WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai?

Lê Lựu

Vừa rồi, tôi, kẻ viết bài này gọi điện thoại thăm nhà văn Lê Lựu, sau khi báo chí phỏng vấn ông, hỏi vì sao một nhà văn lớn như ông mà bị trượt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2012 mới công bố. Ông cười với nhà báo và cả cười với tôi: “Chuyện nhỏ, ông quan tâm làm gì, ở đâu, đến ngay làm vài li với tớ”. Khi biết tôi đang ở Sài Gòn, Lê Lựu bồn chồn, rằng “thời trẻ tụi mình nghèo kiết xác, cà lơ phất phơ cả với nhau mà vui quá ông nhỉ? “

Tôi biết Lê Lựu đang buồn, không phải buồn vì bệnh tật hay không được giải thưởng to cỡ 300.000.000 đ, mà buồn vì nhân tình thế thái, buồn vì đời nay tệ quá, tàn quá, xuống cấp quá, tha hóa quá, phi nhân quá. Hãy xem ông trả lời tờ báo An Ninh Thế giới số 1093 ra ngày 10-9-2011 của ông trung tướng công an Hữu Ước theo blog Nguyễn Thông:

“Đọc mấy nhời của bác Lựu, giật mình, nghĩ sao mà tướng Hữu Ước dám cho đăng nhỉ, hay là bữa ấy đi công tác vắng, cấp dưới nó không báo cáo, xin phép. Mà cũng có lý, bởi giờ đây mình sợt tìm trên bản điện tử báo An ninh thế giới thì không có chữ nào, kết quả báo rằng không tìm thấy.

Sau đây là lời của bác Lựu:

Trong lúc trà dư tửu hậu với bạn bè, tôi và những người bạn tâm giao nói về những vấn đề của xã hội, nghĩ về nhân tình thế thái. Tôi không hiểu sao bây giờ con người không tốt với nhau. Trong chiến tranh hy sinh nhiều, cuộc sống khổ cực, nhưng lòng mình thanh thản, lòng dân vô tư lắm. Đi chiến trường hy sinh mà lòng thanh thản, nhẹ nhàng. Bây giờ thời bình không còn tiếng bom đạn nhưng tâm con người cứ lộn nhào hết cả. Không biết thế nào là phải, thế nào là trái. Không biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Không biết thế nào là lim (giới hạn-NV). Mỗi con người phải có một cái lim nhất định thì mới thành xã hội. Con người có nhiều tính cách thì cuộc sống mới phong phú và đa dạng. Nhưng mà phải có lim và có luật lệ.Trong chiến tranh, tâm tính con người ta hiền lành, không mưu mô xảo quyệt. Chứ thời nay, trong cơ chế thị trường này, luật lệ cũng lung tung. Xử lý công việc cũng lung tung. Sống nặng về vật chất, thực dụng, chụp giật. Bây giờ sáng ra đọc báo toàn những chuyện giật mình. Con kiện cha chỉ vì mười mét vuông chỗ ở. Một đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên giết mấy mạng người không ghê tay. Một đứa trẻ khác chỉ vì thiếu tiền chơi game ra tay sát hại cả em mình, bà mình. Người ta thiếu tiền nên giết người chỉ vì vài trăm nghìn đồng. Trong làm ăn thì lừa đảo nhau nhiều lắm. Cứ lợi dụng nhau sơ hở vài chữ trong văn bản, thậm chí từ một cái dấu phẩy trong bản hợp đồng để lừa nhau hàng tỉ. Trong doanh nhân cũng nhiều người tốt, nhưng rồi cũng có rất nhiều người nhăm nhăm để lừa nhau.
Chính thời nay là thời loạn, chứ không phải chiến tranh là thời loạn” ( hết trích).

Có lẽ, một trong những nguyên nhân khiến ông không được giải thưởng lớn vì tính nói thẳng nói thật của Lê Lựu chăng? Thẳng thắn và trung thực như hai tác phẩm (tiểu thuyết) lớn nhất của đời ông: “Thời xa vắng” (1986) và “Chuyện làng Cuội” (1991)

Nhớ tết năm 1976, cái tết đầu sau ngày thống nhất đất nước, tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội, rét quá, cứ dúm dúm dó dó dưới gốc táo sân sau tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Chợt Lê Lựu kéo tôi vào phòng, đưa bộ complê màu xám còn khá mới bảo: Hảo lấy mặc vào ngay cho ấm, mặc đến khi nào vào Sài Gòn đưa lại cho mình, mình trả lại nhà nước… Mình và Nguyễn Khoa Điềm vừa được đi Bungari về, phải mượn áo quần dày dép của nhà nước…Mình đã báo cơm ở bếp ăn tập thể báo “Quân đội nhân dân” cho Hảo, cứ nhớ bữa trưa và chiều về ăn nhá”.

Tôi quen Lê Lựu trong lúc xẻ cơm nhường áo này cách đây 36 năm. Vài năm sau, khi nhà văn Nguyễn Khải và nhà văn Lê Lựu vào Sài Gòn, tôi đã rủ hai bác này đến nhà tôi ở suốt gần ba tháng. Thực ra, tôi đã biết mặt, nhớ mặt nhà báo Lê Lựu, phóng viên báo “Quân khu Ba” mấy năm trước, khi ông đến sư đoàn 320 B, nơi tôi huấn luyện để phỏng vấn vì sao, có phải vì mới được học nghị quyết mà đồng chí đã đạt thành tích chạy nhanh nhất sư đoàn trong một cuộc thi chạy hay không ? Tôi thành thật trả lời nhà báo trẻ Lê Lựu:”Thưa bác nhà báo, không phải nghị quyết làm em chạy nhanh đâu ạ”.” Thế không phải do nghị quyết thì còn bởi gì?”. “ Dạ, bởi bố em”. “Bố đồng chí dạy đồng chí chạy à?”. “Không, thưa bác nhà báo, bố em không dạy em chạy, mà ông chuyên cầm roi đuổi đánh em ngay từ khi em mới biết đi ạ”.” À ra thế, bố cầm roi đuổi đánh, cứ thế mà chạy như biến, chạy bán sống bán chết, chạy vắt giò lên cổ nên thành ra chạy nhanh ngang gió phải không?” Dạ thưa bác nhà báo, quá đúng ạ”…

Sau cái buổi cho mượn bộ Complê quốc doanh và báo cơm cho ăn tới bến của Lê Lựu bữa xa xưa ấy, tôi có nhắc lại kỷ niệm được anh nhà báo trẻ báo “Quân khu Ba” phỏng vấn vì thành tích thi chạy nhanh nhất sư đoàn của tôi, Lê Lựu cả cười nhớ ra bộ dạng thật thà của anh lính trẻ Trần Mạnh Hảo. Lê Lựu bảo: “Tớ về viết bài báo rất hấp dẫn về cuộc phỏng vấn các nhân vật lính mới sau khóa huấn luyện đi B của sư B20B ở các khâu kỹ thuật: bắn súng giỏi nhất, chạy nhanh nhất, đâm lê tài nhất, ném lựu đạn tài nhất… đưa duyệt đăng, đến đoạn ông trả lời do bố đuổi đánh chạy quanh làng mãi nên thành chạy nhanh nhất sư đoàn, tổng biên tập báo của tớ cười sằng sặc, đoạn bảo:” Lựu viết thế này mà in lên thì bỏ mẹ báo ta mất, do bố đuổi đánh mãi thành ra chạy nhanh, láo, dù chuyện thật đúng trăm phần trăm như vậy cũng phải viết cho nó chính trị chứ! Tôi chữa như sau: cậu lính mới tên Hảo này trả lời rằng đúng là em mới được học nghị quyết nên đầu óc thông sáng, khi tư tưởng đã thông thoáng thì tạo ra sức mạnh vật chất nghe chưa, nên cậu ta chạy nhanh vì vừa học nghị quyết đảng mới đúng chính trị. Lựu nên nhớ trong chế độ tốt đẹp gấp triệu lần tư bản của chúng ta, báo chí văn nghệ cho đến con người tuốt tuột đều là chính trị hết, nghe chưa? Mao chủ tịch từng dạy: Chính trị là thống soái là gì? Chế độ tốt đẹp của ta làm chó gì có cảnh bố đuổi đánh con chạy khắp làng, viết thế là nói xấu đảng ta, nói xấu chế độ tốt đẹp ta. Chỉ có trong chế độ Mỹ-ngụy thì các ông bố mới thi nhau cầm roi đuổi đánh con cái chạy khắp làng khắp phố nghe chưa?”

