WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kịch bản 75: Xin cùng nhau viết lại lịch sử

Đêm không ngủ:

Khi tiếng kêu tuyệt vọng của đại tá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó sư đoàn 23 yêu cầu không quân dội bom trên đầu, thị xã Ban mê Thuột đang ở những giờ phút cuối.

Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975.

Sau khi đánh thăm dò lấy được Phước Long, tiếp theo trận chính thức mở màn hạ xong Ban Mê Thuột, từ cao nguyên Văn Tiến Dũng báo tin chiến thắng về Hà Nội. Lê Duẩn cho lệnh phát động chiến dịch Hồ chí Minh. Bắc quân mở 3 mặt trận tổng tấn công miền Nam. Từ Phước Long đánh xuống Sài Gòn. Từ Cao nguyên cắt ngang duyên hải và từ Hỏa tuyến đánh thẳng vào Thừa thiên.

Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975.

Tổng Thống Thiệu vẫn còn ngồi trên bàn viết ở cánh phải dinh Độc lập. Ông xem lại xấp hồ sơ của bộ tổng tham mưu trình bày về khả năng giữ đất theo mức quân viện do trung tướng Đồng Văn Khuyên trình lên đầu tháng 2. Tài liệu này ban tham mưu Mỹ và Việt ước tính với tình trạng viện trợ cắt giảm hiện nay thì sẽ phải bỏ gần hết lãnh thổ vùng I và II.

Hồ sơ màu đỏ của tướng Ted Serong đề nghị các cuộc triệt thoái chiến lược khẩn cấp. Tuy nhiên viên tướng Úc chuyên về nghiên cứu chiến trường ghi rõ kế hoạch của ông phải thi hành từ cuối năm 1974. Qua đến 1975 thì vô phương vì quá muộn. Trên bàn viết có những hàng chữ gạch xóa. Bỏ Pleiku, tái chiếm Ban Mê Thuột ? Bỏ Huế, giữ Huế? Đem dù về Sài Gòn. Bọn Mỹ phản bội. Từ chức hay ở lại?

Vị tổng thống miền Nam viết xuống những suy tư trong hoàn cảnh hết sức bối rối cô đơn. Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975

Quay qua xấp hồ sơ mầu xanh của bộ tổng tham mưu mới được đại tá Đỗ Đức Tâm trình hồi chiều. Tổng Thống Thiệu hờ hững cầm lên đọc đoạn mở đầu :

Kế Hoạch Diên Hồng 75

“Giải pháp sau cùng cho miền Nam ”. Chiến tranh nhân dân chống chiến tranh nhân dân. Đi vào chỗ chết để tìm đường sống.

Ông Thiệu sững sờ đọc đi đọc lại các tựa đề. Đây là văn tài liệu viết báo chứ đâu phải văn thư trình tổng thống. Không có gì chứng tỏ đại tướng Cao Văn Viên đã duyệt qua báo cáo này.

Ông bắt đầu giở từng trang. Toàn bộ kế hoạch do 5 đại tá của bộ Tổng tham mưu soạn thảo với các giải pháp hết sức quyết liệt để cứu miền Nam vào những giờ phút tuyệt vọng.

Ông Thiệu ngả người xuống ghế salon, và mở từng trang ra đọc. Đêm hôm đó ông hoàn toàn không ngủ.

Đó là đêm 13 tháng 3 năm 1975

Bình minh của tổng thống.

Sáng sớm ngày 14/3/75, vị tổng thống miền Nam mới chợp mắt trên ghế salon ngay trong văn phòng. Bà Thiệu từ trên lầu 3 phía hậu dinh đi xuống hai lần nhưng không dám làm ông thức giấc.

Khi những tia nắng sáng soi vào hành lang, tổng thống Thiệu tỉnh giấc, lập tức ra lệnh cho đại tá Võ Văn Cầm, chánh văn phòng hủy bỏ chuyến bay dự trù cho buổi họp tại Cam Ranh. Đại tá Cầm nhận lệnh tất tả về lại văn phòng kêu điện thoại. Buổi họp Cam Ranh dự trù có tướng Phú quân đoàn II, tướng Quang cố vấn an ninh, đại tướng Viên và thủ tướng Khiêm sẽ không thực hiện như đã dự trù.

Tổng thống quyết định chủ tọa một buổi họp khác tại bộ tổng tham mưu tổ chức cấp thời lúc 11 giờ trưa.

Hội nghị Diên Hồng của quân lực VNCH.

Ông điện thoại liên lạc thẳng cho tướng Trần Văn Hai, tư lệnh sư đoàn 7 tại căn cứ Đồng Tâm. Đại tá Trần Thanh Điền đứng bên nghe được những lời sau cùng tổng thống Thiệu nói với vị tướng sư đoàn 7 bộ binh.

“Tôi nhờ anh Điền đem bà xã và gia đình xuống Đồng Tâm.
Anh lo hộ cho gia đình tôi trú ngụ dưới đó. Sau cuộc chiến này tôi sẽ gặp lại”.

Đại tá Vũ Quang Chiêm, chánh võ phòng và đại tá Điền, trưởng khối cận vệ cùng nhìn nhau. Tiếng nói của tổng thống Thiệu nghe hơi lạ. Qua một đêm, ông Thiệu hình như trở thành người khác.

Ban hành thêm một số chỉ thị, ông cầm xấp hồ sơ bìa xanh của bộ tổng tham mưu đi lên lầu. Đại tá Võ văn Cầm bước theo, tay cầm giấy bút ghi lại các khẩu lệnh.

Tổng thống vừa đi vừa nói.

”Việc bàn giao giữa nội các của ông Khiêm và ông Cẩn cho làm gấp. Anh phụ nhà tôi kiếm một bộ quân phục với cấp bậc thời kỳ lãnh đạo quốc gia cho tôi. Xem chừng chật rồi.

Mời phó tổng thống, thủ tướng Khiêm và ông Nguyễn Bá Cẩn chiều nay họp với tôi trong bộ tổng tham mưu.

Tôi muốn tất cả các sĩ quan từ cấp đại tá trở lên họp mặt tại trại Trần Hưng Đạo trưa nay. Trình với đại tướng Viên thu xếp cho mọi người ăn trưa. Cơm tay cầm được rồi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên chuẩn bị cho tôi tài liệu đầy đủ về tiếp vận. Nói với các tướng lãnh từ nay tuyệt đối không thông báo công việc và tin tức cho Hoa Kỳ.”

Đại tá Cầm bèn hỏi lại:

Như vậy sẽ phải tin cho đại tướng tổng tham mưu trưởng…

Dừng lại ở cửa phòng, ông Thiệu nói chậm rãi:

Không, từ nay tôi sẽ kiêm tổng tham mưu trưởng, đại tướng Viên sẽ là cố vấn cho tôi. Tôi sẽ làm việc bên bộ tổng tham mưu.
Tôi giao cho các anh giữ dinh Độc Lập với cụ Hương. Đánh xong trận này tôi sẽ trở lại.”

Quả thực cũng như ông Điền và ông Chiêm, đại tá Cầm sững sờ khi thấy ông Thiệu trở thành một người khác

Phiên họp lịch sử.

Lần đầu tiên cờ 3 sao của trung tướng Nguyễn văn Thiệu bay trở lại trên tòa lầu chính. Từ nhiều năm qua cờ 4 sao của đại tướng Viên đã không được treo theo lệnh của chính vị tổng tham mưu trưởng.

Câu lạc bộ sĩ quan trở thành nơi họp đại hội đồng quân lực gồm tất cả các đại tá và tướng lãnh tại bộ tổng tham mưu. Hơn một trung đội quân cảnh được huy động gác vòng trong vòng ngoài.

Một trăm ổ bánh mì Bưu điện đặt trên bàn nhưng dường như không ai đụng đến.

Ngồi sau một bàn nhỏ đơn độc từ phía trên ngó xuống, trung tướng Thiệu mặc quân phục 3 sao bắt đầu bằng giọng bình dân cố hữu nhưng có phần xúc động.

“Cố vấn Mỹ bảo tôi bỏ đất. Cố vấn Úc cũng bảo tôi bỏ đất. Pháp bảo tôi hòa giải với cộng sản. Hoa Kỳ bảo tôi phải ra đi. Chính khách Saigon đề nghị lập chính phủ liên hiệp. Cộng sản bảo rằng không nói chuyện với Thiệu. Cũng không liên hiệp với cụ Hương.

Nixon không còn nữa, Ford không phải là tổng thống do dân bầu nên không quyết định. Hoa Kỳ đã dứt khoát quay lưng lại Việt Nam.

Tất cả đều nói là Thiệu cản trở hòa bình. Thiệu phải ra đi.

Đêm hôm qua tôi đã chuẩn bị đi Cam Ranh để ban hành lệnh tái phối trí rất quan trọng. Nhưng nay tôi quyết định ở lại.

Không phải chỉ là không đi Cam Ranh. Tôi sẽ không đi đâu cả. Tôi quyết định ở lại và sống chết với anh em.

Vừa nói đến đây, ông Thiệu nghẹn lời và cả hội trường bừng lên tiếng vỗ tay vang dậy.

Chờ cho cơn xúc động chấm dứt. ông Thiệu nói tiếp.

-“Tôi sẽ không từ chức. Từ nay, tôi sẽ là tổng tư lệnh kiêm tổng tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu. Khi tôi nói chuyện với các anh ở đây thì nhà tôi và các cháu đã về quê Mỹ Tho. Với tính bông đùa cố hữu, ông Thiệu nói. Mỹ Tho chứ không phải là Mỹ quốc.” 

Ông cao giọng:.

Sẽ không có thằng Tây thằng Mỹ nào đuổi tôi đi đâu được. Bởi vì sau tôi sẽ không còn gì cả. Sau tôi chỉ còn cộng sản.”

Tiếng vỗ tay lại một lần nữa nổi lên cùng với sự hân hoan hiện trên mặt các sĩ quan của bộ tổng tham mưu hiện diện.

Tổng thống nói tiếp:

Người ta nói với tôi là quân viện không có, lòng người không có, bây giờ tiếp tục đánh thì đánh bằng cái gì. Tôi trả lời ngay cho các anh hôm nay. Lòng người không có thì làm cho có. Cháo nguội thì hâm lên cho nóng. Còn phương tiện không có thì, 

Nói đến đây ông nhấn mạnh từng chữ một:

“Đánh bằng cùi chỏ.”

Vừa nói ông vừa đưa khuỷu tay lên.

