WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi

Henry Kissinger

Câu nói trên của Tiến sĩ Kissinger vì một sự hiểu lầm nào đó đã gây ngộ nhận khiến nhiều người Việt quốc gia hận thù nhà ngoại giao này, họ nghĩ rằng ông đã chửi rủa đồng bào ta khi miền Nam Việt Nam đang trong cơn hấp hối tháng 4-1975. Câu này đã được ghi tại trang 641, phần nói về The Fall of Viet Nam, April 1975, trong cuốn Kissinger a Biography của Walter Isaacson, cuốn sách 800 trang viết về Henry Kissinger.

Nguyên văn như sau:

Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on” nghĩa là “Tại sao những người ấy không chết cho nhanh? Điều tệ hại nhất có thể sẩy ra cho họ là cứ sống kéo dài mãi” nếu dịch xuôi cho dễ hiểu là “Sao họ không chết lẹ cho rồi? nếu phải sống ngắc ngoải mãi thật là vô cùng bất hạnh cho họ”.

Ông ta than thở cho số phận của người Đông Dương chứ không rủa họ chóng chết. Ở đây không phải là để bênh vực cho ông này, kết án ông nọ hoặc thương ông này ghét ông kia mà là chúng ta cần hiểu cho đúng lịch sử.

Tháng 12 năm 1974 và tháng 1-1975, CSBV bắt đầu mở cuộc tổng tấn công sau cùng để chiếm miền nam VN tại Phước Long đúng hai năm sau ngày ký Hiệp định Paris. Tháng 3-1975 họ tấn công chiếm Ban Mê Thuột, cuối tháng 3, đâu tháng 4 năm 1975 hai quân khu 1 và 2 lọt vào tay Cộng quân nhanh chóng do sự sai lầm của Tổng thống Thiệu trong kế hoạch tái phối trí lực lượng. Họ bắt đầu chuyển quân đại qui mô vội vã nề phía nam để dứt điểm Sài gòn.

Khoảng đầu tháng 4-1975 trong khi CSBV đang ra sức tiến về Sài gòn, hòa bình Trung Đông thì tả tơi, bang giao với Nga sô xuống thấp, Cam Bốt gần sụp đổ và bây giờ miền nam VN đang bị CS nuốt chửng. Khi ấy ông Tổng thống Ford rời Tòa Bạch ốc đi nghỉ mát đánh golf tại Palm Springs tiểu bang California .
Bản tin truyền hình buổi tối tai Mỹ cho thấy những lời chỉ trích trước cảnh ông Tổng thống Ford đi đánh golf cùng lúc với cảnh Đông Dương đang dẫy chết trong đau khổ. Khi những người phóng viên tới phi trường phỏng vấn TT về thảm kịch đang diễn ra, ông chỉ nói ồ ồ rồi chạy trốn họ. Kissinger và Ford đã cử Tướng Weyand, Tham mưu trưởng tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự trong một tuần kể từ 28-3-1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4-4-1975. Khi về ông đi máy bay thẳng tới Palm Springs để báo cáo trực tiếp tình hình lên Tổng thống. Ông đề nghị cho oanh tạc bằng B-52 trở lại và đồng thời xin viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH, điều xin thứ nhất tái oanh tạc sẽ trái luật, khoản viện trợ trên đây rất lớn mà chỉ có một ít người tin là có thể giúp VNCH cầm cự được. Khoản xin này gồm trên 440 xe tăng, 740 đại bác, 100 ngàn súng cá nhân, 120 ngàn tấn đạn dược.

Báo cáo của Tướng Weyand biện minh cho khoản viện trợ mới nhằm kêu gọi tới cái nhìn địa lý chính trị của Kissinger, nó muốn nói “Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này,nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.

