Tháng Tư…Cuội
Thiên hạ nói thật mãi cũng chán
Mồng một chơi trò “Cá Tháng Tư”
Xứ mình nói dối hoài không ngán
Cuội cũng chơi ngày “Cuối Tháng Tư”!
Tháng Tư ngày cuối đúng Ba mươi
Nguyệt tận, Cuội ta ha hả cười
Cuội bảo điềm này ta thắng lớn
Tư bản ngày mai giẫy chết tươi !
Ngờ đâu Anh Cả lăn ra chết
Cả phe nhà Cuội đau lê lết
Láng giềng thừa thế tóm thằng em
Cuội hóa chư hầu, thờ chú Chệt!
Cuội bịp nhà nông, bịp thợ thuyền
Cuội theo Tư bản, lại chuyên quyền
Cuội khoe leo lẻo trăm ngàn thứ
Dấu giữa tim đen một chữ…Tiền!
Tớ hận trời sinh cái Tháng Tư
Chìm trong dối trá thực như hư
Cuội càng thắng lớn, dân càng bại
Tiên Lãng-Văn Giang… chết đứ đừ!
30 tháng Tư năm 2012
Tác giả gửi đăng
Tặng những người đã ra đi từ ngày 30 tháng 4,1975!
____________________________________________
Họ không cúi đầu,họ ngang tàng ĐỨNG xững
Cô đơn nhìn,trùng điệp lũ BUÔN dân
Liếm gót nhau,lên mặt công thần
Coi sông núi,như quân cờ,lá BẠC
Họ đi đâu?Bỏ RUỘNG vàng,SÔNG bạc
Bỏ xóm LÀNG,bỏ cả TỔ TIÊN
Họ đi đâu?Dữ dội giữa lòng đêm
Mắt lòe MÁU,miệng reo hò,tim THỔN THỨC
Họ đi đâu?Những người còn khố RÁCH
Trải bao đời BÁM chặt lấy QUÊ HƯƠNG
Sống HIỀN lành,thanh thản,sống yêu THƯƠNG
Chung NHẪN NẠI,góp mồ hôi,cùng KHỔ não
Họ đi đâu? Ai HUNG TÀN,ai MA ĐẠO?
AI,ai,ai?Mà vạn nẻo xô nhau
Họ đi đâu?Mà vui nhỏ,lớn xầu
Họ đi đâu? Mà băng RỪNG,tắt NÚI
Họ đi đâu?Mà rông hàng,thưa lối
Họ đi đâu?Mà SÚNG đuổi,BOM lan
Họ đi đâu?Mà UẤT KHÍ ngút ngàn
Họ đi đâu? Họ đi tìm ĐẤT SỐNG.
(Thơ Phạm mạnh Viện)
Thưa bà con,
1/
Vài năm trước, cứ đến gần ngày 30 tháng Tư, bạn bè cũng lớp tôi lại thường lập lại câu hỏi trên Diễn Dàn (Forum) chung của lớp mình, và đặt câu hỏi: VÀO THỜI ĐIỂM ĐÓ BẠN ĐANG LÀM GÌ ?
Xin tạm giới thiệu một chút về cái lớp của tôi nhé.
Bọn tôi vào niên khoá 67-68 học dự bị Y Khoa SG, tên thường được biết là APM, viết tắt của Année Préparatoire en Médecine (bên Nha khoa lại là APD = Année Préparatoire Dentaire, tuy nhiên lại không gọi là dự bị Nha khoa, mà tính luôn là năm thứ nhất).
Tình hình ở miền Nam cực kỳ bất ổn, nên khi chúng tôi dự thi tuyển vào Y, có trung tâm thi bị những người biểu tình chống chính phủ xông vào xé bài thi của thí sinh, khiến cho phải tổ chức thi lại ở một số nơi (chẳng hạn ở trường đại học Khoa học). Rất may tôi thi ở một trường trung tiểu học gần trường Y, được bình yên và không phải thi lại.
Hình như đó là dấu hiệu báo tin (tiền chứng; prodrôme) cho biết số phận không may mà định mệnh đã dành sẵn trong suốt thời kỳ bảy năm sinh viên trường thuốc của chúng tôi. Bởi xưa nay chưa hề xảy ra sự kiện (incident) như thế. Và thực tế chứng minh đúng thế thật !
Mới học vài tháng là dính ngay cái tết Mậu Thân 1968 kinh hoàng. Thế là xếp bút nghiêng theo việc đao cung trong vài tháng.