Lại một lần nữa, chữ nghĩa và hành động của ông tạo xúc động lớn lao cho cử tọa.

Tiếng vỗ tay cuồng nhiệt kéo dài…

Khi mọi người dịu xuống, ông nói vào vấn đề:

-“Như các anh đã biết, chúng ta đã xây dựng miền Nam qua 20 năm, có trật tự thanh bình và tự do dân chủ. Suốt cuộc đời binh nghiệp tôi không hại ai. Suốt cuộc đời chính trị tôi không giết ai. Anh em sĩ quan cao cấp chúng ta, ai cũng đã có thời trách nhiệm lãnh đạo chỉ huy, bây giờ là lúc sống chết. Bây giờ không phải là lúc tham quyền cố vị mà ở lại. Muốn có hòa bình, muốn có thương thuyết, muốn có hòa giải phải ở vào thế mạnh. Đêm hôm qua tôi đã đọc hết tài liệu đề nghị của các anh em đại tá tại bộ tổng tham mưu. Các anh đưa cho đại tá Đỗ ĐứcTâm trình tôi. Sáng nay tôi hỏi lại thì đại tướng tổng tham mưu trưởng cũng không biết. Nhưng không hề chi. Tôi chấp thuận kế hoạch này. Tôi đồng ý đây là giải pháp cuối cùng. Lấy chiến tranh nhân dân để chống lại chiến tranh nhân dân. Kể từ giờ phút này anh em chiến hữu ngồi với tôi hôm nay là thành viên của hội nghị Diên Hồng. Các anh cũng là thành viên của hội đồng an ninh quốc gia mở rộng.

Tôi quyết định ban hành lệnh tổng động viên toàn miền Nam theo kế hoạch Diên Hồng 75. Từ nay không phải chỉ có thanh niên đi lính mà là toàn dân đánh giặc.

Không cắt đất, không bỏ dân, không rút quân, không tái phối trí. Ở đâu ở đó. Sức yếu thì co cụm lại. Còn sức thì bung ra. Địch pháo thì đào hầm mà chui xuống. Hết pháo thì chui lên mà đánh.

Nội chiều nay, tôi sẽ họp nội các chiến tranh với cụ Hương và các tướng lãnh. Sẽ công bố việc bổ nhiệm nhân sự cho các quân khu, các quân đoàn, các sư đoàn, các tiểu khu và các đô thị.

Với chủ trương toàn dân đánh giặc thì các trường trung học và đại học sẽ trở thành các trại binh. Sẽ không học hành gì từ nay cho đến hết năm 1975. Hai mươi năm qua chúng ta vừa chiến đấu vừa xây dựng. Chiến tranh có hậu phương có tiền tuyến. Có dân sự có quân sự. Nhưng bây giờ sẽ chỉ có chiến đấu mà tạm gác phần xây dựng. Sẽ chỉ có tiền tuyến mà không có hậu phương. Sẽ chỉ có quân sự mà không còn dân sự.

Ông kết luận:

“Tôi nghĩ rằng các anh đã hiểu được ý của tôi cũng như tôi đã hiểu được đề nghị của các anh gởi đến cho tôi đọc đêm hôm qua. Xin nói thêm rằng, sau trận này, tương lai đất nước nằm trong tay các anh, những sĩ quan trẻ của quân đội.

Bây giờ các anh về suy nghĩ xem mỗi người phải làm gì. Phải làm ngay lập tức. Cộng sản đã giữ thế chủ động từ 1968 qua 1972 cho đến nay trên chiến trường và trên bàn hội nghị. Bây giờ chủ động phải là phần của chúng ta. Dù phải chết, chúng ta cũng sẽ chủ động chọn cho mình cái chết xứng đáng. Tôi cho ban hành ngay toàn bộ kế hoạch Diên Hồng 75 từ giờ phút này…

Hội nghị giải tán, rải rác đó đây trên mặt bàn còn lại những khúc bánh mỳ Bưu điện. Ông Thiệu cầm phần bánh mỳ nói với sĩ quan tùy viên cho vào cặp sách. “Lát nữa ăn”

Nội các chiến tranh:

Buổi họp của nội các chiến tranh 75 bao gồm cả 2 vị thủ tướng cũ và mới. Đại tướng Trần thiện Khiêm và ông chủ tịch hạ viện Nguyễn Bá Cẩn. Các vị tân bộ trưởng gồm đủ mặt, các bộ trưởng cũ hiện diện được hơn phân nửa. Ông Thiệu lại nhắc qua về nội dung hội nghị Diên Hồng buổi trưa và vận động mọi thành viên tích cực trong giai đoạn cam go nhất của đất nước. Như đã chuẩn bị trước, ông trao tặng cho các vị dân sự mỗi người một nón sắt nhà binh và một xẻng gấp cá nhân. Ông nói mỉa mai rằng đây là món quà cuối cùng của Mỹ giúp Việt Nam chiến đấu.

Sau đó các vị bộ trưởng và chuyên viên ra về, thành phần chính phủ thu hẹp được ngồi lại nghe tổng thống Thiệu ban hành các chỉ thị cụ thể. Trong các bộ trưởng, ông mời riêng luật sư Vương Văn Bắc ngồi lại.

Với tình thế biến chuyển và nhận thấy tổng thống Thiệu dường như trở thành con người khác với một quyết tâm hết sức mãnh liệt, các vị trong nội các và tướng lãnh hết sức ngạc nhiên. Tuy nhiên gần như không ai đóng góp ý kiến hay đặt câu hỏi, trừ phó tổng thống Trần Văn Hương. Ông Thiệu cho biết, từ nay ông sẽ đặt văn phòng tại bộ tổng tham mưu làm việc trực tiếp với các tư lệnh quân khu. Ông đặt 2 vị tướng cao cấp trong chức vụ cố vấn. Đại tướng Viên cố vấn quân sự và đại tướng Khiêm cố vấn nội vụ.

Ông cho biết là ngay buổi chiều, sau hội nghị Diên Hồng tại câu lạc bộ tổng tham mưu, ông đã điện thoại ra lệnh bổ nhiệm các chức vụ tư lệnh quân đoàn kể từ ngày 15-3-1975. Tổ chức miền Nam thành các quân khu độc lập trong cuộc chiến phòng thủ diện địa. Vùng 4 chia làm 2 quân khu. Tiền Giang và Hậu Giang.

Tướng Lê Văn Hưng phó của ông Nam lên làm tư lệnh quân khu Hậu Giang. Chủ lực là sư đoàn 21, trang bị để thành lập thêm một sư đoàn biệt động quân và một sư đoàn Bảo An Hòa Hảo.

Tướng Trần văn Hai, tư lệnh quân khu Tiền Giang với sư đoàn 7 bộ binh và thêm một sư đoàn biệt động quân tân lập.

Tướng Nguyễn Khoa Nam ra thay tướng Ngô Quang Trưởng tại quân khu I. Tổng thống nói thêm: “Anh Thọ phòng 3 TTM nghiên cứu ngay cho tôi xem có cần chia miền Trung ra 2 khu vực phòng thủ Bắc và Nam Hải Vân? Ngay bây giờ thì ông Nam vẫn trách nhiệm toàn thể miền Trung. Vùng II cũng chia làm đôi. Tướng Nguyễn Văn Toàn từ Biên Hòa trở lại thay thế tướng Phú trên quân khu Cao nguyên. Phần đất của quân khu Duyên hải sẽ có vị tư lệnh mới là tướng Hoàng cơ Minh.Còn vùng III giao cho tư lệnh phó là tướng Nguyễn Văn Hiếu. Phó tổng thống Trần Văn Hương hết sức hài lòng với việc bổ nhiệm vị tướng lãnh thân thiết của ông vào chức vụ tư lệnh quân khu miền Đông. Nhưng cụ vẫn thắc mắc về việc tiếp tục xử dụng tướng Toàn. Ông Thiệu cho biết ông Toàn là người đã từng ở Pleiku và bây giờ tình nguyện trở lại.

Tình thế hiện nay gần như không có vị tướng nào có khả năng mà lại tình nguyện lên cao nguyên. Qua điện thoại tướng Toàn có hỏi ông Thiệu là được đem theo những ai, sẽ được yểm trợ gì khi lên vùng II. Tổng thống trả lời là anh đem theo một cỗ quan tài và anh sẽ chết ở Pleiku. Tướng Toàn hiểu ý và đáp ngay bằng tiếng Pháp:

A vos ordres Monsieur le President, (Xin tuân lệnh ngài tổng thống).

Với tướng Nguyễn Khoa Nam, tổng thống Thiệu nói riêng: “Anh sẽ thường trực tại Huế và trấn giữ đèo Hải Vân”.

Tướng Nam thưa rằng: Tôi hiểu ý tổng thống. Huế là quê hương của tôi.

Ông Thiệu tiếp lời,  Tôi sẽ rút toàn bộ nhẩy dù về Saigon. Anh phải dùng tất cả 3 sư đoàn 1,2 và 3 cho mặt trận Quảng Trị. Tái tổ chức địa phương quân, nghĩa quân cho các tỉnh duyên hải. Thành lập một sư đoàn biệt động quân phòng thủ Đà Nẵng.Với tổng kho Đà Nẵng, toàn thể quân dân miền Trung sẽ trở thành một quốc gia biệt lập. Anh sẽ không trông cậy gì ở Saigon. Nam hiểu không? Sẽ không có chuyện di tản. Có thể hy sinh một vài thị trấn phía nam Đà Nẵng nhưng phải giữ Huế bằng mọi giá. Lập một danh sách những người lần lượt thay thế khi Nam nằm xuống. Tôi sẽ chỉ thị cho tư lệnh hải quân tăng cường tối đa cho đề đốc Hồ Văn kỳ Thoại hải pháo bờ biển Quảng Bình rồi dùng toàn thể sư đoàn thủy quân lục chiến tấn công cửa Việt để giải tỏa áp lực phía Bắc.

Tướng Nguyễn Khoa Nam vô cùng xúc động trả lời: Em xin hết sức, thưa đại ca. Đây là ngôn ngữ ông Nam thường dùng để nói với Tổng thống.

Nghe xong chuyện điện thoại do ông Thiệu kể lại, cụ Hương hỏi thêm về chức vụ tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Tổng thống cho biết tướng Lê nguyên Vỹ tân tư lệnh từ Lai Khê bay về đang đi thanh sát vòng đai phòng thủ Sài Gòn. Sư đoàn 5 bộ binh giao cho đại tá Hồ ngọc Cẩn cùng với sư đoàn biệt đông quân mới thành lập sẽ chuẩn bị đánh Lộc Ninh. Quận lỵ này đang được coi là thủ đô của Việt cộng miền Nam.

