WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế Lữ: “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!”

(Kỉ niệm 23 năm ngày mất của Thi sĩ Thế Lữ (3.6.1989 – 3.6.2012), 105 năm ngày sinh (6.10.1907 – 6.10.2012)

 

Thế Lữ (1907-1989)

Trong phong trào Thơ Mới ở những năm 30 của thế kỉ 20 nhằm cách tân nền thi ca Việt Nam, Thi sĩ Thế Lữ là một trong số những người có công lớn. Ông tên thật – Nguyễn Thứ Lễ sinh tại Ấp Thái Hà, Hà Nội. Khi viết văn, ông lấy bút danh Thế Lữ (đọc lái, đảo của hai từ Thứ Lễ – Thế Lữ) mà thành.

Trong các truyện Trinh thám, bút danh Lê Ta của ông cũng ghép bởi hai chữ Lê + Ta. Chữ Hán – Ta nghĩa là Ngã (bản Ngã). Lê Ngã = Lễ!

Có thể xem ông là một trong số mấy nhà văn đi tiên phong trên văn đàn Việt Nam ở thể loại truyện Trinh thám, Kinh dị, hồi những năm ba mươi . Những tác phẩm Phóng viên Lê Phong, Vàng và mắu, Trại Bồ Tùng Linh… của ông vẫn còn đọng lại trong tâm trí lớp độc giả yêu truyện trinh thám của những cây bút thuần Việt, hồi hơn 2/3 thế kỉ trước…

Thế Lữ còn nổi tiếng ở lĩnh vực kịch nghệ.

Ngay từ những năm 30 của thế kỉ 20, Ông là một trong vài người – du nhập nghệ thuật Kịch nói – loại hình nghệ thuật sinh động, gần gũi với cuộc sống đời thường, thịnh hành ở châu Âu – đem thể nghiệm, phổ biến vào Việt Nam, khi sân khấu biểu diễn của ta lúc đó chỉ thịnh hành: Chèo (Ngoài Bắc). Tuồng cổ (Miền Trung). Cải lương (Trong Nam).

Ngoài những hoạt động Văn – Thơ, ông còn nỗ lực tổ chức quản lí nghệ thuật biểu diễn. Ban kịch Thế Lữ – do ông sáng lập, lãnh đạo – hoạt động trên kịch trường Việt Nam đã thu hút nhiều nghệ sĩ danh tiếng tham gia, phổ biến nhiều vở kịch do nhóm kịch của ông viết, dàn dựng. Kịch nói đi vào đời sống văn hóa của nhân dân, được dư luận ở các đô thị hoan nghênh, góp sức phat triển để tiếp nối phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Có thể xem đoàn kịch Thế Lữ với các vở diễn được ông là hiện vật quý của ‘’Bảo tàng’’ Kịch nói Việt Nam đương đại.

Còn điều đáng nói nữa:

Ông là một trong Thất Tinh (1) – 7 ngôi sao chói sáng – trên bầu trời văn chương Việt Nam (sau đó là Bát tú) . Ông cùng ba anh em nhà họ Nguyễn Tường: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo). Nguyễn Tường Lân (Thach Lam) với Khái Hưng, Tú Mỡ, Trần Tiêu – dựng lên tổ chức Văn bút nối tiếng, uy tín – của nền văn học Việt Nam ở thập kỉ ba mươi, thế kỉ 20: Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ, 1932 – 1939).

Cho đến đầu năm 1930, thi đàn Việt Nam chỉ thịnh hành thơ Đường, thơ Lục Bát, và các thể thơ có quy tắc. Thế Lữ và các bạn quyết định phá vỡ sự gò bó này bằng thực hiện loại thơ khác tên gọi Thơ Mới . Khi xuất hiện Thơ Mới, những người bảo thủ phản đối kịch liệt. Thế Lữ cùng các bạn trong nhóm kiên quyết bảo vệ, phát triển. Ông ít viết phê bình, tranh luận về Thơ Mới, nhưng lại ‘’tả xung hữu đột’’, sáng tác thơ nhằm khẳng định sự ra đời đúng đắn, kịp thời của nó, bằng những bài thơ cụ thể, qua đó chứng minh, phê phán phái ‘’thủ cựu’’ đang khư khư giữ lấy thể thơ cũ gò bó, sáo mòn. Cuối cùng Thơ Mới được đông đảo người làm thơ, yêu thơ đương thời tán thưởng. Có thể nói không ngoa: Nhờ Thế Lữ (và các bạn ông trong nhóm Thơ Mới) mà nền Thi Ca Việt Nam chuyển mình, theo thời gian phát triển mạnh … Đến hôm nay thơ Việt Nam – cả Thơ Mới và thơ Có quy tắc (cũ) – cùng nhau đổi mới, phát triển đạt được thành tựu rực rỡ, huy hoàng! Giới Văn, Nghệ Sỹ đương thời ghi công, ‘’phong’’ cho Thế Lữ danh hiệu: ”Nguyên Soái Tao Đàn”.

