%. Vào tháng 2-1975, số lượng đạn tồn kho của tất cả các loại súng trường, phóng lựu, súng cối, đại bác, lựu đạn… tuột xuống con số nguy hiểm, chỉ còn đủ xử dụng từ 25 đến 31 ngày. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày.

Và cuối cùng trước áp lực CSBV quá mạnh, với tình trạng đạn dược tiếp liệu bị cắt giảm tới xương tủy, miền Nam sụp đổ.
Tổng thống Johnson đã được nhiều thuận lợi lúc cuộc chiến tại Việt Nam bắt đầu leo thang nhưng đã đưa phản chiến lên cao. Kế hoạch đánh giới hạn mục đích hăm dọa BV để họ phải đàm phán là một sai lầm lớn lao, ngoài ra ông đã giao toàn bộ kế hoạch quân sự cho McNamara một người dân sự bất tài, không được các Tướng lãnh kính nể khiến cho cuộc chiến kéo dài và nuôi dưởng phong trào chống đối đưa tới thảm bại.

Nixon lên nhậm chức đầu năm 1969 thừa hưởng một gia tài đổ nát do Johnson để lại, khác với Johnson đã được hưởng nhiều thuận lợi như đã nói ở trên, Nixon phải đương đầu với nhiều gian nan thử thách. Phong trào chống đối do chính phủ trước để lại đè nặng lên vai ông, Quốc hội nay đã nằm trong tay các nhà dân cử phản chiến chỉ tìm cách trói tay hành pháp buộc phải rút quân bỏ Đông Dương.

Nói về những nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ VNCH chúng ta có thể kể: kế hoạch tái phối trí lực lượng của Tổng thống Thiệu thất bại, quân viện bị cắt giảm tới xương tủy, Nixon đã bắt tay được Trung Cộng… nhưng đó chỉ là những nguyên nhân gần.

Một phần vì thuyết Domino lỗi thời, nhất là vì sự chống đối lên cao, phản chiến tuy là một nguyên nhân xa nhưng chính nó đã đóng vai chủ động trong tiến trình xóa bỏ sự tồn tại của VNCH và cả Đông Dương. Sự thực dù có nhiều khuyết điểm, hành pháp Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo VNCH, các vị Tướng lãnh… từ 1955 cho tới 1975 đã làm hết sức mình để giữ vững miền Nam nhưng phong trào phản chiến tại Mỹ đã làm đảo lộn tất cả mọi kế hoạch chính trị quân sự Việt-Mỹ đưa tới sụp đổ tan tành.

Phong trào phản chiến đã lộng hành như vậy phần lớn vì thuyết Domino đã lỗi thời, người Mỹ thấy đã đến lúc không cần phải giữ Đông Dương, CS không còn là mối đe dọa như trước.

Cuộc chiến tại đất nhà là điều mà chính người Mỹ cũng không thể ngờ nó có thể tai hại đến thế.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

———————————-

Tài Liệu Tham Khảo.

Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Viet Nam War, A history in documents, Oxford University Press 2002
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
English.illinois.edu/maps/vietnam/antiwar.html: Mark Barringer: The Anti-war Movement in the United States.
Radical times: The antiwar Movement of the 1960s, Politic and the Antiwar Movement.
Answer.com: Vietnam Antiwar Movement
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa, Vietnambibliography, 2003.
PhạmVăn Sơn, Lê Văn Dương, Nguyễn Ngọc Hạnh: Cuộc Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa Của Việt Cộng Mậu Thân 1968: Khối Quân Sử, Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Xuất bản 1968, Đại Nam tái bản tại hải ngoại.
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006.
Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh, 2005.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.