Rồi chính phủ quân nhân Kỳ-Thiệu (thiếu tướng không quân Cao Kỳ là nhân vật số một quyền lực, mặc dù mang danh là chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương; tương đương với thủ tướng; còn trung tướng Văn Thiệu là chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, tương đương với chức tổng thống, hay quốc trưởng, để làm vì thôi, thực quyền trong tay ông Kỳ) đẻ ra chương trình gọi là Quân sự Học đường, bắt mọi sinh viên nếu muốn hoãn dịch vì lý do học vấn, phải tự nguyện ghi danh theo học các khoá quân sự học đường, tổ chức ở ngay trường mình, trong ba năm học liên tiếp.
Có học mới được hoãn dịch, và khi ra trường, bị động viên đi lính, sẽ căn cứ và đó mà miễn cho phần học quân sự ít nhiều. Chẳng hạn bọn tôi là lính ngành chuyên môn, về quân sự học ở trường như thế là đủ xài, chỉ cần học bổ túc sơ sơ một chút hành chánh quân y là allez ra đơn vị ngay.
Rồi cắp sách đi học lại, nhưng có lệnh là mỗi tuần phải học quân sự học đường một lần vào thứ bảy; mỗi cuối niên học đi học tập trung quân sự ở quân trường một tháng, y như những người lính thứ thiệt. Vì biến động trên mà năm đó APM chỉ tổ chức được một khoá thi duy nhất. Ai rớt là đi lính ngay theo lệnh tổng động viên khẩn cấp lúc đó. Không ít bạn tôi đã phải rời mái trường thân yêu, sau khi may mắn đậu thi tuyển vào học Y thật khó khăn vất vả.
Cả vài ngàn người dự thi trong toàn miền Nam, mà chỉ tuyển lấy có khoảng gần 200 người (chính xác khoảng 150; riêng lớp tôi lại lấy hết người đậu bảng phụ nên con số vọt lên gần 300, cho nên kỳ thi cuối năm APM lại rớt dữ dội, bởi chỉ một khóa thi và đại giảng đường cùng các nơi thực tập lẫn thày bà của trường Y mới dọn về cơ sở mới do Mỹ xây, chỉ đủ chứa nổi khoảng gần 200 sinh viên cho mỗi khóa học. Chúng tôi đã hồi hộp theo dõi bên ngoài cuộc họp tuyển chọn số sinh viên chấm đậu cuối năm học giữa hai khoa trưởng trường Khoa học, nơi chúng tôi học nhờ, giáo sư tiến sĩ Vật lý Nguyễn Chung Tú và khoa trưởng YKSG giáo sư thạc sĩ Y môn Tiết Niệu Ngô Gia Hy, bà con với cố tổng bí CS Ngô Gia Tự).
Lên năm thứ nhất, được chính thức mỗi ngày theo học khoảng 6 tiếng lý thuyết tại đại giảng đường trường Y, hoành tráng và tối tân nhất các trường đại học Việt Nam (kể cả miền Bắc), hay đại ngôn không sợ bị cười chê là nhất luôn cả Đông Nam Á ! Thật bõ công năm dự bị bị đối xử như con ghẻ, học ở khu Cơ thể học cũ cách xa khuôn viên trường Y mới tinh, và thực tập ở trường đại học Khoa học. Đi quân sự học đường bị xếp chung với đánh sinh viên khoa học !
Vinh dự cực kỳ được vài tháng thì tin sét đánh nổ tung. Số là sau tết chúng tôi nói riêng và sinh viên toàn trường YSG nói chung phải chịu một cái tang chung. Ông thày Trần Anh, giáo sư thạc sĩ Nhân chủng học (nay gọi là dân tộc học) của chúng tôi bị tử vong.
Ông đang là giáo sư hướng dẫn năm học chúng tôi, bởi ông là trưởng khu Cơ thể học (Anatomie), môn học quan trọng nhất trong năm thứ nhất thời chúng tôi, bởi từ đó dồn hết vào học trong một năm thôi, bị học trò cũ theo CS chỉ điểm, táo bạo ám sát trong lúc ông lững thững đi bộ từ trường về nhà gần đó sau một buổi học.
Năm đó đặc công CS ám sát hai giáo sư của trường YSG, đó là giáo sư Trần Anh như đã nói và giáo sư Lê Minh Trí, trưởng khu Dược Liệu học (Pharmacologie), National American Board of ENT, đương kim tổng trưởng giáo dục (?) thời Kỳ.
Các năm kế tiếp đều có ít nhiều bất ổn, mặc dù ko bị choc bởi những tin động trời, làm đảo lộn cuộc sống thường nhật sinh viên. Nhưng vào mùa hè đỏ lửa 1972, Cộng quân đánh chiếm Quảng Trị và đe doạ Huế. Đang học cuối năm thứ tư, một số bạn lớp tôi hơi lớn tuổi qúa qui định, buộc phải dự thi một khoá đặc biệt lên năm thứ năm, để rồi dù đậu hay rớt đều phải bỏ ngang việc học, đi học quân sự ở quân trường Thủ Đức, và ra trường với cấp bậc chuẩn úy (trong khi chỉ học thêm một hai năm nữa thành y sĩ và mang lon đồng hóa trung úy !).