Ông đã để lại cho kho tàng văn hóa Việt Nam đương đại nhiều công sức, nhiều tác phẩm bất hủ với nhiều thể loại khác nhau… Nhà Phê bình Hoài Thanh đã dành số trang nhiều nhất trong Thi Nhân Việt Nam, tuyển nhiều bài thơ để biểu dương Thế Lữ . Có thể nói ông là một trong 3 người (Huy Cận, Xuân Diệu) được Hoài Thanh ưu ái, tốn nhiều mực, viết nhiều trang nhất trong cuốn biên khảo gía trị này. Nhà phê bình có uy tín không hề dè dặt, mà mạnh dạn dành cho Thi sĩ Thế Lữ lời nhận xét đặc biệt: ‘’Thế Lữ đã làm gíao sư dậy khoa tình ái cho cả một thời đại’’(2). Trong số những sáng tác đó, người đọc Việt Nam đặc biệt yêu thích thi phẩm Nhớ Rừng, xem như bài thơ kinh điển của giòng thơ Mới (…).

Nhớ Rừng là bản anh hùng ca, là bưc thông điệp ca ngợi Tự do thông qua hình tượng’’Con hổ trong vườn Bách thú’’. Khi bài thơ được đăng tải trên hệ thống truyền thông của TLVĐ (báo Ngày nay, báo Phong hóa, Tinh hoa…), lập tức được dư luận người đọc đón nhận nồng nhiệt. Đến nỗi, ai đã đọc qua một lần đều bị thi phẩm thu hút đến say mê. Đọc tiếp, người ta ghi nhơ ngay nội dung, tâm đắc với lời thơ coi như bưc thông điệp, lời tuyên ngôn của tác gỉa về tự do, đi đến thuộc lòng nhiều câu, thậm chí cả bài (dài 48 câu).

Bài thơ được viết ở thể Thơ tự do – câu tám chữ. Thơ – Mới toàn diện: Từ cấu trúc, ý tưởng, phong cách diễn đạt đến ngôn từ sử dụng. Nổi bật nhất là nhạc điệu, chất trữ tình bay bổng, chất ‘’anh hùng ca’’ của thi phẩm…

Nhớ Rừng là ”Lời con Hổ trong vườn Bách thú” – như đề tựa.

Bài thơ chia làm 5 đoạn. Nghĩa đen là lời con Hổ khi bị bắt nhốt trong vườn Bách thú rồi nhớ về cuộc đời khi còn được tự do chốn rừng sâu. Giờ trong cũi sắt, nhớ về quá khứ. Người đọc nhận ra nghĩa bóng: Con Người sẽ bi thảm như con vật khi bị giam nhốt… Hình tượng – Hổ, hình ảnh Người cứ đan xen nhau làm xáo trộn tâm khảm người đọc.

Hổ là con vật vĩ đại của núi rừng.

Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú – Chúa Sơn Lâm chỉ còn là ‘’gia súc’’. Tác gỉa khóac cho Hổ chất nhân văn khiến người đọc trông ‘’Hổ’’ nghĩ đến ‘’Mình’’:

‘’Sao ta lại đến nông nỗi này’’? Những con người mà trước đây không lâu, chỉ nghe thấy tiếng ta đã phải run sợ, tránh xa. Giờ đây, khi ta trong cũi sắt, ‘’chúng’’ ngạo mạn, ngơ ngơ ngáo ngáo,’’giương mắt bé’’ nhìn ta vơi vẻ khinh bỉ… Cái kết cục: Không còn rừng xanh, sơn lâm – đã đưa ta đến nông nỗi này ư ? Tệ hại nhất: ‘’Chúng’’ lại xếp ta cùng hàng với lũ’’Gấu… dở hơi’’ chỉ suốt ngày đi đi, lại lại xung quanh song sắt nhìn, ngó, chán – lại há mồm hậc… hậc rồi quay ra vật nhau…