Nói khác đi lời khuyên đó là kéo dài sự kết thúc cuộc chiến tranh cũng chính là cái lý luận mà Kissinger đã có lần dùng để biện minh cho cuộc chiến đấu trên mặt đất: dể giữ uy tín khắp nơi. Ít ngày sau dân biểu Whitten (tiểu bang Mississipi) hỏi “Đề nghị của ông dựa trên cơ bản nào trừ việc chỉ có hình thức, khi chúng ta đều biết chắc là sắp thua rồi?. Tướng Weyand trả lời: “Thưa ông, cái cách mà chúng ta làm hay cái hình thức như ông nói nó cũng quan trọng như thực chất của vấn đề vậy”
Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc của Weyand: “ Nếu ông làm thế, người dân Mỹ sẽ lại xuống đường biểu tình. Các phụ tá của TT tại Palm Springs bàn về khoản xin viện trợ, đa số cố vấn của Ford đều chống đối đề nghị này. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống đối nhưng bị Kissinger loại ra khỏi cuộc bàn cãi và trở về Wasington, ông này cho là tình thế của Quân đội VNCH nay không hy vọng gì.
Kissinger vốn bi quan đồng ý rằng tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng dù vậy ông cho rằng đề nghị xin Quốc hội khoản viện trợ 722 triệu là cách duy nhất để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm. Trên đường tới phòng họp báo để nói cho các ký giả biết quyết định, khi ấy Kissinger quay lai nói với Nessen, tùy viên báo chí phủ Tổng thống về người miền nam VN như sau:

Sao họ không chết lẹ cho rồi? nếu phải sống ngắc ngoải mãi thật là vô cùng bất hạnh cho họ”

Tại phòng họp, Kissinger lý luận theo địa lý chính trị. Ông ta nhấn mạnh quyết định viện trợ sẽ vang tiếng khắp thế giới , cái dấu hiệu gì nó sẽ gửi cho bạn và thù khắp nơi, ảnh hưởng của nó với uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào hơn là hiệu quả quân sự của nó ở vùng bao quanh Sài Gòn. Tiến sĩ nói

“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào”
(Kissinger a Biography, trang 641-642)

Ngày 10-4-1975 Ford ra Quốc hội xin 722 triệu, Kissinger làm việc tới khuya soạn một bài diễn văn chỉ trích Quốc hội đã làm tiêu tan Hiệp định Paris . Lý luận về chữ “uy tín” mà ông đã dùng khi bắt đầu nhiệm kỳ của Nixon cũng là chữ mà ông nhấn mạnh lúc cuối. Trong thông điệp mà ông soạn cho Ford để gửi Quốc hội, lý luận này được nói gọn gàng

Hoa Kỳ không muốn viện trợ đầy đủ cho đồng minh của chúng ta để họ chiến đấu sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta như một đồng minh. Và chính uy tín này là cơ bản cho an ninh của ta vậy”
(Sách đã dẫn trang 642)

Ford giữ câu nói về uy tín nhưng ông làm nhẹ bớt những lời hoa mỹ của Kissinger tấn công chỉ trích Quốc Hội. Ông nhờ phụ tá Hartmann sửa lại dể việc xin viện trợ kết hợp với hòa giải quốc gia. Mặc dù đã nói nhẹ nhàng nhưng tại Quốc hội không có ai vỗ tay cả. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp. Cả Quốc hội lẫn người dân đều không còn muốn ủng hộ cuộc chiến tranh VN .
Sau này Kissinger đổ lỗi cho Watergate đã khiến cho Hiệp Định Paris bị suy sụp. Nói rằng sự sụp đổ quyền hành của Tổng thống có nghĩa là Hoa Kỳ không thể và không muốn cưỡng bức sự thi hành Hiệp định. Nhưng đó không phải do vụ Watergate mà vì người ta đã quá ghê sợ cuộc chiến VN, một cuộc chiến tranh vô ích nó đã tạo tư tưởng cô lập thập niên 70 và khiến cho người dân phải lùi lại trước viễn tượng kéo dài chiến tranh Đông Dương.

Cho rằng quyền hạn của Tổng thống bị Watergate gây ảnh hưởng xấu tệ đến việc thảo luận về VN, cũng vậy nỗi thống khổ do VN có lẽ đã đẩy mạnh sự nhiệt thành của những người chống Nixon trong việc điều tra vụ Watergate. Trong bất cứ trường hợp nào ngay cả TT Ford, vụ Watergate đã qua đi, Quốc hội không cho phép cấp viện trợ kéo dài sự đòi hỏi cho danh dự ở VN.

Cuối tháng 3-1975, do kế hoạch tái phối trí lực lượng sai lầm của TT Thiệu đã khiến VNCH mất hai quân khu 1 và 2, mất luôn cả hai quân đoàn 1 và 2 trong hai tuần lễ từ 14-3 tới 30-3-75. VNCH mất 5 sư đoàn bộ binh (22, 23, 1, 2, 3), 11 liên đoàn Biệt động quân, mất gần hết 2 sư đoàn tổng trừ bị.. vũ khí đạn dược coi như mất hết, một phần lớn lọt vào tay Cộng quân.

Thời điểm giữa tháng 4-1975, dù VNCH có soay sở được một tỷ Mỹ kim để mua tiếp liệu đạn dược cũng không thể cứu vãn tình thế, chỉ trừ có yểm trợ của B-52 mới hy vọng đảo ngược tình hình, lý do quân đội VNCH đã mất một nửa (1/2) lực lượng chính qui (các sư đoàn 1, 2, 3, 22, 23 và 11 liên đoàn Biệt động quân) trong khi CSBV bị sứt mẻ ít hơn.

Ford ít khi nào không nghe lời cố vấn về ngoại giao của Henry Kissinger, người được coi là Khổng Minh thời nay. Một chuyện ít ai biết tới nhưng có ý nghĩa lịch sử là quyết định của ông hôm 24-4-1975, ngay cả khi khoản viện trợ 722 đã bị treo chính thức, ông tuyên bố trong một bài diễn văn tại Đại học Tulane rằng đối với Mỹ cuộc chiến tranh VN coi như chấm dứt. Ít ngày trước đó, ông có nói sơ bài diễn văn này với phụ tá lâu đời Robert Hartmann, ông cho biết Việt Nam đã sẩy ra lâu rồi và không có người sinh viên nào còn nhớ tới, chiến tranh đã chấm dứt.

Ford nói chẳng biết Kissinger có chấp nhận ý tưởng này không? Ông thích ý tưởng này, thảo luận xong ông bảo Hartmann khoan nói cho ai biết chờ ông quyết định, bản thảo có gửi cho Kissinger nhưng không có ghi câu nói về VN này vì muốn dấu không cho Kissinger biết. Khi lên máy bay Hartmann đánh máy bài diễn văn và đưa Tổng thống coi, ông hài lòng. Trước sáu ngàn sinh viên tụ tập tại sân vận động bóng rổ, ông tuyên bố:

“Nước Mỹ có thể lấy lại niềm tự hào trước khi có cuộc chiến VN nhưng chúng ta không thể lấy lại nó bằng cách trở lại cuộc chiến tranh liên hệ với Mỹ nay dã chấm dứt”
(Kisinger a Biography trang 644)

Ford đọc rõ từng câu từng chữ, đám sinh viên ai nấy reo hò, dậm chân mừng rỡ, họ nhẩy nhót ôm nhau sung sướng mãn nguyện trong khi đó tai nước đồng minh xa xôi bên kia trái đất, cảnh máu chảy thịt rơi đang diễn ra hàng ngày. Câu nói “Cuộc chiến đã chấm dứt” vang dội trong nước, nó thể hiện bản tính rộng lượng tế nhị của một người cầu thủ Mỹ già biết cách xử thế cho tế nhị mặc dù đã thua trân đấu khi tiếng còi vang lên và cuộc chơi đã dứt.

Walter Isaacson cho rằng mục tiêu địa lý chính trị phức tạp của Henry Kissinger và ý muốn đổ lỗi trách cứ Quốc Hội của ông có thể hợp lý nhưng nó không còn hợp thời nữa. Điều bổ ích nhất cho nước Mỹ cần làm, cho vấn đề tấm lý trong nước và ngay cả cho uy tín trên thế giới ấy là hãy để cuộc Chiến tranh VN ở lại sau lưng (Sách đã dẫn, trang 644).

Trên máy bay về tòa Bạch Ốc, một ký giả hỏi Tổng thống bài diễn văn này có do Kissinger soạn hay chấp nhận nó không? Ông nói hoàn toàn không. Một người ký giả hỏi có phải Tổng thống cố tình nói thế để đánh dấu sự chấm dứt một thời ký trong lịch sử Mỹ. TT Ford đáp:

Đúng vậy, dù sao đó là một thời khá lâu dài, mối cảm kích của tôi lẫn lộn. Tôi thực tình không muốn nó chấm dứt như thế nhưng ông phải thực tế. Ta không thể thực hiện được sự hoàn hảo trên thế gian này”
(Sách đã dẫn trang 644, 645).

Sáng hôm sau tại tòa Bạch Ốc, Ford cho gọi Hartmann xuống phòng bầu dục, khi ấy Tổng thống đang ngậm tẩu hút xì và Henry Kissinger đang đi tới lui giận dữ như con sư tử mặc dù Ford cố làm cho ông ta bớt giận. Kissinger vung tay trợn mắt nhìn Hartmann bảo:

“Chúng ta không cần phải nói thế, tại sao lại dấu không cho tôi biết tí gì cả?
Hartmann lẩm bẩm nói vì soạn bản diễn văn trễ, không ngờ câu nói về Việt Nam ấy lại tạo lên nổ lớn như thế. Ông ta không nói Ford muốn câu này từ đầu. Ford đồng ý bảo tại vội quá đấy, rồi ông nháy mắt với Hartmann, ông phụ tá này bảo Kissinger “thôi từ nay sẽ không sảy ra chuyện này nữa”

Nhiều năm sau, khi kể lại chuyện cũ, Ford ca ngợi Kissinger không hết lời nhưng khi nói tới bài diễn văn đọc tại Đại học Tulane, ông nói Henry Kissinger không thích câu “chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt” Tôi biết Henry muốn tiếp tục tranh đấu xin thêm viện trợ và trách cứ, đổ lỗi cho Quốc Hội. Chính Ford cũng muốn vậy nhưng ông cho biết đã làm việc tại Quốc hội hai mươi lăm năm, ông biết chắc họ sẽ khước từ. Ford và Kissinger không đồng ý nhau ở điểm đó, nhưng Ford nói ông làm đúng, ông hiểu rõ đường lối của lập pháp hơn Kissinger.

Giờ phú chót, Kissinger tìm một giải pháp ngoại giao và lệnh cho Đại sứ Martin khuyên ông Thiệu từ chức. Hôm sau TT Thiệu từ chức và kết án Hoa Kỳ không giữ lời cam kết, bỏ rơi đồng minh. Sau này Kissinger gửi thư giảng hòa vơi ông Thiệu và nói vụ Watergate đã hủy hoại khả năng của chính phủ Mỹ xin viện trợ cho VNCH năm 1973 và 74 nhất là tình trạng bế tắc năm 1972 do nội bộ Mỹ gây ra. Kissinger nói nếu chúng ta tiếp tục cuộc chiến thì Quốc Hội Mỹ đã áp đặt từ 1973 cái mà họ đã làm sau này năm 1975, ý ông ta nói nếu VNCH không ký kết Hiệp định Paris thì Quốc hội đã bức tử miền nam VN từ năm 1973. Thật vậy tháng 1-1973 Quốc hội Mỹ đã tiến hành cắt viện trợ bỏ Đông Dương đánh đổi lấy 580 tù binh Mỹ nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm (Legislation to terminate the war was speeding its way to the floor – Lary Berman, No Peace No Honor, p.221).

TT Thiệu từ chức ngày 21-4-1975 nhưng BV vẫn tiến quân, sáng 29-4-1975 Đại sứ Martin được lệnh thi hành chiến dịch Operation Frequent Wind (Gió đều), đài phát thanh quân đội Mỹ cử bản “Giáng Sinh Trắng” , người xướng ngôn viên nói “Hôm nay tại Sài Gòn 105 dộ và đang lên” đó là mật hiệu đã định trước cho kiều bào Mỹ biết đế tới địa điểm tập trung di tản. Máy bay trực thăng từ hạm đội bắt đầu tới xà xuống nóc tòa đại sứ Mỹ và những địa điểm khác để bốc người.

Cuộc di tản tại VN không êm thắm như bên Căm Bốt, từ bao lâu nay cảnh hốt hoảng lúc trực thăng rời nóc tòa đại sứ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều người Mỹ, một vết thương kéo dài khác của chiến tranh, một hình ảnh tiêu biểu khác của sự tan vỡ kéo dài một thập niên.