Chúng tôi tốt nghiệp cuối năm 1974. Bọn con trai dân y chưa thi mãn khoá, nhưng giấy gọi trình diện nhập ngũ ở trung tâm Ba tuyển mộ lính đã gửi tới nhà vài tháng trước đó. Nghĩa là đậu hay rớt đều đi lính và rồi sau đó xin thượng cấp nghỉ phép về thi lại cho song việc học vấn !
Ngày mồng hai tháng Giêng năm 1975 tôi trình diện để chính thức gia nhập quân đội, giã từ đời sống dân sự. Tôi đâu ngờ chỉ vài tháng sau mình từ một y sĩ trung úy VNCH trở thành một tù hàng binh của chế độ CS. Lẽ ra tôi phải ra đơn vị từ lâu, nhưng do cái lệnh quái qủi của tonton Thọi rút lui chiến thuật ở Tây Nguyên, trở thành ác mộng cho quân dân miền Nam. Quân cờ Tây nguyên đổ kéo theo hiệu ứng Domino đổ sụp nguyên miền Nam thật tức tửi !
2/
Tổng quan là như thế, đi sâu vào chi tiết giây phút hấp hối của VNCH mà tôi chứng kiến như ri.
Do bị kẹt lại ở trường quân Y, bởi nghẹt ứ đám bại binh đủ loại bỏ chạy từ miền Trung về Sài Gòn và vùng phụ cận nói riêng và vùng đất quốc gia còn lại nói chung, nên chính quyền Thiệu-(Hương)-Khiêm (tonton Thiệu, phó tonton Hương, thủ tướng Khiêm) áp dụng cái gọi là TÁI PHỐI TRÍ ! Nghĩa là sắp đặt lại hàng ngũ chỉnh tề, sau những thất bại nặng nề mất hẳn vùng một và vùng hai, tức trọn bộ miền Trung vào tay CS.
Sau này hồi tưởng lại, các bố tướng trường Quân Y, điển hình như y sĩ đại tá gốc Dù HOÀNG CƠ LÂN, đang lo sốt vó, tìm đường chẩu cho lẹ, nên lơ là bọn lính mới tò te chúng tôi trong cái gọi là Khoá 17 Y Nha Dược sĩ Trưng Tập chừng khoảng 50 chục (kể cả Y khoa Huế chừng trên chục mạng thì phải). Cũng như nhờ đám Y Huế đi học quân sự ở Thủ Đức, (lúc xưa hình như không có nơi học tập trung quân sự vào dịp hè như bọn YSG) nên bọn tôi phải chờ họ, do đó chưa ra đơn vị.
Cứ thế cả nhỏng ở SG tụ họp tán phét mỗi ngày sau khi đến trình diện đơn vị là trường quân y, rồi tan hàng mạnh ai nấy làm gì thì làm.
Nhờ tấm lịch trong bài chủ ghi rõ 30 tháng tư năm 1975 rơi vào ngày thứ tư và tôi check kỹ lại ngày Nguyễn Thành Trung ném bom dinh Độc Lập hôm thứ hai 28 tháng tư, như thế weekend rơi vào ngày thứ bảy 26 và chủ nhật 27.
Số là ông chỉ huy trưởng Hoàng Cơ Lân thấy bọn tôi quá “lè phè”, nên cho tập hợp cả đám lại vào buổi trưa hôm thứ bảy 26 ở sân vận động trường quân y, gọi tên mỹ miều là “Vũ đình trường” để thuyết giáo rất ư hùng hồn và ái quốc ái quần. Đại khái ông chửi bọn tôi tan nát, một bọn trí thức ăn hại đái nát ! Trong lúc đất nước nguy vong mà không tự giác. Thay vì chờ lệnh lại thờ ơ, đàn đúm chơi bời … Lẽ ra phải tự giác tìm đến các bệnh viện cũ để phụ giúp các nạn nhân chiến cuộc etc etc etc
Quả thực ông nói oan cho bọn tôi, bởi đâu phải cả bọn đứa nào cũng đã đậu hết các môn học, để an tâm lên đường làm nghĩa vụ công dân. Cũng như phải lo soạn luận án, để có thể mở phòng mạch kiếm bạc cắc sau này chứ. Nhưng trước mắt đã bảo vệ luận án thì được bốn (4) điểm ngon lành, khi chọn đơn vị sẽ được thoải mái hơn. Thực tế cho thấy có khi chỉ cách nhau nửa điểm đến một điểm mà khi chọn đơn vị có kẻ đi vùng hoả tuyến nguy hiểm, hay nơi đèo heo hút gió, buồn muôn thuở, trong khi kẻ may mắn sẽ được ở đơn vị tĩnh tại tha hồ vi vút mở tiệm kiếm bạc cắc, lại ôm chữ thọ to tổ bố! Mjạ bảy năm học xanh xương mất máu, thiếu ngủ căng thẳng thần kinh tột độ.