Lại nữa: Ngay sát nách ta,’’Cặp Báo chuồng bên’’ luôn tỏ ra lười nhác, tư lự, ngáp…ruồi. Dường như chúng đang tiếc nuối những ngày rộng cẳng chạy nhẩy, leo trèo, đuổi bọn hươu, hoẵng, cheo cheo…

Hiện tại đau buồn không thể xóa nhòa được kí ức hào hùng của ta. Nó chỉ gợi lại cho ta tình thương, nỗi nhớ khi còn được tung hoành nơi rừng xanh . Ta nằm đây như đang nghe thấy tiếng rì rào róch rách của suối trong, tiếng sào sạc của gió cuốn lá rơi, tiếng ầm ì, âm vang của núi ngàn, tiếng gào thét của rừng cây trong bão tố…

Thế rồi mưa tạnh, bão tan, ta bừng tỉnh hát ca hòa cùng vạn vật ’’lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng’’, rùng mình, giũ lông, nhìn bóng tối bằng đôi mắt sáng quắc, đỏ rực khiến vạn vật run sợ, im hơi, lặng tiếng….

Ta nhớ đến những đêm trăng vằng vặc. Bên bờ suối, nhìn vầng trăng in xuống giữa giòng – như mâm vàng rực rỡ, ngồi ngắm say mê rồi thò tay ‘’vốc’’ trăng, bắt cá… Từng ‘’ dọc ngang nào biết trên đầu có ai’’, thế mà bây giờ – trong cũi sắt nhỏ bé, bức bối, chỉ còn làm cảnh, để cho ‘’người’’ – giễu oai linh rừng thẳm’! Ta chợt nhận ra… đau buồn, kêu thống thiết:Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Chúa Sơn Lâm bị ‘’bứng’’ khỏi rừng xanh, nhốt trong cũi sắt, trở thành ‘’Hổ – gia súc’’, sắp bị các tay thợ giết mổ chuyên nghiệp, lành nghề: Lột da, lọc thịt, róc xương – cho vào nồi nấu, ninh mấy ngày đêm, tạo ra thứ sản phẩm qúy gía: Cao hổ cốt.

Thân thể, xương thịt Ta được bọn’’Ngươi’’ dành cho những kẻ lắm tiền nhiều của, những’’Đầu lĩnh trưởng’’, phục vụ việc biếu, hiến cho những loại có cổ, có cánh của xã hội loài người. Chưa hết: ‘’Chúng’’ còn giành giật, tranh giành, vì tấm da . Thậm chí đánh nhau để có được mảnh thi thể của Chúa sơn lâm hòng sau đó dùng hù doạ kẻ yếu bóng vía trong thiên hạ: ‘’Hổ chết để Da’’ – mà !

Ngao ngán, thất vọng, luyến tiếc – trước lúc vĩnh biệt cuộc đời, Hổ cất tiếng gầm thê thảm, bi ai:”Hỡi rưng xanh kiêu hãnh của ta ơi !”(3)

Bài thơ ra đời, tồn tại – đã hơn hai phần ba thế kỉ. Lớp lớp người đọc qua mấy thế hệ vẫn yêu thích Nhớ rừng rồi đồng cảm cùng tác giả.

Với công trạng qua phong trào Thơ Mới cùng những tác phẩm để đời:’Nguyên soái tao đàn’’ Thế Lữ, qủa thật – danh bất hư truyền…

 

NHỚ RỪNG

(Lời con hổ trong vườn bách thú)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ

Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ bị nhọc nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

 

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây gìà

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Với khi hát khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc

Trong hang tối mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca – giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm riêng phần vùng bí mật

Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!

 

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng…

Giải nước đen giả suối chẳng thông giòng

Len dưới lách những mô gò thấp kém

Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả âm u

 

Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ

Là nơi giống Hùm thiêng ta ngự trị

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa

Nơi ta không còn được thấy bao giờ !

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi.

Hỡi rừng xanh kiêu hãnh của ta ơi! (3)

Thế Lữ (Mấy vần thơ)

 

Berlin 01.08.2007 – 20.5.2012

——————————————–

© L.X.Q

© Đàn Chim Việt

———————————————–

(1). Thất Tinh – Bẩy ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương, gồm: 3 anh em : Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) với Thế Lữ, Tú Mỡ cùng hai anh em Khái Hưng, Trần Tiêu (em Khái Hưng).