Lê Lựu chiêu một ngụm trà, châm nước cho tôi, đoạn nói tiếp: “Khi báo đăng, tớ xuống tìm ông để tặng tờ báo in chuyện ông chạy nhanh nhất sư đoàn vì vừa học nghị quyết chứ không phải do bị bố cầm roi đuổi đánh suốt tuổi thơ mà thành ra có thành tích chạy ngang gió thì ông đã đi B…”. Tôi góp chuyện: “ bác Lựu này, tôi nghĩ nếu không có hổ báo đuổi bắt ăn thịt, thì bọn huơu nai đã thành các chú rùa, chứ đâu có thể chạy nhanh đến như thế ?”

Ơ hay, thời gian và cuộc đời hình như cũng là thứ hổ báo đuổi bắt chúng ta chạy như biến về tuổi U 70 như tôi, U 80 như bác Lựu ( Lê Lựu vừa nói với tôi qua điện thoại, năm 2012 này ông đã 75 tuổi chứ không phải 71 như tuổi trong giấy tờ vẫn ghi) ? Và chúng ta quá sợ hãi chạy nhanh như gió, như biến, chạy nhanh trên cả cấp sư đoàn, chạy như ma đuổi phải không bác Lựu ? Con ma cuộc đời, con ma thời gian, con ma thời thế đuổi theo chúng ta để bắt linh hồn, như con qủy Mephixto đuổi theo nhân vật Faust của đại thi hào Đức Wolfgang Goethe để gạ vị bác sĩ này bán linh hồn cho hắn đổi lấy sang giàu?

Faust đã bán linh hồn cho qủy để đổi lấy vinh quang, còn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai, và sau khi bán linh hồn thì ông sống bằng gì hồi sau sẽ rõ. Nhưng này bác Lựu, mới đó, ngót 40 năm trước, những người viết trẻ chúng ta cứ đông vui và ồn ã như vịt, được ông chủ chăn vịt có tên thời gian, có tên cuộc đời cầm chiếc sào dài buộc mớ tàu chuối khô như giẻ rách và lùa chúng ta vào thời đại anh hùng chỉ toàn niềm vui, không có chỗ cho nỗi buồn cư trú, lùa chúng ta vào văn chương, thi phú, vào quan trường và vào những nhà thương điên! Có những anh bạn văn nghệ cùng thời với chúng ta quả thực không tim, vẫn tìm cách bán một thứ linh hồn dỏm cho quyền lực để đổi lấy vinh quang, đổi lấy chức tước cùng các giải thưởng danh giá. Còn Lê Lựu, ông chỉ có một trái tim, một linh hồn đau đáu với văn chương, điên dại với chữ nghĩa, lăn lóc với giấy trắng, quằn quại với bút mực, hỏi rằng ông đã bán hay chưa?

Lê Lựu có dáng vóc của người dân quê chân chất, hiền lành, không thể nói là xấu trai, là quê một cục, là bần cố nông như nhiều bài báo phóng đại về ông đã vẽ một thứ chân dung rất hoạt kê về ông rất không đúng để câu khách. Ngay Trần Đăng Khoa, một chú em tiền bối của chúng tôi còn phịa ra chi tiết Lê Lựu sang Mỹ cởi giày ra lấy tất (vớ) ngửi ngửi như ngửa hoa ngửa quả thì thật là quá đáng. Lê Lựu không giận, mặc kệ các người, muốn vẽ chân dung ông là hủi cũng được, ông cứ đóng vai anh dân quê lên thành phố cho an toàn. Riết rồi ông cứ nhận mình rằng tớ dân nhà quê ấy mà, học hành chết gì đâu, đọc điếc cũng lười nhác, viết lách theo phong trào cho vui ấy mà…

Không, Lê Lựu không quê mùa chút nào. Ông đóng vai dân nhà quê để qua mặt thiên hạ, để dễ tiếp cận cuộc đời, trông thật thà như đếm thế này vào dân dân thích lắm, đến nhà quan quyền, quan quyền không thèm cảnh giác, rằng thằng này phi chính trị, không nguy hiểm, kệ bà nó phét lác cho vui. Lê Lựu, giống như nhân vật của ông là Giang Minh Sài cứ ấm ấm ớ ớ thế, giả bộ khật khưỡng, thủ vai ngô nghê mười rằm cũng ư mười tư cũng gật cho qua chuyện, vạ vật đâu cũng được, dế rách chổi cùn cũng chơi mà mâm son đũa ngà cũng tới…

Ngược lại với vẻ bề ngoài Lê Lựu có khi như tá điền, có khi lại như địa chủ kia lại là một anh trí thức có hạng đấy. Lê Lựu giấu biến sự học, sự đọc rất kinh của mình như mèo giấu vàng giấu ngọc, chẳng bao giờ thích làm thùng rỗng kêu to như bao ông đồng nghiệp giả dạng vào vai trí thức. Một trí thức thật không cốt ở bằng cấp, không lụy dáng vẻ, không hề biết khoe khoang như những anh trí thức hạng bét chuyên mang mặc cảm trí thức trong người. Tôi xin cá với bàn dân thiên hạ, sức đọc của Lê Lựu còn có thể gấp mấy lần chú em đồng hương của ông là thần đồng quá lứa Trần Đăng Khoa.