 

 

 

 

6 Phản hồi cho “Cuộc chiến tại đất nhà”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Cuộc chiến VN.đã kết thúc cách đây gần 40 năm cùng những sự thật nham nhở đã phơi bày rõ ràng và Mỹ
    cũng đã giải mã tài liệu mật của họ nên về phía Mỹ chẳng có gì giấu giếm nhưng phiá CV vẫn ôm khư khư
    ôm lấy tài liệu mật,nên ở đây chúng ta chỉ nói đến sự thật về phía Mỹ.
    Thật ra,cuộc chiến đó thất bạị không phải chỉ vì tuyên truyền của VNCH.yếu kém mà còn do nhiều yếu tố khác
    góp phần quyết định.Một trong những yếu tố chủ chốt là thành phần phản chiến Mỹ đã gây sức ép tối đa lên
    chính phủ Mỹ.,khiến VNCH.mất tiếng nói vì bị bọn này to mồm lấn áp.Thành phần phản chiến này là ai ? Đó
    là một tập thể hổ lốn quy tụ nhiều loại người bị giật dây bời một số tên cộng sản quốc tế,ngay tại Mỹ và từ nước ngoài đổ vào.Sở dĩ chúng mạnh lên nhờ sự tiếp tay của những tên thiên tả cũng như thân cộng kém
    hiểu biết về thực tế các nước cộng sản,trong đó có miền Bắc VN.đang che giấu bộ mặt cộng sản dưới
    lốt đảng Lao Động mà bọn này lầm tưởng như đảng Lao Động của các nước Anh,Úc,Tân Tây Lan v.v.
    Ngay từ đầu cuộc chiến thôn tính miền Nam,bọn CV.đã nhờ nưóc ngoài tuyên truyền,qua báo chí và cả
    ngưòi nước ngoài.Chính vì thế,dư luận phương Tây đã bi đầu độc và có thành kiến xấu với miền Nam.
    Phải kể tờ The Guardian đăng lai rai từ năm 1950 những tin tức có lợi cho Hà Nội.Sau khi dựng lên
    MTGPMN.năm 1960,ngày 22-5-1961 Hồ cho nữ ký giả Anna L.Strong phỏng vấn để Hồ ba hoa cổ vũ
    cuộc chiến tranh “thần thánh” chống Mỹ và chưởi bới NĐD.lãnh đạo VNCH.Đặc biệt trong tờ đó có
    tên ký giả Cộng sản Úc Wilfred Burchett được miền Bắc đạo diễn đưa vào mật khu của tổ chức trên
    để chụp hình và phỏng vấn Nguyễn hữu Thọ và khi trở về,y tung một bài báo lên án Mỹ “A strange war
    against children and patients” là chiến tranh do Mỹ là ‘chiến tranh lạ lùng chống con nít và bênh nhân’.
    Năm 1967,một số ký giả thiên tả-thân cộng Mỹ gặp MTGPMN.và đưa ra tuyên bố là chiến tranh do Mỹ,
    chứ không phải do miền Bắc phát động.Nhóm naỳ lập ra ‘Liberation News Services’ để loan tin có lợi
    cho CV.với niềm tin là chiến tranh VN.là ‘chiến tranh giải phóng’.Chủ chốt nhóm naỳ là 2 tên Raymond
    Mungo và Marshall Bloom.Chúng gọi du kích cs.là chiến sĩ nhân dân,là anh hùng cách mạng v.v.
    Gây ấn tượng mạnh nhất chống chiến tranh là điện ảnh mà bọn thiên tả thân cộng đã tung ra nhiều cuốn
    phim chống Mỹ,nhằm tạo ra không khí sợ hãi trong xã hội Mỹ về thàm cảnh chiến tranh.Xin kể vài phim :
    -Our enemy in Việt Nam của Kathie Amatniek : mô tả Mỹ giết đàn bà,trẻ con,nông dân chất phác.
    -Time of locust của Peter Gessner cùng nội dung như trên,phản đối Mỹ giết người vô tội.
    -Introduction to the enemy của Haskel Wexler : trình bày kẻ thù của Mỹ toàn là dân thường.
    Trên đường phố,đã vang lên những khẩu hiệu thế này ‘Enemy bombs Hanoi’ là kè thù dội bom Hà Nội,
    tức kẻ thù là chính phủ Mỹ.Có người còn hò hét “Now,we have to continue changing this country”,là lời
    lẽ của người cộng sản hay chính xác là nguyên tắc Feuerbach.Còn trí thức Pháp thế nào ?
    Cái xui xẻo của miền Nam VN.là giữa lúc tình hình chiến tranh đang ở đỉnh điểm thì bọn thiên tả Pháp
    xuống đường ồ ạt năm 1968 kéo theo hàng đoàn người hô vang trời vạn tuế Mao,Hồ khiến thế giới càng
    nghoảnh mặt với VNCH.Ai cũng biết người Pháp sống nghiêng về tình cảm và đặc biệt đối với Mỹ họ
    có tâm lý trả thù vì mặc cảm tự ty bởi Mỹ không chịu giúp Pháp duy trì thuộc địa ở VN.và cũng mặc cảm
    tự ty vì chính phủ lưu vong De Gaulle nương tựa Mỷ (lúc ấy DG.đặt trụ sở ở Anh) và nhân phong trào phản chiến đó họ đa phần ủng hộ CS.miền Bắc với mưu toan giật sập VNCH.cho bằng được.
    (còn tiếp)