Henry Kissinger nói với các phụ tá trong tòa Bạch Ốc bằng giọng khôi hài cay đắng

Tôi là một Bộ trưởng ngoại giao duy nhất đã mất hai quốc gia trong vòng ba tuần lễ”

Nhiếp ảnh gia trẻ Kennerly chụp hình quang cảnh rồi nói
“Tin mừng là chiến tranh đã chấm dứt, hung tin là chúng ta thua trận”.

Sau này Kissinger viết.

“Lần đầu tiên trong thời hậu chiến, Hoa Kỳ đã bỏ rơi một dân tộc thân thiện vào tay Cộng sản, họ đã từng tin tưởng chúng ta”
(Walter Isaacson: Kissinger a Biography, p.647)

Sự thực Kissinger nhận định không đúng lắm, Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi Trung Hoa năm 1949 và Đông Âu năm 1945.

Trong chính phủ, Kissinger là người cổ võ hăng hái cho viện trợ cần thiết, ông ta tự coi có trách nhiệm vì đã đàm phán tại Paris , sau này ông viết trong hồi ký.

“Hồi đó tôi đã không ký Hiệp định nếu không được Quốc hội quả quyết sẽ tiếp tục viện trợ dồi dào sau khi ta rút quân. Tôi không ngờ chúng ta có thể kết thúc bằng cách vứt bỏ cà một dân tộc mà ta đã kết nghĩa đồng minh”
(Henry Kissinger: Years of Renewal – page 476)

Thấm thoát từ ngày những đơn vị tác chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng cho tới nay 1975 đã mười năm qua, quân Pháp rút khỏi VN tới nay đã tròn hai mươi năm, quân Pháp trở lại Việt Nam tái chiếm thuộc địa đã ba mươi năm qua. Tác giả Walter Isaacson nhận định (Kisinger a Biography, p.647) tất cả những gì Hoa Kỳ đã lưu lại để cho 58,022 người tử trận thấy chỉ là một chút uy tín do thực hiện được Hiệp định ngưng bắn, nó kéo dài vừa đủ để che dấu sự rút lui của người Mỹ. Hòa bình và danh dự mà Kissinger tuyên bố tháng 1-1973 đều không lâu dài. Nhưng Hiệp định Paris ít ra cũng đã tạo được mục đích để Hoa Kỳ từ bỏ lời hứa của họ với Sài Gòn và cái hậu quả mất uy tín thực ra cũng mơ hồ, cái mà Kissinger đưa ra chỉ là mơ hồ
Điều ấy cho Kissinger một chút an ủi, ông ta nhận định rằng sự thất bại ở VN năm 1975 thể hiện một cú đánh vào uy tín nước Mỹ, nó làm tiêu hao sức mạnh của những lời đe dọa cũng như hứa hẹn của Hoa Kỳ trên thế giới. ông nói.

Do bản tính tự xá tội, chúng ta đã phá hỏng cơ bản tự do khắp nơi, sự đầu hàng ở Đông Dương mở màn cho một thời đại ô nhục của Hoa Kỳ nó kéo dài từ Angola tới Ethiopia, tới Iran, tới Afghanistan”
Trang 647

Cũng theo tác giả Walter Isaacson, “hậu quả Domino” mà Kissinger và nhiều người khác tiên đoán không rõ ràng. Việt Nam và Căm Bót đều đã trở thành Cộng sản, nhưng họ lại đánh lẫn nhau thay vì đổ sang Thái Lan. Các nhà chính khách Hoa Kỳ đã không hiểu rõ để rồi hy sinh biết bao nhân mạng.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, trả lời phỏng vấn đài NBC Kissinger nói có lẽ ta sai lầm khi quá quan tâm đến một vấn đề mà bỏ quên những chuyện khác, cuộc chiến này có tính cách Việt Nam hơn là có thể đưa tới ảnh hưởng quốc tế.

Thiếu tướng Vernon Walters tùy viên quân sự, người từng đưa Kissinger đi về trong những buổi đi đêm tại Paris , cho tới nay vẫn giữ được một lá cờ vàng nhỏ của miền nam VN trong văn phòng mình. Khi được hỏi về lá cờ này, ông Tướng giải thích nó tiêu biểu cho “một công việc còn dang dở” (unfinished business). Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ. Đó là một di sản của Hòa bình trong danh dự (Theo Larry Berman, No Peace, No Honor p.273).

Đầu thập niên 70, đa số người Mỹ chống chiến tranh VN và chủ trương rút khỏi Đông Dương, người dân đánh giá cuộc chiến này tàn ác, bẩn thỉu, tốn quá nhiều xương máu vô ích, đáng ghê sợ, dài vô tận không biết đến bao giờ mới chấm dứt … phải ra khỏi Đông Dương, sống chết mặc bay. Quốc Hội Mỹ do thúc đấy của phong trào phản chiến cắt quân viện bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cho rằng nó chỉ là cuộc chiến tranh sai lầm tai hại, đã khiến cho đất nước bị phân hóa, dầy vò cắn xé nhau tan nát trong bao năm qua, quá tốn kém… phải bỏ Đông Dương bằng mọi giá, từ bỏ những lý tưởng xa vời để quay trở về với quyền lợi của nước Mỹ.

Những người Mỹ ủng hộ chiến tranh VN chỉ là thiểu số gồm các nhà lãnh đạo hành pháp như Tổng thống Nixon, Tiến sĩ Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Laird… giới chức quân sự và nhiều nhà học giả nghiên cứu về chiến tranh VN… đổ lỗi cho Quốc hội cắt quân viện khiến cho VNCH sụp đổ, làm phương hại tới uy tín của đất nước trên thế giới. Họ lên án Hoa Kỳ đã tàn nhẫn bỏ đồng minh rơi vào vòng nô lệ của Cộng Sản, những người bạn yếu thế này đã hết lòng tin tưởng vào Mỹ. Họ cho rằng việc rút bỏ dù chính đáng tới đâu cũng không có giá trị đạo đức.

Bên nào nói nghe cũng hay, cũng có lý cả, nhưng chỉ giới trẻ, thanh niên là thích thú nhất, ít ra họ sẽ không phải đi lính đóng đồn xa xôi vạn lý bên kia trái đất. Những người này chiếm đa số trong phong trào chống chiến tranh, đòi rút quân về nước bỏ Đông Dương.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài Liệu Tham Khảo

Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam , A History, A Penguin Books 1991
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

140 Phản hồi cho “Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi”

  1. Phạm Minh says:

    Ngay như Tên CSĐB Liên Thành tay nhuốm máu người dân mà cũng mở mồm nói chuyện đạo đức thì chẳng còn gì để bàn. cứ chửi CS vì Cải cách ruộng đất có đấu tố. Cứ chửi CS vì đưa SQ, quan chức vNCH đi trại cải tạo!. Thử hỏi thời ông Diệm đưa cả triệu dân vô trại cải huấn, nhà có người tham gia đánh Pháp thì thường xuyên bị kiểm tra, bố ráp thì sao?. Thời đệ nhị VNCH bao nhiêu đoạn phim do phóng viên phương tây ghi cảnh đánh đập, đốt phá, tra tấn, mổ bụng tù nhân chiến trường. Tàn sát tù nhân ở các nhà tù Phú Quốc, Côn Đảo…sao không nói, phim ảnh còm đây, kẻ bẻ từng cái răng người tù còn đây…Sao không thấy tên nào mở mồm ra nói. Bọn CCCĐ nói yêu nước nhưng lại mong Trung Quốc đánh VN để cả 2 đều tan hoang như thế bọn nó mới hả dạ. Đúng là bọn sói đội lốt đạo đức…Thật ghê tởm cho những tên già mà ngu xuẩn.

    • Tien Ngu says:

      Bình tỉnh đi anh cò, gì mà rống lên chửi búa xua vậy? Chửi mấy tên già ngu xuẫn để chứng tỏ rằng thì là chỉ có người mần nghề cò mồi VC là biết khôn thôi à?

      Nghe hát thấy thương quá, hát tỉnh rụi không sợ ai cười cả…

      Thời internet, mà lũ Cộng còn hát y như cái thời….đóng cửa rút cầu. Đã bể mánh mà Cộng còn cho cò mồi…vô tư thế này thì quả là…bịnh.

      Tin nào cho hay nà Diệm đưa cả triệu người vô trại cãi huấn? Phải tin…vẹm hôn? Cả triệu người này chắc chạy giặc Cộng ngoài bắc vô nam rồi bị Diêm đưa đi…luôn quá?
      Phóng viên phương tây nào ghi cảnh đệ nhị cộng hoà đánh đập tra tấn, mổ bụng tù nhân chiến trường? Chắc phóng viên…vẹm quá? Đâu post lên vài clip coi thử chơi?

      Thần kinh ngượng để đâu

    • TUẤN says:

      Đúng rồi , VNCH ác quá nên nhà tù của họ mới nuôi tù VC mập ú, tráng kiện như vậy, họ được đá banh, văn nghệ, múa lân giải trí, được khám bệnh định kỳ ! Nhìn loạt hình này có thấy là CS các ông man rợ, thú vật đến mức nào chưa ?
      Xin mời vào trang ” Hải ngoại phiếm đàm” để xem sự thực .

      http://www.proxplaza.com/browse.php?u=sfKRSX89F0a7fJFAGphexXQiCwWmCg%2Fv%2FhpJTaXWoeJG%2BSYXDaKapayBnx1zrIbhdRTKRA%3D%3D&b=29

      http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=3169

  2. DâM Tiên says:

    Nước Mỹ là tác giả cuộc chiến VN. Họ veni, vidi, vinci
    Khi họ vinci, bắt tay với Tàu, thì cam kết ra đi,
    trong khi QLVNCH dũng mãnh bảo vệ VNCH làm cho
    Kiss sốt ruột, mới buông ra lời ‘”Sao chúng không chết
    qúach đi cho rồi.”

    Mỹ chủ trương giải thể VNCH, mà ông Trọng Đạt bênh
    Mỹ, cho là VNCH tự mình làm mình chiến bại.

  3. Kissinger nói hay tụi Mỹ nói cũng chưa phê bằng Mao nói. Mao đã phán là Hồ chỉ còn biết cúi đầu dạ dạ vâng vâng: “Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được”. Có người nói Hồ là tên đần độn nên mới thờ Stalin và Mao như vậy.

    Làm sao Hồ có tư cách hào hùng như Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

    Nếu Hồ có cái giỏi thì đó là giỏi về cái láo. Chết cũng quên tổ tiên Việt mà đòi về với Mác-Lê. Bất hạnh là giờ vẫn còn một số u mê thờ Hồ.

    xtt

  4. DâM Tiên says:

    Dâm tui là người…da vàng đầu tiên đi guốc vô bụng
    chú Sam. Này nhá :
    Mần cái chi, thì chú ta cũng dự trù rất kỹ lưỡng,
    theo…pháp phương Mao Tạch Sùng là Tứ khoái nhứt
    mạn — cái dự trù kế hoạch rất là kỹ lưỡng, tính giai
    đoản thời điểm phối hợp đình huỳnh.
    Nó đã tính, đến thời T là phải bỏ rơi ngài VNCH để
    trao cả chữ S cho CSVN, cho nó đu dây chia hai
    thằng Nga Hoa ra, cho ‘ tao” uýnh thằng Nga trước…

    Mà lạ quá, lính VNCH chúng nó can trường vô cùng,
    lính Cộng Hòa coi thằng lính CS như pha, mấy phen
    xém chém đầu thằng CS…nên ” tao” ngại quá, tao
    phải…nghĩ cách trói tay mau mau thằng Cộng Hòa
    cho rồi .. Đấy cái ý nghỉa ‘ Sao chúng chưa chết
    quách đi cho zồi là như thế, như thế…..(Buồn !)

  5. Havu says:

    Hình như cái này cũng liên quan đến chủ đề bài viết:
    Trong cuốn của Frank Snepp kể lại vào ngày 29 tháng tư năm 1975 trên một cabin của chiến hạm Mỹ. Một vị sĩ quan Mỹ nói thẳng các vị tướng VNCH. Các anh cởi bỏ quần áo, không được đeo cấp bậc, huy chương gì cả. Vì các anh không còn quân đội, không còn tổ quốc.

    • Trúc Bạch says:

      Còn một cái cũng liên can ít nhiều đến bài chủ :

      Vào lúc mà Sài gòn đang bi vây hãm,Trung cộng – qua trung gian đại sứ Pháp tại Saigon – để nghị VNCH hãy “hợp tác” với Trung Quốc để TQ thay thế Mỹ, giúp VNCH chống lại quân cs Bác Việt .

      Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lúc đó là quyền Tổng Thống (vì ông Thiệu từ chức) đã thẳng thừng trả lời rằng rằng :

      - Chúng tôi thà để quân Bắc Việt chiếm Saigon, vì ít ra cũng cùng là người Việt Nam, chứ quyết không cầu viện người Tầu !

      Sở dĩ cụ Trần Van Hương cương quyết như thế vì cụ là người Quốc Gia, cụ hiểu rằng từ xưa tới nay, mỗi lần VN cầu viện Tầu là mỗi lần VN bị Tầu cai trị hoặc lấn chiếm đất đai …Và chỉ có những đứa ngu xuẩn mới tin tưởng và cầu viện Tầu mà thôi !

      Huống hồ, VNCH đã phải khốn khổ dựa vào Mỹ để ngăn Tầu , thì cớ gì bây giờ lại ngu xuẩn mà chui vào háng Tầu ? Cái gương Hồ Chí Minh to tầy liếp đó, muôn đời lịch sử còn ghi .

      Kiss mong VNCH mau chết để cs nhuộm đỏ miền Nam, và do đó mới lòi ra bộ mặt bán nước của Hồ Chí Minh và bè lũ Việt gian cs – Áp dụng đúng với câu :

      Để cháy nhà cho lòi ra mặt chuột

      Kiss đúng là con cáo già , Bây giờ, dù con chuột cống chúa đã nằm trong lăng, nhưng cái mặt chuột của hắn thì “đời đời” vẫn là mặt chuột , phải không anh Havu ?

  6. Bich says:

    Hic, DCV cho đăng bài này và cái tít như vậy là làm lợi cho CS, đọc lại bị rủa thế này thì đúng là những người cờ vàng vỡ tim mất, mà sao không thấy Ngô Kỷ vào đây doạ dẫm nhỉ?

  7. xoathantuong says:

    Tụi Ngoại trưởng Mỹ độc miệng ghê lắm. Dean Rush, Ngoại trưởng Mỹ thứ 54 nói “người ta còng đầu chúng (Hồ Chí Minh) vào tù” thì y như rằng: HCM bị giam xác, tù, ở Ba Đình đến giờ đã bao nhiêu năm mà vẫn chưa được tha cho hỏa táng hay chôn. Lại bị chính đàn em giam tù mới là đau. Hỏi có cái đau nào đau hơn?

  8. Binbon says:

    Cướp nước của người miền nam: nếu nước ngoài vào cai trị nước mình thì gọi là cướp nước, còn người nước mình đánh đổ một chế độ nào đó thì không thể gọi là cướp nước được. Dân chúng miền nam vẫn sống trên dải đất chữ S đấy thôi, một số bà con không thích chế độ này và do điều kiện hoàn cảnh ra nước ngoài sống, không thể gọi họ là những người mất nước, bản thân những người hiện đang sống ở nước ngoài đã về thăm lại VN rất nhiều và nếu họ muốn, họ có thể về hẳn VN sống, cũng đã có nhiều người làm như vậy. Tôi nghĩ nên nói đúng sự việc, sự thật, không nên nói quá và đặc biệt đừng để sự thù hằn với chế độ trở thành sự thâm thù với đất nước!

  9. cánbộnằmvùng says:

    Hỡi anh đi đường cái quan,

    Dừng chân đứng lại cho em than đôi lời i i’

    Đi đâu vội mấy anh ơi.

    Về đây cướp nước của người miền Nam.

  10. Kiến vàng says:

    Ông kiss này độc miệng thật, rủa nó chết đi, nó chết liền năm 1975

    • Truc Bach says:

      .VNCH bị kiss nguyền rủa vì “nó” không biết “nâng bi, liếm lá” Mỹ như Hồ Chí Minh và Phùng Quang Thanh đã “nâng bi, liếm lá” cho Tầu !

      NHÂN DÂN VN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN TRUNG QUỐC ! (Hồ Chí Minh)

      QUÂN ĐỘI VN MÃI MÃI NHỚ ƠN TRUNG QUỐC ! (Phùng Quang Thanh)

      Những câu nói đáng được đưa vào “Guinness” cho những câu nói Nâng Bi , Liếm Lá ngoại bang thô bỉ nhất, nhục nhã nhất !

    • ABC says:

      Bò vàng chứ Kiến vàng cái con khỉ khô gì !

Leave a Reply to TUẤN