Hồi đầu vào Sài Gòn cùng Nguyễn Khải ở nhà tôi gần ba tháng, Lê Lựu chỉ làm hai việc rất chân chính là tìm bồ và tìm mua sách. Gặp kho sách dịch Sài Gòn, Lê Lựu sướng ngất ngây, hệt chuột sa chĩnh gạo. Ông đọc triết tây triết đông qua các bản dịch của các linh mục dạy triết và các nhà Hán Nôm có hạng Sài Gòn. Ông đọc các tiểu thuyết phương Tây mê man, hầu như có khi thức xuyên đêm. Bỏ mẹ, Lê Lựu và tôi rì rầm để cho ông anh Nguyễn Khải ngủ : thế này thì đúng là Sài Gòn nó giải phóng chúng ta chứ cóc phải ngược lại bác Lựu nhẩy. Chết ông be bé cái mồm cho tôi nhờ. Đâu phải cái đúng cái hay cái tốt bao giờ cũng thắng thế đâu. Man di thắng văn minh là thường mà. Các bộ tộc man rợ phương Bắc châu Âu từng chiến thắng văn minh La Mã là gì? Kẻ dốt, kẻ cuồng tín, kẻ kiêu ngạo, kẻ ác thì làm gì có tự do…mà đòi…thôi thôi tai vách mạch rừng không nói nữa. Này, bác Lựu nghĩ mãi mà không nói được ra thì điên mẹ nó đấy. Đừng nghĩ nữa, nghĩ nhiều thì vào nhà tù mà nghĩ nghe chưa…Ba tháng trời Sài Gòn ở nhà tôi với Lê Lựu đêm nào cũng quá ngắn, chưa đọc hết sách đã sáng banh cả mắt, rì rầm như hai con khỉ đi ăn trộm ấy. Đọc đến đoạn nào thích chí, Lê Lựu tàn nhẫn bấm tôi dậy để rì rầm đọc ri rỉ như dế cho nghe, đến độ làm bác Nguyễn Khải thức theo bảo: chúng mày tí tửng như gái ngồi phải cọc, mấy cuốn đó tao đọc rồi, hồi trước năm 1945, mà đọc bản Pháp văn. Tội nghiệp các em, có học mà như mù chữ. Thì cũng tại thế hệ chống Pháp các bố dạy chúng tôi chứ ai. Cứ để Tây đấy, đánh nó làm chó gì, để nó dạy chúng tôi như nó đã dạy các bố, thì hôm nay sao chúng tôi lại thành những kẻ có học mù chữ được ? Cứ cái màn nghĩ trộm, nói trộm, đọc trộm thế này có khi nguy…May mà gần ba tháng, hai bác nhà văn về Hà Nội, chứ cứ đêm nào cũng rầm rầm rì rì như dế trốn chui trốn nhủi thế này có khi ốm chết quách rồi, còn đâu nữa mà ngồi kể chuyện cũ. Sau này, chết rồi Nguyễn Khải mới dám tung tiểu luận “ Nghĩ Muộn” ra, coi như một lời sám hối muộn màng; còn hơn các anh ngậm miệng ăn giải thưởng đang cười nói sờ sờ ra mà quả thực, tâm hồn, nhân cách đã chết từ thời tám hoánh.

Lê Lựu không hề quê mùa chút nào.Ông rất tỉnh thành là đằng khác. Minh chứng là một mình ông đã xây dựng nên một công ty làm ăn rất phát đạt: “Trung tâm văn hóa doanh nhân” từ năm 2002 đến nay. Bây giờ, chân Lê Lựu đi đứng đã không còn vững, có khi phải nhờ người dìu dắt, vậy mà trung tâm này của ông vẫn làm ăn tốt, hỏi một người quê mùa, thậm chí ngô nghê như nhiều bài báo đã viết, liệu có đủ tầm vóc, trí thức, uy tín, trình độ làm giám đốc công ty “văn hóa doanh nhân” này hay không ?

Trời cho Lê Lựu một trí thông minh hiếm có. Ông có thể đọc thuộc một chương tiểu thuyết của mình ngay trước mặt anh. Này, chú mày cầm cuốn “Thời xa vắng” lên, lật bất cứ trang nào, bảo tớ đọc thuộc lòng cho mà dò, không sai một dấu chấm phảy. Ông nhớ vanh vách các danh tác quốc tế và trong nước đã đọc, kể cả những cuốn dày như tủ lạnh của L. Tolstoy và F. Dostoyevski…

Lê Lựu hình như có máu trạng trong khoa ăn nói. Ông huyên thuyên chuyện con cà con kê, tán dóc lênh láng cả những hội trường hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người dự thính mà thiên hạ vẫn há hốc mồm ra nghe như nghe cha cố giảng đạo. Hồi hưởng vinh quang sau tiểu thuyết lớn “Thời xa vắng”, Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên được trung tâm William Joiner của ông Kevin Bowen mời sang thăm nước Mỹ. Sau ( hình như sáu tháng) chu du bên Mỹ, về nước Lê Lựu được hàng trăm cơ quan mời nói chuyện xem nước Mỹ nó đầu ngô mình sở ra sao, nó kinh khủng mức nào, nó giàu sang hợm hĩnh ra sao, nó giãy chết rung chuyển thế giới thế nào ? Người ta đi nghe lũ lượt, khen nước Mỹ thì ít mà khen Lê Lựu nói hay thì nhiều. Khiếp, làm như nước Mỹ nó không nằm trên bản đồ thế giới mà nó nằm trong bụng Lê Lựu vậy. Khiếp, làm như không phải Kha Luân bố đã phát hiện ra châu Mỹ, nước Mỹ mà chính là anh nhà văn quê ở huyện ta, huyện Khoái Châu ta ( oai oái như phủ Khoái xin cơm) đã phát hiện ra châu Mỹ và nước Mỹ vậy. Lê Lựu nói chuyện về Mỹ hay tới mức mà người ta đã kinh doanh ông, thu âm bài nói dài hàng hai ba tiếng đồng hồ của ông về nước Mỹ để bán đắt như tôm tươi. Người viết bài này đã nghe băng thu âm buổi nói chuyện về Mỹ của Lê Lựu và rất tiếc cho các vị làm công tác tổ chức đã bỏ lỡ một cơ hội bằng kim cương là không mời nhà thuyết khách Lê Lựu làm bộ trưởng bộ ngoại giao.

Lê Lựu ca ngợi Mỹ tới mây xanh mà vẫn rất chính trị, mà vẫn không mất lòng đảng ta. Ông cũng nói xấu Mỹ tới tận cùng địa ngục mà Mỹ vẫn qúy hóa ông như giời, thế mới lạ. Ông chửi Mỹ rằng nước nó thế nào cũng loạn vì không có ban tổ chức trung ương, vì nó đa đảng nên bất cứ thằng dân nào cũng có thể lên báo chửi tổng thống, không còn quân tị quân nhậm gì, cá mè một lứa, dân cũng như quan, quan cũng như dân, ấm a ấm ớ, chẳng còn tôn ti trật tự gì cả. Ông chê nước Mỹ nó sạch như lau đến ruồi muỗi cũng nghỉ chơi mà bỏ đi. Sạch quá mức là mất vệ sinh nhất; vì trẻ em bị vô trùng từ lúc sinh ra nên nó dễ bị vi trùng tấn công. Nước với chả non, đi bất cứ chỗ nào cũng có rét -rum ( restroom), phí đất vô lối, sao không để đất mà xây trường học bệnh viện như ta, lại coi trọng nơi xin lỗi đi ỉa đến nhường ấy, đúng là Mỹ mới có ( vỗ tay)….Nước Liên Xô thiên đàng xã hội chủ nghĩa anh em ta, sang đó tôi tưởng là Mỹ mà sang Mỹ tôi tưởng đấy là Liên Xô. Ở Liên Xô người ta dùng đất để xây trường đảng, để xây trường học, để xây quảng trường cho quần chúng đến sung sướng vỗ tay, chứ có nhiều chỗ đi toilet phí phạm như bên Mỹ đâu. Lại vỗ tay… Người viết bài này đã mấy lần tí chết khi đi giữa đường phố Matxcova, mắc…quá tưởng đứt thở mà đi mãi không tìm ra nơi trút bầu tâm sự…Người viết bài này cũng từng đến một số thành phố Mỹ. Đúng như Lê Lựu nói, đi mấy bước lại thấy restroom, không mắc… cũng vào ngó qua xem nó sạch cỡ nào…mất hết cả thì giờ vàng ngọc.