    • D.Nhật Lệ says:

      Ở ngoài như vậy,bọn thiên tả lẫn cộng sản tấn công VNCH.không ngưng nghỉ vì nghĩ MTGPMN.
      nổi dậy,chứ không do miền Bắc chỉ đạo.Ngoại nhân sai lầm vì ngu dốt đã đành,những kẻ trong
      nước cũng a dua bắt chước bọn phản chiến ở ngoài còn đáng bị lên án hơn gấp vạn lần.Ngoại nhân phản chiến không phải chỉ vì lòng nhân đạo mà vì thanh niên Mỹ sợ bị nhập ngũ qua đánh ở VN.thì sẽ mất mạng như chơi,do đó họ càng lao vào phản kháng bạo động.Công bình mà nói,ai lại điên rồ đến mức dám hy sinh cho một cuộc chiến tranh mà họ bị tuyên truyền là Mỹ xâm lược.Thế thì họ xuống đường để đòi hỏi chấm dứt chiến tranh chỉ nhằm khỏi bị quân dịch.
      Đó là bản năng sinh tồn của họ,chứ không phải như một vị tu sĩ giảng thuyết rằng người nước
      ngoài còn yêu nước ta như vậy,chẳng lẽ chúng ta không đứng lên để chống chiến tranh cho
      nước mình hoà bình.Đúng là luận điệu xách động nhưng lạ là từ miệng của vị tu hành của một
      tôn giáo lấn át chính trị miền Nam VN.thời đó mà tôi đã nghe trực tiếp ở Đại học Huế.
      Như thế rõ ràng,VNCH.sụp đổ là vì chiến thuật tuyên truyền có tính quốc tế rộng khắp của CS.
      miền Bắc,cùng với sự hỗ trợ đắc lực của bọn thiên tả và thân cộng cùng đảng viên cộng sản
      toàn thế giới.Thời hoạt động của mặt trận ma,đa số thành viên đều là đảng viên CS. nhưng
      chúng đã che giấu khi bị báo chí nước ngoài phỏng vấn từ Nguyễn Hữu Thọ đến Nguyễn thi
      Bình khiến cho nhiều ký giả trung lập cũng dễ tin là mặt trận ma không phải của CS.Hà Nội.
      Xét cho cùng,lỗi lầm gốc là vì Mỹ đã ngang nhiên đem quân vào miền Nam VN.sau khi lật đổ
      được một vị TT.hợp hiến,hợp pháp.Do đó,VNCH.khó mà thuyết phục được người ngoài và
      ngay một số dân chúng miền Nam (không biết gì về chế độ CS.tại Hà Nội) tin theo.Từ luận
      điệu vu vơ của Cộng Việt,Mỹ đã vô tình tiếp tay biến thành thực tế trước mắt.Chính vì thế về
      sau,nhiều quan chức Mỹ hối hận đã can thiệp qúa sâu vào miền Nam,nhất là lật đổ NĐD.để
      nhảy vào trực tiếp chiến đấu chống VC.mà lẽ ra Mỹ không nên làm như vậy !
      Xin các bác đọc bài khảo cứu chiến tranh VN.của sử gia Tạ Chí Đại Trường (trên Damau)
      để biết không những các sự kiện diễn ra bên ngoaì mà còn những việc bí mật ở hậu trường
      được ông nghiên cứu hết sức thấu đáo,chứ không phải nhìn từ phía Mỹ như nhiều người đã
      làm một cách phiến diện ! Bài viết đang đăng ở đó là sâu sắc nhất và toàn diện nhất từ trước cho đến nay về chiến tranh VN.Dù cũng có vài chi tiết sai mà tôi góp ý trong đó nhưng nói chung là ông có cái nhìn sâu rộng và thấu đáo ngọn nghành ở hầu như mọi lãnh vực.
      (Theo tôi,TCĐT.xứng đáng là sử gia đáng nể nhất của miền Nam VN,thậm chí cả nước !).