Bát Tú – Tám nhà văn ưu tú (8 vì sao sáng) : Ngoài 7 người trên , kết nạp thêm Xuân Diệu.

(2) . Thi Nhân Việt Nam – trang 68 – nxb Văn học tái bản năm 2003

(3)- Câu này lấy trong Bản in của Tuyển tập Văn – Thơ Việt Nam 1930 – 1945, xuất bản vào đầu những năm 60 của thế kỉ 20. Còn bản in trong Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh xuất bản năm 1942 – câu này nguyên văn: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

10 Phản hồi cho “Thế Lữ: “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!””

  1. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Lâm Vũ says:
    08/06/2012 at 00:45

    Chỉ có một chuyện TLVĐ gồm những ai mà đã gây tranh cãi – hiền lành – ba phần tư thế kỷ nay! Điều ai cũng đồng ý là sáu người: ba anh em Nhất Linh – Hoàng Đạo – Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ. Điều này có chứng cớ đàng hoàng, không thể cãi được. Còn lại TLVĐ “chính thức” gồm những ai hơi bị tam sao thất bản, ngay cả trong gia đình của họ Nguyễn Tường – thế hệ sau – có vẻ không đồng ý với nhau hoàn toàn.

    Sai lầm dễ mắc phải nhất là trường hợp Trần Tiêu, nhưng tôi biết chắc là cụ Trần Tiêu chẳng gia nhập hội nào nhóm nào vì cả đời cụ chỉ sống ở làng (Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương – nay thuộc Hải Phòng). Hai cuốn tiểu thuyết của Trần Tiêu (“Con Trâu” và “Lũy Tre Xanh” thì phải) đều viết về “nhà quê” của mình. Tóm lại, cụ không bao giờ ra Hà Nội sống thì làm sao tham gia vào TLVĐ – như vikipedia và tác giả bài này viết – được?!

    Khái Hưng và Tú Mỡ đều quen biết với Nhất Linh từ trước, và khi lập nhóm thì Tú Mỡ kéo Thế Lữ vào (tôi nghe người thân kể) … Riêng trường hợp cặp bài trùng Huy Cận và Xuân Diệu (HC là anh rể của XD), thì tôi nhớ là Huy Cận gia nhập trước rồi kéo XD vào sau, nhưng theo nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân thì ngược lại. Tôi phải tin kiến thức chuyên môn của cụ LNÂ hơn là trí nhớ của tôi!

    Ngoài ra, TLVĐ cũng có lắm thân hữu trong giới văn nghệ sĩ – kẻ thù cũng không thiếu – dĩ nhiên phải kể đến họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Cát Tường v.v. Nhưng tôi chưa nghe NGT là thành viên chính thức của TLVĐ, nhưng cụ NGT là bạn cố tri và đồng chí cách mạng rất gần gũi (và kín đáo) của Nhất Linh NTT, làm sao biết chắc là ở trong hay ngoài “nhóm”?!

    Sau cùng, đây cũng chỉ là nhóm văn nghệ, không có thẻ hội viên… nhưng vì vị trí của nói trong lịch sử văn học nước nhà, nên việc viết lịch sử cho rõ ràng cũng rất cần thiết, nhất là cho những thế hệ về sau.

    TB. Cách đây vài năm báo chí trong nước có đăng một tin vui vui.. trong một cuộc “Đố vui để học” trên truyền hình, thí sinh là một cô giáo Việt Văn trung học (cấp ba?), khi được hỏi “Nhất Linh là ai”, đã trả lời Nhất Linh là một tài tử – hay soạn giả? – cải lương của miền Nam!

    LMCường
    Theo tôi nhận xét, những nhận định của độc giả Lâm Vũ (LV) không chính xác. Lý do:

    1/
    Dựa vào tiểu thuyết của Trần Tiêu viết về quê mình, LV cho rằng Trần Tiêu chưa từng bước chân ra khỏi quê nhà lên đến tận Hà Nội, để gia nhập hay sinh hoạt chung với các thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) !