Khoa nói của Lê Lựu còn phát huy tới tận mũi Cà Mau, tận địa đầu Móng Cái khi ông kết hợp với ông trạng thần đồng thần sắt Trần Đăng Khoa đăng đàn khắp nơi. Hai ông này đã biến nghề nói chuyện văn chương thành khả năng hốt bạc vô tiền khoáng hậu.

Một người quá thông minh, quá sắc sảo, đầy tài năng văn chương, nói năng như có bùa ngải như Lê Lựu tưởng giời đã cho hết mọi thứ. Hình như xưa nay, các nhà văn có tác phẩm để đời, mấy ai có số phận trơn tru, có gia cảnh ngon lành viên mãn trừ Goethe và Tagore ?

Gần đây, giới truyền thông trong nước đua nhau phỏng vấn Lê Lựu, cốt khai thác bi kịch cá nhân của đời tư nhà văn để câu khách mà ít chú ý đến khía cạnh quan trọng nhất của ông là văn học, lại quảng cáo rùm beng cho “Trung tâm văn hóa doanh nhân” của ông quá mức. Lê Lựu dù làm kinh tế doanh nhân, đã rất thị thành, dẻo miệng ( “Khi lưỡi ta không còn đắng chất thị thành”- Chế Lan Viên) nhưng tính vốn thật thà, báo nào hỏi ông chuyện bi kịch đời tư là ông kể tuốt tuồn tuột. Làm như cứ kể hết xót xa trong người sẽ hết xót xa, kể hết nỗi cô đơn kiếp người của mình ra sẽ hết cô đơn vậy?

Năm 1986, nhờ cú “cởi trói cho văn nghệ sĩ trí thức” của ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Lê Lựu mới in được tiểu thuyết để đời của ông là “ Thời xa vắng”. Ông đã viết tác phẩm lớn này trước “mùa cởi trói” hai năm nhưng không in được. Tôi đã đọc một mạch suốt đêm tác phẩm lừng danh này của Lê Lựu trong sự hào sảng hiếm có. Tôi gọi điện thoại động viên ông, ông bảo: “đánh đổi cả cuộc đời để lấy một cục gạch bằng giấy đó ông ơi”.

Giang Minh Sài nhân vật chính của “Thời xa vắng” vừa là hình ảnh của tác giả vừa là nhân vật hư cấu. Nó có tầm cỡ biễu đạt đa chiều, nhiều tầng nhiều vỉa, thực đấy mà hư đấy, bi đấy mà hài đấy, thông minh một cách ngớ ngẩn đấy và đạo đức tào lao chi khươn đấy. Giang Minh Sài “một nhân vật thời đại”, có một chút phẩm tiết của Chú AQ Lỗ Tấn một tí, Chí Phèo Nam Cao một tí, Xuân Tóc Đỏ Vũ Trọng Phụng một tí, Don Quixote Servantes một tí…nhưng lại rất Lê Lựu. Giang Minh Sài bị sống chứ không phải được sống, bị yêu chứ không phải được yêu, bị sướng chứ không phải được sướng, bị khổ bị cô đơn chứ không phải được khổ được cô đơn. Giang Minh Sài như không phải là một cá nhân mà là một tập thể thu nhỏ thành một cá nhân trá hình. Anh ta bị tập thể hóa cả giấc mơ, bị chi đoàn, chi bộ, đơn vị, công đoàn, cơ quan… chi phối cả mọi bản năng sống; làm như sự tiêu hóa của dạ dày Giang Minh Sài cũng là do tập thể tiêu hóa, bộ phận bài tiết của anh cũng là của tập thể bài tiết, trái tim co bóp của anh cũng là trái tim tập thể co bóp, “con chim” của anh dùng để lấy vợ sinh con cũng là “con chim” của tập thể. Với “con chim” tập thể này anh đã hai lần lấy vợ nhưng đều thất bại thảm hại.

Người vợ đầu của Giang Minh Sài là cô Tuyết nhà quê với cuộc tảo hôn khốn khổ: lấy vợ vì gia đình dòng họ, cũng là lấy vợ cho tập thể chứ có được lấy vợ cho riêng mình đâu ? Người vợ thứ hai của anh Sài là cô Châu thị thành điệu nghệ…lấy cốt để khoe mẽ với thiên hạ rằng gái thị thành cỡ nào Sài ta cũng tán được, cốt để xóa mặc cảm nhà quê vốn dĩ. Nhưng sống với nhau rồi, Châu mới phát hiện ra anh chàng Sài không phải là một cá nhân thuần túy. Linh hồn chồng mình đã bị tập thể hóa, trái tim anh là một khu tập thể thu nhỏ. Anh không phải là một căn phòng riêng tư, mà là một hội trường hội họp, một ví dụ về con người hơn là con người, một ví dụ về “con chim” hơn là một “con chim” biết cách chiều chuộng đàn bà. Thế là để trả thù cái tập thể giả dạng cá nhân có tên là Giang Minh Sài, Châu tìm mọi cách hành hạ Sài cho bõ ghét.

Trong một xã hội bị tập thể hóa đến cả ruồi muỗi cũng phải vào hợp tác xã, ai cho Giang Minh Sài làm một “con người chung chung”, làm một cá nhân thuần túy? Khát vọng được làm con người lương thiện của anh Chí Phèo xưa hầu như vẫn còn là khát vọng của anh nhà quê lên tỉnh Giang Minh Sài trong thời đại thiên đường xã hội chủ nghĩa?

Khát vọng tự do, khát vọng được làm một con người đúng nghĩa của nó, được làm chính mình chứ không phải kẻ khác trá hình mang tên mình là thông điệp Lê Lựu gửi chúng ta thông qua nhân vật Giang Minh Sài. Chừng như Lê Lựu đã bán linh hồn cho Giang Minh Sài để đổi lấy nỗi buồn mênh mông trần thế? “Thời xa vắng” làm Giang Minh Sài bất tử đã cướp hết hồn vía tác giả, khiến Lê Lựu thành bơ vơ chăng?

Sau khi “Thời xa vắng” xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, kẻ viết bài này đã hỏi chuyện hai đàn anh là nhà văn Nguyễn Khải và nhà văn Nguyễn Minh Châu. Cả hai ông anh này đều là người thực tài nên có sự liên tài, nghĩa là không bao giờ đố kị tài năng của người khác, nhất là những tài năng của thế hệ sau mình. Hai ông đều khen ngợi “Thời xa vắng” của Lê Lựu hết lời, khẳng định tác phẩm này chính là cột mốc cho cuộc đổi mới văn chương Việt Nam. Anh Khải bảo tôi: “Hảo này, cái thằng Lựu nó cứ tẩm ngẩm tầm ngầm mà kinh. Nó giấu anh, không hề khoe cuốn này, đến khi in xong mới đem tặng. Các tiểu thuyết của anh là tiểu thuyết thời vụ, qua thời này là vất vào sọt rác. “Thời xa vắng” của Lựu là tác phẩm để đời. Lựu đã vượt lên thứ văn chương minh họa của Khải và Châu, cả Ngọc nữa…Nó là nhà văn số một của thế hệ các ông em tức lứa chống Mỹ của Hảo đấy…”

Lê Lựu đã bán linh hồn cho các tiểu thuyết lớn của đời ông: “Thời xa vắng”, “Chuyện làng cuội”, “ Sóng ở đáy sông”…để chúng sống mãi với nền văn học dân tộc như các tiểu thuyết gia hàng đầu tiền bối: Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng…hằng sống. Lê Lựu bán linh hồn cho Giang Minh Sài không phải để lấy tiền, mà để lấy nỗi cô đơn kiếp người đeo đẳng ông như số phận. Ông từng bị ma nhập một đời để lên đồng với chữ nghĩa, hạnh phúc với bút mực, ăn nằm với giấy trắng. Lúc tuổi xế chiều ông vẫn phải sống một mình một bóng để tu trọn kiếp trong ngôi chùa có tên là văn chương.,.