  2. nguyenha says:

    Tất cả là “lổi tại ta”!không phải tự-nhiên mà phong trào Phản chiến Ở Mỷ và một số nước Châu-Âu lớn
    mạnh một cách nhanh chóng như vậy.Chẳng qua Viêt-Công chơi “trò bịp”ngọai giao lẩn tâm lý” giỏi hơn”phe
    ta.Chúng ta có Chính-nghĩa,nhưng không phải cứ khư-khư ôm”cục vàng”chính nghĩa dể chờ mọi người “phải”
    biết dến.Sự “khuếch dại”chính nghĩa của ta quá kém cỏi,cứ xem như “mậu thân”ở Huế thì biết,loanh quanh,
    luẩn quẩn chỉ ở trong nước!!Nước Mỹ bao bọc Miền Nam từ A dến Z,rồi cứ thế ngũ yên,cứ nghĩ rằng mình
    là Tiền dồn của Thế-giới Tự Do ,Mỹ phải có bổn phân,dể quên di Sứ mệnh ngọai giao.Cứ nhìn qua các thời
    Dại sứ VNCH tại Mỹ,từ Ô Tv Chương dến Ô Bùi Diễm chẳng dem lơi lôc gì cho Dất nước,ngọai trừ biến
    tòa Dại dứ thành Phòng thông tin không hơn,không kém.Trong lúc dó,trước mắt là một dối-thủ cực kỳ gian manh,chuyên nghề “bịp”,lại ở một Thế-giới mà Thông tin hiện dại chưa có,phải dùng” Ba-tấc-lưởi”,phải
    chạm mặt bằng con người thật, bằng da,bằng thịt…phe ta chỉ có “những hình nộm”(kể từ khi Ông Diệm
    mất).Nhìn ban cố vấn Hòa dàm Paris thì biết!! Cũng may thế-giới hôm nay dã dổi khác,tất cả sự thật dều phơi bày dưới ánh sáng của Công nghệ Tin Học,”trò Bịp” năm xưa của Việt Công không còn hửu hiệu nửa,
    chúng hiện nguyên hình một chế dộ Phản dân,hại nước !!Và cuối cùng chúng ta dã thắng.Chỉ tội cho những
    người dã Chết, cả bên nầy,lẩn bên kia!!

    • TK - USA says:

      Chỉ được cái hỗn láo , lại còn nói xấu bố vợ cựu cố vấn Nhu là hình nộm bất tài . Thế khi đó cả nòi nhà bạn chui ở đâu mà không ra cứu nước , để rồi cũng tháo chạy sang đây ?

  3. KBCHN - Nam Cali says:

    MỘT CUỘC CHIẾN PHI NGHĨA không hợp lòng người – đã bị Dân và Quân phản chiến , khiến chủ Mỹ to đầu phải cút chạy thảm bại … Những Người CHÍNH NGHĨA đã thắng . Việt Nam Thống Nhất đã có Hòa Bình .
    Tiếc rằng , Nhiều người nhận ra quá muộn cái PHI NGHĨA ấy ,cố đeo bám nó , ngụy biện nó , để Dân tộc Việt phải lâm cảnh tương tàn , tan tác …Thực tế này hoàn toàn có thể tránh được – nếu không có cái phi nghĩa kia .

    • nguyenha says:

      Thưa ông Bạn KBCHN. Nếu dúng như Bạn nói “chính nghĩa dã thắng”,thì người tiếp nhận “giây
      phút dầu tiên”của Sự chiến thắng “dó, không ai khác hơn là Ông Bùi Tín(Dại Tá VC),thế nhưng
      sau hơn 20 năm,Ông dã “bỏ của chạy lấy người”,từ bỏ cái”chính nghĩa”giả dối dó ,dể chọn cho mình một”chính nghĩa”khác:Chính nghĩa Tự Do!!Chính bạn là người nhận ra quá muộn cái Chính-nghĩa nầy,mà bạn cho là “phi-nghĩa’.Cám ơn.

Leave a Reply to TK - USA