    Tôi nghĩ, có nhất thiết phải bước chân lên tận Hà Nội mới được coi như chính thức gia nhập vào TLVĐ ? Mặc dù Trần Tiêu đã liên tục gửi bài đăng trên báo Ngày Nay và Phong Hóa của TLVĐ, rồi được in thành sách ? Hay được chính thức giới thiệu, hay được mời gia nhập vào nhóm này?

    Cũng như dựa vào yếu tố trên, LV khẳng định như “đóng đinh vào gỗ” (mục), Trần Tiêu chưa hề bước chân lên Hà Nội ! Xem ra LV coi trọng việc đặt chân lên Hà Nội hơn hết thảy !

    Lý luận như thế đáng bị xem là lẩm cẩm, vì quá gượng gạo đến buồn cười, do tính coi trọng hình thức hơn nội dung.

    2/
    Anh em Nhất Linh ngồi đầy trong TLVĐ, trong khi Khái Hưng là một trong những sáng lập viên và cây bút chủ lực, lẽ nào lại không bắt chước, kéo ngay ông em ruột mình vào cuộc sao nhỉ !?
    Xưa nay người Việt mình, chả khác gì người ở các nước phương Đông, chịu ảnh hưởng văn minh văn hóa Khổng Mạnh, hay văn minh văn hóa khác, vốn coi trọng tinh thần gia tộc, nên thường lấy gia đình làm đơn vị gốc, khác với phương Tây lấy cá nhân làm chính.

    3/
    Cũng nên biết thêm là, chả khác gì các thành viên trong nhóm Nam Đồng Thư xã ở thập niên 20, nhóm TLVĐ đã dùng nơi đó là bàn đạp cho những hoạt động trong lãnh vực chính trị.
    Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong Nam Đồng thư xã đã lập ra Việt Nam Quốc dân đảng, để tạo ra một chấn động vào năm 1930 là vụ tổng khởi nghĩa ở Yên Bái với kết thúc là 12 liệt sĩ bước lên đoạn đầu đài.
    Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và các đồng chí cũng ra mắt Đại Việt Dân chính ….

    Ngắn gọn, họ là những trí thức theo tây học, thường là con nhà khá giả (con quan như anh em Nhất Linh và riêng Nhất Linh du học đại học ở Pháp về), nên học hành khá cao vào thời đó. Tiếp cận với văn minh văn hóa phương Tây, nhất là hấp thụ những tư tưởng phóng khoáng của Pháp về nhiều mặt ở thời đó, nên những người tuổi trẻ tài cao ấy dĩ nhiên đã nuôi lắm mộng đội đá vá trời, cho nên không thể đánh giá họ như các văn nhân bình thường khác được.
    Họ mong muốn thực hiện một cuộc cách mạng không tiền khoáng hậu, cốt làm đổi dời số phận dân Nam, sao cho thoát ra khỏi ách phong kiến và thực dân, cũng thoát khỏi ảnh hưởng Nho giáo cỗ lỗ của Tàu, như ta chứng kiến việc họ đã tích cực vận động cải lương hương chính qua các tác phẩm, bài báo trong thời kỳ tiến chiến ra sao.
    Như thế Khái Hưng chí ít cũng phải khởi đầu bằng cuộc cách mạng tự bản thân và ngay trong ngay gia đình mình; và xem ra chả khác gì ông cử nhân Vật lý Nguyễn Tường Tam, một đồng chí đồng thời là một bạn tâm giao của Khái Hưng.

    Nếu Khái Hưng có còn dùng dằng, thì chính Nhất Linh cũng như các đồng chí khác trong TLVĐ, cũng thúc dục vận động Khái Hưng lôi kéo Trần Tiêu vào TLVĐ. Hay chính bản thân họ cũng đi tìm Trần Tiêu, để trân trọng mời vào nhóm sinh hoạt chung. Nên biết là thời đó học lên tới trung học là đã được coi là học cao và Trần Tiêu lại còn mở trường dậy tư ở quê nhà nữa.

    Trên đây là những suy tư riêng, xin gọi là đóng góp để soi sáng sự thật đang được sôi nổi bàn luận.

    Xin cám ơn Lâm Vũ đã gợi hứng cho tôi đào sâu thêm vụ việc này.

    Xin Ban Biên tập ĐCV cho đăng trọn các phụ chú,đã chắt lọc từ wikipedia, làm minh chứng.