Sài Gòn ngày 18-04-2012

Trần Mạnh Hảo

8 Phản hồi cho “Nhà văn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai?”

  1. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    Lão Ngoan Đồng says:
    21/04/2012 at 14:23

    Lại thêm một bằng chứng cụ thể nhất về THIÊN TÀI ĐẢNG TA, qua đoạn văn mới nhất sau đây của Trần Mạnh Hảo viết về Lê Lựu:

    [trích]
    Sau cái buổi cho mượn bô Complê quốc doanh và báo cơm cho ăn tới bến của Lê Lựu bữa xa xưa ấy, tôi có nhắc lại kỷ niệm được anh nhà báo trẻ báo “Quân khu Ba” phỏng vấn vì thành tích thi chạy nhanh nhất sư đoàn của tôi, Lê Lựu cả cười nhớ ra bộ dạng thật thà của anh lính trẻ Trần Mạnh Hảo. Lê Lựu bảo : “ Tớ về viết bài báo rất hấp dẫn về cuộc phỏng vấn các nhân vật lính mới sau khóa huấn luyện đi B của sư B20B ở các khâu kỹ thuật : bắn súng giỏi nhất, chạy nhanh nhất, đâm lê tài nhất, ném lựu đạn tài nhất… đưa duyệt đăng, đến đoạn ông trả lời do bố đuổi đánh chạy quanh làng mãi nên thành chạy nhanh nhất sư đoàn, tổng biên tập báo của tớ cười sằng sặc, đoạn bảo :” Lựu viết thế này mà in lên thì bỏ mẹ báo ta mất, do bố đuổi đánh mãi thành ra chạy nhanh, láo, dù chuyện thật đúng trăm phần trăm như vậy cũng phải viết cho nó chính trị chứ ! Tôi chữa như sau : cậu lính mới tên Hảo này trả lời rằng đúng là em mới được học nghị quyết nên đầu óc thông sáng, khi tư tưởng đã thông thoáng thì tạo ra sức mạnh vật chất nghe chưa, nên cậu ta chạy nhanh vì vừa học nghị quyết đảng mới đúng chính trị. Lựu nên nhớ trong chế độ tốt đẹp gấp triệu lần tư bản của chúng ta, báo chí văn nghệ cho đến con người tuốt tuột đều là chính trị hết, nghe chưa ? Mao chủ tịch từng dạy : Chính trị là thống soái là gì ? Chế độ tốt đẹp của ta làm chó gì có cảnh bố đuổi đánh con chạy khắp làng, viết thế là nói xấu đảng ta, nói xấu chế độ tốt đẹp ta. Chỉ có trong chế độ Mỹ-ngụy thì các ông bố mới thi nhau cầm roi đuổi đánh con cái chạy khắp làng khắp phố nghe chưa ?”

    Lê Lựu chiêu một ngụm trà, châm nước cho tôi, đoạn nói tiếp : “ Khi báo đăng, tớ xuống tìm ông để tặng tờ báo in chuyện ông chạy nhanh nhất sư đoàn vì vừa học nghị quyết chứ không phải do bị bố cầm roi đuổi đánh suốt tuổi thơ mà thành ra có thành tích chạy ngang gió thì ông đã đi B…”. Tôi góp chuyện : “ bác Lựu này, tôi nghĩ nếu không có hổ báo đuổi bắt ăn thịt, thì bọn huơu nai đã thành các chú rùa, chứ đâu có thể chạy nhanh đến như thế ?”
    [hết trích]

    Bình loạn:

    Đoạn văn này phải nói là TRÁC TUYỆT !

    Tại sao ư ?

    Bởi đảng ta không ác (liệt) thì mần chó gì có những cộng đồng người Việt hải ngoai sau 1975 và ngày một đông như kiến cỏ chớ. Mjạ cột đèn có chân cũng bỏ chạy khỏi Việt Nam thời CS lên ngôi chúa tể !

    Vâng sau cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại gần một triệu người vào Nam 54, là đến những cuộc di tản, vượt biên không tiền khoáng hậu, làm chấn động lương tâm nhân loại hồi cuối thập niên 70, rồi tiếp tục lan sang hai thập niên 80 và 90, với sự đa dạng về hình thức dân Việt cố chạy thoát khỏi thiên đường CS !

    =====

    Trong THỜI XA VẮNG tôi mới tìm đọc, và “tóm gọn” được đoạn văn tả về THIÊN TÀI CÁN BỘ CỘNG SẢN CẤP DƯỚI ra sao.
    Xin trình bày nơi đây cùng bà con, thử xem tài Lê Lựu đã vẽ lại mặt thật CS ra sao nhé:

    [trích]
    - Tôi muốn để các đồng chí rút kinh nghiệm. Việc gì cũng phải xem xét kỹ càng.Việc gì cũng phải lãnh đạo. Không phải thằng Sài là cháu tôi tôi nói thế. Thử hỏi nếu mai kia trong anh chị em chúng ta nếu ai bị tiếng xấu nào đồn thổi ầm ã một cách oan ức thì các đồng chí cũng mặc kệ à. Lẽ ra khi thấy chuyện này bùng ra, ta phải dập ngay. Một mặt dẹp dư luận, một mặt xem xét thực hư ra sao. Tôi nói, nếu đây không phải là chuyện bịa đặt của kẻ trộm cắp bị đuổi bắt mà cứ giả thiết là có thật một trăm phần trăm thì các đồng chí cũng phải tìm cách dẹp nó đi. Tội thằng Sài đến đâu ta xử lý nội bộ đến đấy. Xử thật nghiêm nhưng bằng những lý do khác, ở thời điểm khác. Thiếu gì lý do để ta cho nó nghỉ, để ta khai trừ nó ra khỏi đoàn. Chẳng hạn ba bốn tháng sau ta cho anh nghỉ, ta khai trừ anh ta bằng lý do điều đi khai hoang anh ta không đi. Đại loại như thế. Như thế có phải vẫn nghiêm khắck mà giữ được uy tín cán bộ không! Huống hồ đây là chuyện hoàn toàn vu cáo. Tuy các đồng chí còn nể tôi, nể anh Tính đây chưa kỷ luật nó nhưng nó còn mặt mũi nào dám đến chỗ đông người nữa.

    Càng nghe ông Hà nói, những cái đầu tán thưởng càng gật gù nhiều. Những khuôn mặt đăm chiêu sâu sắc càng thâm trầm sâu sắc thêm. Cuối cùng ai cũng muốn tỏ thái độ ân hận vì mất cảnh giác, hoặc phẫn nộ với kẻ ăn trộm bịa đặt, hoặc phải có những biện pháp cứng rắn trừng phạt kẻ gian, tung tin đồn nhảm để lấy lại uy tín cho Sài. Những cán bộ già và trẻ, đàn ông và đàn bà là cơ quan lãnh đạo cao nhất của làng Hạ Vị trông mặt mũi ai cũng nghiêm trang, cũng như sắp sửa phải lao vào một công việc vô cùng lớn lao. Ông Hà pha một lượt nước nữa rồi cũng băn khoăn, đồng cảm và nỗi ân hận và bực bội của mọi người.