Vả chăng bệnh viện dân y cũng đầy bác sĩ, sinh viên …; mình thân khoác áo lính nhào vô được cái giải rút gì ! Ổng ngồi tuốt trên cao, chỉ lý tưởng hão, chỉ được cái to mồm. Chả thế mà đám đồng nghiệp và đám quân y dưới trướng gọi trộm sau lưng là HOÀNG CƠ … LÈO ! Tức vô cùng “lèo”, “mười voi không được bát nước sáo” ! Dân Nam Kỳ gọi là “đía”, dẫn xuất từ tiếng Pháp “dire” là “to talk”, chỉ biết phùng mang trợn mà thuyết giáo thui.
Ổng hăm he hẹn sáng thứ hai vô chào cờ sẽ thị sát hàng quân và chú ý kỹ đám lóc chóc bọn tôi. Tên nào mà ko giữ đúng quân phong quân kỷ là sẽ phạt ngay. Bọn tôi nín khe không dám thở mạnh. Cuối tuần về cạo sạch đầu râu, áo quân sắp sẵn chỉnh tề.
Rồi thứ hai mình “đến hẹn lại lên”, ai dè ổng dzông mẹ nó từ lúc nào rồi. Trung tá chỉ huy phó là là bác sĩ Tú ngẩn ngơ cho tan hàng. Trường quân y với tôi kể như phá sản từ đó và tôi chẳng trở lại trình diện mỗi ngày nữa, bởi tất cả như rắn ko đầu ! Đến chỉ bẽ bàng chứ không được cái vinh hạnh hay động viên nào cả. Phản bội rõ ràng ngay trước mắt mình. Thực tế cho thấy rõ như vậy, chả cần ai thuyết giáo !
17 năm sau, “tình cờ đất khách gặp nhau”, lẽ ra “con mắt có đuôi”, nhưng đại tá Lèo ở đại hội y nha dược sĩ hải ngoại ở Paris vào hè 1992, lại vẫn cố tật không chửa. Ông nổ to hơn tạc đạn, để ủng hộ ồn ào đám Khiến Chán nhà ổng, trong lúc họ đang tang gia bối rối (chưa sáng tỏ về cái chết của ông Hoàng Cơ Minh), khiến tôi bực cái cửa (… nhà) mình, đứng lên mắng xéo một mách vị chỉ huy dơ dáng dạng hình này.
Đù má, chả khác gì cái anh Tố Hữu bị Xuân Sách chửi thẳng bằng câu NHÀ CÀNG LỘNG GIÓ THƠ CÀNG NHẠT / MÁU Ở CHIẾN TRƯỜNG HOA Ở ĐÂY !
3/
Như “chó mất chủ”, tôi cùng thằng bạn thân cùng xóm là hải quân trung úy Vương Đình Ánh, di tản từ vùng hai về SG, ngủ nhờ nhà tôi mỗi ngày. Bởi nhà nó ở Thủ Đức, không yên bằng ở SG, nên ko dám về lại nhà.
Hai thằng lang thang đi xem phim cũ chiếu lại ở rạp hát Eden, trong thương xá Eden.
Chào thầy Cường,
Thật là may mắn cho các bệnh nhân hồi đó quá, thầy ạ!
Bệnh nhân tiêu chảy cấp tính đang…phẹt phẹt, mà được gặp thầy “Psychiatrist” LMCương càm ràm như vầy:
“…Thực tế cho thấy có khi chỉ cách nhau nửa điểm đến một điểm mà khi chọn đơn vị có kẻ đi vùng hoả tuyến nguy hiểm, hay nơi đèo heo hút gió, buồn muôn thuở, trong khi kẻ may mắn sẽ được ở đơn vị tĩnh tại tha hồ vi vút mở tiệm kiếm bạc cắc, lại ôm chữ thọ to tổ bố! Mjạ bảy năm học xanh xương mất máu, thiếu ngủ căng thẳng thần kinh tột độ…”
Thầy …Rầu (LMC) ơi ta xin chào mi, ta biết gặp thầy Cường là sẽ về chầu ông bà sớm hơn!…