    Kính bái,
    Lại Mạnh Cường

    • Lâm Vũ says:

      “Dựa vào tiểu thuyết của Trần Tiêu viết về quê mình, LV cho rằng Trần Tiêu chưa từng bước chân ra khỏi quê nhà lên đến tận Hà Nội, để gia nhập hay sinh hoạt chung với các thành viên của Tự Lực Văn Đoàn [...] Lý luận như thế đáng bị xem là lẩm cẩm, vì quá gượng gạo đến buồn cười, do tính coi trọng hình thức hơn nội dung.”

      Tôi viết: “(cụ TT) không bao giờ ra Hà Nội sống” chứ có viết là “chưa từng bước chân ra khỏi quê nhà lên đến tận Hà Nội”? Đọc chưa thông, tính tình gian dối, mà đòi nói chuyện “lý luận”.

      TLVĐ không phải là thứ “thi văn đoàn Trời Xanh Mây Trắng”, mà là những người có mộng dùng ngòi bút để vừa cải đổi tiếng Quốc ngữ và văn hóa nước nhà, vừa làm cách mạng xã hội. Họ đầu có suy nghĩ kéo anh em vào ngồi cho đầy nhà, như LMC nghĩ!

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        1/
        LV càng biện luận càng sai. Chẳng lẽ cứ nhất thiết phải ăn ở sinh sống tại Hà Nội, mới gia nhập và sinh hoạt trong TLVĐ ???

        Tôi không có tính chẻ chữ, chỉ lấy ý chính làm gốc. Đó là chê LV quá trọng hình thức, cho là phải sống ở Hà Nội mới có điều kiện tham gia TLVĐ !
        Cho nên LV coi nhẹ yếu tố khác. Chẳng hạn tâm đầu ý hợp, cùng chia sẻ một lý tưởng, mến trọng tài nhau ….

        2/
        Tôi cũng phân tích rất kỹ trong phần ba về mộng đội đá vá trời của TLVĐ. Chính vì thế, khi phát hiện ra được một candidate lý tưởng như Trần Tiêu, lại là em ruột của Khái Hưng, dĩ nhiên họ phải cố mời gọi tham gia.

        Họ nuôi mộng đánh đuổi quân xâm lược là thực dân Pháp, bằng phương cách cải lương hương chính làm mũi nhọn chính yếu trong giai đoạn đầu, và lấy đó làm bàn đạp lẫn bình phong, nhằm tụ tập anh hùng thiên hạ, cho nên gặp được kiện tướng trong nhà như Trần Tiêu, thì dù có phải “tam cố thảo lư” là chuyện phải làm, a MUST.
        Nghĩa là không vì lẽ Trần Tiêu không ở Hà Nội mà lại bỏ qua. Ngược lại, phải xem đó là một lợi điểm. Bởi như thế có chân rết ở khắp nơi.
        LV không có kinh nghiệm sinh hoạt chính trị, nên mới vội vã kết luận như thế

        3/
        Nếu chỉ là một thi đoàn văn nghê bình thường thì chuyện người nhà không đáng coi trọng như ở đây, những kẻ ôm ấp lập hội kín để lật đổ chính quyền, cả phong kiến lẫn thực dân.

        Anh em Nhất Linh là những “élite”, lắm tài, nhiều tâm huyết, ôm chí lớn, cho nên vào bè lập hội rồi đảng bí mật … là chuyện dĩ nhiên. Trừ khi bất tài vô tướng mà vẫn lôi kéo vào để chia quyền lực mới là chuyện đáng chê đáng chửi, và bị gọi là gia đình trị v.v… (thí dụ thời cụ Diệm, anh em Castro, gia đình họ Kim ở Bắc Hàn)

        Lại Mạnh Cường

  2. NGÀN KHƠI says:

    LỜI BÌNH NGẮN VỀ BÀI THƠ “NHỚ RỪNG” của nhà thơ Thế Lữ

    Nhà thơ Thế Lữ là một chân tài. Ông không những làm thơ hay, có hồn thơ, mà cũng còn là nhà văn danh tiếng và kể cả nhà soạn kịch có hạng. Nhưng thời Thế Lữ là thời văn học mới của VN đang trên đà phát triển. Văn và thi tài của Thế Lữ nói cho đúng cũng chưa phát huy được hết mọi tinh hoa với lịch sử và thời gian. Đó là điều đáng tiếc. Nhất là ông đã mất sớm trong hoàn cảnh chính trị có nhiều đa đoan và mờ ám. Đây là nỗi thiệt hại đáng tiếc của chính bản thân Thế Lữ cũng như của xã hội nói chung và văn học VN nói riêng.
    Riêng bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ tuy rất khá nổi tiếng trong hoàn cảnh và bối cảnh văn học lúc đó, nhưng thực tế đây cũng chưa hẳn là bài thơ toàn bích mấy. Tâm trạng của con hổ nhớ rừng được Thế Lữ diến đạt dù sao cũng có vẻ hơi “hiền”, chưa toát lên được mọi khí phách hào hùng, oanh liệt của một chúa sơn lâm. Các từ dung, câu thơ, ý thơ v.v… đều cũng chỉ hàm một hướng đó. Đọc toàn bài thơ, người ta như vẫn còn thấy có phần gì đó hơi gượng gạo, như miễn cưỡng, chưa thật tuông ra ào ạt trong sáng tác. Có nghĩa sự phóng tứ, phóng tâm của nhà thơ như vẫn còn có mặt nào đó hoàn toàn chưa được phong phú mà vẫn còn o ép, hạn chế. Bố cục của bài thơ cũng bình thường, chưa có gì nổi bật hay đặc sắc lắm. Nói chung toàn bài thơ không phải mọi câu đều hay, mọi tứ đều hay, mọi từ ngữ đều xuất sắc. Phải công nhận trong bài thơ có những câu khá hay, rất hay cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Song bên cạnh đó, cũng còn một số câu, số ý gần như là gượng ép hay miễn cưỡng. Do vậy chúng làm cho bài thơ không thật sự xuất sắc mà chỉ thuộc dạng hay hoặc tương đối hay thế thôi. Có lẽ tâm trạng thời tiền chiến, bối cảnh thời tiền chiến, khi đó đọc bài thơ mọi người rất cảm kích, phấn chấn, thấy độc đáo từ hình thức thơ mới đến nội dung tiềm ẩn, tư tưởng ẩn chữa. Nhưng ngày nay, cả gần non thế kỷ trôi qua, đọc tại bài thơ người ta cảm thấy như chỉ ôn lại một hoài niệm, như khảo về một áng thơ văn cũ, không hoàn toàn say đắm hay có cường độ thưởng ngoạn cao trong một bài thơ với các yêu cầu thật sự phải toàn bích như một điều cần bắt buộc. Dầu sao không thể phủ nhận nhà thơ Thế Lữ là nhà thơ nổi tiếng, có địa vị rất tốt trong nền văn học đất nước. Nhưng nhận xét trên chỉ là góp một kinh nghiệm mỹ cảm nào đó cho các thế hệ nhà thơ mới, trên con đường nghệ thuật vẫn cứ mãi mãi mới mẽ và không ngừng đi lên.

    NON NGÀN
    (08/6/12)

  3. thầy chùa thích trí quang là một tên vc gian ác đội lốt thầy tu (vào Đảng năm 1949, làm tay sai cho vẹm dưới quyền điều khiển của trung tá tình báo vẹm Hoàng Kim Loan) chưa xứng đáng là con hổ của Thế Lữ đâu. Giờ thì thích trí quang đã hết giá trị lợi dụng nên phải sống co ro trong một ngôi chùa hẻo lánh thôi. Đáng buồn là trước 1975 rất nhiều Phật tử (vì không biết) miền Nam đã bị ttq lợi dụng và lũng đoạn nên đã vô tình tiếp tay cho vẹm. Nếu có oan ức thì nên xin tq nợ máu phải trả máu thôi.

  4. Thai Duong says:

    Tự Lực Văn Đoàn nguyên thủy không hề có Trần Tiêu hay Huy Cận.
    Bảy người này gồm Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam,Tú Mỡ, Thế Lữ và Nguyễn Gia Trí.
    Có một lần cả nhóm quên Nguyễn Gia Trí, Nhất Linh nói đùa là quên ông này là mình bất trí mất.

    • Lâm Vũ says:

      Chỉ có một chuyện TLVĐ gồm những ai mà đã gây tranh cãi – hiền lành – ba phần tư thế kỷ nay! Điều ai cũng đồng ý là sáu người: ba anh em Nhất Linh – Hoàng Đạo – Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ. Điều này có chứng cớ đàng hoàng, không thể cãi được. Còn lại TLVĐ “chính thức” gồm những ai hơi bị tam sao thất bản, ngay cả trong gia đình của họ Nguyễn Tường – thế hệ sau – có vẻ không đồng ý với nhau hoàn toàn.

      Sai lầm dễ mắc phải nhất là trường hợp Trần Tiêu, nhưng tôi biết chắc là cụ Trần Tiêu chẳng gia nhập hội nào nhóm nào vì cả đời cụ chỉ sống ở làng (Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương – nay thuộc Hải Phòng). Hai cuốn tiểu thuyết của Trần Tiêu (“Con Trâu” và “Lũy Tre Xanh” thì phải) đều viết về “nhà quê” của mình. Tóm lại, cụ không bao giờ ra Hà Nội sống thì làm sao tham gia vào TLVĐ – như vikipedia và tác giả bài này viết – được?!

      Khái Hưng và Tú Mỡ đều quen biết với Nhất Linh từ trước, và khi lập nhóm thì Tú Mỡ kéo Thế Lữ vào (tôi nghe người thân kể) … Riêng trường hợp cặp bài trùng Huy Cận và Xuân Diệu (HC là anh rể của XD), thì tôi nhớ là Huy Cận gia nhập trước rồi kéo XD vào sau, nhưng theo nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân thì ngược lại. Tôi phải tin kiến thức chuyên môn của cụ LNÂ hơn là trí nhớ của tôi!

      Ngoài ra, TLVĐ cũng có lắm thân hữu trong giới văn nghệ sĩ – kẻ thù cũng không thiếu – dĩ nhiên phải kể đến họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Cát Tường v.v. Nhưng tôi chưa nghe NGT là thành viên chính thức của TLVĐ, nhưng cụ NGT là bạn cố tri và đồng chí cách mạng rất gần gũi (và kín đáo) của Nhất Linh NTT, làm sao biết chắc là ở trong hay ngoài “nhóm”?!

      Sau cùng, đây cũng chỉ là nhóm văn nghệ, không có thẻ hội viên… nhưng vì vị trí của nói trong lịch sử văn học nước nhà, nên việc viết lịch sử cho rõ ràng cũng rất cần thiết, nhất là cho những thế hệ về sau.

      TB. Cách đây vài năm báo chí trong nước có đăng một tin vui vui.. trong một cuộc “Đố vui để học” trên truyền hình, thí sinh là một cô giáo Việt Văn trung học (cấp ba?), khi được hỏi “Nhất Linh là ai”, đã trả lời Nhất Linh là một tài tử – hay soạn giả? – cải lương của miền Nam!

  5. Lâm Vũ says:

    Bẩy thành viên của Tự Văn Đoàn (“Thất Tinh”):: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Khái Hưng (Trần Khánh Giư) và Huy Cận (Cù Huy Cận). Sau thêm Xuân Diệu. Trần Tiêu không bao giờ là thành viên của TLVĐ, ông cũng không bao giờ ra Hà Nội sống.

  6. Nguyễn Tha Hương says:

    Bài thơ “Hổ nhớ rừng” sao nó giống hoàn cảnh con hổ Thích Trí Quang quá chừng .
    Con hổ TTQ cũng một thời vang bóng khắp thế giới, quậy nát miền Nam. Nay con hổ TTQ nằm trong nhà tù nhỏ, không biết có ăn năn sám hối không? Không vẫn hoàn không !
    Ôi, đâu là quả báo nhãn tiền, đâu là cái nghiệp phải trả?

    • Builan says:

      Thưa ông !
      Ông viết như trên là vô tình hoặc giả cố ý hạ nhục “Con hổ nhớ rừng”
      CON HÔ NHỚ RỪNG đâu có làm công cụ tay sai – cầm KU cho “công cụ cuả công cụ” đái , như tên trọc đầu TTQ phá đạo ?
      TTQ chỉ có phá nước phá làng phá đạo (đem bàn thờ Phật xuống đường) chứ có làm được cái khỉ khô gì đâu mà goị là SA CƠ . ? Tôi goị hắn ta là tên tay sai bị khớp MÕ !

      Số phận cuả những tên “lính đánh thuê- CAM, BB..” rôì cũng sẽ như vậy ! TTQ sẽ cầu siêu tịnh độ cho chúng !..
      Chào quý mến

Leave a Reply to LẠI MẠNH CƯỜNG