    - Nhưng tôi đề nghị cần giải quyết thế này: ngày mai các đồng chí uỷ ban cho gọi ông ta lên cảnh cáo về tội trộm cắp và tung tin bịa đặt. Không cần nói rõ ăn cắp gì, tung tin gì. Sau đó bắt ông ta phải về kiểm điểm nhận lỗi trước hội nghị Nông hội. Cũng không cần phải bới móc từng việc và đao to búa lớn làm gì. Chỉ bồi dưỡng để ông ta nói: Tôi đã có vụng trộm trong vụ lũ lụt vừa qua và tung tin đồn nhảm, bịa chuyện cho người khác, tôi xin lỗi hội nghị và hứa sẽ sửa chữa. Chỉ cần thế. Đừng sát phạt nữa, ông ta cũng là người túng đói. Còn với cậu Sài cũng không cần đồng chí nào hỏi han động viên gì, làm thế nào quần chúng lại bảo cán bộ mình cảm tình với nhau. Trong cuộc họp liên tịch nay mai đồng chí chủ tịch nói qua vài lời là chuyện đồng chí Sài chúng tôi đã thẩm tra nghiên cứu kỹ, đã xách nhận chuyện ấy do một người ăn trộm bị đồng chí Sài đuổi bắt đã đổ lỗi của mình người khác. Người ấy đã tự kiểm điểm trước hội nghị Nông hội. Uỷ ban cũng đã gọi ông ta lên cảnh cáo về việc làm sai trái đó, còn đồng chí Sài không hề có chuyện gì nên vẫn tiếp tục công tác bình thường. Làm xong các việc đó coi như xong chuyện. Chúng ta đã tập trung vào việc chỉ đạo trồng khoai mùa, đừng mất quá nhiều vào việc không đâu vào đâu này nữa.

    Thế là mọi việc cứ nhẹ nhõm như lông hồng, đâu sẽ vào đấy. Khi chỉ còn lại chú cháu, Tính trầm trồ khen không hiểu tại sao ông lại biết tất cả mọi việc rõ ràng đến thế. Ông cười nhạt, nói tục:
    - Biết đếch đâu. Tôi chỉ biết bố anh ngày xưa dạy tôi câu chữ nho “Dâm tang gian tích”. Trong chuyện này chỉ mình lão ta biết mà không có tang chứng gì thì coi như không.
    - Nhưng sao chú biết hôm ấy lão ta ăn trộm.
    - Nó ở chỗ ấy. Lão ta ăn trộm đã thành tật. Bịa thêm một lần ăn trộm nữa cũng không sao.
    - Ngộ họ lại căn cứ vào đấy bắt lão ta.
    - Tôi ngồi đây mà để cho họ làm việc trẻ con ấy. Sao lại bắt người không tang chứng gì. Mà tôi nói nếu thằng Sài không đuổi thì lão ta mới bắt được gà, được ngan kia mà.
    - Cháu không ngờ chú lại nghĩ được cách khẳng định là ông ta bắt trộm những thứ đó.
    - Lão cũng khẳng định anh em rồi. Hai bên cùng khẳng định không tang chứng, người ta tin kẻ có tội là kẻ ăn cắp đã thành tật, không ai nghi người chưa mắc lần nào. Nhất là sau trận lụt nhà nào không mất gà, mất ngan, do chuột bọ rắn rết, do chết đói chết rét. Không ngờ lão ta lại có cắt trộm chuối và hốt hoảng nhận tội. Đã nhận một việc tức là anh có làm các việc khác và chuyện thật ông ta nhìn thấy trở thành chuyện bịa đặt. Nhưng anh ở nhà chạy đi chạy về nhắc các cậu ấy đừng làm cái gì quá đáng với lão ta. Chuyện em mình là có thật, mình chỉ tìm cách “rửa nhục” cho gia đình mình, nhưng đừng làm hại đến người khác.
    - Đằng nào cũng phải tim cách cho thằng Sài thoát ly. Nếu được đi bộ đội người ta rèn cho thì yên tâm hơn.
    - Tôi đã biên thư cho ông bạn làm chính trung đoàn và phòng quân lực Quân khu. Đợi một thời gian nữa, khi nào có đợt. Đi bộ đội chắc là được thôi. Trong thời gian ở nhà anh chú ý giữ gìn mọi chuyện về mối quan hệ của nó với vợ con, đừng để cái gì ồn ào lên.
    - Qua đợt này chắc cậu ta cũng tỉnh ngộ ra rồi. Cháu cứ mừng mãi về cái kết quả của tôi hôm nay.
    Ông Hà không nói gì trước sự trầm trồ của cháu, nhưng quả thật ông là người “lăn lộn” và mưu cao. Dư luận đã bôi nhọ thanh danh anh em con cháu nhà ông thì lại chính dư luận rửa sạch tất cả. Người tung tin đã tự thú nhận là mình bịa đặt. Thú nhận trước đoàn, có biên bản hẳn hoi. Chính quyền cũng đã công bố có chứng cứ hẳn hoi. Chính quyền cũng đã công bố có chứng cứ bằng lời khai và buồng chuối tiêu đã được đem ướm vào cuống, cứ khít như in. Thì ra “Cháy nhà mới ra ra mặt chuột”. Thật tội nghiệp cho anh Sài. ờ, mà cũng vô lý, không có nhẽ cả mấy cây số ngập bưng hà như thế không đò giang gì mà cô ta lại đến được đây? Mà ai trông thấy ngoài lão ta? Tại sao nghe cái chuyện vô lý ấy ai cũng tin được nhỉ?
    [hết trích]

    Đọc tiếp theo đoạn sau, độc giả sẽ thấy rõ hơn cái ông chú “cán búa” qủi quái của nhân vật chính là anh Sài, đã mưu sâu để tìm cách cắt đứt mối tình đầu vụng trộm giữa Sài và cô bạn học cùng lớp xinh đẹp thơ ngây tên Hương ra sao.

    Vâng, càng đọc càng thấy chất ngất những giả dối của con người sống dưới thời CS ở ngoài Bắc sau 1954 ra sao.
    Phải nói là thời đó ở nông thôn còn pha trộn lắm thứ tệ lậu, hủ hoá của thời phong kiến ngày cũ, lẫn lộn với cái xấu mới sinh ra vào thời CS. Và CS cũng độc đoán, gia trưởng chả khác chi thời phong kiến là bao, nhưng khéo léo che đậy dưới cái lớp vỏ nhân dân.
    Chính Đảng đóng vai tuồng thay cho tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến thực dân ở nông thôn, lẫn đám vua quan hủ bại ở trung ương, hay đám thực dân của thời thuộc địa.
    Chính đảng là đám vua quan tân thời, là thực dân kiểu mới chứ phải là ai khác ở đây.
    Dân trở nên những kẻ nô lệ cho đảng, nhưng lúc nào cũng phải chịu ơn Đảng và Bác Hồ (viết hoa) !