Tân thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết nội các của ông còn thiếu nhiều nhân sự. Với hoàn cảnh hiện nay nhiều chuyên gia và nhân sĩ ngần ngại tham chính.

Tổng thống Thiệu nói rằng: “Hiện có nhiều trung tướng và thiếu tướng rất có khả năng nhưng chưa có chức vụ. Sau khi đưa một loạt tướng trẻ ra cầm quân, các tướng lãnh thâm niên có thể tạm thời qua làm việc với tân nội các, ít nhất là trong năm nay”.

Quay sang ông Cẩn, tổng thống nói tiếp: “Anh về thuyết trình cho quốc hội vận động tất cả nghị sĩ và dân biểu đưa vợ con về đơn vị gốc để cùng sống chết với cử tri. Sau đó anh cho các vị bộ trưởng và chuyên viên nghiên cứu để làm sao cho toàn thể xã hội có cuôc sống thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh. Kể từ ngày 15/3/1975 lệnh giới nghiêm ban hành trên toàn thể miền Nam. Các trường học tráng niên đóng cửa. Quân sự hóa toàn quốc. Các xe tư nhân cấm lưu thông, các xe hàng trưng dụng để chở quân và dành cho các chương trình huấn luyện. Bộ tổng tham mưu tăng cường cho TQLC và nhẩy dù mỗi sư đoàn thêm một lữ đoàn tân lập. Thành lập 6 sư đoàn Biệt động quân cho các quân khu và Biệt khu Thủ đô. Dùng các tiểu đoàn và liên đoàn biệt động quân làm nòng cốt. Trang bị lại cho 1 sư đoàn Hòa Hảo và một sư đoàn Cao Đài bằng tất cả vũ khí hiện có”.

Tướng Nguyễn Khắc Bình được lệnh thành lập tại mỗi tỉnh một lữ đoàn cảnh sát và cũng như vậy tại các quận đô thành. Ông Bình báo cáo là toàn quốc hiện có 130,000 cảnh sát sẵn sàng chiếu đấu. Tổng thống nói tiếp. Đoàn ngũ hóa là ưu tiên khẩn cấp. Quân huấn tổ chức chương trình huấn luyện căn bản quân sự một tuần. Ba bài học chính, nghe lệnh, đào hầm và cận chiến. Thực tập tác chiến trong thành phố. Sau đó cho ra trận, vừa đánh vừa học.Trang bị nhẹ cho nhân dân tự vệ trong giai đoạn đầu. Tổ tam tam chế. Hai súng một dao. Hay hai dao một súng. Một người ngã xuống, súng vào tay người còn lại. Đưa tất cả các sinh viên sỹ quan về nguyên quán chỉ huy nhân dân tự vệ. Phụ nữ độc thân hay không có con nhỏ cũng đoàn ngũ hoá. Mở thật rộng vòng đai bảo vệ thủ đô.

Bộ ngoại giao được lệnh loan báo cho các ngoại giao đoàn và công ty ngoại quốc tuyệt đối không được rời khỏi Việt Nam sau ngày 1/4/1975. Chỉ dành 15 ngày cuối trong tháng 3 để di tản người ngoại quốc. Sau đó hải cảng và phi cảng sẽ đóng lại. Chỉ có cửa đến mà không có lối đi.

Luật sư Bắc cho lệnh các tòa đại sứ vận động toàn thế giới tự do lên tiếng và yểm trợ cho Việt Nam. Vận động nhận lính tình nguyện, nhận viện trợ dầu xăng. Yêu cầu thế giới tự do áp lực Trung Cộng. Riêng ông bộ trưởng, tôi muốn ông công khai loan báo tìm đường để Việt Nam Cộng Hòa mật đàm với Anh, Pháp, Trung Cộng và Nga Sô. Thu xếp họp song phương. Nói chuyện riêng với từng nước.

Danh sách cộng sản nằm vùng tại Saigon đã có sẵn. Tổng giám đốc công an Saigon sẽ hành quân cảnh sát trong đêm 15/3/75 đem nhốt chung vào khu phái đoàn cộng sản trong Tân sơn nhất cùng với ủy hội quốc tế.

Tổng thống ra lệnh rõ ràng cho tướng Nguyễn Khắc Bình: Anh nói với tòa đại sứ Mỹ trong một tuẩn lễ phải đưa cộng sản, thân cộng và ủy hội quốc tế ra khỏi miền Nam. Muốn đem đi đâu thì đem. 

Tướng Bình dè dặt hỏi lại: Nếu Mỹ không làm được thì sao. Còn dư luận quốc tế.

Ông Thiệu đáp ngay: Cho công binh gài mìn chung quanh. Đúng một tuần không chở đi thì cho nổ luôn. Chắc chắn nó sẽ chở đi. Anh muốn không phải nổ mìn thì ngày mai anh cắt điện, cắt nước, không tiếp tế thực phẩm. Ba ngày là Mỹ phải đem C130 chở đi hết.

Còn quốc tế không cần lo. Mình chết quốc tế có quan tâm không. Mình đánh quyết tử còn cần gì dư luận quốc tế.

Quay lại phía các vị đại tá của phủ tổng thống Võ văn Cầm, Vũ Quang Chiêm, Trần Thanh Điền, Đỗ đức Tâm, tổng thống nói thêm. Từ nay tôi tuyệt đối không tiếp xúc, không liên lạc với Hoa Kỳ. Về ngoại giao tòa đại sứ gặp ngoại trưởng Vương văn Bắc, về tiếp vận quân sự gặp trung tướng Đồng Văn Khuyên. Các chính khách, các vị lãnh đạo tôn giáo nếu cần thì gặp thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn.

Khi thấy tướng Khuyên đứng lên nhận chỉ thị, Tổng thống Thiệu nói tiếp, ông tiếp vận lấy hết sáng kiến để giúp cho đất nước tiếp tục đánh giặc bằng cùi chỏ. Bảo vệ tổng kho Long Bình, kho đạn thành Tuy Hạ, kho xăng Nhà bè. Ông làm sao tất cả xe phải chạy được, thiết giáp phải lăn bánh, tàu bay phải bay. Cho hoạt động công khai dự án công binh xưởng lâu nay vẫn dấu Mỹ. Ưu tiên đạn M16, lựu đạn, xẻng cuốc và dao đánh cận chiến. Tập trung tất cả thợ máy dân sự, thợ hàn, thợ tiện để chắp vá cho mọi thứ chạy việc. Ông có toàn thể khối chuyên viên dân sự đưa vào làm việc. Chỉ cần đào hầm chạy pháo, khi nó đến gần thì chui lên dùng dao bếp mà chiến đấu.

****

Sau đó trong 45 ngày liên tiếp từ 15 tháng 3 đến 30 tháng 4-75, cuộc chiến khốc liệt đã xẩy ra trên toàn thể miền Nam.

Với 3 sư đoàn cơ hữu, sư đoàn 1, 2 và sư đoàn 3 tướng Nguyễn khoa Nam chặn địch tại phòng tuyến sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Tổn thất hết sức cao.

Sư đoàn thủy quân lục chiến đổ bộ vào cửa Việt đánh bọc hậu 2 sư đoàn cộng sản gây bất ngờ cho Hà Nội, nhưng bên ta bị tổn thất nặng nề. Chỉ một nửa quân số lính mũ xanh mở đường máu, trở về được bên này phòng tuyến. Hà Nội phải mở chiến dịch phòng vệ toàn bộ duyên hải miền Bắc và đồng thời hết sức lo lắng vì Trung Cộng đề nghị đem chí nguyện quân vào tiếp tay. Tàu vào được sẽ trở thành chủ động trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến cuối tháng 4, hồng quân Trung Hoa vẫn còn trấn đóng 2 quân đoàn ở biên giới.

Trong suốt một tháng rưỡi làm tư lệnh quân đoàn 1, tướng Nguyễn Khoa Nam chưa bước chân vào Đà Nẳng. Ông ở lại với bộ tư lệnh tiền phương tại Huế và luôn luôn có mặt tại tuyến đầu Quảng Trị. Đà Nẵng và các thành phố xứ Quảng toàn thể quân dân được lệnh tử thủ, ở đâu sống chết tại chỗ.

Tại quân đoàn II mặt trận cao nguyên bị nhiều tổn thất. Kon Tum bị tràn ngập. Quảng Đức hoàn toàn thất thủ sau những trận đẫm máu.Tất cả các tiểu khu và các đơn vị đều hy sinh từ tỉnh trưởng đến các binh sĩ. Tướng Toàn nằm dưới căn hầm hết sức kiên cố trong suốt tháng tư đã làm cho Pleiku trở thành một An Lộc của năm 75. Chịu đựng có khi lên đến 5000 quả pháo một ngày, nhưng đến 30 tháng 4 vẫn còn liên lạc được với Saigon. Tướng Hoàng Cơ Minh tân tư lệnh ngày đêm hoạt động trên mặt trận duyên hải. Đón quân tại đây rồi lại đổ quân tại chỗ khác. Tưởng mất Quy Nhơn rồi lại lấy lại được. Nha Trang cũng cùng chung số phận. Lúc mất lúc còn.

Trên cao nguyên sau hai tuần lễ chưa dứt điểm Pleiku, cộng sản quyết định tiếp tục bao vây quân đoàn II nhưng đem đại quân đánh thẳng xuống duyên hải. Saigon đưa toàn bộ sư đoàn Dù mở mặt trận Khánh Dương chặn đứng địch quân. Toàn bộ không quân chiến thuật miền Nam tập trung tại Cam Ranh giúp cho nhẩy dù phá tan 2 sư đoàn của địch tại đây.

Tại miền Nam, Tướng Lê văn Hưng tân tư lệnh quân khu Hậu Giang tuyên bố dùng toàn dân quân giữ vững miền Tây. Ông sẽ chỉ giữ lại sư đoàn 21 trải dài từ Cần Thơ đến Cà Mâu. Tướng Hưng rất vui mừng có được sư đoàn Hòa Hảo và sư đoàn Biệt động quân tân lập. Nếu Hậu Giang ổn định, sẽ chuẩn bị để đưa sư đoàn 21 lên tăng cường cho miền Đông.

Lệnh xuất quân tại Mỹ Tho tiễn đưa sư đoàn 9 lên đường đánh giặc tại miền Đông. Để trắc nghiệm khả năng cho cuộc chiến mới, mỗi trung đoàn có một tiểu đoàn trang bị nhẹ hoàn toàn đi bộ. Phần còn lại đi bằng xe đò dân sự. Dân Sài Gòn đứng hai bên đường đón đoàn quân của tướng Hoàng văn Lạc.

Tại Tiền Giang tướng Trần văn Hai, tân tư lệnh quân khu đang cố gắng tấn công khu Mỏ Vẹt trên đất Miên đã bị chiếm đóng bởi Việt cộng từ nhiều năm. Với lực lượng sư đoàn 7 và sư đoàn biệt động quân tân lập, trận đánh vô cùng khốc liệt đã kéo dài 2 tuần lễ.

Tại mặt trận miền Đông lần đầu tiên tướng Nguyễn Văn Hiếu chỉ huy một lượt 6 sư đoàn bộ binh bao gồm sư đoàn 5, sư đoàn 18 và 25, tăng cường sư đoàn 9, Có thêm sư đoàn biệt động quân và sư đoàn Cao Đài. Với lực lượng của 2 quân đoàn, vị tư lệnh trẻ trung và mới mẻ của quân đội đã đẩy lui địch tại phòng tuyến Long Khánh. Tân tư lệnh sư đoàn 5, đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã bao vây Lộc Ninh nhưng chưa dứt điểm. Quân số miền đông tổn thất hết sức cao. Từ 15 ngàn ngôi mộ chiếm 1/3 diện tích nghĩa trang quân đội Biên Hòa vào cuối th áng 4-75, con số tử sĩ tại đây đã lên đến trên 30,000 người. Đó là chưa kể đến tử sĩ tại miền Trung và cao nguyên mai táng tại chỗ.

Phía cộng sản chết trên 3 mặt trận lên đến trên 100,000 chiến binh. Vì bị chặn đứng từ xa nên pháo binh cộng sản không tiến được về gần thủ đô như đã chuẩn bị. Tuy nhiên suốt 45 ngày sau cùng, Saigon đã đào xong hơn 100 ngàn hầm trú ẩn và đã nhận hơn 10,000 trái hỏa tiễn. Mặc dù cộng quân không thực hiện được toàn bộ trận địa pháo như đã dự trù, nhưng hơn 10,000 dân thủ đô đã tử nạn và hàng chục ngàn người bị thương. Giữa tháng tư Cộng quân cũng cố gắng đưa vào thủ đô 2 trung đoàn đặc công phân tán trong vùng Chợ Lớn và tây bắc Sài Gòn. Các đơn vị cảnh sát và nhân dân tự vệ lần lượt thanh toán chiến trường mà không cần nhờ đến bộ binh và phi pháo. Vì được lệnh không di tản, hai triệu dân Sài Gòn chiến đấu ngay tại nhà nên phần lớn lính cộng sản lạc đường đều bị bà con thanh toán hay bắt sống.

Đoàn quân báo chí toàn thế giới tràn ngập Saigon kể từ khi cầu không phận Hoa Kỳ thành lập vào ngày 20 tháng 3-75 để đưa phái đoàn cộng sản, thân cộng, uỷ hội quốc tế sang Thái Lan. Mặc dù có lệnh chỉ dành ra một thời gian để di tản nhưng không hề có tòa lãnh sự nào, không hề có một công ty hay tổ chức ngoại quốc nào tìm cách chạy khỏi Saigon. Trong 45 ngày miền Nam chống Bắc quân, đã có hơn 5,000 cựu chiến binh khắp thế giới tình nguyện đến Việt Nam chiến đấu. Đa số là cựu cố vấn Hoa Kỳ. Đài Loan và Nam Hàn cuối tháng tư mới xin gửi đến mỗi nơi một tiểu đoàn danh dự tham chiến. Cũng như đa số tòa đại sứ tây phương, đại sứ Mỹ quyết định ở lại mặc dù bộ trưởng ngoại giao Kissinger ra lệnh di tản. Đã có nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ tại Sài Gòn nhưng chính phủ sớm dập tắt. Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ được lệnh trở lại biển Đông. Báo chí loan tin tức về các cuộc mật đàm song phương giữa VNCH và Nga sô, giữa VNCH và Trung Cộng. Lại thêm các lần gặp gỡ với Anh và Pháp đã làm cho Việt Cộng vô cùng bối rối. Dư luận thế giới vốn mang nặng ảnh hưởng của phe phản chiến dần dần nhìn ra cuộc chiến chống xâm lược cộng sản của miền Nam trong hoàn cảnh tuyệt vọng.

Gió đã có vẻ đổi chiều.

Đại sứ Mỹ cho biết hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang họp để duyệt lại vấn đề Việt Nam. Sau những hy sinh lớn lao của Hoa Kỳ suốt 10 năm, cuối cùng quyết định bỏ rơi nhưng miền Nam đứng vững được trong tuyệt vọng. Tình thế sẽ trở thành thảm kịch cho danh dự Mỹ quốc.

Ngày 30 tháng 4-1975 tại Hà Nội, sau khi trung ương đảng họp hai ngày tổng kết tình hình, tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố: Chiến dịch Hồ chí Minh tạm thời chấm dứt giai đoạn I với thành quả giai đoạn đầu.Sẽ chuyển qua giai đoạn II trong một tương lai rất gần. Hà Nội sẽ thống nhất đất nước vào năm 1976.

Sau đó các lực lượng cộng sản lặng lẽ rút lui khỏi mặt trận cũng bất ngờ như khi khởi sự tấn công.

Trong bữa tiệc khao quân tại dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4-75 ông Thiệu khoe rằng Việt Nam Cộng Hòa đã đánh giặc bằng cùi chỏ, nhưng chỉ mới dùng một bên cùi chỏ. Báo chí Hoa Kỳ yêu cầu được phỏng vấn, tổng thống và các tư lệnh vùng đều từ chối và nói rằng: “Rất tiếc, chúng tôi không nói được tiếng Anh”.

Việt Nam Cộng Hòa không có ngày quốc hận.

Giao Chỉ, San Jose. (tháng tư 2012.)

© Đàn Chim Việt

 

141 Phản hồi cho “Kịch bản 75: Xin cùng nhau viết lại lịch sử”

  1. Huynh trong Nghia says:

    Nên đề cử ông Giao chỉ Vũ văn Lộc lên chức tổng tư lệnh.

    • Tien Ngu says:

      Í, không được đâu…

      Để ông Giao Chỉ mần tổng tư lệnh, rồi cò…Nghía nó ganh dử hơn nữa, nó…chọt lia lịa, chịu sao thấu?

      Cái này nà kịch bãn, có phải là tự phong, tự…bơm đâu?

      Bạn nên nhớ cái vụ…tự bơm như Trần dân Tiên bơm Hồ chí Minh, bây giờ…bể mánh, thiên hạ cười muốn té phở.

      Chỉ có cò mồi VC nà…tỉnh rụi, coi như….không có chuyện đó…

      (Mắc cười quá.)

  2. Đ Dung says:

    Có một bài thơ của một thiếu nữ,con một người lính ngày 30/04/75 còn tử thủ ở Saigon đăng trên Vietlist.Us ,có đoạn :

    Thương xót cha tôi
    Năm 75, những ngày cuối tháng tư,
    hai cánh tay gởi lại .
    Gác lên thân đồng đội Lữ đoàn.
    Ngày lui về..
    Cùng chó,mèo Tử thủ Sài gòn
    Cho..những “Đại tá văn phòng” Example: Giao chỉ..”
    cuốn gói quăng lon !

    Ông có cuốn gói quăng 3 cái mai bạc văn phòng vào thùng rác để kịp leo lên tàu không ông Lộc
    Vậy ông viết về cuộc đời chiến đấu bằng súng nước của ông chắc có nghĩa hơn đấy.Một thiếu nữ
    sinh sau còn biếtrất rõ về ông về ,ông nên TỊNH KHẨU như Trí Quang đi ..Gì chứ,đỡ nhục là có đấy

    • Tien Ngu says:

      Ủa, Tiên Ngu cũng có một bài thơ reply cái còm này mà, sao không thấy he, Chị Hồng?

      Có ông Giao Chỉ….ghẹo, mới có đám đệ tử…con cầu tự phối hợp nhịp nhàng với cò mồi VC ra nghề cho bà con diễn đàn…cười té phở chứ?

      Từ…kịch bãn, hy vọng những cái thật về…nịnh, về…láo, sẽ lộng lẫy hơn trong lịch sử VN cận đại..

  3. Vủ says:

    Tôi thấy các nhiều bái viết trên rất hay là VN ngày nay chưa tìm được lối ra chơi với TQ thì thì cái bênh nan y ,, đi với US thì sơ giống Đông âu ,Bây giờ cán bộ giống như quan chức VNCH ngay nào .. chân trong chân ngoài hi sinh đời bố củng cố đời con gừi tiền gửi con ra nước ngoài như TT Thiêu 4 không ,nhưng còn ai hỏi lai là 5 không ..bỏ chạy , . TTT cầm quyền cà chục năm dỉ nhiên biết quan ,tuớng của ông cần giấy vê sinh gì đáng lẻ ở lai đến hơi thở cuối cùng vị quốc vong thân với hiêu danh dừng nghe những gì ..mà … nhửng gì CS làm .. ép em (f) around con rơi con rớt bơ vơ rồi bán cái đầu hàng là tội big Minh kể như TTT ván cờ cao với huynh dệ chi binh thật là hay ..ai oán bây giờ chỉ có Minh đầu hàng còn TTT vô tội ?

    • Cù lần lửa says:

      Hễ chỗ nào có mắm ruốc

      \là có con nhặng bay tới,

      phải không, Trung tá văn
      phòng, tự phong Tạ Đái?

      ( Ông ra nhà băng rút tiền,
      rồi tháo chạy quá sớm,
      24 tháng Tư, quên sao?)

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe nói người thực sự nà…nịch sự, nếu bị ông Tống…xịt vô mặt vài lần, thì cũng phải biết…ngượng chút đỉnh, bớt đi cái tật láo…

      Nhưng hình như cái này không thể đúng với trường hợp những anh hành nghề…cò mồi kiếm cơm. Những anh mần nghề này, trước tiên là phải chịu bị…thiến thần kinh ngượng. Từ đó mới luôn hát láo một cách tỉnh rụi được.

      Lịch sử VN cận đại, người miền Nam VN đại đa số được giáo dục đàng hoàng, không có cái vụ…bơm nhau cạch cạch, hoặc…tự bơm như Trần dân Tiên bơm Hồ chí Minh. Cho nên ai cũng hiểu rằng,

      Nguyễn văn Thiệu còn cầm quyền miền Nam VN, là ổng còn…thoi vô giặc Cộng tới bến. Hết súng hết đạn, sẽ lấy…củ cãi, đập vô mặt mày luôn…
      Mỹ cũng sẽ…mất mặt, câu chuyện dàn dựng bỏ đồng minh tâu na trong…danh dự…hết linh. Thành ra, bằng mọi giá phải ép mày…từ chức.

      Mà từ chức rồi thì…hết chức, hết quyền, ngay đến cả tép riu VC nằm vùng nó cũng có cơ hội….thiến…

      Vậy, kế cuối cùng, vừa tránh cho đàn em khó xử, vừa tránh…nội chiến khi đang còn ngoại chiến với VC, thôi mìnn…né chổ khác. Mọi chuyện từ từ tính. Đời mình hết thì sẽ đến đời con cháu mình, đời con chau mình…hết thì sẽ đến đời…chắt. Giặc Cộng chúng nó…láo ác, chắc chắn sẽ không thu phục được…nhân dân. Không bền.

      Cò mồi VC, dĩ nhiên là chúng sẽ luôn…hát, theo khuôn mớm sẳn. Cũng có vài ngây thơ nghe…lọt tai, hát theo, Nhưng nhầm nhò cái con bà gì chớ?

  4. Hai Súng says:

    BẢN LÊN TIẾNG Của BAN ÐẠI DIỆN CỘNG ÐỒNG BẮC CALIFORNIA
    Về Giao chỉ Vũ Văn Lộc

    Thứ ba – 10/01/2012 23:21

    Ngày 30 tháng 12 năm 2011, cơ quan IRCC do cựu Ðại Tá Vũ Văn Lộc làm Giám đốc, có tổ chức một bữa tiệc Tất Niên để “ghi dấu 35 năm phục vụ di dân tị nạn tại miền Bắc California”. Bữa tiệc được tổ chức tại nhà hàng Phú Lâm, với 400 quan khách tham dự. KBCHN: Một bữa tiệc 400 người chỉ có 3 người bỏ ra về, ai đúng ai sai? Thiểu số hay đa số?.

    Kính gửi đến Ông Giám đốc cơ quan IRCC và nhờ quý vị phổ biến
    VACNorcal

    BẢN LÊN TIẾNG
    Của
    BAN ÐẠI DIỆN CỘNG ÐỒNG BẮC CALIFORNIA
    V/v: chào cờ trong tiệc Tất Niên của IRCC

    Ngày 30 tháng 12 năm 2011, cơ quan IRCC do cựu Ðại Tá Vũ Văn Lộc làm Giám đốc, có tổ chức một bữa tiệc Tất Niên để “ghi dấu 35 năm phục vụ di dân tị nạn tại miền Bắc California”. Bữa tiệc được tổ chức tại nhà hàng Phú Lâm, với 400 quan khách tham dự.

    Nhưng ông Vũ Văn Lộc đã bỏ qua, không cử hành nghi lễ chào Quốc Kỳ VNCH – Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ với lý do được Ông nêu ra trong thông báo # 1 của cơ quan IRCC là: “Không thích hợp”. Quyết định này của ông Vũ Văn Lộc đã khiến cho nhiều người, trong đó có 3 cựu quân nhân phẫn nộ phản đối và bỏ ra về.

    Sau khi bị dư luận phê bình chỉ trích, ông Vũ Văn Lộc đã liên tiếp đưa ra 2 thông báo biện bạch cho quyết định hôm đó của ông rằng “ông quan niệm đó chỉ là sinh hoạt dân sinh xã hội đơn giản dưới hình thức gia đình thân mật”.

    Kính thưa toàn thể Ðồng Hương Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản.

    Những lời biện bạch của ông Vũ Văn Lộc chỉ là những lập luận ngụy biện. Vì cơ quan IRCC được khai sinh và tồn tại đến nay nhờ vào làn sóng người Việt tỵ nạn Cộng Sản đến Hoa Kỳ sau năm 1975. Cơ quan IRCC được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ để cung ứng những dịch vụ xã hội mà các cơ quan an sinh xã hội lúc đó không đáp ứng kịp những nhu cầu giúp đỡ cho người Việt định cư. Vì vậy bữa tiệc “35 năm nhìn lại” không thể mang sắc thái văn nghệ gia đình như lời ngụy biện của ông Vũ Văn Lộc, mà thực chất của “35 năm nhìn lại” là nhìn lại những thành quả cung ứng dịch vụ cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Miền Bắc California, với 400 quan khách tham dự gồm cả các vị Tướng – Tá, các Cựu quân nhân, các hội đoàn… tại một địa điểm công cộng – là nhà hàng.

    Hậu quả của những lời ngụy biện trong Thông báo #1 và #2 của cơ quan IRCC, do ông Vũ Văn Lộc, Giám đốc IRCC gửi ra, khiến cho mọi người hiểu được rằngông ta ĐÃ QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CHÀO CỜ VNCH khai mạc bữa tiệc với một ẩn ý thiếu trong sáng nào đó, tuy nhiên, khi bị phản đối, ông Vũ Văn Lộc lại lập luận quanh co, phi lý bằng tiểu xảo ngôn ngữ để thoát tội, dẫu vậy cũng đã không thuyết phục được ai. Đừng quên rằng, đây không phải lần đầu tiên, mà trong quá khứ, đã có nhiều người lên tiếng về những việc làm, những bài viết hay những lời tuyên bố “ thiếu chính chắn ” của ông Vũ Văn Lộc.

    - Ban Ðại Diện Cộng Ðồng VN Bắc California cực lực lên án quyết định khinh thường nghi thức chào kính Quốc Kỳ VNCH, biểu hiện cho đạo lý truyền thống Quốc Gia Tự Do Dân Chủ và cũng là biểu tượng tinh thần của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.
    - Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc California đòi hỏi ông Vũ Văn Lộc chấm dứt những lập luận bào chữa ngụy biện, chẳng những đã không đủ sức thuyết phục, lại làm gia tăng làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng.
    - Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc California yêu cầu ông Vũ Văn Lộc phải xin lỗi các cựu quân nhân và toàn thể đồng hương tị nạn Cộng Sản về quyết định đáng tiếc trên.

    Trân trọng.

    San Jose , ngày 8 tháng 01 năm 2012.
    TM Ban Ðại Diện CÐVNBC
    Nguyễn Ngọc Tiên

    • Người San Jose says:

      Hồn Việt.
      Những lá cờ vàng phấp-phới bay.
      Những tâm-hồn Việt vẫn còn đây.
      Ba dòng máu đỏ chưa vơi cạn.
      Một khối lòng son vẫn chắc đầy.
      Cái lẽ thịnh-suy,trò kim-cổ.
      Con đường vinh-nhục chuyện xưa-nay.
      Anh-hùng chẵng nệ câu thành,bại.
      Thái Học muôn đời danh chẵng phai.
      Người San Jose

    • Tien Ngu says:

      Ban đại diện này chắc do cò mồi VC chúng nó…bầu lên quá?

      Coi chừng nghe, tin chúng nó cũng y như như là tin các cò mồi lòn lách bêu xấu tổ chức của ông Hoàng cơ Minh năm xưa…

      Cái gì chớ cái nghề lòn để chọt của cò mồi VC, là ác nghiệt nắm đấy.

      Chúng chuyên đóng kịch…vô tư, loan tin lẹ làng. Đứa nào hồ hỡi noan tin kiểu….thúi như thế này, nên lấy…giẽ rách mà…năn nỉ nó…

    • lêthịmâytrắng says:

      Mời đi dự tiêc của một cơ quan,dù phục vụ cho ai đi nửa,dù Mỷcho”phân” thì củng chỉ là một bửa tiêc là chính,báo cáo cho đối tượng được giúp đở,thành quả một năm làm việc nhưng tổ chức trong một nhà hàng thì củng đả mất đi cái ý nghỉa trang nghiêm. Hơn nửa ăn để gặp để nói chuyện bù khú không quan trọng bằng báo cáo cho Mỷ ,cơ quan cho “phân” đả làm gì ,tiêu tiến ra saomới quan trọng ,mà co lẻ Ông Lộc dà công trừ nhân chia,đả làm xong bản báo cáo ,nay chỉ cần chụp hính 400 thực khách để “minh họa “… CM cho Mỷ coi là được.
      Là một cơ quan làm việc cho Mỷ về người tỵ nạn Đông Duơng phần lớn là VN sau năm 90 qua đây theo diên HO (cách dây 20 năm) ,đến hôm nay còn gì nửa , Nó như nột cơ quan tư nhân làm insuance, hay BĐDCĐ hay LĐCT hay bao hội đoàn khác (khi có biên cố gì ,có biểu tình là có kẻ lợi dụng chường mặt ra ,..vdụ như Liên đoàn con trẻ hay Ban ĐD đòi litô SG của Đổ H. vậy. Củng có tăm iếng ,có thề NỔ chớ bộ !
      Cho nên không chào cờ nếu suy cho cùng thì củng đâu có sai gì .Tiêc ăn mà củng chào cờ ,vậy đám cưới có chào cờ không ?….
      Đề nghị nên chào cờ trong các cuộc hội họp chính trị,trong các cơ quan hợp pháp và làmích lợi cho CĐ,treo cờ trong các buổi lể lạc,trong các cuôc biểu tình ,mitting. trong các này lểquan trong của VNCH (treo cò rủ ngẩy 30/4 …và giử truyền thống cờ VNCH trong 3 ngày Tết tây và tết ta,Ngỉhià là làm gì cho thiên hạ VN thì treo cờ,có địa điểm đàng hoàng,chớ không phải là tiêm ăn…nơi xô bồ thiếu trang nghiêm..
      Phải trọng lá cờ thì khi đua Nó ra có giá rị và đầy ý nghỉa hơn…chớ không phải bạ đâu củng làm lể chàocờ.như ông bán nhà,bà bán vàng .lể kỷ niệm chu niên khai tiêm phở …cuối năm họp ngành bạn bè củng chào cờ. Đó là bôi bác lá cờ QG…
      BĐCĐ thì nên treo cờ ở trụ sở,nên họp tại trụ sở hay mượn đâu đó khang trang họp hơn là họp ở gara mà đả có kẻ góp ý khích bác,VC cười chết bỏ…
      Cho nên TB của Ông NNTiên thay mặt BĐDCĐBC là để đọc cho biết ,Chuyện đả qua cho qua,Khơi lại cái thông cáo này là gây thêm chia rẻ mà BĐD ,,,ta củng đả từng gây chia rẻ rồi. Hơn nử BĐDCĐ chỉ có người thay mặt ,sao không có ông nào Đai diên như chủ tịch ,TTK ,hay giám đốc ,thủ trưởng cả vậy ?
      Hay chưa bầu lại vì còn ĐD cho dân lo choLý Tống làm sao khỏi ở tù ,làm sao quyên góp tiến bạc trả luật sư và giúp thăm nuôi ?
      Tuy nhiên may mà chỉ có thông cáo,ăn tiệc mà không chàocờ chớ chưa có biểu tình chống VỦVĂNLỘC và IRCC :Đả Đảo VC…

  5. BạnTầu BR36 says:

    Xin phép được hỏi thăm:

    Tác giả Giao Chỉ có phải là đại tá Vũ Văn Lộc đi trên tầu BR36 cùng với thiếu úy Triệu Việt Hưng, vợ Đại tá Tạ Đình Siêu, đi từ Ngọc Hà, rời VN tối 31.5 và sang tới đảo Paula besa (Mã Lai) vào tháng 6/1978?

    Trên tầu có cả em Lý, Trọng, và nhiều người khác (khoảng 52 người)

    • Cù lần lửa says:

      Trung tá tự phong đại tá V VL

      chạy nhanh từ ngày 24 tháng Tư, 1975,

      chứ có phải chờ tới 31/5 chi ?

  6. Như Ba says:

    Ông nhà văn ” tạ đái ” thỉnh thoảng vẫn bị bệnh mộng du. Vì có lẽ nhắm mắt vào là thấy một thanh niên mặt búng ra sữa đang oai nghi , lấp lánh 3 hoa mai bạc dưới ánh mặt trời, ông cứ tưởng ông sinh ra dưới một vì sao dính cứng 3 mai bạc chẳng bao gìơ thay đổi cả, ông mê mơ 3 mai bạc đến độ thỉnh thoảng vẫn tự trân tráo giới thiệu ta là ” tạ đái “. Ông ơi, tất cả những thứ đó chỉ là mông ảo thoáng qua thôi, huống chi nó được tạo ra bởi thế lực bên ngoài rõ ràng là từ lít xăng, đến đôi giầy từ viên đạn đến qủa pháo, nhất nhất mọi thứ đều do ngoại bang tạo dựng nên cả ông hãy nhắm mắt và quán điều này chứ đừng có chỉ thấy 3cái mai bạc của mình!
    Năm 2004, nguyễn văn thiệu đến SJ, có lần gọi điện thoại đến hội Võ Bị đăt ở tiệm sửa xe TT&T, tên Chàm này tưởng là gọi đến bộ tổng tham mưu quân đọi việt nam cộng hòa, nên hắn nói thế này:
    Alô ai đó? tt thiệu đây, người trả lời là một anh thợ máy có lẽ đang gặp bực bội, khó khăn nên đã trả lời như sau :
    Đù má tỏng thống cái con căăăăạ….c, chính tai tôi nghe thấy!!!
    ” tạ đái ” thấy chưa, tổng thống cái anh sửa xe còn dí ” Xê” vào mặt thì tất cả chỉ là rác rưởi thái bình dương đúng không? Rác rưởi thái bình dương là chữ của bọn chính trị gia kỳ thị người Việt gọi tất cả những người tị nạn hồi đó. Thôi hãy vứt những rác rưởi ra khỏi các trang báo cho chúng tôi nhờ.

    • Tien Ngu says:

      Ông Giao Chỉ hay nghe…

      Mặc dù là chuyện….tưỡng tượng, nhưng cũng làm cho cò mồi VC chúng nó…giựt con mắt. Nhớ đến những trận đánh vỡ cái mặt láo của VC năm xưa.

      Bình Long, Mậu Thân, Huế, Quãng Trị, Thường Đức, Xuân Lộc…

      Cho đến ngày nay, chiếm được cả nước trong tay, mà nghe đến VNCH, là Việt Cộng còn…hết hồn.

      Mỹ không chơi trò…cúp cái cụp, còn tiếp viện đàng hoàng, là Cộng láo còn…sưng mặt dài dài. Dám bắt nghĩa vụ…10 tuổi lắm nghe.

      Cò mồi VC, đọc bài của ông, điên lên cũng phải. Thấy chúng thi nhau…rống lên, chọt hết cách, thấy cũng tội…

      Nhưng cái căn bãn là, ngày nay ai nghe đến hai chử cộng sản, đều,,,không ưa cả. Việt Cộng cho dù chúng có làm bộ đóng kịch là…nhân dân, là…tổ cuốc, cũng không gạt được người. Chúng từ các tổ hợp cs mà ra, trực tiếp được đẽ bời anh Trung Cộng ( hay đánh lừa thế giới, gọi nhau nà Truong…quốc đấy).

      Thấy cò điên lên, láp da láp dáp, thương quá…

    • Hà văn Vương says:

      Nói gì đi nữa thì ông Nguyễn văn Thiệu vẫn còn có chút liêm sĩ hơn lũ Việt Gian công sản Bắc bộ phủ kể từ thời tên giặc hồ chí minh và lũ chó chết: đồng, duẩn, chinh, giáp, thọ,…
      Kẻ thù dân tộc Việt là lũ chó chết bắc bộ phủ , kể luôn cả lũ chuột hiện nay, đấy!

  7. Cù lần lửa says:

    Một ông trung tá (tự nhận …đại tá chưa đeo lon!) ,
    chuyên viên văn phòng cả một đời trai..,.

    mà viết được chuyện phong thần như ri…thật là
    xứng đáng tậu nhà trên núi !

    Nhớ năn nỉ Tiên -quá-Ngu dìa làm tà lọt đánh máy…
    thiệt là xứng đôi…

    • Tien Ngu says:

      Ậy,

      Thường thì…ngu, đở hơn nà…cù lần đó nghe.
      Bởi cù lần, đứa nào cũng…ra thân mần cò mồi cho VC, mới kiếm cơm được.

      Còn…ngu, nếu có ông Giao chỉ chẳng hạn, dạy khôn thì ít ra cũng còn có cơ hội…tiếp thu, bớt ngu tí tí, không đến nỗi ra thân…cò mồi cho xấu hổ ông bà…

      Tiên Ngu này tình nguyện mần tà lọt cho ông Giao Chỉ, nếu có dịp tương kiến, nhất định sẽ…nhất bộ nhất bái, bái ông ấy làm sư phụ. Hy vọng không bị…ăn đạp.

      Cò mồi VC, hát không…đạt chỉ tiêu, chắc chắc sẽ bị anh trưỡng băn văn hoá tư tưỡng, đạp vô mặt lia lịa. Ráng nghe.

      Thấy thương quá…

      • Cù Lần lửa says:

        Bà nó, ai ai cũng rõ CS họ sẽ nhảy vọt…
        một cái thành Cộng Hòa, bởi họ thức
        thời….thay đổi mà sống còn.

        Bà nó, mấy thằng Đại Tiện Ngu chỉ sợ
        CS họ tan hàng, thì mềnh hết giở cái
        trò…Vét Tiền,

        phải hôn, đảng viên Kiên Trung và Đại
        Tiện NGU ?

      • Tien Ngu says:

        Nịnh đã…lòi mặt chuột. Thấy thương quá.
        Muôn đời, cái cú…rờ ve của ông Giao Chỉ, thầy trò của nịnh cách chi mà quên được..

        Có nịnh, có hát cở nào đi nữa, sự thật vẫn được phơi bày.

      • cù lần lửa says:

        Chừng nào nơi cái ao không còn nghe
        những tiếng rơi … tõm tõm, tõm…

        thì khi đó, con cá tra Tiên Ngu

        mới hết mồi, chết phình chương, hi hi….

  8. BẠT NGÀN says:

    ĐÚNG LÀ KHÔNG BIẾT

    Tôi thật tình không biết ông Giao Chỉ, San Jose, tác giả của bài viết trên là ai. không biết đó có phải là ông Vũ Văn Lộc, là cố vấn thân cận của ông NVT, vị Tổng thống đúng nghĩa và cuối cùng trong chiến tranh tại miền Nam VN trước kia, trước thời điểm 1975 hay không. Tuy thế, đọc bài viết như trên của ông GC, rõ ràng ông ta đã cho thấy rõ tấn thảm kịch của miền Nam lúc đó mà bản thân ông thấy rất rõ và cũng thuật lại khá khách quan, đầy đủ. Đó là điều rất tốt cho bạn đọc, dù bạn đọc đó là ai. Cho dầu mức độ chính xác hay hoàn toàn khách quan tuyệt đối, khó mà biết nó có đầy đủ và hoàn toàn chính xác đến mức độ nào. Người đọc chỉ có thể theo ý hướng cảm nhận, thu thập dữ liệu một cách cần thiết, nhưng cũng khó mà phê phán hay đánh giá. Tuy thế cách viết của tác giả cho thấy quả có nhiều ai oán, có nhiều tâm trạng đáng ghi nhận mà không ai có thể phủ nhận được. Bởi vậy, trên diễn đàn này, nếu về nhiều mặt, nhiều sự kiện, vẫn có được những bài viết đầy tâm tình, đầy dữ liệu như vậy về các yếu tố lịch sử đã quả của một đất nước, thì đó quả thật luôn luôn cũng có phần hữu ích nói chung.
    Thế nhưng bên cạnh đó, có nhiều người lại xoáy vào trong sự ác cảm hay nghi ngờ cá nhân về mặt tác giả cũng như mặt sự kiện. Tôi cho đó là một ý thức chưa thật sự hoàn toàn đúng mức. Tức người ta chỉ vẫn nghĩ đến sự hằn học, đến cảm tính hay tình cảm cá nhân mà không biết nhìn về đại cục hay sự thật xã hội và lịch sử khách quan.
    Bởi dầu sao chăng nữa, trong cuộc chiến tranh từ năm 45 đến năm 75 trên đất nước VN, dẫu có yếu tố nước ngoài từ trước đến sau, cụ thể trong đó có việc người VN đánh nhau với người Pháp và người Mỹ. Ngoài ra cũng có những yếu tố ngoại nhân khác tuy ít ỏi như cũng có mặt và không không nhiên lộ hình, có nghĩa chỉ là vai trò tư vấn hay cố vấn, dù trên chiến trường, dù trong sách lược hay chính sách chiến tranh. Tuy nhiên, cái quan trọng hơn cả, vẫn là việc người VN có đánh nhau với chính người VN vẫn là chính yếu. Đó là một sự thật khách quan, mà chỉ những ai hoàn toàn quay lưng lại với tính khách quan thực tế của đất nước mới hoàn toàn phủ nhận.
    Nói chung lại, một bên thì nói là chiến tranh giải phóng. Một bên thì nói là chiến tranh ý thức hệ. Ông nói gà bà nói vịt. Sãi cho sãi đúng, vãi cho vãi hay. Nên chỉ có những người khách quan trong cuộc mới hoàn toàn nhận thức điều hay điều dở, điều thực điều hư, điều đúng đắn và điều sai trái ra được một cách cầu thị và chính đáng.
    Nói như thế cũng để thấy rằng người VN tâm lý nói chung là thụ động, giữ kẻ, cá nhân, ích kỷ, mà không bao giờ nhìn vào đại cục. Khi nào mà tâm lý này được nuôi dưỡng, khuyến khích hay bó buộc hoặc hỗ trợ, khi ấy coi như đại cuộc luôn hoàn toàn bế tắt và chủ yếu chỉ là cái hại chung mà không bao giờ là điều có lợi chung cho lịch sử hoặc xã hội.
    Sự mù quáng về ý thức hệ, sự xu phụ vì quyền lợi cá nhân, sự võ đoán cả vú lấp miệng em đối với người khác, sự thấp cổ bé miệng chỉ biết nói theo nói hùa, sự quả khích kiểu võ phu, sự nhu nhược của trí thức trùm chăn và điều đóm, sự xu thời phản khách quan của người vô trách nhiệm v.v… và v.v… chính là những siêu vi rút, những căn bệnh trầm kha mà đã hơn một thế kỷ rồi, qua nhiều thế hệ, thật sự dân tộc VN vẫn chưa hề thoát khỏi, giống như nhiều dân tộc đã từng vươn lên được khác.