    Lão Ngoan Đồng

  2. nguyễn duy ân says:

    Trích một ý kiến từ “Dân Làm Báo”:

    TrucmaiApr 18, 2012 11:49 PM

    Cái cách mà Lê Lựu, TMH và các nhà văn bồi bút Việt Cộng nhìn nhận về tâm trạng nhẹ nhàng, thanh thản trong cuộc chiến tàn sát đồng bào thật là ghê rợn.
    Điều này cũng cho thấy một phần thực trạng xã hội miền Bắc trước 1975 như thế nào. Người dân mù quáng nghe theo tuyên truyền của đảng cs. Họ cho là việc vào Nam, gây chiến, tàn sát đồng bào miền Nam là một việc làm thường tình và đúng đắn của họ. Họ tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống và không có một sự tự ấn lương tâm nào. Họ không hề nhận thức gì về việc họ bị lợi dụng cho mưu đồ của quan thầy Trung Cộng. Đến bây giờ mà vẫn còn tự hào và còn nuối tiếc cái cuộc sống tội ác đó chỉ vì một chút bất mãn đối với chế độ mà họ là những tên nô bộc đã từng tận tâm tận lực (!).
    Những điều mà TMH viết ra đây chẳng có gì mới mẻ. Người đọc cũng chỉ muốn biết cho tới nay họ đã học được gì nên mới ráng bỏ thì giờ mà đọc. Hoá ra họ cũng chưa học được gi nhiều ngoài sự nhận thức vị trí rác rưởi của những “cục phân” trong xã hội cộng sản.
    Và hoá ra, càng hiểu về các vị thì càng thấy các vị đáng kinh tởm hơn, ông TMH ạ! Sorry vì sự thật dễ gây mất lòng.

  3. Lâm Vũ says:

    Tôi thích câu “cương” của nhà văn Lê Lựu (anh TMH thuật lại)… “Nước Liên Xô thiên đàng xã hội chủ nghĩa anh em ta, sang đó tôi tưởng là Mỹ mà sang Mỹ tôi tưởng đấy là Liên Xô”.

    Cười muốn tắc thở… cám ơn bác TMH.

    (Gửi nhà văn Lê Lựu: Tôi mới may mắn được đọc cuốn Thời Xa Vắng của bác, cứ tưởng tượng là bác là…. anh Sài. Nay nhờ bác TMH mới biết bác chính là Sài thật… phần nào… thật dễ “thương”).

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bác,

      Bá nhân bá tánh, bá …bao tử !

      Riêng tôi, ĂN HƠI BỊ NGON ở các câu này :

      1/
      Này, bác Lựu nghĩ mãi mà không nói được ra thì điên mẹ nó đấy.

      ĐỪNG NGHĨ NỬA, NGHĨ NHIỀU THÌ VÀO NHÀ TÙ MÀ NGHĨ NGHE CHƯA …

      Bình loạn: Nghe thấy mà kinh ! Mjạ thằng cha học giả (íu học thật) Tây nào đó bảo: Con người là cây sậy biết suy nghĩ ! Thực tế íu phải vậy, nếu cho hắn sống thời CS ! Khôn hồn thì nên để cho Đảng và Bác … NO !

      2/
      Lê Lựu ca ngợi Mỹ tới mây xanh mà vẫn rất chính trị, mà vẫn không mất lòng đảng ta (sic)

      Cho nên, thiên hạ mới khâm phục Lê Lựu sát đất, coi ông như thánh sống, trạng nói. Đến Trần Mạnh Hảo còn tâm phục khẩu phục qua đoạn văn sau đây.

      [trích]
      Người ta đi nghe lũ lượt, khen nước Mỹ thì ít mà khen Lê Lựu nói hay thì nhiều. Khiếp, làm như nước Mỹ nó không nằm trên bản đồ thế giới mà nó nằm trong bụng Lê Lựu vậy. Khiếp, làm như không phải Kha Luân bố đã phát hiện ra châu Mỹ, nước Mỹ mà chính là anh nhà văn quê ở huyện ta, huyện Khoái Châu ta (oai oái như phủ Khoái xin cơm) đã phát hiện ra châu Mỹ và nước Mỹ vậy. Lê Lựu nói chuyện về Mỹ hay tới mức mà người ta đã kinh doanh ông, thu âm bài nói dài hàng hai ba tiếng đồng hồ của ông về nước Mỹ để bán đắt như tôm tươi. Người viết bài này đã nghe băng thu âm buổi nói chuyện về Mỹ của Lê Lựu và rất tiếc cho các vị làm công tác tổ chức đã bỏ lỡ một cơ hội bằng kim cương là không mời nhà thuyết khách Lê Lựu làm bộ trưởng bộ ngoại giao.
      [hết trích]

      3/
      Ai dậy cho Lê Lựu thế nhỉ ?

      Còn ai trồng khoai đất này,
      nếu không phải là cán bộ đảng,
      dậy vỡ lòng cho Lê Lựu … nói phét !

      và TỪ ẤY TRONG TÔI BỪNG NẮNG HẠ
      MẶT TRỜI CHÂN LÝ CHÓI QUA TIM !

      [trích]
      (…) TỔNG BIÊN TẬP báo của tớ cười sằng sặc, đoạn bảo:” Lựu viết thế này mà in lên thì bỏ mẹ báo ta mất, do bố đuổi đánh mãi thành ra chạy nhanh, láo, dù chuyện thật đúng trăm phần trăm như vậy cũng phải viết cho nó chính trị chứ! Tôi chữa như sau: cậu lính mới tên Hảo này trả lời rằng đúng là em mới được học nghị quyết nên đầu óc thông sáng, khi tư tưởng đã thông thoáng thì tạo ra sức mạnh vật chất nghe chưa, nên cậu ta chạy nhanh vì vừa học nghị quyết đảng mới đúng chính trị. Lựu nên nhớ trong chế độ tốt đẹp gấp triệu lần tư bản của chúng ta, báo chí văn nghệ cho đến con người tuốt tuột đều là chính trị hết, nghe chưa? Mao chủ tịch từng dạy: Chính trị là thống soái là gì? Chế độ tốt đẹp của ta làm chó gì có cảnh bố đuổi đánh con chạy khắp làng, viết thế là nói xấu đảng ta, nói xấu chế độ tốt đẹp ta. Chỉ có trong chế độ Mỹ-ngụy thì các ông bố mới thi nhau cầm roi đuổi đánh con cái chạy khắp làng khắp phố nghe chưa?”
      [hết trích]

      ÔI cái thời xa vắng ấy vẫn còn dài dài đến tận bây giờ !

      Chả thế mà Xuân Sách, đã nhân phác hoạ chân dung Vũ Trọng Phụng, mà (chửi bóng gió) rằng:

      Đã đi qua một thời giông tố
      Qua một thời cơm thầy, cơm cô
      Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ
      Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.