    NON NGÀN
    (05/6/12)

  9. CĐ16 says:

    Tôi đã có một phản-hồi, đại-thể là khen tác-giả – trong lúc ‘ dầu sôi lửa bỏng ‘ này, của tình-hình thế-giới nói chung, ví dụ Bộ-trưởng Quốc-phòng Mỹ có mặt tại Cam-Ranh VN, hoặc VN nói riêng, về những bắt-bớ, cướp đất của chính-quyền CSVN, v.v… – lại chú-tâm viết một kịch-bản như tiêu-đề ‘ viết lại lịch-sử ‘, cũng có chút công-phu. Tôi bây giờ với phản-hồi 2 này, có hai ý-kiến : (1) – Chắc-chắn tác-giả không đưa lên đây một đề-án chiến-thuật, chiến-lược gì – vì đọc kỷ, sẽ có những sơ-hở, thiếu-sót về chiến-thuật, chiến-lược…Ví dụ, chuẩn-tướng Thọ ( Trần đình Thọ – sếp cũ của tôi năm 1970), Trưởng Phòng 3 Bộ TTM, được lệnh TT Thiệu ( theo bài giả-tưởng) chuẩn-bị có thể chia quân-khu I thành hai, lấy đèo Hải-Vân làm ranh-giới (Hải-Vân Bắc và Hải Vân Nam). Đối với TT Thiệu, thì tôi không tin-tưởng vào khả-năng quân-sự của ông, nhưng riêng C/tướng Thọ thì hẳn có trình-độ. Nhưng người viết bài chủ là Giao Chỉ, nghĩa là mastermind, thì nếu chú-tâm đi vào kỷ-thuật hay nghệ-thuật quân-sự thì tôi không tin GC sơ-hở như vậy. Đà-Nẳng là một thành-phố chiến-lược, không thể để mất, thì Hải-Vân chỉ cách Đà-nẳng vài chục cây-số, không thể làm ranh-giới, khá hơn, cũng không thể là tiền-đồn – mà chỉ phải là vòng đai phòng-thủ nếu không là nội-vi, thì cũng gần nhất cho Đà-nẳng, của bình-diện quân-khu…Tôi đại-khái vắn gọn như thế, không tiện trình-bày dài-giòng. Hơn nữa, mục-đích nói lên vấn-đề chiến-thuật, chiến-lược đó nhằm chứng-minh rằng GC đã không có mục-đích đó khi viết bài này. Cái point của tác-giả thì tôi chưa tìm ra, hẳn sâu-sắc hơn như nhiều người khác có thể suy-đoán và trách-cứ. (2) – Vấn-đề tiếp-theo, vậy tác-giả muốn nói gì ? Khen hay chê thì bài viết cũng đã posted lên diễn-đàn. Nếu đây thuần là một câu chuyện giả-tưởng để giúp vui ‘ một vài trống canh ‘, thì nó cũng có cái giá-trị của nó, trên mặt văn-hóa, văn-nghệ. Nhưng tác-giả không vô-tình cho một tiêu-đề ‘ Kịch-bản 75 : Xin cùng nhau viết lại lịch-sử ‘. Tôi chỉ xin gợi lên một số ý, không phải để mua vui, tạm khuây-khỏa, nhưng muốn nhấn-mạnh, giả-thử tác-giả có một ý-nghĩ sâu-xa nào đó đối với hiện-tình VN. Tôi nói như vậy, vì tiêu-đề đã rõ-ràng chứng-minh ý-nghĩ đó.’ Kịch-bản 75 ‘, rõ-ràng là một sự-kiện vẫn canh-cánh bên lòng hằng triệu người Việt Hải-Ngoại.’ Xin cùng nhau ‘ có nghĩa là tác-giả ao-ước độc-giả góp-ý về những ý chính trong bài viết, ‘ viết lại ‘ nghĩa là gì ? Taị sao phải viết lại ? Chắc-chắn sự viết lại này không ảnh-hưởng đến một thay-đổi lịch-sử khách-quan. Nghĩa là VNCH cáo-chung thì vẫn cáo-chung, Mỹ bỏ rơi VNCH thì vẫn đã bỏ rơi, và cái-gọi-là ‘ Đại thắng mùa xuân ‘ gì đó của VTD thì cứ vẫn bày bán tại các tiệm sách quốc-doanh tại VN. Hay GC muốn biện-minh cho một sự-kiện nào đó ‘ tưởng là khách-quan, hay được cho là có lịch-sử-tính ‘ nhưng – nếu chúng ta không viết lại theo sự kêu-nài của GC thì cũng sẽ đến một lúc nào đó, lịch-sử [khách-quan] sẽ viết lại. Đại-thể tôi suy-đoán là như vậy, còn chi-tiết những ý chính, cốt-lõi nào thì cần phải đọc kỹ mới tìm thấy. Và nếu có những điều ‘ nghe hay thấy thì như vậy, nhưng không phải vậy, ‘ liên-quan đến nỗi hận của chúng ta, những người của VNCH cũ ‘ không thua mà phải thua ‘, liên-quan đến niềm tự-hào của những người mà giả-thử cho sống lại của một quá-khứ gần 40 năm trước, họ vẫn hãnh-diện chấp-nhận, không thay-đổi quan-điểm. Thì, đây ‘ không phải TRỒNG CÂY CHẾT ‘, mà viết lại lịch-sử. Viết lại lịch-sử có hai cách : tiêu-cực, nghĩa là cứ chờ bao lâu cũng được, chừng nào bọn tập-đoàn lãnh-đạo CSVN quá mệt vì tham-nhũng, quyền-lực, độc-tài, áp-bức. cha truyền con nối, để chừng 100 năm sau, không còn vết-tích gì nữa, tự-nhiên lịch-sử sẽ viết lại ; cách thứ hai là tích-cực, điều này các bạn trẻ vững-vàng hơn bọn già chúng tôi, xin để các bạn góp ý. Chào.

  10. Cung qui doc gia
    Kich ban toi viet co doan mo dau rat quan trong nhung ban bien tap khong dang nen qui doc gia co the khong thong cam. Nay xin ghi lai vao day.
    Mot phan cua ke hoach nay do anh em cap dai ta chung toi da soan thao tai bo tong tham muu ngay tu khi biet Hoa Ky khong vien tro quan su va cung khong vien tro khong yem va hai yem.
    Phan sau nay toi viet them dua vao kien thuc co duoc tu 75 cho den nay.
    Muc dich viet lai de tra loi cho cac ban the he tiep theo dua ra cau hoi Tai Sao va Neu co the thay doi thi thay doi nhu the nao.
    Chung toi thuoc ve lop nguoi nam nay tu 80 tuoi tro len trong quan doi VNCH. Noi chung lanh trach nhiem nang ne lam mat mien Nam nen khi viet Kich ban nay cung co phan nao Dau oc khong binh thuong. Ban nao che trach chung toi xin chiu. Nhung cac ban tre thong cam thi xin cho y kien. Toi se tap trung va dua vao cuon sach se xuat ban sau nay va co ca ban bang Anh Ngu.
    Day se la loai Lich su Gia tuong, ban Anh ngu danh cho nhung ban Hoa Ky doc thi cung thu vi lam.
    Phan thu hai cua kich ban nay toi tuong tuong rang sau tran 75, ta giu vung duoc mien Nam. hoi nghi hoa binh Paris 1976 do VNCH chu dong duoc cac nuoc Au chau chong My ho tro Tai day Nga va Trung cong ep Ha Noi ky ket lan thu hai phai rut quan ve mien Bac de trung lap hoa mien Nam. Co quan Lien hiep quoc vao dong tai khu phi quan su Ben Hai.Kissinger tu tu chet tai DC v v
    Sau day la phan mo dau cua kich ban ma cac ban khong co dip doc.
    Xin doc doan dau roi doc tiep bai da viet cho co ca dau duoi. Bat tay em 16 mot cai. giaochi12@gmail.com
    ****************************************************************************************************
    Kịch bản 75,
    Xin cùng nhau viết lại lịch sử
    (Đề tài trăn trở 35 năm, viết đi viết lại từ 2010 đến 2012.
    Đây mới là bản thảo số 1. Các bạn hãy cùng tôi sửa chữa và bổ túc…)
    Giao Chỉ – San Jose .
    Vì đâu nên nỗi.
    Nếu không có cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh suốt 50 năm vào thế kỷ thứ 18 thì không có lịch sử Nam Tiến của Chúa Nguyễn Hoàng và không có Hờn sông Gianh. Nước Việt Nam có thể không có miền Nam .
    Nếu không có Genève 1954, sông Bến Hải không chia đôi đất nước với cuộc di cư một triệu người từ Bắc vào Nam thì có thể sẽ không có 21 năm của 2 nền Cộng Hòa miền Nam.
    Nếu không có Paris 73 thì sẽ không có thảm kịch tháng 4-75 mở đường cho hàng triệu người Việt có mặt trên toàn thế giới.
    Năm 2012 ghi dấu 37 năm sau thảm kịch 75, những người dân lưu vong của thế hệ di dân thứ nhất sẽ còn sống với nhiều khắc khoải khôn nguôi. Tại sao lại mất miền Nam . Tại sao..?…
    Tại Hoa Kỳ, tại lãnh đạo, tại thiếu quyết tâm, tại lệ thuộc, tại tình hình thế giới, tại cộng sản và cũng tại vì rất nhiều lý do khác.
    Để giải quyết vấn nạn hơn 37 năm trước chúng ta sẽ phải có rất nhiều chữ Nếu. Nếu Nixon không từ chức, nếu Hoa kỳ không thay đổi chính sách, nếu miền Nam tự túc và quyết tâm chiến đấu. Và cũng còn rất nhiều chữ Nếu khác…
    Điều quan trọng nhất là 37 năm trước chúng ta nhìn chưa ra vấn đề, chưa nhận diện được anh hùng, chưa biết rõ được thực sự khả năng và tâm tư của địch, của bạn và của chính chúng ta.
    Nhưng ngày nay chúng ta đã biết rõ lòng người, chúng ta đã nhìn thấy được những gì xẩy ra trong 40 năm qua, chúng ta đã giỏi hơn xưa.
    Bây giờ xin lấy kiến thức của năm 2012 để các bạn cùng tôi viết về một đề tài rất đặc biệt. Kịch bản 75, xin cùng nhau viết lại lịch sử.
    Vai chính của miền Nam Việt Nam cũng vẫn là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi không tìm thấy nhân vật nào có thể thay thế được ông trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất của miền Nam .
    Thời gian cũng không cho phép. Nhưng ông Thiệu ở đây sẽ là ông Thiệu khác. Vị tổng thống ở lại chứ không phải vị tổng thống ra đi.
    Thời điểm viết lại lịch sử là ngày 13 tháng 3 năm 1975. Ngày thị xã Ban Mê Thuột thất thủ. Nếu lùi lại được vào năm 1965 thì còn nói gì nữa.
    Mở chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 Hà Nội hy vọng phải 2 năm mới đánh xong Saigon . Lấy được Ban Mê Thuột, Lê Duẩn cho lệnh tướng Văn Tiến Dũng đi luôn.

    Ngày tháng định mệnh.
    Khi Việt Nam Cộng Hòa miễn cưỡng ký vào hiệp định Paris thì ông Thiệu đã trải qua những ngày tháng dài đấu trí với Nixon và Kissinger. Ngày đêm, tổng thống Thiệu đọc đi đọc lại những lá thư cam kết của Nixon mà ngóng trông về Hoa Thịnh Đốn. Cộng sản đánh Phước Long. Lê Duẩn ngó sang Hoa Kỳ chờ động tĩnh. Mất Phước Long, ông Thiệu ngó sang Hoa Kỳ chờ phản ứng.
    Mỹ hoàn toàn im lặng.
    Lê Duẩn vui mừng, ông Thiệu buồn bã.

    Viết lại lịch sử.
    Xin gửi độc giả bài viết dành riêng cho 37 năm nhìn lại. Với tựa đề: “Kịch bản 75, cùng viết lại lịch sử”. Xin quí vị cùng chúng tôi, ngồi vào ghế tổng thống của trung tướng Nguyễn văn Thiệu vào ngày 13 tháng 3 năm 1975. Ðó là ngày Ban Mê Thuột hoàn toàn bị Bắc quân tràn ngập.
    Trên thực tế, ngày hôm sau, ông Thiệu bay ra Cam Ranh đơn phương quyết định ra lệnh rút quân tại quân đoàn II. Một quyết định tái phối trí muộn màng rất sai lầm về quân sự. Một lá bài tháu cáy hết sức tai hại về chính trị. Lập tức thảm kịch xẩy ra. Năm 68, trận Mậu Thân địch nổi dậy tấn công 48 thành phố nhưng thất bại. Năm 72, địch dốc toàn lực tổng tấn công trên 3 mặt trận nhưng cũng bị đánh bại. Năm 75, với quyết địch tai hại vô cùng tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3 tổng thống Thiệu đơn phương búc tử miền Nam. Bởi vì sau đó hoàn cảnh của đất nước ra sao chúng ta đều biết rõ.

    Ðịch: Sau trận thăm dò chiếm Phước Long, tổng bí thư đảng cộng sản Hà Nội, Lê Duẩn hạ lệnh tổng tấn công, dự trù lạc quan nhất cũng phải mất 2 năm 75 và 76 mới thành công.

    Bạn: Nixon đã từ chức. Mỹ hoàn toàn bỏ rơi Việt Nam. Không một nước nào khác có khả năng cứu VNCH.

    Chính trị Sài Gòn: Không khí chủ bại, muốn hòa giải.

    Quân Lực VNCH, thành phần nòng cốt: Tuy giao động nhưng vẫn còn ổn định. Nếu giữ vững tinh thần, dù khó khăn vẫn còn đủ phương tiện tiếp tục chiến đấu từ 8 tháng đến 1 năm. Sau đó sẽ ra sao? Nếu chính quí vị là Tổng thống Nguyễn văn Thiệu vào ngày 13 tháng 3-75, thay vì rút quân và sau cùng bỏ cuộc, ông quyết định ở lại chiến đấu. Nếu trung tướng Nguyễn văn Thiệu chọn giải pháp quyết liệt ở lại chiến đấu, ông sẽ phải hành động ra sao trong những giờ phút oan nghiệt đó để cứu đất nước.
    Nếu là tổng thống, quí vị sẽ làm gì.
    Ðó chính là nội dung của “Kịch bản 75. Viết lại lịch sử” .
    Trong thời hạn 45 ngày cuối cùng, với những nhân vật có thật, với những đường lối tích cực nhưng hợp lý, với những phương tiện hoàn toàn thực tiễn, với những giải pháp khả thi, chúng ta cùng viết lại kịch bản lịch sử mới cho miền Nam.
    Xin đọc, góp ý và cùng lấy ước mơ ngày xưa, đem vào cuộc sống hiện tại, ngõ hầu giải thích cho thế hệ tương lai hiểu rõ những sai lầm của cha anh trong quá khứ.

    “Kịch bản viết lại lịch sử” sẽ trả lời tất cả các câu hỏi “Tại sao” suốt 37 năm qua. Mời quí vị cùng chúng tôi ngồi xuống để giải bài toán cho miền Nam 37 năm về trước bằng kiến thức của hôm nay. Về thời gian chúng ta chỉ có 45 ngày còn lại. Bên ta không còn 500 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ và không còn hàng tỷ quân viện. Ðịch dùng toàn bộ khả năng miền Bắc gồm 20 sư đoàn tấn công miền Nam trên 3 mặt trận với hỏa lực mạnh mẽ về trận địa pháo. Bên ta còn trên 10 sư đoàn căng mỏng trên các quân khu. Tất cả mọi phương tiện đều thiếu thốn và nhược điểm quan trọng nhất là thiếu ý chí chiến đấu.

    Ðể giải quyết cấp thời, lệnh phải ban ra trong một ngày thay đổi toàn bộ các cấp chỉ huy từ tổng tham mưu trưởng đến các quân binh chủng, các quân đoàn và sư đoàn..

    Nếu bạn là tổng thống, sẽ bổ nhậm ai. Làm sao giải quyết phương tiện chiến đấu và quan trọng hơn hết làm sao giải quyết tinh thần chiến đấu. Sau đây là lời giải đáp cho bài toán 36 năm trước bằng một
    “Kịch bản 75. Viết lại lịch sử” .

    Liên lạc:IRCC, Inc.1445 Koll Circle #113 San Jose, CA 95122 – USA Emails : irccsj@yahoo.com or vietmuseum@yahoo.com
    (Hinh anh cac tuong lanh nhung khong in vao day duoc)

    Tướng lãnh Diên Hồng tại California.
    Hơn 30 năm trước, đầu thập niên 90, các tướng lãnh VNCH tại miền Bắc CA thường sinh hoạt chung gọi là nhóm Diên Hồng. Quí vị liên lạc viên tích cực của nhóm là Bùi Đình Đạm (X) và Đỗ Kiến Nhiễu (X) Hình số 1. (14 vị) Chụp hình kỷ niệm nhân dịp trung tướng Trần văn Đôn từ Pháp qua. (Hình đặc biệt của Việt Museum..từ trái qua phải) Các chuẩn tướng Ng.Văn Chức (CB) Ng.Văn Lượng (KQ). Trung tướng Trần Văn Minh (KQ-X). Thiếu tướng Ng.Khắc Bình. Thiếu tướng Bùi đình Đạm,(X). Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính (KQ,X) Các trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Trần Văn Đôn,(X). Ng.văn Toàn,(X), Các chuẩn tướng Trương Bẩy (CS) Đỗ Kiến Nhiễu.(X). Các trung tướng Phạm quốc Thuần, Lâm Quang Thi và chuẩn tướng Ng.hữu Tần (KQ X) Các vị ghi dấu X hiện đã qua đời (2012)
    Một hội nghị Diên Hồng của toàn quân lẽ ra phải thực hiện vào năm 1973 ngay sau hiệp định Paris.

    • Trực Ngôn says:

      Thưa ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc

      Cùng nhau viết lại lịch sử là chuyện nên làm, nếu thấy rằng những ghi chép đã không đúng với diễn biến của lịch sử, hoặc sửa lại ‘lịch sử’ khi thấy nó đã bị ai đó bóp méo, đẽo gọt cho phù hợp với ý đồ của họ.

      Còn rủ nhau viết sử giả tưởng thì chỉ là trò đùa và tỏ ra vô trách nhiệm trước hoàn cảnh đất nước hiện nay!

      Hội Nghị Diên Hồng là hợp sức, để tìm một phương cách đáp ứng nhu cầu hiện tại và hướng tới tương lai, nhất là đối với tình hình đất nước hiện nay, còn như qui tụ lại với nhau chỉ để ôn lại quá khứ và áo thụng vái nhau, thì đó chỉ là chuyện ruồi bu kiến đậu, hãy dẹp bỏ đi, đừng nên làm như thế!

Leave a Reply to CĐ16