  4. nguenha says:

    Thời VNCH,Ông NCK làm Thủ-tướng,có người hỏi ông vì sao cử Ông DM,chẳng học hành gì làm Tổng Trưởng Giáo-dục.Ông Kỳ trã lời” hóm hỉnh”:Ông nầy không ai nói nghe cả,dưa ông vào vị trí nầy dể thiên
    hạ “chưởi”!! Bây giờ trở lại với “giải thưởng văn học HCM”,ai cũng biết Ô HCM không phải là nhà văn hóa:văn thơ thì chôm-chỉa,viết văn ca-tụng mình,môt người chắc chắn không phải nhà văn,nhà thơ…thì cớ gì lấy tên HCM dặt tên cho một giải Văn chương lớn?? Phải chăng dây là “trò chơi”dối với một “Thần tượng’dã hết thời? Phải chăng hiện tượng NCK bổ nhiệm DM năm xưa ở Miền Nam ,lại tái diển !!Lại dể chúng chưởi!
    Dúng như thế! Ô Lê-lựu nói : bây giờ là thời loạn! Không lọan sao dược, “sản-phẩm “một dường,dán nhản một nẻo,như giải văn-học dán nhản HCM,như trường học ,dán nhản Vỏ-thi Sáu,Nguyễn v Trổi…trong lúc “nhản dó”chỉ dán cho một “bến xe”,một “cái chợ”…chưa kể dán nhản dổm “lê v Tám”.Than ôi”thờilọan”
    dâu phải là thời chiến tranh!.Cũng may ô Lê-Lựu không trúng giải như O^ TMH mong dợi.Xin chúc mừng!
    Có nhiều lý do dể Ông L2 không trúng giải,theo tôi “nói thât”là lý do chính.Tôi dã có dịp nghe tòan bộ cuốn
    băng casettebuổi họp báo ngay khi Ông vừa trở về từ Mỹ.Ông nói dược Hôi nhà văn Cựu chiến binh Mỹ mời chẳng qua là “Chó ngáp nhằm ruồi”,lý do khi tiếp mấy nhà báo Mỹ,TBT Nguyen v Linh” khoe”chính sách “dổi mới”,luôn tiện có cuốn sách của L2 nằm trên bàn,O^ NVL dem trình làng,do dó khi mời có tên Ông.Dược mời cùng Ông ,có nhà văn Miền Nam Ngụy-Ngử(Trung úy VNCH) với truyện ngắn “Trung dội trừng giới”dược hảng phim nước ngòai dóng thành Phim,do dó Hôi Nhà văn Mỹ,họ biết(theo lời Ông L2).
    Như vậy Ông Le-Lựu không phải là nhà văn: “duy nhất”VN dược mời( như TMH nói),mà một Bắc,một Nam>Cũng theo lời Ông Lê Lựu,hai nha văn VN phải qua Thailan(VN và Mỹ chưa có quan hệ),Bộ Ngọai
    giao vn nhờ một bà người Việt, có chồng là Dại-Tướng ,người Thái Lan nhờ can thiệp với Mỹ,do dó
    “dùng-dằng” nên 2 Ông nha văn VN qua Mỹ trể,vì thế thời gian rút ngắn.Khi phát biểu tại Hôi nghi ở
    Mỹ về Xây dựng kinh tế sau chiến tranh,Ông Lê-lựu có câu nói dể dời:”Sau bao nhiêu năm chúng tôi chuyên di PHÁ,bây giờ bảo chúng tôi XÂY sao dược!!”(tất nhiên phải có thời gian).Có lẻ dây là câu nói thẳng làm Ông mất “300triệu”!!Câu nầy cũng không thấy Ô TMH dề cập!./Hoan hô Ông Lê-lựu nói quá
    dúng!!

  5. Đức Hào says:

    Theo bác Lựu , bây giờ là thời kỳ loạn vì mỗi người không có lim .
    Vậy lim của thủ Dũng là bao nhiêu ? 5 tỷ đô ? 7 tỷ đô ?
    Lim của tổng Trọng ? 200 triệu đô ? 300 triệu đô ?
    Đảng csvn đang phát triển lên thời kỳ đồ đểu mà . Đểu và loạn gần nhau .

  6. NON NGÀN says:

    VĂN CHƯƠNG VÀ CHÍNH TRỊ

    Chính trị là tham vọng
    Chính trị nhằm quyền hành
    Chính trị thành lừa bịp
    Chính trị thành tinh ranh

    Văn chương chỉ khù khờ
    Văn chương luôn ngốc nghếch
    Nhà văn vẫn đù đờ
    Nhà thơ vẫn nhác nhếch

    Ai ca ngợi lãnh tụ
    Nếu không phải văn chương
    Ai ca ngợi chính trị
    Chính thơ văn vật vờ

    Một bên là khẩu súng
    Một bên là củ khoai
    Trước miệng là khẩu hiệu
    Hỏi thơ văn theo ai

    Đành chọn thuật tuyên truyền
    Theo voi ăn bả mía
    Văn chương để công kênh
    Nghệ thuật thành đồng bóng

    Cuộc đời được tổ chức
    Như bầy chim trong lồng
    Lồng xách đi đây đó
    Văn chương chỉ cu ki

    Hoan hô thần chính trị
    Khớp mỏ được bầy chim
    Chỉ ca không được nói
    Chỉ hót mới có ăn

    Dù vốn ăn khoai sắn
    Song an vui trong lồng
    Nên vô cùng hạnh phúc
    Vẫn tình cảm mênh mông

    Tới khi lồng toạc rã
    Bầy chim liền xổ ra
    Cánh lông cùng xơ xát
    Sao cảm thấy xót xa

    Nên mơ về quá khứ
    Nên mơ về lồng son
    Nên mơ về lãnh đạo
    Oán đời sao lưu manh

    Có biết đâu sự thật
    Chân lý luôn khách quan
    Bốn mùa thay nhau nối
    Đời đâu phải địa đàng

    Tại rơi vào ảo vọng
    Do quỷ thuật tuyên truyền
    Tưởng đời là thần thánh
    Giống chiếc lồng nhốt chim

    Con chim sống ngoài trời
    Để tự do bay nhảy
    Tự mình làm cuộc đời
    Kết ngàn dây thân ái

    Được tự do bay nhảy
    Vút tiếng giữa không trung
    Giữa gió ngàn êm ả
    Tự do cất tiếng vang

    Muốn bay vẫn muôn nơi
    Muốn đậu đều tự mình
    Chẳng cần ai lãnh đạo
    Chẳng cúi mình lụy ai

    Chính trị vốn tầm thường
    Cớ sao phong thần thánh
    Cạm bẫy trở thành nhiều
    Văn chương thành xệ cánh

    Linh hồn chỉ nơi người
    Linh hồn không nơi quỷ
    Khi chính trị ngục tù
    Văn chương thành ác quỷ

    Hoan hô những cánh chim
    Mỗi ngày bay nghìn dặm
    Trong bầu trời tự do
    Không mây đen chính trị

    NGÀN KHƠI
    (19/4/12)

  7. D.Nhật Lệ says:

    Nhờ bài viết này của nhà thơ TMH.mà tôi phải xét lại sự thiếu thiện cảm của tôi đối với nhà văn LL.trước
    đây vì đọc phải bài ‘chân dung nhà văn’ của Trần Đăng Khoa.Cám ơn bác TMH.
    Có điều không hiểu tại sao TĐK.dám bịa chuyện láo lếu như thế để chơi ông LL.được nhỉ ? Chẳng lẽ dân
    miền Bắc sống dưới chế độ CS.quen nói láo,ngay cả nhà văn…nô cũng chơi ‘đểu’ nhau sát ván hay sao ?
    Bác Hảo viết hay lắm vì giọng văn bác như có hồn,thậm chí hơi có giọng kích động hay định hưóng độc giả
    về yêu và ghét.Dĩ nhiên,không phải bác cố ý định hướng dư luận để tuyên truyền không chứng cớ.
    Thế nhưng tôi thấy câu này của bác không hợp lý chút nào khi bảo “Sạch qúa mức là mất vệ sinh nhất…”,
    (dù câu sau đó là chính xác và khoa học).Lẽ ra,bác phải viết “Sạch qúa mức là dễ bị bệnh nhất…” !

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng